Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

NHÂN QUYỀN LÀ QUYỀN MẶC NHIÊN CỦA CON NGƯỜI... KHÔNG PHẢI LÀ THỨ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ XIN CHO HAY ĐỔI CHÁC...










                            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Sau lời yêu cầu mạnh mẽ từ các vị lãnh đạo Ngoại giao các quốc gia Phương Tây bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Đức...đối với chính quyền cộng sản Hà Nội trong việc cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình nhân ngày Quốc tế Nhân quyền hàng năm 10/12... thì nay hàng loạt các vị Nghị sĩ thuộc lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng thúc giục và bày tỏ sự quan tâm của họ đối với tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay của Việt Nam... trong giai đoạn quốc gia cộng sản này mong muốn được gia nhập Hiệp ước Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TTP)... mà hiện nay giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đang trong vòng đàm phán.

Tại sao một quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc như Việt Nam hiện nay... lại cần phải lắng nghe tiếng nói và sự thúc giục kêu gọi từ các quốc gia khác trong việc hành xử quyền con người tại đất nước mình...? và tại sao các quan chức Hoa Kỳ lại muốn lãnh đạo đất nước họ tạo áp lực mạnh mẽ với Việt Nam về lĩnh vực Nhân quyền... khi mỗi lần quốc gia cộng sản độc tài này đứng trước các cơ hội hội nhập với Cộng đồng Quốc tế... như Hiệp ước Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) hiện nay...? và còn rất rất nhiều điều tại sao mà cả người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế đã, đang, và cần nhìn thấy câu trả lời thỏa đáng từ các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam.

Nhân quyền, chính là các quyền căn bản mặc định của con người mà bất kỳ ai trong số mỗi người chúng ta sinh ra trên cõi đời này đều mặc nhiên được thừa hưởng... và hơn bao giờ hết, mọi người chúng ta đều biết rằng Nhân quyền không là phải là thứ để ban phát hay xin cho... và lại càng không phải là thứ được dùng để đem ra đổi chác như các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn thường tận dụng bấy lâu nay. Chẳng lẽ nếu như không có các cơ hội hội nhập với Cộng đồng Quốc tế như Hiệp định Thương mại Toàn cầu (WTO) trong quá khứ... và Hiệp ước Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) như hiện nay...thì Việt Nam sẽ không cải thiện tình trạng nhân quyền...?

Như chúng ta đã thấy, Việt Nam đã được bầu vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc...trong lúc thành tích nhân quyền của Việt Nam là không xứng đáng. Tuy nhiên, cả người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế ngày hôm nay đều trông mong rằng Nhân quyền tại Việt Nam sẽ được thay đổi để phù hợp với vai trò và trách nhiệm của một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền thế giới đầy quyền lực này. Và rằng, những sự kiện tệ hại xảy ra trong thời gian gần đây tại Việt Nam kể từ sau khi quốc gia cộng sản này khoác lên mình chiếc áo Nhân quyền Quốc tế... thì mọi hy vọng thay đổi nhân quyền tốt đẹp tại Việt Nam... gần như đã tiêu tan cả trong lòng mọi người... và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự quan tâm mạnh mẽ của Cộng đồng Quốc tế về tình trạng nhân quyền hiện nay tại Việt Nam... bao gồm các Nhà lãnh đạo Ngoại giao các nước phương Tây... và nhiều Nghị sĩ thuộc lưỡng đảng trong Quốc Hội Hoa Kỳ ngày hôm nay.




Bản Tin


Thứ năm, 12/12/2013

Tin tức / Việt Nam

47 dân biểu Mỹ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 24/7/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 24/7/2013.
CỠ CHỮ 
Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ gửi thư yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam trong chuyến công du của ông sang Trung Đông và Đông Nam Á từ ngày 11/12 đến 18/12.

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu lá thư bao gồm chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc lưỡng đảng hôm 11/12 gửi tới Ngoại trưởng Kerry kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Phát biểu vinh danh các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nói thực trạng nhân quyền của Hà Nội rất đáng quan tâm.

Bà Sanchez tố cáo: ‘Chính phủ Việt Nam vẫn đàn áp các tiếng nói đối lập với nhà nước bằng cách sách nhiễu, đe dọa, và bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ. Các nhà hoạt động bị giam cầm thường bị tra tấn, không được hỗ trợ pháp lý và không được gặp người thân’.

Dân biểu Sanchez cho biết bà ‘đặc biệt lo ngại về sự tàn ác của công an Việt Nam đối với các sinh viên, các nhà cổ xúy nhân quyền, và thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam’.

Bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.Bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.
Bà Sanchez nói các vi phạm nhân quyền của Việt Nam phải được giải quyết trước khi Hoa Kỳ tiến hành quan hệ đối tác kinh tế với Hà Nội.

Dân biểu Sanchez nhấn mạnh bà dứt khoát không ủng hộ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội có các bước cụ thể chứng minh cải thiện thành tích nhân quyền.

Kêu gọi mọi người vinh danh những người Việt Nam dấn thân tranh đấu cho quyền tự do, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, dân biểu Loretta Sanchez nói: ‘Chúng ta phải tiếp tục góp phần làm vang vọng tiếng nói của họ, buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải ngưng đàn áp nhân quyền, và kêu gọi phóng thích các tù nhân lương tâm bị cầm tù khắc nghiệt.’

Bà Sanchez thúc giục mọi người tiếp tục góp phần làm vang vọng tiếng nói của những nhà dân chủ tại Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.

Cùng lúc đó, chiều ngày 11/12, một phái đoàn liên tôn của cộng đồng người Việt có cuộc tiếp xúc với ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Nhân quyền-Dân chủ-Lao động, để trình bày những quan tâm về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam và vận động Ngoại trưởng Kerry lưu ý vấn đề nhân quyền khi tới Hà Nội.

Ông Trần Thanh Tùng, một thành viên trong phái đoàn, đại diện Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, cho biết:

"Phái đoàn chúng tôi khoảng 12 người là đại diện các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Công giáo, Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu..v..v..lên gặp ông Scott Busby và các nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chiều nay lúc 4 giờ tại trụ sở Bộ. Chúng tôi sẽ nêu các vấn đề nhân quyền như quyền tự do tôn giáo để Ngoại trưởng Mỹ đặt ra với Việt Nam."

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Kerry với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội sắp tới nhằm thăng tiến mối quan hệ Đối tác Toàn diện.

Các cuộc thảo luận khi ông Kerry ghé TPHCM dự kiến xoay quanh việc phát triển quan hệ thương mại Việt-Mỹ và đẩy mạnh vai trò giáo dục.

Đôi bên cũng sẽ trao đổi một loạt các vấn đề song phương và khu vực.

Việt Nam và Philippines là hai chặng dừng cuối trong chuyến công du lần này của Ngoại trưởng John Kerry. Đây là chuyến đi Châu Á thứ tư kể từ khi ông Kerry nắm chức Ngoại trưởng Mỹ.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

LUẬT PHÁP TRỪNG TRỊ KẺ TỐ CÁO THAY VÌ QUAN CHỨC THAM NHŨNG... CHUYỆN TƯỞNG CHỪNG NHƯ ĐÙA NHƯNG THẬT SỰ ĐANG XẢY RA TẠI VIỆT NAM...!!!
















                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Quyết định miễn truy tố hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tỉnh Hà Giang và Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang... đối với các quan chức tham nhũng tại Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật tỉnh Hà Giang Việt Nam... mặc dù sai phạm của họ đã được điều tra một cách rõ ràng... đã gây nhiều bức xúc trong dư luận... và một điều kỳ lạ hơn nữa khiến công luận hết sức ngỡ ngàng... đó là thay vì trừng trị các quan chức tham nhũng của Trung tâm... thì nay các cơ quan pháp luật tỉnh Hà Giang lai quay sang xét xử người tố cáo vụ việc tham nhũng nói trên...!!!. 

Điều nghịch lý tưởng chừng như đùa... nhưng thật sự có thật và đang diễn ra tại Việt Nam... và lý do mà các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang Việt Nam viện dẫn khi đưa ra quyết định miễn truy cứu hình sự đối với các quan chức tham nhũng của Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật tỉnh Hà Giang không những hết sức khôi hài, trơ trẽn... mà còn mang tính phỉ báng và xem thường pháp luật vốn không thể chấp nhận được. Trong lúc chính phủ Việt Nam tuyên bố rầm rộ trên các phương tiện truyền thông báo chí là sẽ mạnh mẽ bài trừ tệ nạn tham nhũng trên cả nước ... và tiến hành việc thành lập hết đoàn thanh tra này đến đoàn thanh tra khác để điều tra tham nhũng... thì quyết định phi lý và bất chấp pháp luật nói trên của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang... như một cái tát giáng thẳng vào mặt các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đến nước này... thì không những người dân Việt Nam, mà ngay cả Cộng đồng Quốc tế cũng khó lòng mà tin tưởng vào thiện chí phòng chống và bài trừ tham nhũng thật sự của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Cốt lõi của mọi sự việc đều xuất phát từ việc pháp luật của Nhà nước Việt Nam không nghiêm minh và không minh bạch. Đây chính là hệ lụy từ việc các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước bấy lâu nay luôn tự cho mình quyền được ngồi trên luật pháp... và điều nghịch lý này vẫn tiếp tục tồn tại thông qua bản Hiến pháp mới 2013... được Quốc hội Nhà nước Việt Nam thông qua mới đây... trong đó duy trì điều 4 Hiến pháp ... như chiếc giáp sắt bất khả xâm phạm cho các nhà lãnh đạo nhà nước cộng sản này. Tham nhũng luôn là điều xấu xa và tồi tệ nhất trong xã hội... đáng bị lên án bởi công luận. nhưng việc tham nhũng cả tiền dành trợ cấp cho các trẻ em khuyết tật tại tỉnh Hà Giang ngày hôm nay... không những là hành vi vi phạm pháp luật... mà còn trái với cả lương tâm đạo đức con người... là hành vi tán tận lương tâm không thể tha thứ cho dù với bất kỳ lý do nào... Và còn một điều không kém phần quan trọng không những gây bức xúc mà còn khiến dư luận quan tâm đó là điều mà đảng viên không được phép làm, theo lời phát biểu của ông Lý Quang Thái, giám đốc Sở Lao dộng, Thương binh và Xã hội Hà Giang... là điều gì...? chẳng lẽ chính là, không được phép tố giác hành vi tham nhũng từ các quan chức chính phủ cộng sản Việt Nam ...?




Bản Tin




BBC

Hà Giang 'xử lý người tố cáo'

Cập nhật: 14:40 GMT - thứ tư, 11 tháng 12, 2013
Trẻ em ở Hà Giang
Các quan chức tham ô hơn 180 triệu đồng của trẻ nhỏ
Hà Giang không khởi tố hình sự vụ quan chức tham nhũng hơn 180 triệu đồng của trẻ tàn tật nhưng xử lý người tố cáo.
Một loạt báo Việt Nam đã đưa tin về vụ việc này.
Ngay cả báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản cũng đặt câu hỏi tại sao người ta không khởi tố vụ án liên quan tới ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ tàn tật cùng kế toán và thủ quỹ biển thủ tổng cộng 181 triệu đồng.
Số tiền này bao gồm gần 151 triệu đồng mà họ giữ lại không phát cho các trẻ khuyết tật mà chia nhau cùng 31 triệu đồng mà họ khai khống giá trị của thiết bị mua cho trung tâm.
Khi được BBC hỏi, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang Sèn Chỉn Ly nói ông chưa được "báo cáo" về vụ việc và sẽ trả lời khi "tập thể" có quyết định.
Báo BấmNhân Dân trong khi đó nói Lý Quang Thái, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội của Hà Giang đã có công văn từ hôm 4/10/2013 gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đề nghị "không khởi tố vụ án hình sự đối với các cá nhân sai phạm liên quan đến vụ việc nêu trên và chuyển hồ sơ để Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý cán bộ theo thẩm quyền".
Trong công văn, ông Thái cũng được dẫn lời nói:
"Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ.
"Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa."
Vị giám đốc sở cũng nói sở của ông đề nghị không khởi tố hình sự để "góp phần ổn định chính trị tại địa phương" và nói thêm:
"Những người đó có tội thì rõ rồi. Nhưng vì...đại cục, vì cái to lớn hơn nên hai ngành kiểm sát, công an đã họp, thống nhất không khởi tố hình sự như chúng tôi đã đề nghị.
"Đồng thời họ cũng đã có văn bản trả lời, bàn giao hồ sơ để chúng tôi có biện pháp xử lý hành chính đối với những người sai phạm".
Mặt khác, ông Thái cũng được tờ Nhân Dân dẫn lời nói về người tố cáo:
"Đây là một cán bộ từng công tác tại Trung tâm này, nhưng sau đã được chuyển sang làm phó ở một đơn vị khác.
"Người này gửi đơn tố cáo đến Công an, Thanh tra tỉnh chứ không gửi qua Sở.
"Nếu gửi qua Sở, chúng tôi đã xử lý chứ không để đến mức thế này. Sau khi xử lý ba cán bộ sai phạm, chúng tôi sẽ xử lý cô này vì vi phạm điều đảng viên không được làm."

Phản ứng

Vụ không xử lý hình sự các quan chức tham ô tiền của trẻ tàn tật đã gây bức xúc trong dư luận.
Nhà thơ Thái Bá Tân viết trên Facebook của ông rằng "không thể không văng tục" khi lãnh đạo tỉnh không khởi tố vụ án "vì lợi ích đại cục".
Còn trong bài 'Cái "đại cục" nó to bằng cỡ nào', cây viết Đào Tuấn Bấmbình luận:
"Nếu ở đâu cũng mang... đại cục ra để xử lý, thì liệu đất nước này còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại chỉ xử lý hành chính vì... cái đại cục!"
Đào Tuấn
"Câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì... đại cục; dù không một đứa trẻ tàn tật nào ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé, mặt mũi thế nào; dù nhân dân không thể hiểu tại sao việc “bật đèn xanh” cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương (?!).
"Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một ''bộ phận không nhỏ''?
"Nếu ở đâu cũng mang... đại cục ra để xử lý, thì liệu đất nước này còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại chỉ xử lý hành chính vì... cái đại cục!"

Thêm về tin này

QUỐC TẾ ĐỒNG LOẠT LÊN TIẾNG YÊU CẦU NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM CẢI THIỆN THÀNH TÍCH NHẤN QUYỀN TỆ HẠI CỦA MÌNH ... NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Ngày Nhân quyền Quốc tế hàng năm 10/12 tại Việt Nam qua đi để lại những khoảnh khắc đau xót khó quên trong lòng người dân Việt Nam... đặc biệt là đối với những người bấy lâu nay trăn trở trước hiện tình tệ hại của đất nước... trước một xã hội đầy dẫy những áp bức bất công và nỗi đau không nói nên lời mà hàng triệu triệu người dân Việt Nam đã phải gánh chịu dưới ách cai trị độc tài tàn bạo của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó là sự đồng loạt lên tiếng từ Cộng đồng Quốc tế, bao gồm các Nhà Ngoại giao hàng đầu của phương Tây như: Hoa Kỳ, Anh, Đức... nhằm thúc giục giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam hãy cải thiện thành tích nhân quyền và không được hạn chế hoặc cản trở các quyền tự do căn bản của người dân... đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa được bầu vào một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên Quốc tế thúc giục quốc gia cộng sản này phải tôn trọng nhân quyền... mà rất rất nhiều lần trong quá khứ, đặc biệt là khi Việt Nam đứng trước những cơ hội hội nhập với Cộng đồng Quốc tế như tham gia vào Hiệp định Thương mại Toàn cầu (WTO) năm 2007... Hiệp Định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) trong năm nay 2013... Tuy nhiên, sau mỗi lần thành công trong việc hòa nhập với Cộng đồng Quốc tế thì y như rằng Việt Nam đều bội tín với những cam kết của họ trước đó đối với Cộng đồng Quốc tế trong lĩnh vực quyền con người... mà hàng loạt các hành vi chà đạp nhân quyền mới đây của Nhà nước cộng sản Việt Nam ngay sau khi Việt Nam khoác lên mình chiếc áo thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... là những bằng chứng rõ ràng cụ thể nhất.

Nhân quyền là các quyền cơ bản con người phổ quát trên toàn thế giới mà bất kỳ ai sinh ra đều có quyền mặc nhiên thừa hưởng... và không một ai hay một quyền lực nào có quyền ngăn chặn, cản trở hay chối bỏ dù bằng bất kỳ hình thức nào. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể mãi tiếp tục vịn vào các lý do phi lý để cố tình hiểu sai lệch về tính chất cũng như các quy định thực tiễn trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền... cũng như Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của người dân... mà Việt Nam phải có trách nhiệm triệt để tuân thủ và thực thi sau khi đã tham gia ký kết. Chúng ta không tin rằng Cộng đồng Quốc tế sẽ bất lực trước hành vi ngạo mạn và xem thường Công pháp Quốc tế của giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam. Do vậy, ngoài việc tiếp tục đấu tranh tự thân đối với các hành vi sai trái của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... chúng ta cần phải thường xuyên tập trung nhau lên tiếng và cần phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc truyền tải các thông tin phơi bày tội ác của chế độ cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước công luận.




Bản Tin


Thứ Tư, 11/12/2013

Tin tức / Việt Nam

Các nhà ngoại giao phương Tây kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Giới trẻ tham dự buổi sinh hoạt mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền và cầm các bong bóng màu xanh với hàng chữ 'Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng' (Ảnh: Danlambao)
Giới trẻ tham dự buổi sinh hoạt mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền và cầm các bong bóng màu xanh với hàng chữ 'Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng' (Ảnh: Danlambao)
CỠ CHỮ 
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Đức và Anh tại Hà Nội đã lên tiếng thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và không hạn chế các quyền tự do của người dân.

Phát biểu của Đại sứ Mỹ David Shear, Đại sứ Đức Jutta Frasch và Phó Đại sứ Anh Lesley Craig đồng loạt được đưa ra nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.

Ngày này kỷ niệm Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948.

Trong thông cáo ra ngày 10/12, ông Shear nêu việc Hoa Kỳ và Việt Nam ‘tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam  được Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang công bố hồi tháng Bảy’.

Ðại sứ Shear lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’.Ðại sứ Shear lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’.
Ông Shear cũng lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’.

Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ‘có tầm quan trọng quyết định đối với mối quan hệ của chúng ta, có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại’.

Ông cũng kêu gọi Việt Nam ‘trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc’.

Trong khi đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Đức và Anh cũng ra chung một thông cáo, trong đó cho rằng ‘Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế’.

Nhưng hai nhà ngoai giao của châu Âu cho rằng ở Việt Nam ‘có những người bị giam giữ vì họ công khai đưa ra chính kiến của mình’.

Thông cáo viết: “Việt Nam phải bảo đảm không hạn chế quyền tự do chính kiến, tự do báo chí và tự do hội họp và phải thả ngay tất cả những người bị giam giữ vì tội đã đưa ra những chính kiến của mình”.

Các nhà ngoại giao phương Tây cũng cho rằng việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là cơ hội để Việt Nam chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền bằng lời nói và hành động.

Đại sứ Mỹ nói trong thông cáo: “Cùng là một thành viên trong Hội đồng, Hoa Kỳ sẽ tìm cách cộng tác với Việt Nam trong mọi cơ hội nhằm đạt được các tiêu chuẩn cao này”.

Việc Việt Nam gia nhập Hội đồng này cho thấy ‘Việt Nam muốn nỗ lực hoạt động bảo đảm nhân quyền”.

Hôm 10/12, báo điện tử của chính phủ Việt Nam đã cho đăng bài viết của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với tựa đề, ‘Bảo vệ quyền con người, chính sách bắt nguồn từ khát vọng của nhân dân’, trong đó đề cập nhiều tới việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Ông Minh viết rằng việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này ‘xuất phát từ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người và tích cực đóng góp vào hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này’.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Trả lời VOA Việt Ngữ tối 10/12, blogger Mẹ Nấm tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói rằng việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ ‘có ý nghĩa rất lớn’.

“Nó sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế và các nguyên tắc mà các công ước quốc tế đã đề ra, dựa vào các công ước quốc tế để ban hành những nghị định, những luật đúng với luật pháp quốc tế. Điều này nó sẽ có lợi cho toàn bộ người dân Việt Nam. Nhưng mà mọi người biết rồi, Việt Nam luôn có luật chơi riêng. Việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì điều ý nghĩa nhất  là tất cả các nước mà đã bỏ phiếu bầu chọn cho Việt Nam trách nhiệm và nghĩa vụ phải theo dõi tình hình này”.

Bà Quỳnh từng tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội để trao tuyên bố của Mạng lưới blogger Việt Nam.

Bà cũng là một trong các thành viên sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam mới ra mắt.

Blogger này cho rằng bà nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam là một ‘thảm họa’ sau vụ việc xảy ra với bà và một blogger khác hôm 10/12.

“Buổi sáng khi tôi đến Sài Gòn, tôi hy vọng sẽ có một ngày rất là bình thường và sau những gì vừa mới xảy ra thì tôi nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam nó là một thảm họa bởi vì khi tôi đến thăm blogger Nguyễn Hoàng Vi xong và chuẩn bị cho ra về và hai chị em đi bộ trên đường thì an ninh, mật vụ mặc thường phục đã nhào vào cướp giật con gấu bông đồ chơi trên tay của Hoàng Vi và sau đó đánh đập Hoàng Vi rất tàn nhẫn, thậm chí là cả tôi và con trai tôi cũng không thoát khỏi những cú đánh đó. Sau đó họ đẩy hai chị em tôi và một em nữa đang có thai vào nhà và khóa trái cửa lại”.

Theo bà Quỳnh, việc bà dự định tham gia buổi ra mắt mạng lưới blogger Việt Nam tại Sài Gòn có thể là lý do dẫn tới sự việc trên.

Một đoạn video đăng tải trên Facebook của bà Quỳnh cho thấy một đám người xô đẩy nhau và to tiếng trước một ngôi nhà, và các hình ảnh cũng cho thấy cửa sau đó bị khóa trái.

Những ngày qua xuất hiện thông tin về việc nhiều blogger bị an ninh xách nhiễu nhưng VOA Việt Ngữ không thể phỏng vấn những người thuộc lực lượng công quyền.