Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

THAM NHŨNG LAN TRÀN TẠI VIỆT NAM... NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC...?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

"Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh..." lời phát biểu đầy dí dỏm của Ngài Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng... ngụ ý nhấn mạnh về điều gì... và lý do tại sao người đứng đầu... và quyền lực nhất của đất nước Việt Nam lại có sự nhận định vô trách nhiệm và vô đạo đức như thế trước bức xúc của hàng loạt cử tri trong nước về tình trạng tham nhũng lan tràn tại Việt Nam...? mọi người chúng ta ai cũng biết rằng con người ngay từ thuở lọt lòng... và được sinh ra trên cõi đời này vốn chỉ luôn là một sinh vật lương thiện... chính vì thế trong nền giáo dục xa xưa mới có câu khởi đầu rằng "Nhân chi sơ...tính bản thiện...". 

 Bản chất của một con người ngay từ thuở ban đầu đã là không xấu...và sự thay đổi bản năng của họ để trở nên một người xấu hay tốt trong suốt thời kỳ trưởng thành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, bao gồm môi trường sống gia đình, hệ thống giáo dục, mối tương quan bạn bè và người thân... và ảnh hưởng nhiều nhất là môi trường sống trong xã hội. Chính vì lẽ đó, chúng ta có thể mạnh mẽ xác quyết một điều rằng tham nhũng lan tràn hiện nay không đơn thuần như cách nghĩ và bao biện từ Ngài Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam... 

Trước hết, nguyên nhân đầu tiên phải nói đến đó chính là pháp luật tại Việt Nam không những không nghiêm minh mà còn hành xử một cách tùy tiện... dẫn đến việc bỏ qua tội phạm tham nhũng. Chưa đề cập đến hiện tượng bao che dung túng lẫn nhau từ phía chính quyền các cấp... dẫn đến quay trở lại cắn vào người tố giác tham nhũng mà chúng ta đã có nhiều cơ hội được chứng kiến trong quá khứ... và gần đây nhất là trường hợp xảy ra tại Trung tâm bảo trợ trẻ em khuyết tật tỉnh Hà giang, Việt Nam. Xin xem: 

-  http://dominhtuyen1962.blogspot.com/2013/12/luat-phap-viet-nam-trung-tri-nguoi-to cao.html



Những hệ lụy nói trên xuất phát từ chính thể chế cộng sản độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam... vốn luôn tự cho mình vị trí ngồi trên cả luật pháp lẫn Hiến pháp của Nhà nước... dẫn đến việc hành xử bất chấp luật pháp và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người. Luật pháp thì bị khuynh đảo... báo chí thì bị giám sát và kiểm duyệt gay gắt... quyền con người thì bị chà đạp thô bạo... sự thật công lý thì bị bỏ qua... như thế thì làm sao chống được tham nhũng... và làm sao tham nhũng lại không lan tràn... ? điều này ai cũng hiểu, ai cũng biết, từ người dân cho đến Nhà cầm quyền... từ nhân viên thừa hành pháp luật cho đến kẻ tham nhũng phạm tội... Tuy nhiên, hiểu là một chuyện mà thực hiện lại là một chuyện khác. Quyết tâm chỉ từ một phía nhân dân thôi thì chưa đủ... mà cần phải có sự đồng lòng và quyết tâm thật sự từ phía các cơ quan pháp luật... mà cụ thể là ngay chính bản thân các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam.





Bản Tin





BBC

Ý kiến: Tham nhũng vì người hay thể chế?

Cập nhật: 16:58 GMT - thứ hai, 16 tháng 12, 2013

Tổng Bí thư Trọng hiện là Trưởng ban Chống Tham nhũng Trung ương.
Trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Một năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông không muốn ‘tạo dấu ấn’ cho riêng mình trong cương vị mới này.
Nhưng sau gần ba năm tại chức, xem ra ông đã để lại không ít ‘dấu ấn’ và có nhiều phát biểu khá ‘ấn tượng’.
Chẳng hạn, trong lần tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, Hà Nội vào đầu tháng 12 này, khi cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam ông đã nói: ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.
Ví dụ thật ‘dí dỏm’ và phát biểu rất ‘ấn tượng’ trên của ông Tổng Bí thư đã được báo chí trong nước trích dẫn và đặc biệt cư dân mạng bình phẩm rất nhiều trong những ngày qua.
Câu nói ấy của ông được bàn luận nhiều vì – dù không nói trực tiếp – ông coi bản chất của con người là không lương thiện, gian trá, dễ đi bị tha hóa, sẵn sàng làm điều xấu để đạt được mục đích của mình vì ngay cả ‘Đường Tăng’ (một người thuộc giới tu hành) ‘tới đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.
Bản chất con người thiện hay ác luôn là một đề tài quan trọng và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận – đặc biệt trong triết học, nhân bản học hay giáo dục.
Nhưng cứ cho rằng con người có tính bản ác, dễ bị tha hóa và ‘tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ’ như ông Trọng khẳng định, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tham nhũng ở Việt Nam lại nhiều hơn những nước khác?
Nói cách khác, phải chăng người Việt có tính bản ác nhiều hơn – hay ít hướng thiện hơn – người châu Âu, Mỹ hay những nước như Đông Nam Á khác như Singapore nên mới đi hối lộ và tham nhũng nhiều như vậy?

Không phải vì bản chất


Các vụ án lớn xảy ra tại những tập đoàn nhà nước (như vụ Vinashin)
Theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế (International Transparency) năm 2013, Việt Nam bị xếp thứ 116 – sau xa các nước ASEAN khác như Singapore (5) và Malaysia (53) – trên 175 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency (IT) khảo sát, đánh giá.
Kết quả của IT cũng cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua cũng không giảm mặc dù Đảng Cộng sản đã có những chiến dịch, chủ trương chống tham nhũng rầm rộ – như việc ‘kiểm điểm, tự phê bình và phê bình’ theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI – vì năm 2010 Việt Nam cũng bị IT xếp thứ 116.
Điều đáng là nếu dựa trên chỉ số của Tổ chức minh bạch Quốc tế, không ai có thể hay dám khẳng định rằng người Việt dễ bị tha hóa hay tham nhũng hơn người Malaysia hoặc người thuộc các nước châu Âu, như Đan Mạch và Phần Lan.
Trái lại, nếu nhìn qua những chỉ số ấy và so sánh với các chỉ số khác – như dân chủ hay tự do báo chí – chắc ai cũng có thể hiểu được tại sao ở Việt Nam hay Bắc Hàn có nhiều tham nhũng hơn những quốc gia như Đan Mạch hay Phần Lan.
"Và qua những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng tham nhũng nhiều hay ít không phải là ở bản chất con người mà là ở thể chế chính trị"
Có thể nêu ra một vài ví dụ, chỉ số cụ thể.
Ngoại trừ Singapore, hầu hết 20 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency đánh giá có ít tham nhũng nhất năm 2013 là những nước được The Economist và Reporters Without Borders (Tổ chức phóng viên không biên giới) xếp đầu trong chỉ số dân chủ và chỉ số tự do báo chí của mình năm và 2013.
Cụ thể hơn, năm nước đứng đầu về chỉ số minh bạch (hay có ít tham nhũng nhất) – là Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy – cũng là năm quốc gia được The Economist xếp đầu về chỉ số dân chủ.
Do vậy, có thể nói ở đâu có một thể chế chính trị cởi mở, dân chủ, có tự do báo chí thì ở đó tình trạng tham nhũng ít vì trong một xã hội như thế mọi lời nói và hành động của một chính trị gia hay một đảng phái chính trị luôn bị người dân, các phe đối lập và đặc biệt báo chí theo dõi, giám sát, phanh phui.
Và qua những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng tham nhũng nhiều hay ít không phải là ở bản chất con người mà là ở thể chế chính trị. Một ví dụ cụ thể hơn để chứng minh điều đó là trường hợp Bắc và Nam Hàn. Ai cũng biết cả hai quốc gia này đều thuộc bán đảo Triền Tiên, có chung ngôn ngữ và văn hóa, nhưng chỉ khác nhau về thể chế chính trị.
Một nước thì có đa đảng, dân chủ, tự do – được Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp thứ 50 về tự do báo chí và The Economist xếp thứ 20 về dân chủ. Bên kia là một thể chế độc tài, gia đình trị – bị xếp gần cuối bảng (chỉ trên Eritrea) về tự do báo chí và xếp cuối bảng về dân chủ.
Vì sự khác biệt về thể chế đó trong khi Nam Hàn được Tổ chức minh bạch thế giới xếp thứ 46, Bắc Hàn bị xếp cuối bảng (cùng với Somalia).
Một yếu tố khác có tác động lớn đến nham nhũng là pháp luật. Cụ thể, trường hợp của Singapore cho thấy nếu một quốc gia có pháp luật nghiêm minh, quốc gia ấy sẽ có ít tham nhũng. Với vị trí thứ năm (cùng với Na Uy), Singapore – một quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật rất nghiêm minh, hệ thống tư pháp khá độc lập – là nước Á châu duy nhất được IT xếp vào 10 nước ít tham nhũng nhất năm 2013 dù đảo quốc này bị Tổ chức phóng viên không biên giới xếp thứ 149 và The Economist xếp thứ 81.

Vì thể chế, pháp luật


Vụ án Vinalines được dư luận trong và ngoài nước quan tâm theo dõi.
Có thể nói ở Việt Nam tham nhũng nhiều – hơn những quốc gia khác như Đan Mạch, Phần Lan, Singapore tại – vì nước này thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí và pháp luật không nghiêm minh. Các chỉ số về dân chủ, tự do của Việt Nam đều thua các quốc gia trên. Việt Nam cũng không có một hệ thống luật pháp nghiêm minh.
Cụ thể, Việt Nam đều thua xa Singapore về hai chỉ số phụ khác được Tổ chức minh bạch thế giới xem xét để đánh giá tình trạng tham nhũng của một quốc gia là chỉ số về độc lập của hệ thống tư pháp (judicial independence) và chỉ số về thượng tôn pháp luật (rule of law).
Chẳng hạn, về thượng tôn pháp luật, với 1.69 điểm (chỉ số này được đo từ -2.5 đến 2.5), năm 2010, Singapore có tỷ lệ thượng tôn pháp luật là 93%, trong khi đó với số điểm -0.48, tỷ lệ về thượng tôn pháp luật ở Việt Nam chỉ có 39%.
Qua những chỉ số trên, việc ông Nguyễn Phú Trọng coi bản tính con người là hối lộ, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam không thuyết phục chút nào.
Một lý do khác được ông đưa ra để giải thích tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là ‘do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường’. Lý do này xem ra cũng không thuyết phục lắm vì đa số các nước tham nhũng ít – cũng là những nước phát triển – là những quốc gia áp dụng nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, Việt Nam cũng không phải hoàn toàn theo kinh tế thị trường vì vẫn còn có ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’. Và trong một chừng mực nào đó sự kết hợp (hơi khập khiểng) này là một trong những lý do dẫn đến nạn tham nhũng vì trong một nền kinh tế như vậy các doanh nghiệp nhà nước được nắm vai trò chủ đạo và hiện tại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, tham nhũng nhiều lại là những tổng công ty hay doanh nghiệp nhà nước.
"Không biết ‘cái nhìn khoa học, biến chứng về tham nhũng’ của ông Trọng là gì. Nhưng những chỉ số, ví dụ cụ thể trên chứng minh rằng nếu một quốc gia thực sự dân chủ, có tự do báo chí và hệ thống luật pháp nghiêm minh – hay có một hoặc hai trong ba yếu tố này – nước ấy chắc chắn sẽ có ít tham nhũng"
Hai vụ tham nhũng lớn – được coi là trong những ‘đại án’ đã và đang bị xét xử trong những ngày này liên quan đến một công ty con của Ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Vinaline – là những ví dụ điển hình.
Trong phát biểu của mình tại buổi tiếp xúc với cử tri đó Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng khuyên rằng vì ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’ nên ‘phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’.
Không biết ‘cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’ của ông Trọng là gì. Nhưng những chỉ số, ví dụ cụ thể trên chứng minh rằng nếu một quốc gia thực sự dân chủ, có tự do báo chí và hệ thống luật pháp nghiêm minh – hay có một hoặc hai trong ba yếu tố này – nước ấy chắc chắn sẽ có ít tham nhũng.
Chẳng hạn, nếu để cho báo chí được tự do phát giác, phanh phui các vụ tham nhũng – từ nhỏ đến lớn – chắc chắn tình trạng tham nhũng của Việt Nam không nhiều như vậy. Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam cho đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn với những bản án rất nặng, như chung thân hay tử hình đối với một số lãnh đạo ngân hàng Agribank và Vinalines.
Cho tiến hành xét xử những vụ tham ô – còn được gọi là những ‘đại án’ – đó và nghiêm minh trừng phạt những kẻ tham nhũng là một việc nên làm để giới hạn tệ nạn tham nhũng.
Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là còn bao nhiều người trong những tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác – hay quan chức lớn nhỏ của Việt Nam – tham nhũng mà chưa được phanh phui, xét xử, trừng phạt?
Hơn nữa, những vụ ‘đại án’ ấy chắc chắn được ngăn ngừa hay bị giới hạn – tránh gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, cho nhân dân và một số cá nhân không phải mất sinh mạng – nếu có một xã hội thực sự dân chủ, cởi mở và báo chí được tự do điều tra tham nhũng hay pháp luật nghiêm minh.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

TRONG MẮT NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM... QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA THẬT SỰ CÓ CÒN LÀ CỦA VIỆT NAM NỮA HAY KHÔNG...?









                                  SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Một điều kỳ lạ gây bức xúc dai dẳng bấy lâu nay trong dư luận vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng cụ thể từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... đó là lối hành xử vô cùng kỳ quặc và đầy khó hiểu của ngành công an Việt Nam nói riêng và đối với chính quyền các cấp tại Việt Nam nói chung... liên quan đến việc khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong quá khứ, khi người dân Việt Nam tập trung nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước của họ đối với hành vi khiêu khích, gây hấn và xâm lược Biển đảo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, bao gồm các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam... thì ngay lập tức bị lực lượng công an nhân dân Việt Nam các loại, dân phòng và ngay cả côn đồ đàn áp, hành hung và thậm chí là bắt giữ...!!!

Bên cạnh đó, một số còn bị khởi tố với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88 của bộ luật hình sự...hoặc điều 258 với tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ...có hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước..."...như trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18-09-2008 khi cô đang tọa kháng tại nhà với  hai khẩu hiệu treo bên cạnh về Hoàng Sa và Trường Sa... cô sau đó đã bị xét xử theo điều 88 Bộ luật hình sự với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam... mà theo cáo trạng cô có hành vi treo khẩu hiệu với nội dung xuyên tạc, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phỉ báng chính quyền và kích động quần chúng chống lại chính quyền nhân dân...!!! hoặc như trường hợp của 2 nhạc sĩ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, cũng bị kết tội cùng tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự vào tháng 10 năm 2012... vì sáng tác những bài hát thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc...!!!

CHỐNG TRUNG QUỐC... LÀ CHỐNG NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM...?

Thật sự vô cùng khó hiểu vì tại sao hành vi phản khán hành động xâm lược Trung Quốc của các nhân vật nói trên... lại bị xem là hành vi phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam...? như thế đồng nghĩa với việc nói rằng, hành vi chống Trung Quốc và chống Nhà nước Việt Nam là một...? và đây chính là điều mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước bấy lâu nay không hiểu và vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... nó cũng khiến mọi người liên tưởng đến Công hàm bán nước 1958 của cố Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng trong quá khứ... và rằng, liệu Nhà nước cộng sản Việt Nam có thật sự mong muốn phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không... hay chỉ là lối phản kháng chiếu lệ cho có hình thức...? Giờ đây, kết nối với 2 sự kiện xảy ra ngày hôm nay... mọi người càng cảm thấy tin rằng... mọi quan ngại của họ đối với Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... liên quan đến việc phản kháng và tái cam kết chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với Trung Quốc... là những quan ngại thật sự... hoàn toàn có cơ sở.




Bản Tin











Công an Hà Nội – Vinh sợ dân xác nhận Hoàng Sa Trường Sa là của VN


VRNs (15.12.2013) – Sài Gòn - “11 thành viên của Đội bóng Hoàng Sa – FC vào Vinh, để tham gia trận đấu giao hữu với No – U Vinh, nhưng trên đường đi đã bị công an bắt và đưa về đồn công an xã Diện Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An làm việc”. Anh Ngô Quỳnh, một trong những thành viên của đội bóng Hoàng Sa – FC cho hay.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi đấu giao hữu xa nhưng họ lại chặn chúng tôi trên đường đi nên tôi hơi buồn một chút. Tôi nghĩ rằng, họ muốn thể hiện quyền lực của họ còn chúng tôi, là người công dân không có quyền gì hết, ngay cả cái quyền đi đá bóng cũng không có”. Anh Ngô Quỳnh nhận xét.
Anh Ngô Quỳnh kể lại cuộc làm việc với công an: “Tại đồn công an, họ nói rằng, họ được lệnh của công an Hà Nội báo là có 11 người đi vào Vinh gây mất trật tự, nên họ đã giữ chúng tôi lại để kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong, họ thu quần áo và bản đồ ‘Hoàng Sa Trường Sa là của VN’ của chúng tôi và họ thả chúng tôi về. Chúng tôi ra khỏi đồn công an với lưng trần. Trời đang mưa và rất lạnh. Các công an này nói là công an Hà Nội yêu cầu họ làm nhưng họ không muốn làm điều này”.
Anh Ngô Quỳnh cho biết tiếp: “Công an bắt chuyến xe dừng khá lâu. Có 30 hành khách cùng đi với chúng tôi nhưng các hành khách này không biết chuyện gì đã xảy ra cho chúng tôi”.
Đồn công an, thuộc xã Diện Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An cách thành phố Vinh khoảng 45km.
Mục tiêu của nhóm Hoàng Sa – FC là “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Xoá đường lưỡi bò – bảo vệ Tổ Quốc!”
Một thông tin khác cũng liên quan đến việc nhà nước VN không dám công khai xác nhận với quốc tế Hoàng sa Trường Sa là của VN trên các bản đồ của các đối tác đang làm việc với VN.
Học giả Vũ Sinh Hiên, tường trình như sau:
“Trên chuyến bay của Hãng Hàng Không Pháp từ Paris về TP. Hồ Chí Minh ngày 10 – 12 – 2013 vừa qua, chiếc màn hình nhỏ đặt trước mỗi hành khách vẽ lộ trình của chuyến bay để tiện bề theo dõi. Chiếc máy bay rời Tây Âu theo hướng Đông Âu, Trung Đông rồi vào không phận Châu Á, Nam Trung Hoa rồi Miến Điện Thái Lan. Cả bầu trời Đông Nam Á hiện rõ mồn một, dải đất chữ S của quê hương đẹp thần tiên bên bờ Thái Bình Dương. Một hàng chữ rất rõ nét đập vào mắt tôi ngay dưới mũi Cà Mau của Tổ Quốc dấu yêu: South China Sea (Tiếng Anh) Mer de Chine Méridionale (Tiếng Pháp) có nghĩa là Biển Nam Trung Hoa. Nam Trung Hoa nào ở đây? Hàng chữ này phải được đưa lên bên dưới đảo Hải Nam của Trung Quốc mới hợp lý. Sử sách của người Trung Hoa từ ngàn đời vẫn công nhận ranh giới của người Hán là đảo Hải Nam cơ mà. Không được tùy tiện đưa đường lưỡi bò xuống sát ranh giới phía Nam của Tổ Quốc ta. Người Tàu đã ngang ngược trên biên giới đất liền của họ với các nước láng giềng cắn răng chịu đựng vì yếu thế. Nhưng người Tàu không được phép ngang ngược như vậy với Châu Á phía Nam, với Việt Nam, trong hiện tình Thế Giới hôm nay.
Tôi chắc rằng đã có lần Bộ Trưởng Ngoại Giao và các viên chức của Bộ đã từng đáp những chuyến bay Air France đi công tác đó đây, chẳng lẽ các vị lại không nhìn thấy hàng chữ này? Tôi không thể hiểu được Hãng Hàng Không Việt Nam vẫn thản nhiên liên doanh với Air France trong  các chuyến bay TP. Hồ Chí Minh – Paris – TP. Hồ Chí Minh mà không một chút áy náy và can thiệp vào sự thiếu hiểu biết (cố tình hay hữu ý đây?) của Hãng Hàng Không Pháp.
Tôi yêu cầu hai Hãng Hàng Không Việt Nam và Pháp phải sửa sai chi tiết này ngay lập tức, vì chỗ có hàng chữ ấy trên bản đồ của Air France, là Biển Việt Nam đấy”.


                                                                                                                                            PV. VRNs



Bản Tin










Nghệ An: công an đánh đập và bắt bớ hai đội bóng No-U FC Hoàng Sa Hà Nội và No-U FC Vinh


VRNs (15.12.2013) – Nghệ An - Chiều nay, vào lúc 13 giờ 30, công an và an ninh chìm nổi đã ngăn cản trận đấu giao hữu giữa đội bóng No-U FC Hoàng sa Hà Nội và No-U FC Vinh. An ninh đã hành hung thô bạo các cầu thủ và những người đến cổ vũ cho hai đội bóng, tại sân bóng của trường Cao Đẳng Kinh Tế Nghệ An.
Facebooker Lương Tâm, Kim Chi, Tây Nguyên, Mặt Cười và hai bạn từ Hà Nội vào đã bị đánh đập dã man.
Facebooker Lương Tâm cho biết, “Khi mọi người vào sân đá banh thì có một người đàn ông mặc thường phục đi vào sân và yêu cầu chúng tôi, nếu đá bóng thì không được mặc áo “Hoàng Sa – Trường Sa của VN” bởi vì nó mang tính chất chính trị nhưng chúng tôi phản ứng lại với họ thế nào là chính trị… Khi Facebooker Mặt Cười giơ máy ảnh để chụp ảnh các an ninh thì họ đã lôi tóc, đánh đập chị ấy. Họ nói là không được chụp ảnh trong khi đó ở đây không cấm quay phim và chụp hình. Sau đó, họ đã bắt Facebooker Mặt Cười về đồn công an phường Hà Huy Tập. Còn tôi, bị an ninh đánh sưng đầu, sưng cả mặt, tím cả mắt. Hiện nay, mọi người đến công an phường Hà Huy Tập đòi người nhưng công an không cho.”
Bà Kim Chi đang có thai khoảng 4 tháng, em dâu của tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương, có mặt ở đó cho hay: “Họ nói với tôi là “mày có bầu thì đi về nhà đi, đừng có đứng đây mà lên tiếng”. Một người túm và kéo tóc tôi, còn một người khác đánh tôi. Người tôi bị trầy xước và rất đau đầu. Facebooker Mặt Cười bị an ninh mặc thường phục túm tóc và đánh đập rất dã man.”
“Đá bóng giao hữu giữa hai đội là việc làm hết sức bình thường nhưng công an và an ninh đã cản trở và đánh đập chúng tôi, đặc biệt là đánh đập phụ nữ. Xe máy chúng tôi được gửi vào bãi giữ xe nhưng họ lại vào đó bắt xe chúng tôi, đem xe về phường, đòi kiểm tra giấy tờ xe và yêu cầu chúng tôi về nhà lấy giấy tờ xe, bằng lái xe… Nhưng điều này thật vô lý, xe chúng tôi gửi trong bãi giữ xe mà cũng bị bắt. Bọn họ không còn tính người nữa rồi!”. Bà Kim Chi, phẫn uất.
1521989_559464837482675_388849160_n
1517543_232212703618675_1541460790_n
Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận xét: “Đây là những hành động hết sức côn đồ, bất chấp pháp luật của lực lượng an ninh Nghệ An. Mong mọi người lên tiếng phản đối!”.
Như VRNs đưa tin, chiều tối hôm qua, 14.12, đội bóng No-U FC Hoàng sa Hà Nội đã bị bắt giữ tại trạm CSGT 1.5 thuộc xã Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An trong khi họ đang trên đường đến Vinh, để tham gia trận đấu giao hữu. Tại đây, công an đã thu hết số quần áo No-U và bản đồ “Hoàng Sa và Trường Sa là của VN”.
Sau đó, mọi người bắt xe về Vinh và nghỉ qua đêm nhà bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương, ngụ tại xóm 4, xã Nghi Phú, TP Vinh nhưng an ninh chìm tiếp tục “canh gác” suốt đêm và cả ngày hôm nay.
Pv. VRNs















>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page


Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

DÙNG VŨ LỰC CƯỠNG CHẾ ĐẤT CỦA NGƯỜI DÂN LÀM SÂN GOLF... LUẬT ĐẤT ĐAI ĐƯỢC THÔNG QUA TRONG BẢN HIẾN PHÁP 2013 THỂ HIỆN Ý ĐẢNG LÒNG DÂN LÀ NHƯ THẾ NÀY SAO...?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cưỡng chế đất đai của người dân bằng vũ lực... bấy lâu nay vẫn luôn là vấn đề gây nhức nhối và đau lòng trong xã hội Việt Nam... khi nạn tham nhũng trong lĩnh vực đất đai hoành hành một cách khó kiểm soát... đẩy nhiều người dân đến cảnh tan nhà nát cửa và gia đình ly tán... thậm chí là lâm vào cảnh tù tội một cách khó hiểu và thương tâm. Ngày 28-11-2013 vừa qua trong lúc tập thể các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo và Đại biểu Quốc hội vui mừng hể hả trước việc thông qua bản Hiến pháp Nhà nước 2013... được cho là đã sửa đổi theo ý nguyện của người dân...và tập trung được tinh hoa trí tuệ của dân tộc... thì phần lớn người dân Việt nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế đã bày tỏ sự thất vọng trước bản Hiến pháp mới 2013 nói trên, vốn được xem là một trò hề dân chủ giả tạo... chỉ nhằm củng cố quyền lực và phục vụ lợi ích riêng tư cho các nhóm lợi ích, giới lãnh đạo cầm quyền... hơn là phục vụ lợi ích người dân cũng như đáp ứng nhu cầu thiết thực và khẩn cấp đối với quốc gia dân tộc.

Hình ảnh đau lòng về các cuộc cưỡng chiếm trái phép đất đai của người dân bằng vũ lực trong quá khứ... nay lại tiếp diễn và đổ xuống đầu người dân khốn khổ tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà tĩnh Việt Nam. Xử dụng vũ lực cưỡng chiếm đất đai của người dân chỉ để phục vụ cho việc xây dựng một sân golf... Đây là chính sách nhất quán của đảng và Nhà nước khi thông qua luật đất đai trong bản Hiến pháp mới 2013... là như thế này đây sao...? điều mà các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam gọi là trưng dụng đất đai của người dân để xây dựng các công trình quốc gia và phục vụ lợi ích cộng đồng... là việc phớt lờ nguyện vọng chính đáng của người dân chỉ để xây dựng một sân Golf thôi sao...? quyền lợi quốc gia, lợi ích cộng đồng ở đâu không thấy... chỉ thấy người dân xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Việt Nam... đang quằn quại rên siết trước những lằn roi điện căm thù và dùi cui độc ác từ các lực lượng an ninh công an... vốn được cho là công an của nhân dân... do dân và vì dân mà phục vụ...!!!

Lợi ích quá lớn có được từ lĩnh vực đất đai bấy lâu nay tại Việt Nam đã thực sự khỏa lấp lương tri của các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... và đó cũng chính là điều dễ hiểu rằng tại sao luật đất đai còn quá nhiều vướng mắc, bất cập và đầy sai trái... mà vẫn được Quốc Hội Nhà nước Việt Nam thông qua một cách dễ dàng với số phiếu thuận cao đến mức ngạc nhiên. Các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam thật sự không thấy và không hiểu được nỗi oan ức khổ đau của người dân... không hiểu được, không thấy được những nghịc lý và sai trái tồn tại trong bản Hiến pháp... trong luật đất đai... và cũng như trong cuộc sống thực tế của người dân hiện nay... hay bất chấp tất cả mọi thứ và sẵn sàng đối đầu với nhân dân để duy trì quyền lực và bảo vệ lợi ích riêng tư của cá nhân và gia đình mình...? Đến bao giờ thì người dân cả nước mới thực sự thức tỉnh... mới thực sự nhận ra bản chất thật và con người thật của các vị lãnh đạo cầm quyền... cũng như bản chất thật sự của chế độ cộng sản và toàn bộ bộ máy chính quyền Nhà nước hiện hành ngày hôm nay. Hãy mạnh mẽ đồng lòng đứng lên đòi lại quyền sống và quyền làm người hợp pháp của mỗi người chúng ta... và kiên quyết buộc giới lãnh đạo cầm quyền phải cân nhắc mọi lợi ích thiết thực của người dân trước khi hành động... để không còn thấy những cảnh tượng đau lòng xảy ra trong quá khứ và như hiện nay đối với người dân tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Việt Nam.




Bản Tin





BBC


Xô xát cưỡng chế đất Hà Tĩnh làm sân golf

Cập nhật: 11:39 GMT - thứ năm, 12 tháng 12, 2013

Lực lượng cơ động được huy động đông đảo trong cuộc cưỡng chế ngày 10/12
15 người đã bị bắt vì tội 'chống người thi hành công vụ' trong vụ cưỡng chế đất nông nghiệp để xây sân golf tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh hôm 10/12, trùng với ngày nhân quyền quốc tế.
Người dân tại đây cáo buộc chính quyền huyện Nghi Xuân đền bù thấp hơn nhiều lần so với mức giá trần, đồng thời nhất quyết không cho người dân xem giá đã thỏa thuận với nhà đầu tư cũng như được trực tiếp gặp nhà đầu tư.
Họ cũng nói trong vụ cưỡng chế hôm 10/12, người dân đã bị lực lượng công an đông đảo chủ động tấn công bằng roi điện, khiến nhiều người bị thương nặng.
Trong khi đó, ông Phan Văn Đán, Trưởng Công an huyện Nghi Xuân lại được báo Thanh Niên dẫn lời nói "lúc cơ quan chức năng đang thi hành nhiệm vụ thì hàng trăm người đã dùng hung khí xông vào cản trở, xô xát với lực lượng chức năng".
“Mặc dù 14 hộ dân này đã nhận tiền bồi thường nhưng vẫn gây cản trở cho công tác giải phóng mặt bằng vì cho rằng các khoản tiền hỗ trợ khác chưa thỏa đáng. Trong số 15 người vừa bị bắt giữ thì có 3 người là người thân của 14 hộ dân này”, ông này nói.

Nhà báo cầu cứu

"Tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân"
Một nhà báo với điều kiện giấu tên
Một nhà báo trong nước theo dõi vụ việc từ nhiều năm qua đã viết thư cầu cứu BBC và nói "tôi lấy làm đau xót và hổ thẹn vì không nói lên được tiếng nói của nhân dân".
"Đồng bằng Bắc Trung Bộ diện tích rất hẹp, một năm chỉ trông được hai vụ lúa và trong nghị định của chính phủ chỉ cho phép sử dụng 4% đất nông nghiệp trong tất cả các dự án chứ không chỉ riêng sân golf", nhà báo muốn ẩn danh này nói.
"Vậy mà trong vụ này, gần như là 100% đất nông nghiệp bị tịch thu, người dân mất hoàn toàn công cụ sản xuất".
"Bên cạnh đó, chính quyền còn không cung cấp cho dân biết giá trần đền bù, bắt bớ dân trái phép và đánh đập người khiếu kiện dã man, đe dọa, dụ dỗ, và nhiều biện pháp hòng chiếm đoạt đất đai của dân."
Nguồn tin này cũng cho biết trong vụ cưỡng chế ngày 12/12, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh còn huy động cả lực lượng cơ động của thành phố Vinh. Lực lượng này sau đó đã chủ động tấn công người dân, buộc họ phải chống trả và một số người đã bị thương rất nặng sau vụ xô xát.

Nhiều người ngăn cản vụ cưỡng chế đã bị bắt giữ

'94 nghìn đồng một mét vuông'

Dự án Khu du lịch và sân golf Xuân Thành được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt hồi đầu năm 2008, với diện tích quy hoạch sử dụng đất là hơn 110 ha, tuy nhiên nhiều hộ dân tại đây nói họ không được đền bù thỏa đáng.
Bà Lê Thị Nguyệt, đại diện của các hộ dân tại đây nói với BBC rằng đã đi thưa kiện suốt bốn năm nay.
"Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết," bà nói.
Bà Nguyệt cho biết hồi năm 2009, UBND huyện Nghi Xuân ra giá đền bù chỉ hơn 19 triệu/sào đất 500 mét vuông.
Trong khi đó, nhà báo yêu cầu ẩn danh cho BBC biết mức giá trần hiện nay lẽ ra là hơn 170 triệu đồng.
Sau khi Nghị định 69 của chính phủ ra đời, chính quyền huyện vẫn không chịu đền bù theo mức mới mà nghị định này quy định, đồng thời sử dụng lực lượng công an để ngăn chặn không cho người dân lên tỉnh khiếu nại, bà Nguyệt nói thêm.
"Mãi sau này, UBND huyện mới chịu nâng tiền từ hơn 19 triệu đồng lên 35 triệu đồng một sào trên 500 mét vuông," bà nói.
"Bây giờ toàn bộ cánh rừng phòng hộ họ đã san phẳng hết, ruộng đất của nhân nhân hơn 83ha, vừa đất rừng phòng hộ, vừa đất nông nghiệp cũng mất hết"
Lê Thị Nguyệt, đại diện các hộ dân
Tuy nhiên, vì mức giá này vẫn còn quá thấp so với mức giá trần đền bù nên tiếp tục bị bà Nguyệt cùng các hộ gia đình khác phản đối.
"Sau gần một năm sau, đến tháng 8 năm 2013 thì UBND huyện mới mời bà con lên nhận tiền hỗ trợ đợt hai, tổng cộng ba lần mới được 47 triệu đồng/sào".
"Sau đó, họ đe dọa những con đi học ở xa của người dân đang kết nạp Đảng hay đang học các trường ở các nơi trong nước, bắt các em điện thoại về gia đình bảo bố mẹ nhận tiền bồi thường."
Bà Nguyệt cũng cho biết vừa rồi, một phóng viên trong nước đã bị chính quyền huyện đe dọa khi đến nơi tìm hiểu vụ việc.
"Vừa rồi, có một nhà báo về quay lại toàn bộ cánh rừng phòng hộ và đưa người dân lên gặp chính quyền UBND xã thì bị ông Phạm Công Tuân, Chủ tịch Hội đồng xã đe dọa và đuổi về," bà nói.

Thêm về tin này