Thứ sáu, 06/12/2013

Tin tức / Việt Nam

Luật gia Lê Hiếu Đằng tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam

Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Luật gia Lê Hiếu Đằng quyết định từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
CỠ CHỮ

Một đảng viên kỳ cựu tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản
Việt Nam để phản đối sự ‘suy thoái biến chất’ ‘của
đảng đang nắm quyền lãnh đạo đất nước mà ông
gọi là ‘lực cản’ cho sự phát triển của dân tộc.

Luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng
Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM, ngày 4/12 công bố quyết định ly khai tổ
chức chính trị mà ông đã làm thành viên hơn 40
năm nay.

Ông Lê Hiếu Đằng nói với VOA Việt ngữ:

“Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ 
có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng 
đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của 
đất nước. Nếu mình đứng làm thành viên trong 
đảng thì sau này mình cũng có trách nhiệm. Thành ra thôi, mình rút ra. Rút ra trở thành một công dân tự 
do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, 
dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là 
những vấn đề thực tế của con người. Chủ nghĩa 
xã hội nó đã tanh bành như ở Liên Xô rồi, mình còn đi theo làm chi nữa.”

Tôi ở trong đảng lâu năm, cũng hy vọng đảng sẽ có chuyển biến, nhưng bây giờ nhận thấy rằng đảng càng ngày càng tệ, không có sự chuyển biến gì mà lại trở thành lực cản trở cho sự phát triển của đất nước.
Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những đảng viên lão thành  công khai thể hiện ý kiến bất đồng, phê phán các chính sách của nhà nước trong những lĩnh vực như chủ quyền, nhân quyền, và dân chủ.

Công luận chú ý đến tiếng nói phản biện của ông từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đến bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp của giới trí thức Việt Nam,
và việc ông đứng ra kêu gọi thành lập một chính
đảng khác ngoài đảng cộng sản.

Ông Đằng nói bản Hiến pháp sửa đổi mà Quốc
hội Việt Nam thông qua tuần trước phớt lờ các kiến nghị cải tổ dân chủ
chính là ‘giọt nước làm tràn ly’ khiến ông phải bỏ thẻ đảng, và ông không
hề đắn đo trong quyết định của mình:

“Tôi không đắn đo gì. Đây là kết quả tất yếu từ bài viết của tôi ‘Suy nghĩ 
trong những ngày nằm bịnh.’ Lâu nay tôi chưa làm vì tôi đợi thời gian trả 
lời thế nào, nhưng giờ thấy Quốc hội quá tệ hại khi đi ngược lại lợi ích của quần chúng.”

Trong bức thư phổ biến trên các trang mạng xã hội hôm 4/12, ông Đằng
nói đảng cộng sản ‘bây giờ không còn như trước’ mà ‘thực chất chỉ là
đảng của những tập đoàn lợi ích’, ‘đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.’

Hồi tháng 8 năm nay, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở TP HCM cho phổ biến một bài viết cổ súy đa nguyên, đa đảng, dân chủ hóa
đất nước.

Rút ra trở thành một công dân tự do để mình đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, dân quyền, nhân quyền, và môi trường, vốn là những vấn đề thực tế của con người.
Bài viết nhan đề ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm
bịnh’ của ông Đằng kêu gọi các đảng viên cộng sản không còn sinh hoạt đảng hoặc muốn từ bỏ đảng
hãy ‘tuyên bố tập thể ra khỏi đảng và thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội.’

Lời hiệu triệu của ông ngay lập tức bị truyền thông
nhà nước đả kích là ‘bế tắc của sự nhận thức lệch lạc về chính trị và lý luận’, ‘tha hóa về tư tưởng’.

Các cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt
Nam tố cáo ông Đằng ‘quay lưng lại lịch sử’ và ‘chống đảng’.

Chính phủ Việt Nam do một đảng cộng sản lãnh đạo không chấp nhận
các ý kiến bất đồng quan điểm với nhà nước.
Luật gia Lê Hiếu Đằng tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam
Hà Nội lâu nay vẫn bị quốc tế lên án là đàn áp những người bất đồng
chính kiến, lạm dụng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hay ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ để bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Con số những nhà cổ xúy dân chủ, đòi đa đảng, hay tranh đấu cho nhân quyền bị giam cầm tại Việt Nam không ngừng gia tăng, nhưng trong số
này ít thấy những đảng viên lão thành như ông Lê Hiếu Đằng.