Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CŨNG KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC CHUYỆN DÂN OAN MẤT ĐẤT... CHUYỆN TƯỞNG CHỪNG NHƯ ĐÙA NHƯNG HOÀN TOÀN CÓ THẬT TẠI VIỆT NAM...!!!









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

"Chuyện dân oan khiếu kiện bị chính quyền cướp đất"... ngay cả đến Thủ tướng chính phủ cũng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông Chủ tịch tỉnh... đó là lời phát biểu của ông Võ Văn Đồng, Cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam, tại buổi tọa đàm "Khiếu kiện nhiều người, thực trạng và giải pháp" do Chi hội Luật gia và Trung tâm Tư vấn pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 10-11-2013 tại TP. Hồ Chí Minh... chuyện vô lý khó tin tưởng chừng như đùa... nhưng hoàn toàn là sự thật... và lý do mà ông Đồng đưa ra để dẫn chứng sự việc nói trên... là do nó vướng mắc vào cơ chế chính sách...!!!

Nhìn vào thực trạng vấn đề dân oan khiếu kiện tập trung trên phạm vi cả nước ngày hôm nay...và dựa trên lời phát biểu của Ngài Cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo thuộc Thanh tra Chính phủ... thì vấn đề dân oan khiếu kiện bị chính quyền các cấp chiếm đoạt tài sản đất đai không phải là Chính phủ không muốn giải quyết... mà là do vướng mắc bởi cơ chế chính sách của Nhà nước. Như vậy, chúng ta có thể gút vấn đề ở đây và chỉ cần tìm hiểu cơ chế chính sách của Nhà nước về luật đất đai hiện hành để xem có điều khoảng nào cho phép chính quyền cưỡng chiếm trái phép đất đai tài sản của người dân...? 

Nếu tồn tại những điều khoảng bất cập nói trên trong cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến luật đất đai... thì Nhà nước cần phải tìm cách tháo gỡ... chứ không thể mãi vịn vào cái gọi là "Cơ chế chính sách"... để rồi  trơ mắt bất lực đứng nhìn từng hộ gia đình, từng nhà lâm vào cảnh vô gia cư vì mất nhà, mất đất...từng người dân oan hàng chục năm trời lây lất đầu đường xó chợ, trong công viên, trước Ủy ban Nhân dân chính quyền các cấp, và ngay cả trước cổng văn phòng tiếp dân của Thanh tra Chính phủ...chỉ để đòi lại công lý cho bản thân và gia đình mình.

Những vấn đề tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng lại không được Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quan tâm... bằng chứng là bản Hiến pháp mới 2013 của Nhà nước đã được dễ dàng thông qua trong đó bao gồm cả đề nghị sửa đổi về luật đất đai... nhưng không hề được mang ra thảo luận, tranh luận một cách triệt để trước Quốc hội hay Chính phủ... và cuối cùng luật đất đai cũng mau chóng được thông qua mà không hề có bất kỳ sự thay đổi nào...điều này cho thấy cái gọi là Hiến pháp mới 2013 được sự đồng thuận rộng rãi và tập trung được tinh hoa trí tuệ của nhân dân... chỉ là những lời nói dối trá nhằm lừa bịp dư luận trong và ngoài nước.

Trên thực tế, Đảng, Chính phủ và Nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ quan tâm đến quyền lực chính trị và lợi ích riêng tư của bản thân và gia đình họ mà thôi. Trong mắt họ không hề có hai chữ "Nhân dân"... và tất cả đã được minh chứng qua bản Hiến pháp sửa đổi mới 2013 mà Quốc hội Việt Nam đã thông qua một cách dễ dàng ngày 28-11-2013 vừa qua. Quốc hội Việt Nam là tiếng nói của nhân dân hay của đảng cộng sản Việt Nam...? Chính phủ và Nhà nước Việt Nam có phải thực sự là một Chính phủ, một Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà phục vụ như lời rêu rao tốt đẹp của họ bấy lâu nay hay không...? Và cuối cùng, các cơ chế chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm phục vụ cho ai... cho quyền lợi của người dân và lợi ích của đất nước... hay chỉ cốt nhằm phục vụ cho các nhóm lợi ích... cho quyền lực chính trị và lợi ích riêng tư của nhóm thiểu số cộng sản cầm quyền tại Việt nam...?





Bản Tin













Thủ tướng chính phủ cũng không thể giải quyết nổi chuyện dân oan mất đất?


VRNs (29.11.2013) – Sài Gòn, đến với văn phòng Công lý & Hòa bình chúng tôi hôm nay là những bà con dân oan do mất đất mất nhà, do những chính sách việc làm khuất tất của nhà cầm quyền đã đẩy họ vào vòng oan khiên rồi đi  khiếu nại lâu năm mà vẩn chưa được giải quyết
Đến với chúng tôi họ than thở, cô/ chú ạ báo chí nhà nước đả đăng rồi, chính ông Võ Văn Đồng, cục trưởng Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam nói: Khó giải quyết khiếu kiện nhiều người vì vướng chính sách, “Có những vụ khiếu nại mà Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh như vụ khiếu nại Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ), dự án hồ chứa nước Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu)… bởi nó vướng vào cơ chế chính sách. Hiện nay chúng ta vẫn giải quyết theo kiểu “nắng đâu, che đó” chứ chưa có một hệ thống xử lý hoàn thiện”.  Bây giờ bà con dân oan chúng tôi không biết cậy nhờ vào ai để giải đi nổi oan khiên đòi lại cửa nhà, ruộng vườn, tài sản …, chúng tôi đả rơi vào tình trạng này hàng mấy chục năm nay, kể từ cái ngày được giải phóng
Kiểm tra lại thông tin, chúng tôi thấy rõ ràng thông tin này được đăng tải trên báo tuổi trẻ online
Nếu quả thật vấn đề dân oan mất đất mất nhà, oan sai mà phức tạp đến mức như ông Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh”  thì tôi không hiểu các ban các ngành, các ông quan quyền cao chức lớn kia ngồi lên cái ghế ấy để làm gì?, có phải chăng việc giải quyết thật đơn giản như sau: Ai lấy của ai cái gì thì bảo người ấy trả lại cho người cái đó, ai làm hại ai điều gì thì bảo người ấy bồi thường thỏa đáng rồi có lời xin lổi…, nhà nước sai – nhà nước sửa, dân sai – dân sửa, quan làm sai thì bảo quan bồi thường thiệt hại rồi cách chức quan; Ai làm sai mà không chịu sửa thì đem chế tài luật pháp ra trừng trị thích đáng…. thế thôi.
Chúng tôi đăng tải lời kể của một số bà con dân oan mà theo như Đồng nói “Thủ tướng còn không giải quyết được chứ đừng nói đến các ông chủ tịch tỉnh” để xem việc giải quyết khó đến mức nào mà ghê gớm vậy!
1. Trường hợp của cô Trần Thị Bảy ở quận Thủ Đức tố cáo ông Lê Văn Lộc, là phó chủ tịch quận tổ chức cưởng chế đuổi cả gia đình cô Bảy ra khỏi lô đất 5.850m2 để chiếm lô đất và tài sản mà gia đình cô làm nơi trú ngụ là cái Container và những vật dụng tài sản gia đình bên trong.
Sự việc diễn ra cụ thể như sau:
 Nguồn góc lô đất 5.850m2 đất ở xã Tam Bình, quận Thủ Đức chồng của cô Bảy mua vào năm 1973 và đứng tên chủ sở hữu có đầy đủ giấy tờ ra phường chứng nhận, có sơ đồ một cách hợp pháp, năm 1979 chồng cô Bảy bị mất tích, lúc này chính quyền địa phương cho rằng chồng cô Bảy đi vượt biên vậy là họ tiến hành chiếm luôn lô đất mà không hề có một quyết định giấy tờ giao nhận gi, mặc dù cô Bảy là vợ và các con cái trong gia đình vẩn còn ở đó, họ lấy đất để đưa vô tập đoàn, nhưng lấy lại bỏ bê hoang vu không canh tác gì. Cô Bảy không chấp nhận việc làm của chính quyền địa phương nêu trên nên cô đã cất công đi đòi, nhưng khi đến đòi thì chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy đả không kê khai 299 nên không thể giải quyết trả lại, cô Bảy cho biết khi nhà nước đã tịch thu đưa vô tập đoàn rồi thì làm sao cô Bảy đi kê khai 299 được. Lúc bấy giở chính quyền địa phương cho rằng cô Bảy bỏ đất, nhưng thật nực cười làm sào mà bỏ được, đất được gia đình cô mua và có giấy tờ hẳn hoi mà. Từ đó tới nay đã hơn 23 năm rồi cô Bảy cất công đi đòi hoài mà không có cơ quan nào chịu giải quyết cho cô, hết lên Phường, lại lên Quận, lên Thành phố rồi cứ thế cứ đi đòi hoài, đến năm 1994 thì chính quyền nói rằng xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên giải quyết “cho lại” 200m2, riêng cái việc cho lại này củng nên xem xét lại, vì rõ ràng anh lấy của tôi 6050ms rồi trả lại cho tôi có 200m2 mà bảo là cho lại thì thấy thật ngược đời, vì hoàn cảnh khó khăn nên sau đó cô Bay phải bán luôn lô đất 200m2 ấy để trang trải cuộc sống.
Hay-tinh-thuc
Cô Bảy tiếp tục việc khiếu nại để đòi cho bằng được lô đất của mình, vì đây là tài sản do chông cô mua, chồng cô đã bị mất tích và nay đã có án tử, cô thật rất đau buồn khi chính tài sản do chồng cô mua thì phải để gia đình mẹ con cô sử dụng, cô đã túc trực kêu cứu ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam suốt mấy  năm trời mà vẩn chưa được giải quyết. Trong khi đó tại địa phương ông Lê Văn Lộc ký cấp sổ đỏ, ký bán cho hai người trong tập đoàn là ông Lê Văn Cư và bà Đoàn Thị Bước và đã ra văn bản cho hai người này được quyền bán hoặc cho thuê. Về việc làm này gia đình gì đã phải cất công ngăn chặn việc ông Cư, bà Bước bán đất cho khách hàng, khi không thể bán được lô đất gio có sự ngăn cản của gia đình cô Bảy thì ông Cư, bà Bước tiến hành cho thuê đất để người thuê làm bải đậu xe vì lô đất này có địa điểm thuận lợi là nằm ngay bên hảng thép Đức Tùng, gần bên chợ Đầu mối Thủ Đức, được biết ông Cư, bà Bước  mổi tháng đang được hưởng hàng mấy chục triệu đồng qua việc cho thuê lô đất này
Mong muốn của cô Bảy khi đến với văn phòng CLHB là nhờ lên tiếng can thiệp và hổ trợ pháp luật để can thiệp vào chính quyền để chính quyền trả lại lô đất cho cô làm ăn sinh sống, còn hiện tại thì đang trong tình trạng tranh chấp nên chính quyền phải ra tay can thiệp ngăn chăn việc  ông Cư, bà Bước mua bán hay cho thuê, và tiến hành trả lại đất mẹ cọn cô Bảy
2. Trường hợp của bà Nguyễn Thị Bé Hai, sinh năm 1958
Năm 1975 gia đình bà có mua lô đất ruộng 14.000m2 chưa tính bàu đìa xung quanh ở xã Tư Mỹ, Đồng Tháp, gia đình bà canh tác từ năm 1975 đến 1984 thì bị chính quyền địa phương tịch thu mà không hề có quyết định thu hồi đất hay bồi thường gì, làm cho gia đình rơi vào hoàn cảnh khổ sở, lúc bấy giờ với 8 nhân khẩu không nhà để ở, không đất để canh tác sản xuất … phải sống lang thang nay đây mai đó. Gia đình bà tiến hành thưa kiện kéo dài, mãi đến năm 1994 xã Tư Mỹ mới chịu nhận đơn khiếu nại nhưng chỉ bồi thường phần thành quả là 400.000vnđ/công (tức là 400.000vnd/1000m2), một sự bồi thường quá hẹp hòi, vì gia đình đã là 3 thế hệ không có đất sản xuất.
2
Bà Nguyễn Thị Bé Hai, nước mắt dàn dụa kể cho chúng tôi nghe, Ba mạ của bà đã vất vã lắm mới mua được lô đất này, gia đình đang ổn định canh tác làm ăn thì bị nhà nước đến lấy hết, lấy sạch sẽ mà không chừa lại cho một mét nào để ở và củng từ đó cả 8 nhân khẩu phải lang thang nay đây mai đó làm thuê làm mướn đê mưu sinh và khiếu nại đòi đất.
Với sự bồi thường thành quả có 400.000vnd/1000m2 đất gia đình bà Hai đã không đồng ý, nhưng lúc bấy giờ chính quyền địa phương đã báo cáo sai, báo cáo láo là gia đình bà Hai đồng ý lấy tiền. Sau khi lấy được lô đất của bà Hai rồi họ (chí quyền xã) giao lại cho hai người khác là ông Lê Văn Đi và ông Trần Văn Gạo để ông Đi và ông Gạo tham gia vào hợp tác xã để tiến lên Xã hội chủ nghĩa mà địa phương không để cho gia đình bà Hai làm. Khi gia đình bà Hai không chịu khoản bồi thường ấy thì chính quyền địa phương đưa số tiền ấy đi gửi ngân hàng mà không hề báo cho gia đình bà Hai. Bà Hai khiếu nại riết đến năm 2010 thì chính quyền địa phương mới báo cho biết là tiền đã gửi ngân hàng và về ngân hàng mà lấy, bà Hai nghẹn nghào với số tiền đền bù có mấy triệu bạc cho cả lô đất hơn 14.000m2, với số tiền ấy thì mua được cái gì, có mua nổi một sào đất không, bao năm qua gia đình chịu cảnh khổ sở, con cháu không được học hành, hồi cả nhà ra đi chỉ có 8 nhân khẩu và bây giờ đả tăng lên tới 20 nhân khẩu rồi mà vẩn chưa có được nhà cửa để ở, hiện tại phải ở nhà trọ và đi làm thuê làm mướn lang thang nay đây mai đó, đời sống quá khốn khổ .
3. Trường hợp của hai chị Lư Thị Thu Vân và Lư Thị Thu Thủy ở Gò Vấp, Sài Gòn. Đại diện cho gia tộc họ Lư, tố cáo chính quyền quận Gò Vấp bao che cho kẻ san lấp đất Thổ mộ, cất nhà đè lên hài cốt của gia đình Lão thành cách mạng, tiếp tục cấp phép xây dựng dù họ Lư đã khiếu nại suốt 38 năm vẩn chưa được giải quyết và bị trù dập.
3
Gia đình họ Lư, cụ thể là ông Lư Đồng Sắt có lô đất hơn 6.000m2, trong đó có hơn 1.900m2 là đất Thổ mộ ở phường 1, quận Gò Vấp tại số 77/13B đường Trần Bình Trộng. Từ tháng 11 năm 1975 trên lô đất ấy có 13 hộ gia đình đang ở tạm, và họ có ký giấy xin ở tạm vài năm thu xếp chờ ngày đi hồi hương và di dân kinh tế mới rồi sẽ trả lại lô đất cho chủ nhân. Nhưng từ đó tới nay họ vẩn không chịu đi, gia đình đi khiếu nại lên chính quyền địa phương thì chính quyền không hề đá động gì tới, không khi đó các hộ dân ấy cứ lấn thêm lần thêm, từ 13 hộ nhưng tới bây giờ thì đã là mấy chục hộ. Riêng phần đất thổ mộ của gia tộc họ Lư trước đó có gần 3 chục ngôi mộ và một cái Miếu, không biết họ san lấp bằng cách nào mà họ cất nhà lên ở, gia đình có tới nhờ chính quyền can thiệp nhưng chính quyền làm lơ và cho tới bây giờ thì họ đả làm nhà đè lên mồ mả và hiện tại chỉ còn vài ngôi mộ thôi.
Trong khi gia đình họ Lư từ ba thế hệ từ ông Lư Đồng Sắt, con của ông ấy và tới bây giờ là các cháu của ông Sắt liên tiếp gửi đơn khiếu nại để yêu cầu các gia đình tạm trú dời đi trả lại đất cho gia đình thì họ chẳng những không chuyển đi mà con được chính quyền quận Gò vấp cấp giấy  chứng nhận chủ quyền, cấp giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình tạm trú ấy. Suốt 38 năm nay khiếu kiện hoài, chẳng những không được trả mà họ đã lấn gần hết, mồ mả ông bà giồng họ bị san lấp hết vậy mà chính quyền lại cho rằng họ được quyền và công nhận họ được quyền, họ muốn ăn lần ăn mòn phần hài cốt còn lại trên đó rất nhiều vậy mà họ vẩn cứ xây cất, san lấp. Được chính quyền công nhận và cấp giấy phép, trong đó có hơn 1000m2 là được chính quyền là Ủy ban quận đang quản lý và đang cho thuê làm kho với thu nhập từ phần cho thuê được biết là cả trăm triệu, nguồn thu này Quận Gò Vấp đang quản lý.
Phần đất mà 13 hộ tá túc ấy có khá nhiều hộ đã được Ủy ban quận Gò Vấp cấp giấy chứng nhận chủ quyền mặc dù họ không hề có giấy tờ sang nhựng, cụ thể như: ông Bảy Đệ được cấp giấy vào năm 1988, bà Kim Chi bán sang tay cho ông Đức bà Nga được quận cấp giấy năm 2003, cô Nguyễn Thị Anh Thư năm 2010, cô Nguyệt năm 2010 được cấp giấy CNQSDĐ năm 2010… tất cả các giấy CNQSD đất nói trên đều do ông Trần Kim Long (nguyên chủ tịch quận) và ông Nguyễn Hồng chủ tịch quận Gò Vấp ký, gia đình biết được các hộ này đã có giấy là do quá trình mua bán sang nhượng giữa các bên và gia đình đứng ra ngăn cản thì họ mới xòe giấy ra cho xem, các hộ còn lại thì gia đình chưa biết.
Ngôi Miếu ngũ hành của gia tộc trên phần đất Thổ mộ, nay đã xuống cấp cần phải được tôn tạo lại, gia đình đả làm giấy xin phép chính quyền địa phương nhưng không được chấp thuận nên gia đình vẩn chưa thể sửa sang lại.
Mong muốn của gia đình là chính quyền phải can thiệp để toàn bộ lô đất và đặc biệt là phần đất thổ mộ vì hài cốt mồ mả ông cha còn nằm ở đó và phải được hoàn trả lại cho gia đình. Không có một lý do chính đáng nào cho chính quyền để cấp giấy CNQSD, cấp phép xây dựng cho người ta xây nhà đè lên hài cốt.
Chị Thủy cho biết, khi người ta san lấp xây nhà người ta không cho mình biết nhưng có vài người trong xóm thuật lại là họ có đào đất làm móng xây nhà thì đào phải hai bộ hài cốt và đang lấp đi luôn hay mang đi để ở đâu thì không ai biết.
4. Trường hợp của chú Đổ Tấn Đạt tố cáo chính quyền huyện Châu Phú và chính quyền tỉnh An Giang
Năm 2005 huyện Châu Phú tiến hành cưởng chế gia đình rồi chiếm 1.158m2 đất thổ cư và nhà ở tại xã Đào Hữu Cảnh mà không hề có giấy tờ quyết định thu hồi, không có quyết định giám định nhà đất và không hề có biên bản nào, đồ đạc trong nhà họ lấy hết. 
4
Với những hành vi sai phạm như vậy của chính quyền Huyện, từ năm 2005 tới nay chú Đạt đã đi khiếu nại khắp nơi mà vẩn chưa được giải quyết bồi thường thỏa đáng, với khỏan bồi thường 180 triệu mà chính quyền chiếm lô đất 1.180m2 đất thổ cư, đập phá và lấy hết tài sản nhà cửa thì chưa thể thỏa đáng được. Trong lúc trị giá mổi m2 đất thổ cư  của chú đạt có giá thời điểm làm 2.500.000vnđ/m2, nếu đem nhân lân 1.180m2 thì tổng số tiền mà chính quyền cần phải trả là 2.950.000.000vnđ (hai tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng)
Mong muốn của chú Đạt là nhờ văn phòng CLHB lên tiếng truyền thông và hướng dẫn pháp luật để chú đòi lại lô đất và tài sản của mình.
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai
Dân oan khiếu nại tố cáo, yêu cầu chính quyền giải quyết oan sai

6
Thủ tướng cũng không giải quyết nổi những trường hợp dân oan bị mất đất

Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Dân oan trương biểu ngữ khiếu nại tố cáo ở Cục Khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ khu vực phía Nam
Bản thân người viết bài này, khi tiếp xúc với dân oan thấy thương cho dân Việt mình quá, nhiều người trong số họ đã khóc thật nhiều khi nói chuyện với nhóm nhân viên văn phòng CLHB chúng tôi. Bản thân tôi, củng mong sao các ban ngành chính quyền Việt Nam sớm nhìn nhận vấn đề và ra tay giải quyết những oan sai cho dân, chính của chính quyền sớm thực thi phần trách nhiệm của mình mà cất đi nổi đau gánh nặng cho dân.
Và tôi củng nói thẳng là đã làm quan thì phải có năng lực giải quyết vấn đề, còn không giải quyết được thì xin mời bước xuống khỏi ghế để nhường ghế cho người khác có đủ tâm, đủ tài hơn đứng vào lo toan công việc.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP PHỤC VỤ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC... HAY CHỈ LÀ TRÒ HỀ BỊP BỢM NHẰM ĐÁP ỨNG QUYỀN LỰC VÀ LỢI ÍCH RIÊNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN... ?









                         SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cuối cùng thì bản Hiến pháp mới của Nhà nước 2013 cũng được Quốc Hội Việt Nam thông qua với kết quả : 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống đối... một kết quả hoàn mỹ đến nỗi nhiều người chứng kiến đã phải thốt lên những lên lời lẽ kinh ngạc: "Các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đã diễn xuất sắc vai diễn của mình trên sân khấu chính trị"... một sân khấu bi hài luôn thể hiện niềm vui của các Nhà lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản... nhưng cùng lúc lại phơi bày nỗi buồn và sự thất vọng của hàng chục triệu nhân dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế... những người luôn trung thành với lý tưởng cao đẹp của một xã hội công bằng và một đất nước ấm no phồn vinh thật sự... những người luôn khát khao Tự do Dân chủ và Nhân quyền... nhưng cuối cùng chỉ đành trơ mắt bất lực đứng nhìn các Nhà lãnh đạo độc tài cộng sản Việt Nam tự biên tự diễn một mình trên sân khấu.

Hiến pháp mới 2013 của Nhà nước được Quốc Hội Việt Nam thông qua hôm nay là bản Hiến Pháp thể hiện ý đảng, lòng dân... và tập trung được ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội lẫn tinh hoa trí tuệ của nhân dân... lời lẽ hùng hồn của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng vang lên cả hội trường Bộ Quốc phòng... nhưng cũng không thể nào khỏa lấp được nỗi thất vọng to lớn đang dâng trào trong lòng người dân Việt Nam... khi biết rằng các vị Đại biểu Quốc hội, những người được nhân dân trao quyền thay mặt họ nói lên tiếng nói của người dân đã thật sự phản bội lại lòng tin của chính họ. Thay vì thực hiện ước nguyện của nhân dân... thì các vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam ngày hôm nay chỉ thể hiện theo ý chỉ của đảng. Hai vị Đại biểu Quốc hội còn sót lại chút lương tâm đạo đức con người đã bỏ phiếu trắng... tuy không thực hiện được trọng trách mà người dân giao phó cho mình... nhưng ít ra họ cũng đã không tán tận lương tâm mà tán đồng với trò hề dân chủ của các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam. Cầu xin cho họ được an lành sau khi phiên họp Quốc hội được khép lại.

Mặc dù biết rằng việc sửa đổi Hiến pháp Nhà nước lần này chỉ là một trò hề dân chủ... nhưng trong lòng người dân vẫn gợn sóng, vẫn cảm thấy dường như mình đang bị xúc phạm. Tuy nhiên, người dân Việt Nam và Cộng đồng Quốc tế vẫn biết rằng dù ngay cả bản Hiến pháp mới có thật sự được sửa đổi hoàn chỉnh theo ước nguyện của người dân đi chăng nữa thì cũng không có gì đảm bảo rằng nhân quyền sẽ được tôn trọng... cuộc sống của người dân sẽ được thay đổi... Xã hội sẽ công bằng, và đất nước Việt Nam sẽ phồn vinh thật sự... vì giữa việc ban hành bản Hiến pháp Nhà nước và việc thực thi bản Hiến pháp đó vẫn còn là một khoảng cách rất xa... vẫn còn là một đáp án mà mọi người chúng ta cần phải nên suy nghĩ. Trong quá khứ, mặc dù bản Hiến pháp 1992 còn những điều khoảng sai trái, mập mờ, khiếm khuyết, không rõ ràng và không phù hợp. Tuy nhiên, bản thân nó cũng cho thấy các quy định rõ ràng về quyền con người... chỉ có điều các quy định đó thật sự chỉ luôn hiện hữu trên giấy mà thôi. Chính vì thế, để có thể thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp... phát triễn đất nước thật sự để mang lại hạnh phúc cho người dân... thì điều cốt lõi trọng tâm hiện nay không phải là sửa đổi bản Hiến pháp ... mà chính là cần phải làm sao thay đổi quan điểm, thái độ và cách hành xử của lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... nếu thật sự không làm được điều này... thì dẫu bản Hiến pháp mới có hoàn chỉnh đến đâu chăng nữa cũng không thể phát huy tác dụng. Đến lúc đó, điều duy nhất mà người dân buộc phải làm đó chính là :"giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam".




Bản Tin




Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua

image.jpg
Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013.
AFP photo

Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống, trong đó tái khẳng định vai trò của Đảng về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi đã tiếp xúc với một số nhân sĩ và người dân trong nước, xin ý kiến của họ về bản hiến pháp mới của Việt Nam. Chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả những ý kiến đã ghi nhận được.

Quốc hội lại nói tiếng nói cho đảng

Đầu tiên là Giáo Sư Nguyễn Quang A ví von rằng thay vì phải nói tiếng nói cho dân thì Quốc hội lại nói tiếng nói cho đảng.
Một nhân vật có uy tín chính trị khác là Giáo Sư Tương Lai thì nói với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi như sau:
“Kiến nghị 72 của chúng tôi yêu cầu quốc hội hoãn thông qua hiến pháp, trong đó chúng tôi nói rõ bản hiến pháp này kìm hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự hội nhập với thế giới. Cho nên việc Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi đối với chúng tôi là việc đáng buồn. Nhưng chúng tôi không ngạc nhiên vì trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện kiến nghị 72 là không dễ, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kiến nghị này là để cảnh báo đối với công luận, nhằm thức tỉnh công luận, để mọi người hiểu rằng cuộc đấu tranh cho dân chủ còn nhiều gian khổ.
Hiến pháp này không theo được tinh thần bản hiến pháp khai sinh ra nước Viện Nam Dận Chủ Cộng Hòa ngày mùng 2 tháng Chín năm 1945, và từ đó từng bước từng bước, hiến pháp này xa rời mục tiêu dân chủ, tự do, và thực hiện quyền con người, tức là giải phóng quyền con người, vì mở đầu cho bản hiến pháp 1946 hay mở đầu cho bản tuyên ngôn độc lập mùng 2 tháng Chín năm 1945, thì tinh thần chung của những hiến pháp 46 và tuyên ngôn độc lập 1945 là Việt Nam tuyên bố là một thành viên dân chủ trước thế giới. Vì sao? Vì khởi đầu của bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích dẫn câu trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, có nội dung là tính chất tôn trọng nhân quyền và dân quyền.

Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam

Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam
Nhưng sau đó từng bước do chiến tranh, vấn đề nhân quyền và dân quyền đã không được bàn tới. Nhưng từ năm 1975 sau khi đất nước được giải phóng, độc lập đã giành lại được, mà độc lập mà không có tự do, dân chủ, quyền con người không được thực hiện thì độc lập đó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chính vì thế mà chúng tôi muốn đấu tranh đòi hỏi phải có một bản hiến pháp kế tục được tinh thần của bản hiến pháp 1946 và kế tục được tình thần cơ bản của bản tuyên nghôn đôc lập ngày 2 tháng Chín năm 1945.
Bây giờ hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ đi, thậm chí còn bị gạt bỏ, mà còn đề cao một thể chế toàn trị đối ngược lại với dân chủ và pháp quyền.”
Kế đến là ông Phạm Đình Trọng, Cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam:
“Buồn nhưng tất yếu nó phải thế, và có khi …trong cái rủi có cái may, có khi như thế thì người dân sẽ thấy là cái nhà nước này không đi cùng với người dân thì có khi lại là tốt.”
Ông Lê Hiếu Đằng phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
Hiến pháp mới được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ.
-GS Tương Lai
“Trước hết là Quốc hội Việt nam không phải như quốc hội các nước khác, toàn là đảng viên không, cán bộ không. Chứ họ không phải là những nhà hoạt động chính trị hay xã hội, thành ra họ đâu có đứng về phía dân.
Tôi biết thế nào họ cũng thông qua thôi, vì trước đó có họp ban chấp hành trung ương đảng về việc đó rồi. Tôi không có gì ngạc nhiên hết.
Chỉ có hai người không bỏ phiếu thôi. Quốc hội Việt Nam không đại diện cho dân được, cho lợi ích đất nước được.
Có hai vấn đề là vấn đề dân chủ và vấn đề ruộng đất rất bức thiết với người dân. Ở nông thôn, người dân khổ sở vì ruộng đất, bị chính quyền địa phương nó áp bức. Đất nước độc lập mà người dân đâu có sung sướng.”
Một Họa sĩ trẻ ở Hà nội phát biểu sau khi Hiến pháp được thông qua vào ngày 28/11/13:
“Em không ngạc nhiên, Quốc hội Việt Nam từ trước đến giờ vẫn thế mà, nó là hình thức thôi mà. Chẳng có tí hy vọng gì cả, như là tương lai chị Dậu ấy…(cười).
Không có gì để hy vọng nhưng cũng cứ hy vọng thôi (cười).”
Về mặt quốc tế, Ban Việt Ngữ chúng tôi ghi nhận được ý kiến của Phòng Thương Mại Hoa Kỳ tại Việt Nam qua bản thông cáo phổ biến ngày hôm qua, trong đó có đoạn viết rằng sự kiện vai trò của các xí nghiệp quốc doanh vẫn được coi trọng trong bản hiến pháp mới là dấu hiệu chứng tỏ Việt Nam chưa thật lòng muốn cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch cũng lên tiếng, cho rằng thày vì lắng nghe tiếng nói và ý kiến đóng góp của dân chúng để bản hiến pháp đảm bảo quyền con người được tôn trọng và chính phủ phải có trách nhiệm với dân hơn, thì quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản hiến pháp sửa đổi theo như ý muốn của đảng và của nhà nước.
Ông Phil Robertson, phụ tá giám đốc dặc trách Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch còn bày tỏ mối thất vọng lớn lao vì các đại biểu Quốc Hội đã bỏ lỡ một cơ hội để chính phủ Việt Nam đến gần với chỗ phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân, theo đúng với cam kết mà chính phủ Việt Nam đã hứa hẹn với cộng đồng quốc tế.
Xin được nhắc lại là hôm qua với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua bản hiến pháp sửa đổi, trong đó tái khẳng định vai trò của Đảng về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Bản hiến pháp mới của Việt Nam gồm 11 chương, 120 điều, tức giảm bớt 1 chương và 27 điều so với bản hiến pháp cũ được ban hành hồi 1992.
Điểm được chú ý nhất là chuyện vẫn giữ nguyên điều 4, quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, nắm vai trò chủ đạo kinh tế quốc gia.
Bản hiến pháp mới cũng quy định chủ tịch nước là tổng tư lệnh quân đội, được gọi là người thống lĩnh lực lượng võ trang nhân dân, đồng thời kiêm nhiệm vai trò chủ tịch Hội Đồng Quốc Phòng và an ninh.
Trong thời gian thu thập ý kiến của dân chúng cũng như trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, rất nhiều người dân trong và ngoài nước đã lên tiếng kêu gọi đảng, nhà nước và quốc hội phải thật sự giúp đổi mới dất nước khi sửa đổi hiến pháp, nhưng dựa vào những điều khoản trong bản hiến pháp sửa đổi mới được thông qua hồi sáng nay, có thể nói là những lời kêu gọi đó đã không được lắng nghe, cho dù ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng văn kiện quan trọng nhất của quốc gia đã thể hiện được cả “ý đảng lẫn lòng dân”.


600 BÁNH HEROIN TƯƠNG ĐƯƠNG 229 KG TRỊ GIÁ 300 TRIỆU DOLLAR... HIÊN NGANG VƯỢT QUA CỬA KHẨU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM... ?









                              SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Hàng trăm bánh heroin tương đương 229kg, trị giá khoảng 300 triệu dollars hiên ngang vượt qua khâu kiểm duyệt của cửa khẩu Hàng không Việt Nam xuất đi Đài Loan... một chuyện kỳ lạ khó tin tưởng chừng như chỉ có trong sách báo và phim ảnh... nhưng lại thật sự đang xảy ra tại Việt Nam...!!! Một khối lượng heroin khổng lồ được cất giấu trong những chiếc loa to lớn... chứ không phải chỉ là những vật nhỏ bé phi pháp được cất giấu trong hành lý... thế nhưng hàng loạt các khâu kiểm duyệt tại hệ thống kiểm soát sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh... bao gồm các máy kiểm tra chuyên dụng hiện đại, tối tân, cùng đội ngũ nhân sự được huấn luyện bài bản... nhưng lại thua sút một chú chó nghiệp vụ của sân bay Đài Loan... không những gây bức xúc trong dư luận mà còn khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi về những gì ẩn chứa đằng sau vụ việc gây tai tiếng và chấn động nói trên.

Vấn đề được cho là lỗi xuất phát từ việc một máy soi chuyên dụng bổng nhiên bị hỏng không hoạt động ngay trong ngày làm thủ tục nhận gửi và xuất lô hàng nói trên đi Đài Loan... nên khi chuyển sang kiểm tra tại một máy soi khác không phát hiện được chất ma túy...!!! một lý do thật khôi hài không thể nào chấp nhận được... trong khi du khách từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam chỉ cần cất giấu từ vài trăm gram đến 1kg heroin là ngay lập tức bị phát hiện. Trong vụ việc gây tai tiếng nghiêm trọng nói trên... trách nhiệm lớn nhất chính là sự vô trách nhiệm và khả năng yếu kém của những nhân viên thừa hành phận sự...chưa nói đến khả năng còn có những nghi vấn mờ ám ẩn chứa đằng sau vụ việc. Và cuối cùng thì trách nhiệm sẽ quy cho ai... hay vụ việc cũng sẽ được khép lại bằng câu "Rút kinh nghiệm"... như đã từng xảy ra trong các sự kiện tầm cỡ bấy lâu nay tại Việt nam.

Tham nhũng tại Việt nam tràn lan và xuất hiện từ mọi ngõ ngách trong hệ thống chính quyền và các ban ngành đoàn thể... chính vì thế, người dân Việt Nam càng lúc càng tỏ ra hoài nghi về thiện chí chống tham nhũng, chống tiêu cực thật sự từ các viên chức chính phủ... từ các cơ quan chức năng Việt nam. Lợi ích càng to lớn... thì lương tâm đạo đức con người từ các viên chức chính quyền Việt Nam càng dễ dàng bị che khuất... và điều này đã được chứng minh rất rõ ràng trong hàng loạt các vụ việc sai phạm trong quá khứ... như các trường hợp PMU18, Vinashin, Vinalines, các vụ việc thuộc ngành ngân hàng như: Ngân hàng Phát triễn Việt Nam (chi nhánh Đắk Nông), tham nhũng trong vụ in tiền polymer của Thống đốc Ngân hàng Việt Nam ông Lê Đức Thúy... và nhiều trường hợp tham nhũng khác nhưng cuối cùng khi phát hiện vẫn không được xử lý... hoặc chỉ bị xử lý sơ sài chiếu lệ cho có hình thức. Vụ việc 600 bánh heroin ngày hôm nay không chỉ là vấn đề phạm pháp nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt của quốc gia và hình ảnh của đất nước... đang chờ cách xử lý và câu trả lời xác đáng từ lãnh đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam.




Bản Tin


Tin tức Thanh Niên Online
Tin tức Thanh Niên Online