Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

LỐI THOÁT NÀO CHO NGƯỜI DÂN OAN VIỆT NAM ... VÀ CHO CẢ CÁC GIỚI CHỨC LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN CẦM QUYỀN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM ...?










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nghị trình trong phiên họp thứ 17 của Ủy Ban Pháp luật Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/09/2014, hoặc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc chủ trì hôm 19/09/2014 vừa qua tại Sài gòn... một lần nữa lại đề cập đến tình trạng dân oan tập trung khiếu kiện đông người và dai dẳng... cho thấy vấn nạn đau lòng của người dân oan tại Việt Nam kéo dài nói trên không có lối thoát và gia tăng trong tình trạng quan ngại đáng báo động. Nguyên nhân tại sao... và lối thoát nào khả dĩ có thể chấp nhận được cho người dân oan lẫn giới chức cộng sản cầm quyền tại Việt Nam ngày hôm nay ...?



Trước hết, sai lầm cùng với các sai phạm nghiêm trọng từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kể từ chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu vào thập niên 1950 tại miền Bắc Việt Nam do chính Chủ tịch Nhà nước cộng sản Việt Nam Hồ chí Minh ký, ban hành và thực hiện... rồi liên tục cho đến ngày hôm nay vẫn thực sự chưa được giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam nhìn nhận một cách trung thực và thiện chí... mặc dầu chính bản thân ông Hồ chí Minh đã từng phải rơi lệ... và Trung ương đảng thời bấy giờ đã phải thừa nhận sai lầm, và hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của họ trong chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu người dân vô tội nói trên. Tuy nhiên, một phần do lợi ích có được liên quan đến lĩnh vực đất đai... phần khác do bởi chính chính sách và đường lối cai trị độc tài độc đoán và chuyên quyền của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay cho phép các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp được quyền ngồi trên luật pháp và cả hiến pháp của Nhà nước... dẫn đến các hành vi cưỡng chế chiếm đoạt đất đai hợp pháp của người dân một cách sai trái và trái pháp luật... ngày một lan tràn khắp mọi nơi.



 Lối thoát nào cho người dân oan tại Việt Nam... là sự quan ngại và quan tâm sâu sắc không chỉ đối với người dân Việt Nam trong và ngoài nước... mà còn là sự quan ngại sâu sắc của cả người trong cuộc lẫn Cộng đồng Quốc tế. Việc đầu tiên cần phải thực hiện để khả dĩ có thể khiến người dân oan cả nước có thể chấp nhận được ngõ hầu giải quyết tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng bấy lâu nay đó là thiện chí thật sự từ phía lãnh đạo chính quyền các cấp. Thiện chí mà chúng ta đề cập nói trên chính là sự thật các vụ việc phải được các cấp chính quyền nhìn nhận một cách trung thực và chân tình đối thoại với người dân... chân thành lắng nghe ý kiến và nguyện vọng thiết thực chính đáng của người dân... chứ không phải quay lưng hay xử dụng vũ lực hà hiếp áp bức người dân như ở hiện tại và bấy lâu nay trong quá khứ. Để làm được điều này, thì cần phải ngay lập tức chấm dứt ngay hiện tượng lãnh đạo chính quyền các cấp ngồi trên luật pháp, ngồi trên hiến pháp và bẻ cong pháp luật. Ông Bà ta ngày trước vẫn thường hay nói rằng "con giun xéo lắm cũng oằn"... điều này ám chỉ rằng ngay cả người trung thực nhất... người hiền lành nhất nhưng nếu cứ mãi bị ức hiếp cũng có ngày sẽ trỗi dậy phản kháng... và đó chính là điều mà giới lãnh đạo đảng và Nhà nước cần phải tiên liệu, cần phải nghĩ đến... để có cách hành xử thích hợp và phù hợp, ngõ hầu tạo lối thoát khả dĩ có thể chấp nhận được cho người dân oan Việt Nam... cũng như cho cả giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam ngày hôm nay... Xin đừng để phải rớt những giọt nước mắt muộn màng... như cố Chủ tịch Nhà nước cộng sản Hồ chí Minh năm xưa đã từng... trong chiến dịch cải cách ruộng đất sai lầm và đẫm máu người dân vô tội tại miền Bắc Việt Nam ...





Bản Tin





Quan điểm của chính quyền về khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8584638.jpg
Nông dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012
 AFP photo

Tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng lại được các cấp chính quyền Hà Nội đề cập đến trong tuần qua tại hội nghị trực tuyến hôm ngày 19 tháng 9 của chính phủ do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cũng như tại phiên họp thứ 17 Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội một hôm trước đó tại Sài Gòn.
Có những điểm nào đáng chú ý qua những cuộc họp như thế về vấn đề liên quan đến nhiều người dân khắp cả nước bị thu hồi đất đai phải khiếu kiện bấy lâu nay?
Ý kiến các cấp chính quyền
‘Khiếu kiện, khiếu nại đông người là do bị lợi dụng, xúi giục.’ ‘Việc công dân đi khiếu kiện thường xuyên nhận được viện trợ 200 kilogram gạo, mỳ tôm từ một hội do các cá nhân thành lập từ năm 2013 để những công dân này tiếp tục lưu trú tại Hà Nội.’’ Và khi các công dân này ốm đau thì đựợc đưa đi bệnh viện và hỗ trợ bằng tiền mặt’.
Đó là những điểm trong báo cáo chính phủ được tờ Tuổi Trẻ trích dẫn trong bài viết đăng tải hồi ngày 18 tháng 9 về phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội Việt Nam. Tại phiên họp các đại biểu có ý kiến về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của chính phủ trong năm 2014.
Theo các vị trong Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì các đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, cũng như sự chống đối mang tính quyết liệt của người dân cho thấy phản ứng của họ đối với hoạt động kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân trong quản lý Nhà nước cũng như trong công tác khiếu nại, tố cáo.
Dân oan phản bác
Đối với những kết luận trong báo cáo của chính phủ mà báo chí loan tải như vừa nêu, những người tham gia khiếu kiện lâu nay như anh Trịnh Bá Phương tại phường Dương Nội, quận Hà Đông cho rằng kết luận như thế là không chính xác.
Anh Trịnh Bá Phương xác định việc người dân tại phường Dương Nội suốt mấy năm qua phải đi khiếu kiện là vì cơ quan chức năng làm sai luật, không thực thi đầy đủ mọi qui trình khi tiến hành thu hồi đất của người dân và không thực thi quyết định của cấp trên. Anh phát biểu:
Trong thời gian qua từ năm 2008, người dân chúng tôi bắt đầu khiếu kiện, làm đơn tập thể gồm 356 hộ dân kiên quyết đến cùng giữ lại tư liệu sản xuất. Từ ngày đó đến nay không hề có ai xúi giục, kích động bà con phải đi ‘thế nọ’, phải đi ‘thế kia’.
Xuất phát từ chỗ mất tư liệu sản xuất, nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Sau khi bị chính quyền thu hồi đất, nhân dân kiên quyết sẽ phải đi khiếu kiện để đòi lại tư liệu sản xuất của nhân dân.
ttxva.net-400.jpg
Một vụ khiếu kiện đất đai đông người ở Hà Nội. Courtesy of ttxva.net
Ngay tại Dương Nội, họ đã không thực hiện theo đúng qui trình, thủ tục thu hồi đất. Họ không thực hiện điều 56,57, Nghị Định số 84. Có rất nhiều sai phạm.
Đã có quyết định của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 313 thể hiện rằng nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Trong quyết định đó họ cũng thừa nhận trong những năm qua chỉ chuyển đổi nghề nghiệp cho đúng 26 người dân.
Trong kết luận số 1078 của Thanh Tra Chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ kết luận không thể chuyển đổi được nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Họ dẫn chứng ra là lứa tuổi của nhân dân không đồng đều, dân không có bằng cấp, chỉ có thể bám vào ruộng đất mà thôi. Căn cứ theo kết luận của thanh tra chính phủ và quyết định số 313, nhân dân chúng tôi đang bị chính quyền thu hồi đất trái phép.
Là những người nông dân mất tư liệu sản xuất, không được giải quyết những oan sai nên những người dân như anh Trịnh Bá Phương không còn nguồn sống nào khác và phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người hảo tâm. Anh cho biết:
Người dân đã mất hết tư liệu sản xuất, không còn nguồn để sống, không còn đất để trồng ra cây lúa nên nhân dân Dương Nội phải đi xin cứu đói nhiều năm. Xin cứu đói đến các cơ quan công quyền, khi đến Bộ Công an họ nói họ không có kho gạo; đến Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam họ cho được 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc. Sự trợ giúp của chính quyền đến nay, chúng tôi chỉ nhận được đúng 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc.
Nếu không nhận được sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, chắc chắn đã có người chết đói rồi.
Có rất nhiều người như bà Oanh, ông Liễu ở Bộ Nông nghiệp nói rằng nghĩa cử tương thân tương ái, yêu thương đồng bào và chia xẻ đó còn phải tuyên dương, trao bằng khen. Đó cũng chính là truyền thống của người Việt Nam, nên người dân nhận được sự trợ giúp đó.
Bất cứ hành vi ngăn cản nhận sự trợ giúp gạo để người dân duy trì cuộc sống và cả viện phí khi đi viện là không đặt truyền thống của người Việt Nam lên hàng đầu và không có tâm.
Tổ chức dân sự bất đồng
Những người vì lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người dân oan phải từ các tỉnh- thành về Hà Nội ăn chực nằm chờ tại các cơ quan Trung ương mong trường hợp của họ được giải quyết đã bỏ công, góp sức giúp cho những đối tượng đó, tỏ ra không bằng lòng khi việc làm của họ bị đưa vào báo cáo chính phủ như thế.
Anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội lên tiếng:
Thật ra chúng tôi cũng hơi bất ngờ với bài báo như vậy. Trong bài báo còn có thông tin chính phủ báo báo với quốc hội vấn đề như vậy. Không biết đơn vị nào của chính phủ mà lại nói rằng khiếu kiện lâu là có xúi giục và từ năm 2013 có những nhóm như chúng tôi do hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền cho dân oan ăn uống và đi bệnh viện thì dân oan mới ở lại khiếu kiện lâu dài. Chúng tôi bất bình về thông tin như vậy, bởi vì nguyên nhân sâu xa là vấn đề đất của họ.
Một người cũng công khai lên tiếng kêu gọi ủng hộ cho những người dân oan phải sống lay lắt ở Hà Nội hay Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, cũng tỏ ta bức xúc khi hay tin việc làm của bản thân bị nêu ra trong báo cáo của chính phủ:
Khi nghe như vậy, tôi thấy người ta ‘chụp mũ’ cho công việc của những người thực hiện. Những tổ chức hay cá nhân nào làm để giúp cho người ta với mục đích gì, tôi không biết. Riêng bản thân tôi, tôi là những chương trình đó vì nhân đạo. Tôi thấy bà con của mình, những người nông dân, những dân oan mất hết tư liệu sản xuất, họ cùng đường, kiệt quệ khi theo đuổi khiếu kiện về đất đai. Rõ ràng, người ta là những người bị liên lụy, mất quyền lợi cá nhân do những sai lầm của chính sách đất đai.
Tôi giúp họ trên tinh thần nhân đạo cùng là người Việt Nam, thấy người dân khỗ thì mình làm gì được thì làm.
Văn phòng chính phủ hay cơ quan chính phủ về đất đai mà nói như thế, tôi phản đối!
Thống kê trong báo cáo vừa nêu của chính phủ cho thấy trong năm nay số lượt đoàn đông người đến các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và Sài Gòn tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Báo cáo này nêu rõ có những đoàn gồm vài trăm người và thái độ của những người khiếu kiện được ghi nhận là bức xúc, và gay gắt. Vấn đề khiếu nại tố táo chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với tỷ lệ hơn 68%.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng, thuộc Ủy ban Pháp Luật Quốc hội được trích dẫn nói rằng có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông, đến khi bị giải tỏa thu hồi thì Nhà nước đền bù có 2 triệu đồng. Nguyên văn lời ông này được trích dẫn ‘Đền bù như thế thì bố ai chịu được”.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

SINH VIÊN HỒNG KONG NGHỈ HỌC BIỂU TÌNH ĐÒI DÂN CHỦ... SINH VIÊN HỌC SINH VÀ THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM ... ĐẾN BAO GIỜ...?










                                  SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


Hồng Kông và Việt Nam hai quốc gia vùng châu Á có hai thể chế khác biệt nhau... nhưng cùng có một điểm tương đồng với nhau... đó chính là lãnh đạo Nhà nước của họ đều nằm dưới sự ảnh hưởng và chi phối nặng nề từ giới lãnh đạo Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc. Hai dân tộc tuy khác biệt nhau về ngôn ngữ nhưng cùng hướng về một điểm chung đó là khát khao Tự do và Dân chủ... thế nhưng, lãnh đạo Nhà nước của họ hiện nay lại luôn tỏ ra nhu nhược và hèn nhát một cách cực kỳ khó hiểu... thậm chí còn sẵn sàng làm thân tôi mọi cho nhóm lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Bắc Kinh hiện nay...? 


Chính sách và đường lối cai trị độc tài độc đoán dường như đã ăn sâu vào tiềm thức... vào huyết quản và con người của các Nhà lãnh đạo của hai Nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung quốc... do đó, họ sẵn sàng tận dụng mọi cơ hội, cũng như sẵn sàng hành xử một cách dã man và thô bạo để bảo vệ quyền lực và lợi ích cá nhân riêng tư hiện có... bất chấp đạo đức... bất kể quan điểm và mong muốn hợp pháp chính đáng của người dân. Quân đội và công an được xử dụng như lá chắn hữu hiệu duy nhất cho chế độ... và sẵn sàng đàn áp sách nhiễu người dân bằng mọi cách... thay vì là giữ gìn trật tự an toàn xã hội... bảo vệ tài sản tính mạng nhân dân... cũng như bảo vệ Tổ quốc đúng như tinh thần và trách nhiệm của họ. Trong thời gian qua, các thành phần bất đồng chính kiến... giới Luật sư và Học sinh Sinh viên Hồng Kông lẫn người dân đã cùng nhau mạnh mẽ lên tiếng phản đối sự áp đặt của Trung Quốc bằng những cuộc xuống đường rầm rộ... cũng như đã đồng tâm tổ chức trưng cầu dân ý một cách công khai. Người dân đất nước Hồng Kông mạnh mẽ như thế... còn cộng đồng người Việt Nam chúng ta thì sao...?


Chúng ta cũng từng đã có những cuộc xuống đường tuần hành phản đối hành vi xâm lược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... và gần đây nhất là cuộc xuống đường rầm rộ từ hàng chục ngàn công nhân Việt Nam trên nhiều địa bàn... phản đối mạnh mẽ việc Trung quốc ngang nhiên đặt giàn khoang của họ một cách trái phép ngay trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Đồng bào Việt Nam chúng ta khi cần thiết cũng đoàn kết và mạnh mẽ không thua kém gì người dân Hồng Kông. Tuy nhiên, về phương diện thể hiện ý chí và sự quyết tâm thì đồng bào Việt Nam chúng ta vẫn không thể so sánh với họ. Chúng ta chỉ thể hiện sự bức xúc nhất thời, tự phát và không mang tính liên tục... trong khi người dân của đất nước Hồng Kông thì kiên trì và đồng lòng với nhau trong các cuộc xuống đường đòi dân chủ. Mọi người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội và đất nước Hồng Kông đều ý thức được tầm quan trọng trong tiến trình đòi dân chủ của họ... nhưng tại Việt Nam, ngoài thành phần bất đồng chính kiến và giới dân oan hiện nay... thì phần lớn người dân Việt Nam vẫn tỏ ra an phận với cuộc sống hiện tại mặc dù quyền con người và Tự do Dân chủ của họ đã bị Nhà cầm quyền tước đoạt... đặc biệt là thế hệ trẻ và giới trẻ Học sinh Sinh viên, những người đã và đang bị đầu độc tư tưởng dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa của chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam. Đã đến lúc cần phải phổ biến và tuyên truyền rộng rãi khắp mọi nơi về mọi mặt... đặc biệt là các hành vi chà đạp quyền con người và xem thường pháp luật của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... hãy theo chân các bạn trẻ sinh viên học sinh Hồng Kông... hãy tiếp bước theo gót của luật sư đoàn và người dân của đất nước họ biến khao khát trở thành hiện thực.... bằng những cuộc trưng cầu dân ý... bằng những cuộc tập trung xuống đường tuần hành đòi dân chủ... một cách rầm rộ, liên tục, mạnh mẽ và quy mô.





Bản Tin




Sinh viên Hồng Kông nghỉ học để biểu tình chống Trung Quốc

mediaHọc sinh-sinh viên Hồng Kông tuyên bố nghỉ học, nhằm phản đối luật bầu cử do Bắc Kinh áp đặt.Facebook du Scholarism
    Để bảo vệ quyền được đi bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, hàng ngàn sinh viên Hồng Kông sẵn sàng nghỉ học để đi biểu tình. Sinh viên tại 25 trường đại học và cao đẳng Hồng Kông chuẩn bị xuống đường suốt tuần tới với hy vọng tiếp sức cho các phong trào dân chủ tại thuộc địa cũ của Anh Quốc.
    Bản tin của AFP hôm nay cho biết, giới sinh viên Hồng Kông vẫn không chấp nhận những áp đặt của Bắc Kinh liên quan đến cuộc bầu cử 2017. Tháng 8 vừa qua, chính quyền Trung Quốc đưa ra một dự luật bầu cử cho Hồng Kông. Theo đó, trong cuộc bầu cử chọn lãnh đạo Hồng Kông năm 2017, cử tri được đi bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các ứng cử viên vào chức vụ lãnh đạo tối cao của Hồng Kông phải là những người đã được Bắc Kinh chấp thuận.
    Dự luật bầu cử Hồng Kông được Bắc Kinh đưa ra còn phải được nghị viện Hồng Kông thông qua và chỉ có hiệu lực nếu được ít nhất 2/3 nghị viện Hồng Kông tán đồng. Trung Quốc cảnh cáo trước : trong trường hợp dự luật bầu cử Hồng Kông không được thông qua, thì Bắc Kinh sẽ duy trì thể thức chỉ định lãnh đạo đặc khu kinh tế Hồng Kông như hiện tại.
    Lập tức phong trào dân chủ do nhóm Occupy Central dẫn đầu lên án chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát các hoạt động chính trị của Hồng Kông. Các nhà đấu tranh dân chủ, đại diện của giới công đoàn, sinh viên, công chức … đòi tiến hành một phong trào « bất phục tùng dân sự ». Mục tiêu là đòi Trung Quốc xét lại quyết định đã đưa ra vào tháng trước về luật bầu cử của Hồng Kông. Trong khuôn khổ cuộc đọ sức đó, kể từ ngày mai -22/09/2014 cho đến cuối tuần (thứ Sáu, 26/09/2014) sinh viên 25 trường đại học Hồng Kông nghỉ học để xuống đường phản đối Trung Quốc.

    Cùng chủ đề

    Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

    MỘT TRƯỜNG HỢP DUY NHẤT TRONG SỐ GẦN MỘT TRIỆU CÁN BỘ CÔNG CHỨC ĐẢNG VIÊN NHÀ NƯỚC PHẢI KÊ KHAI TÀI SẢN BỊ KỶ LUẬT... CHUYỆN KHÔI HÀI ĐANG XẢY RA TẠI MỘT QUỐC GIA DẪN ĐẦU THẾ GIỚI VỀ THAM NHŨNG... ???











                                    SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





    Do Minh Tuyen



    Chỉ duy nhất một trường hợp bị kỷ luật vì kê khai tài sản không trung thực trong số gần một triệu cán bộ công chức và đảng viên nằm trong số các đối tượng bắt buộc phải kê khai tài sản theo báo cáo mà Ủy Ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam nhận được từ Thanh tra Chính phủ... chuyện khôi hài tưởng chừng như đùa... nhưng lại hiện thực ngay trong đất nước cộng sản... một quốc gia vốn có thành tích dẫn đầu thế giới về nạn tham nhũng...!!!



    Một đứa trẻ cũng có thể hiểu được cái gọi là "Kê khai tài sản" đối với hàng ngũ cán bộ công chức đảng viên tại Việt Nam. Tất cả chỉ là một trò hề dân chủ... một màn kịch giả tạo đầy trơ trẽn về cái gọi là quyết tâm phòng chống và bài trừ nạn tham nhũng của hàng ngũ lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay. Người dân Việt Nam không hề ngây thơ khi chỉ tin tưởng vào những cái gọi là "Báo cáo " thành tích lẫn đường lối chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước... thì giới lãnh đạo đảng và Nhà nước lẫn cán bộ công chức đảng viên thuộc đối tượng phải kê khai tài sản nói trên lại càng không ngây thơ đến nỗi phải ngoan ngoãn tự phơi bày thành tích tham nhũng của chính bản thân mình qua cái gọi là "Kê khai tài sản một cách trung thực"... như giới lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã vạch ra... và đó chính là điều mà mọi người dân Việt Nam chúng ta đã tiên liệu trước và không hề cảm thấy ngạc nhiên trước những báo cáo mang tính khôi hài như ngày hôm nay từ Thanh tra chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.



    Bệnh thành tích và "Báo cáo gian dối" dường như đã thấm sâu vào tiềm thức... vào huyết quản và cơ thể con người của các cán bộ lãnh đạo công chức cán bộ và đảng viên Nhà nước cộng sản tại Việt Nam. Điển hình như báo cáo mới đây của bà Nguyễn thị lan Hương, viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội trực thuộc Bộ Lao động và Thương binh Xã hội thì tỉ lệ thất nghiệp cả nước trong quý 2 - 2014 tại Việt Nam là 1,84 phần trăm... không những thấp nhất Việt Nam trong vòng một năm qua, mà còn là con số nằm trong quốc gia có tỉ lệ thấp nghiệp thấp nhất trên thế giới...? Báo cáo không trung thực và mang bệnh thành tích của các Nhà lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thuộc mọi Bộ ngành không những mang lại những tác hại nặng nề không thể tưởng được đối với cộng đồng xã hội và đất nước... mà còn đán mất lòng tin nghiêm trọng của người dân đối với cán bộ lãn đạo đảng và Nhà nước. Không những thế, sự dối trá nói trên còn là vật cản cản trở bước tiến và sự phát triễn của xã hội và đất nước... cản trở ước muốn lẫn công cuộc phòng chống và bài trừ tệ nạn tham nhũng ... vốn đã và đang tác hại lan tràn trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Xã hội Việt Nam, Đất nước và con người Việt Nam chỉ có thể tốt đẹp hơn... nếu hàng ngũ lãnh đạo đảng và Nhà nước chấp nhận và dám nhìn thẳng vào sự thật... chấp nhận và quyết tâm thay đổi chính bản thân mình để can đảm đối diện với sự thật... để can đảm loại bỏ các thói quen xấu xa và vô liêm sỉ vốn đã làm băng hoại đạo đức xã hội và con người ngày hôm nay... cũng như đã và đang đẩy đất nước Việt Nam ngày một đến gần hơn bên bờ vực thẵm.





    Bản Tin



    Kê khai tài sản: chuyện hài của chế độ

    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2014-09-17

    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này
    thanh-tra-2-622.jpg
    Đại diện Thanh tra Chính phủ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ngày 15/9/2014.
    Courtesy PLTPHCM

    Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vừa được Thanh tra Chính phủ báo cáo là trong số gần 1 triệu cán bộ, công chức, đảng viên kê khai tài sản chỉ có 1 trường hợp bị kỷ luật vì không trung thực. Phải chăng nhà nước Việt Nam cho rằng có thể phát hiện tham nhũng qua kê khai tài sản?

    Từ dẫn đầu thế giới về tham nhũng…

    Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
    Tính từ năm 2005 đến nay là một khoảng thời gian đủ dài để cơ quan chức năng có thể phát hiện tài sản của cán bộ công chức đảng viên đã phình to như thế nào.
    Thế nhưng theo lời ông Phí Ngọc Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng nói với báo chí hồi đầu năm 2014 thì chưa từng phát hiện được trường hợp nào.
    Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà hoạt động xã hội dân sự hiện sống và làm việc tại Đà Nẵng nhận định:
    Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
    -GS Nguyễn Thế Hùng
    “Chuyện kê khai tài sản ở Việt Nam là kiểu làm cho vui thôi, bởi vì một nền tài chính không minh bạch, ví dụ chi tiêu ở các nước họ truy nguồn gốc ở đâu chuyển tới đâu, người ta không dùng tiền mặt.
    Ở các nước tiên tiến người ta có hệ thống thông tin báo chí tự do, nói chung có xã hội dân sự đầy đủ thì mọi thứ sẽ hỗ trợ. Hơn nữa thể chế tam quyền phân lập, các cơ quan độc lập mới có thể nêu ra những góc tối tăm về vấn đề kinh tế.”
    Ngày 15/9/2014, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp Quốc hội ở Hà Nội, Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo chí trích lời, cho biết tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp và tinh vi, kẻ tham nhũng là những người có chức quyền, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng và liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Ở nhiều nơi, nạn sách nhiễu vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biến.
    Theo báo Lao Động online, ông Trần Đức Lượng nhấn mạnh tới một vấn đề nhức nhối gây bất bình dư luận xã hội, đó là tham nhũng, lãng phí trong quản lý sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế.

    …đến trò hài kê khai tài sản

    Tại sao Việt Nam luôn xưng danh là một nhà nước pháp quyền, nhưng nạn tham nhũng lại bất trị. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từng nhận định về vấn đề này:
    Câu chuyện ở Việt Nam là có làm hay không làm và câu chuyện ai chủ trì làm và có làm đến nơi đến chốn hay không. Vấn đề đặt ra là ở đấy, chứ còn văn bản ở Việt Nam không thiếu thứ gì, tất cả những qui định về dân chủ nhân quyền đến phòng chống tham nhũng, chống quan liêu hách dịch rồi đến tiếp dân giải quyết cái này cái khác... không thiếu cái gì qui phạm pháp luật chứa đầy hết nhưng ai thi hành, ai giám sát và có thực hiện đến nơi đến chốn hay không. Đó là một câu chuyện cần phải đặt ra.”
    tham-nhung-400
    Mặc dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn bị xếp hạng thứ 116 trên 177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công, theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Photo courtesy of transparency.org
    Như vậy sau gần 1 thập niên ban hành Luật phòng chống tham nhũng, mà một trong các công cụ quan trọng của nó là qui định về việc kê khai tài sản bắt buộc, đã tỏ ra không hiệu quả nếu không muốn nói là vô ích.
    Được biết cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương tất cả đều phải thành thực khai báo.
    Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản tăng thêm.
    Thế nhưng như Phó Tổng Thanh Tra Chính phủ Trần Đức Lượng trình bày trước Ủy ban Tư pháp Quốc hội, năm 2013 có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập. Trong số này chỉ có 5 trường hợp phải xác minh tài sản và thu nhập; kết quả sau cùng là chỉ có một trường hợp bị  kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai thu nhập không trung thực.

    Muốn tiến bộ, phải dân chủ

    Quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin đều có ghi trong tất cả các bản hiến pháp của của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, tuy vậy người dân lại không có những quyền này. Đó cũng là lý do phòng chống tham nhũng ở Việt Nam không hiệu quả.
    Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được.
    -GS Nguyễn Thế Hùng
    Đáp câu hỏi, nếu Việt Nam kiên định với thể chế một đảng cộng sản toàn trị, thì nhà nước có thể có những giải pháp tốt cho việc phòng chống tham nhũng hay không. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng phát biểu:
    “Không thể nào làm được, tại vì một trận đá bóng mình vừa đá vừa thổi còi. Không thể nào mình tham nhũng lại có thể vạch áo cho người xem mình được. Không thể nào được, trong một chế độ tập quyền độc đảng mà nói chuyện chống tham nhũng thì đó là chuyện khôi hài.”
    Nếu quan niệm minh bạch tài sản cán bộ, công chức, đảng viên, cụ thể là kê khai tài sản cho những người thuộc diện bắt buộc như một biện pháp phòng chống tham nhũng, thì Việt Nam ít nhất phải có những cải cách một cách tích cực. Quốc hội cần ban hành các Luật về quyền cơ bản của công dân như quyền lập hội, biểu tình, tự do báo chí, trưng cầu dân ý và quyền tiếp cận thông tin… Những quyền này được Hiến pháp qui định nhưng từ nửa thế kỷ qua bị treo không có luật để áp dụng.
    Hồi tháng 4/2014 ông Jairo Acuna Alfaro, Cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chính và chống tham nhũng được báo chí Việt Nam trích lời, cụ thể là Lao Động Online, đã góp ý nên rút bớt số người phải kê khai tài sản xuống còn 1.000 người, để có thể quản lý tốt hơn và có đủ khả năng để xác minh các bản kê khai đó. Xin nhắc lại  năm 2013 gần 1 triệu người thuộc diện kê khai tài sản.
    Điều quan trọng theo vị chuyên gia Liên Hiệp Quốc là Việt Nam đã đưa ra các qui định rất hời hợt về việc kê khai tài sản và cũng không đưa ra cơ chế cụ thể về việc kê khai tài sản phải tiến hành thế nào.
    Theo lời ông Alfaro, việc cán bộ công chức nào không thể giải thích được nguồn thu nhập thì phải coi là tội phạm, Luật Hình sự của Việt Nam nên được bổ sung điều này. Vấn đề sau cùng mà chuyên gia Liên Hiệp Quốc đề cập tới đó là ở Việt Nam có sự cản trở rất lớn vì chưa có hệ thống giám sát hoàn chỉnh và mang tính độc lập.