Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

HÌNH ẢNH CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI NHẠC SĨ TÀI HOA, VIỆT DZŨNG... MỘT NGƯỜI VIỆT NAM DÀNH TRỌN CUỘC ĐỜI MÌNH CHO CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI NHÂN QUYỀN... ĐÒI TỰ DO DÂN CHỦ CHO ĐỒNG BÀO VÀ CHO QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC VIỆT NAM.











                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới đã đau buồn và tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của Nhạc sĩ, Ca sĩ Việt Dzũng... một người con dân Việt Nam với tâm hồn cao quý và tấm lòng nhân hậu... một công dân yêu nước, mặc dù phải sống lưu lạc nơi xứ người nhưng tâm hồn của Anh mãi mãi hướng về Tổ quốc Việt Nam thân yêu... ngay đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Sự ra đi bất ngờ của Nhạc sĩ Việt Dzũng, một người dành cả cuộc đời đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho Quê hương Dân tộc Việt Nam... không những là một sự đau buồn mất mát to lớn mà còn là niềm luyến tiếc vô bờ bến đối với Cộng đồng người Việt khắp mọi nơi trên thế giới... mà còn đối với rất nhiều đồng bào Việt Nam trong nước...đặc biệt là miền Nam Việt Nam, nơi Anh cùng gia đình trải qua những năm tháng hạnh phúc trong cuộc đời trước khi thất thủ rơi vào tay cộng sản. Cùng với đồng bào Việt Nam tị nạn cộng sản trên toàn thế giới... cùng với tất cả đồng bào Việt Nam yêu mến Tự do Dân chủ tại Việt Nam và khắp mọi nơi trên thế giới, chúng tôi xin được cùng bày tỏ sự luyến tiếc và đau buồn của mình trước sự ra đi bất ngờ của người Nhạc sĩ yêu nước tài hoa này... cũng như lòng tri ân trước những cống hiến to lớn của bản thân Nhạc sĩ Việt Dzũng cho công cuộc đấu tranh đòi Nhân quyền, đòi Tự do Dân chủ cho đồng bào... và cho Quê hương Dân tộc Việt Nam. Nguyện xin Thiên Chúa Toàn năng là Cha nhân từ và lòng lành sớm đưa linh hồn Anh về hưởng phúc cùng Người trên Thiên đàng. Thương kính. 





Bản Tin


Thứ hai, 30/12/2013

Tin tức / Văn hóa

Việt Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện

CỠ CHỮ 
Một nhạc sĩ được nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại mến mộ, Việt Dzũng, đã ra đi trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Tên tuổi Việt Dzũng gắn liền với Phong trào Hưng ca, anh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng về thân phận người tỵ nạn và tấm lòng của người ra đi đối với quê hương và những người thân còn ở lại. Một người hoạt động lâu năm với Việt Dzũng, nhạc sĩ và MC Nam Lộc, nói Việt Dzũng là một 'con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái'. Trong mục Đời sống Văn hóa do Hoài Hương phụ trách tuần này, Nam Lộc chia sẻ kỷ niệm khi lần đầu ông gặp Việt Dzũng, và những cảm nghĩ của ông về những đóng góp của Việt Dzũng cho làng nhạc của người Việt ở nước ngoài, và hoài bão chưa thực hiện của Việt Dzũng là xây dựng một trung tâm văn hóa của người Việt tại thủ đô của người tỵ nạn ở California.

VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?

Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”

VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?

Nam Lộc: “Vâng, Việt Dzũng là một người có lòng và có tâm huyết đối với quê hương đất nước, đối với nhân loại nói chung, và đối với đồng bào của mình nói riêng. Khi hoạt động bên cạnh Việt Dzũng, tôi thấy anh ấy là một người đa tài, hoạt động trong nhiều lãnh vực, luôn luôn quan tâm đến tự do dân chủ và nhân quyền ở quê hương mình, luôn luôn quan tâm đến người thấp cổ bé miệng, không nói lên được tiếng nói của mình. Có thể nói một cách tóm gọn là Việt Dzũng là một con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái. Nhưng bên cạnh đó anh là một người dễ xúc động. Chính 2 điểm đó đã giúp Việt Dzũng nói lên được những bất hạnh trên cuộc đời này, những bất hạnh của đồng hương, của nhân loại, nhưng đồng thời cũng là một người dấn thân để mà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền nói chung, và cho quê hương mình nói riêng.”

VOA: Thưa ông xin ông chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp Việt Dzũng trong hoàn cảnh nào và ca khúc nào của Việt Dzũng đã gây nhiều ấn tượng nhất?

Nam Lộc: “Đối với tôi thì một bài hát gây ấn tượng rất là mạnh và có thể là đã tạo cái hình ảnh về Việt Dzũng trong đầu óc của tôi là bài 'Lời Kinh Đêm'. Tôi nhớ mãi đó là thời điểm đầu thập niên 1980. Tôi có nghe tên Việt Dzũng trước đó nhưng đó là lần đầu tiên tôi gặp anh bằng xương bằng thịt là thời gian chúng tôi có một buổi sinh hoạt tôi điều khiển chương trình gây quỹ của sinh viên Đại học Long Beach. Khi tôi giới thiệu Việt Dzũng thì tôi thích ngay bởi vì một người nghệ sĩ trẻ, tóc dài, ôm cây đàn trông rất là nghệ sĩ tính. Anh trình bày một bài hát, giọng rất là ngọt ngào truyền cảm, giọng nói từ tốn, thu hút, tôi thích Việt Dzũng ngay, nhưng khi nghe Việt Dzũng hát thì sự yêu thích quý mến của tôi còn lên gấp bội lần nữa tại vì bài hát anh hát nó ý nghĩa quá. Nhưng mà đến khi tôi biết anh ấy là tác giả bài hát này thì phải nói rằng tất cả sự ngưỡng mộ đưa đến cảm phục quý mến của tôi kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay.”

VOA: Dạ thưa ông, sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, hãy còn quá trẻ, đã gây sốc cho một số fan hâm mộ anh, nhưng có lẽ đối với người thân và bạn bè thì có thể không phải là một ngạc nhiên. Như vậy nhạc sĩ Việt Dzũng có thì giờ để tâm sự với ông về những hoài bão mà Việt Dzũng muốn thực hiện trước khi ra đi không ạ?

Nam Lộc: “Chị nói đúng, Việt Dzũng cũng biết là cái tình trạng bệnh trạng của anh cũng không có khả quan, đôi khi tôi tránh đề cập đến, nhưng mà anh em chúng tôi ngồi cạnh nhau cũng không thể không đề cập đến được, nhất là lại có những chương trình, dự án làm việc dự tính làm chung với nhau. Có hai điều, thứ nhất là Dzũng mong mỏi một ngày được trở về quê hương, và những mơ ước của anh không những là anh được về quê hương mà còn được gặp lại đồng bào mình sống dưới một chế độ tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là hoài bão lớn của anh. Đối với Việt Dzũng, anh nghĩ rằng ngày đó không xa. Nhưng mà hoài bão gần nhất đối với anh em chúng tôi có lẽ ít người biết là tôi và Việt Dzũng đã âm thầm hoạt động cùng với một số những người có lòng ở Nam California,chúng tôi chia sẻ hoài bão là làm thế nào để dựng lên một cái trung tâm văn hóa của người Việt tại nơi gọi là thủ đô của người tỵ nạn Việt Nam bởi vì sự thành công của người Việt với những công trình xây dựng hay thương mại rất lớn nhưng hầu như chúng ta chưa có một chỗ nào để tạo ra một trung tâm văn hóa hầu giữ lại cái lịch sử thành lập cái thủ đô tỵ nạn, có thể nói là một nơi mà người Việt Nam chúng ta sinh sống và tạo dựng sự nghiệp. Đấy là những điều mà anh Việt Dzũng rất là mong mỏi, hầu cho thế hệ trẻ đi sau biết được cha ông của họ đã làm những gì, đã hy sinh như thế nào và đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để tạo dựng được. Các em trẻ đến thăm khu Little Saigon, các em không có một địa điểm, có chỗ nào để các em tìm hiểu được lịch sử ở đâu, các em chỉ nhìn thấy khu Phước Lộc Thọ chẳng hạn, rồi thấy cái tượng Phước Lộc Thọ, nhiều khi dẫn những người bạn ngoại quốc hay bản xứ, họ lại hiểu lầm hay là đây là tổ tiên của người Việt? Thì đấy là cái hoài bão và quan tâm rất lớn của Việt Dzũng cũng như của anh em chúng tôi.”

VOA: Dạ thưa xin cám ơn ông đã chia sẻ hoài bão đó, nhưng mà hoài bão đó đã trở thành một dự án chưa, và dự án đó có khả thi hay không dựa trên những điều kiện kinh tế hiện nay?

Nam Lộc: “Dạ vâng thưa chị, dự án đó đi có lẽ mới được 1 phần 3 đường, tức là muốn thực hiện được điều đó, như chị đã nói đó là cần phải có một cái dự án tài trợ rất là lớn. Chúng tôi cũng xúc động là chúng tôi cũng đã tiếp xúc được những người có khả năng tài chính để có thể làm điều này, thậm chí có những người có cả địa điểm, đất đai để có thể cống hiến vào công việc này. Tuy nhiên cái vấn đề quan trọng là chúng ta cần nhiều người nắm tay lại, đây là một dự án có tính cách lưỡng lợi cho những người làm thương mại, họ sẽ đóng góp, chia sẻ những sự tốn kém để tạo dựng nên cái trung tâm này. Anh Việt Dzũng và chúng tôi đã gặp được một số các nhân vật đó, và hiện chúng tôi hy vọng là có thể theo đuổi được cái hoài bão này, đặc biệt những người đó là thuộc thành phần trí thức trẻ, thành công trong sự nghiệp và muốn đóng góp một phần vào việc đó. Họ cũng đồng ý với chúng tôi là nếu không thành lập trung tâm này thì một ngày nào đó, những người đi trước không còn hiện diện nữa thì những chi tiết, những tin tức, những cam kết của họ sẽ mất đi thì khó có thể thực hiện được. Thưa chị trả lời câu hỏi của chị thì đây là một công việc không phải là dễ làm nhưng mà nó đã bắt đầu và đã có những người hỗ trợ, thưa chị.”

VOA: Dạ xin cám ơn ông chia sẻ cái hoài bão đó của ông, và cũng là của nhạc sĩ Việt Dzũng. Thay mặt cho Đài VOA và độc giả của đài, xin cám ơn và chúc ông thành công.

Nam Lộc: “Vâng thành thật cám ơn chị và cám ơn độc giả của Đài VOA.”

Hoài Hương-VOA







MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐÁM TANG CỦA

NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG.


Nguyễn Nam Lộc


 vietdungfuneral
2
ikla.jpg
   Buổi sáng hôm nay các hội đoàn đến thăm viếng Dũng lần cuối. Chương trình của 1, 2 ngày trước
sẽ có phần phủ cờ. Nhưng giờ chót vào buổi tối cùng ngày Anh Nam Lộc thông báo lễ phủ cờ sẽ bải bỏ
vì có người không tán thành và vì nghi lễ này chỉ dành cho quân đội và các người chết hoặc công lao
vì chiến trận
3
3h2b.jpg
BĐQ Nam Cali với đủ ban chấp hành và anh Hội Trưởng Phan Thái Bình đã đến tham dự. Lễ phủ cờ
sẽ chuyển thành Lễ trao cờ cho thân mẫu Dũng. Liên Hội cựu Chiến Sĩ cùng các hội  Không quân, Hải
Quân, Dù, BĐQ, XDNthôn.v.v. và đầy đủ các hội đoàn Liên Tôn, các Hội Đoàn trong cộng  đồng người
Việt tỵ nạn sẽ thực hiện nghi lễ này
4
92j7.jpg
5
ig6l.jpg
   BĐQ Phạm Trần Thế đại diện gia đình BĐQ San Diego lên tham dự
6
ff00.jpg
7
lsyi.jpg
8
xhcq.jpg   B
Ban trật tự làm việc chặt chẽ cho cá nhân và hội đoàn. Tới phiên Hội BĐQ nam Cali vào thăm viếng.
Đợi sẵn thành 2 hàng dọc khi bước vào đường chính giữa.
9
uo2y.jpg
Mỗi người đưọc phát nhang ngay lối vào. Việc này vừa thứ tự vừa giảm bớt thời gian khi đứng trước
bàn thờ
10
0olk.jpg
  BĐQ Lê Hữu Phúc từ DC mới đáp chuyến bay tối hôm qua để sáng nay có mặt tại đây với BĐQ nam
Cali
11
ytfc.jpg
12
38w3.jpg
13
kzb1.jpg
14
vsm7.jpg
   Việt Dũng có xứng đáng được phủ cờ hay không. Về mặt lý luận và quy tắc thì rất đúng. Xưa kia và
nay chỉ có những chiến sĩ trong quân đội chết vì trận mạc, hy sinh ngoài chiến trường mới được nghi lễ
phủ cờ. Họ là những người hy sinh mạng sống để bảo vệ lý tưởng, là những người yêu nước.
   Việt Dũng cũng là ngưòi yêu đất nước. hầu như cả cuộc đời anh dùng tài năng, ngòi bút, khả năng
chuyên biệt để cùng với những người đồng chí hướng đấu tranh cho dân chủ tự do, đến nỗi quỷ Satan
đã kết án tử hình anh khiếm diện. Vì thế quy tắc phủ cờ có được cảm thông, nới lỏng ?
   Thực ra, ý kiến phản đối chỉ có tỷ lệ 0, 000000000000000000 o/o và chỉ đếm trên đầu ngón tay, để tránh
những phiền phức và cũng để tạo cho buổi tang lễ an bình, ban tổ chức và gia quyến đã xin bải bõ
15
7wc4.jpg
16
xwy4.jpg
17
l6d7.jpg
   Thân nhân của Việt Dũng đứng trước linh cửu vái lậy đáp lễ mỗi khi khách viếng thắp  nhang và cúi
trước bàn thờ Việt Dũng
18
ftwg.jpg
  Phái đoàn hội BĐQ Nam Cali với anh Hội Trưởng đã đến trước bàn thờ Dũng cúi lậy
19
2dyb.jpg
20
6yu7.jpg
21
oo1m.jpg
22
vietdungfuneral
23
13u0.jpg
24
vtu4.jpg
25
fnez.jpg
26
c81s.jpg
27
isa7.jpg
28
2tpv.jpg
29
l4a7.jpg
30
nfnb.jpg
31
vietdungfuneral
32
ave9.jpg
   Một, hai cá nhân nào đó phản đối chắc đã hả hê nhưng bây giờ trong căn nhà nhỏ của Dũng bằng
những tấm ván có lấy được lá cờ của anh ra không. Một chiến sĩ miệt mài đấu tranh cho dân chủ tự
do không kém một chiến sĩ ngoài mặt trận. Chiến đấu bằng cặp nạng mang theo người suốt thời thơ ấu
đến trưởng thành.
31
icxr.jpg
Các chiến sĩ DÙ đang thăm viếng trước linh cửu của Dũng.
                                       NGHI LỄ TRAO CỜ
32
vietdungfuneral
MC của buổi lễ thông báo trịnh trọng xin dành chỗ để phái đoàn của Liên Hội Cựu chiến sĩ bao gồm
các quân Binh chủng Không Quân, Hải Quân, dù, Xây dựng nông Thôn, Biệt Động Quân v.v thực
hiện NGHI LỄ TRAO CỜ. Thân nhân chiến sĩ VIỆT DŨNG gồm có Thân Mẫu của Dũng đứng sẵn
theo sắp xếp của ban tổ chức
33
v727.jpg
   Chủ Tịch LH/CCS đứng chào tay trưóc bàn thờ. Đằng sau 1 TSQ trịnh trọng hai tay đang nâng lá
Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã được xếp gọn ghẽ
34
nq9o.jpg
   Vị Chủ Tịch LH/CCS đọc lời tri ân cảm tạ trước thân quyến Việt Dũng vì những đóng góp công lao
to tát của người quá cố và xin trân trọng trao lá cờ danh dự và vinh danh này cho thân mẫu của Dũng
   Bên phải 1 phụ nữ áo đen không phải là thân nhân ruột thịt của Dũng nhưng lại mang vành khăn tang
Một nhân vật đặc biệt sẽ được nói đến sau.
35
vietdungfuneral
Xong lời phát biểu. Vị chủ tịch LH đón nhận lá cờ để chuẩn bị trao cho thân nhân người chiến sĩ quá cố.
36
8udb.jpg
Lá cờ được Vị Chủ tịch LH/CCS trao tận tay bà quả phụ Nguyễn Ngọc Bảy là thân mẫu của chiến sĩ
VIỆT DŨNG
37
xqt3.jpg
38
d95a.jpg
Một thân nhân mang lá cờ lên linh cửu Dũng và sẽ để lên thi hài của Dũng
39
qocs.jpg
Các thành viên trong LH/CSS lần lượt cúi đầu trước linh cửu chiến sĩ Việt Dũng
40
gjq2.jpg
41
r44p.jpg
  Dũng bây giờ có đến 2 lá cờ phủ lên người Em. Hai lá cờ phủ lên người Anh. Hai lá cờ phủ lên người
chiến sĩ
   (Những tấm hình lấy rất khó vì quá đông phóng viên và phải nhân nhượng nhau)
42
r80e.jpg
    Nhân vật đặc biệt này chính là Nguyệt Ánh tác giả của ca khúc đấu tranh nổi tiếng "Em vẫn mơ". Cô
và MC Minh Phượng là 2 người chị kết nghĩa với Việt Dũng. Việt Dũng lại là Nghĩa Tử của thân phụ
cô tức cố Đại Tá Nguyễn Văn Y, 1 trong những Sĩ Quan đầu tiên khai sinh binh chủng Biệt Động Quân
 trong những năm 60.
     Ngày cố Đại Tá Nguyễn Văn Y từ trần Dũng đã lên thăm và chít khăn tang cho Nghĩa Phụ
43
fx4w.jpg
   Người chị kết nghĩa này đã phát biểu trong ngày tiễn biệt thật cảm động. Lời phát biểu như đã biến
thành bài diễn văn. Đến nỗi các ống kính quay phim và mọi người đổ dồn về chị quên đi những chiến
hữu trong đoàn Liên Hội Cựu chiến Sĩ vẫn còn đang lên thắp nhang kính viếng.
44
r5d3.jpg
45
w0ll.jpg
   Có ai ngờ rằng ẩn bên trong đôi mắt diễm lệ này lại là một Anh Thư thốt lên những tâm tình biểu lộ
  tràn đầy nhiệt huyết yêu nước đấu tranh. "Người đi dưới trăng" trong tuyệt phẩm "Em vẫn mơ" không
phải chỉ là 1 nhạc sĩ tầm thường.
   "Bài diễn văn" của cô rất dài nhưng ý nghĩa từng câu, từng dấu chấm.
46
vietdungfuneral
   Lệ trào ra khóe mắt. Bên phải là thân mẫu Việt Dũng cũng đẫm lệ quanh mắt Bà
47
3gc6.jpg
48
limq.jpg
49
djtu.jpg
   Phần quan trọng của buổi lễ trao cờ đã chấm dứt. Những tấm ảnh trước khi ra về
50
pczz.jpg
51
l5l3.jpg
52
xzis.jpg
                         TRUYỀN HÌNH ONLINE BĐQ.                                      

















Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ GIỚI CẦM QUYỀN CỘNG SẢN ĐỘC TÀI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY... ĐANG LO SỢ ĐIỀU GÌ... ?










                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Mỗi khi đề cập đến hiện tình đất nước... đề cập đến ung nhọt gây bất ổn xã hội và suy thoái kinh tế đất nước là tệ nạn tham nhũng... cũng như đề cập đến các hành vi sai trái chà đạp quyền con người của chế độ cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay... thì y như rằng các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam cùng với đội ngũ đông đảo các dư luận viên của chế độ lồng lộn lên như muốn ăn tươi nuốt sống một ai đó... và rồi thì điệp khúc muôn thuở được vang lên... nào là luận điệu xuyên tạc của bọn tàn dư Mỹ - Ngụy... nào là thế lực phản động thù địch đứng sau lưng kích động lôi kéo đồng bào Việt Nam chống phá thành quả cách mạng...v..v... chứ không một ai trong số các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản này dám nhìn thẳng vào sự thật... vào những sai trái và lỗi lầm do chính bản thân mình gây ra cho đồng bào...và cho quê hương dân tộc. Chính vì lẽ đó, để rộng đường dư luận và khách quan trong việc nhận xét đường lối chính sách cai trị người dân và điều hành đất nước của tập thể các Nhà lãnh đạo đảng và giới cầm quyền cộng sản độc tài tại Việt Nam hiện nay. ngày hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước bài viết trên blog của tác giả Bùi Tín, một đảng viên kỳ cựu của đảng cộng sản Việt Nam, cựu Đại tá quân đội ... nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, hiện đang tị nạn chính trị tại Pháp... 





Bản Tin


Thứ sáu, 27/12/2013

Blog / Bùi Tín

Họ sợ những gì?

CỠ CHỮ 
Nhóm lãnh đạo cộng sản hiện nay sợ những gì? Chúng ta cần trao đổi làm cho rõ, để hướng đấu tranh được chính xác, có hiệu quả, khi nỗi sợ chuyển dần từ phía ta sang phía người ta.

Thật là lý thú khi ta thấy nỗi sợ gần đây đã “đổi ngôi”. Trước kia có thể nói người công dân nào cũng sợ cường quyền. Thời phong kiến, thời thuộc Pháp, thời đảng CS cai trị, người dân ai cũng sợ nền cai trị của họ, với phu lít, cảnh sát, quân đội, tòa án, nhà tù…hạch sách, áp bức, đầy ải dân lành không sao kể xiết.

Ngày nay tình hình đã đổi khác. Thời thế đã đổi khác. So sánh lực lượng đang đổi khác. Dân trí thời mở cửa và hội nhập đã cao hơn hẳn trước. Thông tin hiện đại nhanh hơn chớp, rút ngắn thời gian, không gian, mọi người có thể nắm bắt sự thật tức thời, kẻ cai trị khó lòng tùy tiện xuyên tạc bóp méo.

Nhân dân ta từng bị 3 hệ thống cai trị phi nhân bản, ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, của vua quan phong kiến, của quan chức thực dân rồi của quan liêu cộng sản, nay dân ta đang bàn giao dần nỗi sợ cho cả hệ thống cầm quyền . Nhân dân ta càng bớt sợ họ bao nhiêu thì nỗi sợ của họ bị mất quyền, bị hỏi tội và rồi có ngày có thể phải đền tội, càng lớn dần lên. Một sự “bàn giao“ tự nhiên, không có văn bản, nhưng rõ ràng, nhãn tiền, diễn ra thường xuyên, liên tục cho đến khi nền dân chủ chân chính lên ngôi.

Mà họ sợ là phải. Họ giật mình khi bức tường Berlin đổ sập trong một đêm, rồi khi các đảng CS Đông Âu tan biến, một loạt các nước đồng chí xã hội chủ nghĩa vào nằm trong nghĩa địa lịch sử. Họ càng sợ khi đảng CS Liên Xô bậc thầy của họ tan nát, Liên bang Xô viết “vĩ đại” tan hoang. Họ thêm sợ khi các nhà độc tài từ Iraq đến Tunisia, Ai Cập rồi Libya lăn kềnh khi quần chúng xuống đường nổi dậy hỏi tội độc đoán và tham nhũng.

Thấy người lại nghĩ đến ta. Bao nhiêu tấm gương tày liếp sờ sờ ra đó. Họ không thể ăn ngon, ngủ yên được.

Họ sợ trí thức thừa kế túi khôn đặc sắc của dân tộc, họ sợ công nhân đòi công bằng xã hội, họ sợ dân oan bị cướp ruộng đất là nguồn sống duy nhất ở nông thôn, họ sợ người theo các tôn giáo đòi tự do tín ngưỡng, họ sợ cả bốn lớp người này cùng phối hợp thành cuộc xuống đường chung như nước lũ. Cơ đồ riêng chung của họ có nguy cơ bị bão lũ quần chúng cuốn băng trong chốc lát.

Nhưng họ sợ gì hơn cả? Thật khó trả lời. Vì càng ngày họ càng sợ nhiều thứ, kể ra không sao hết. Họ sợ quần chúng đông đảo xuống đường đòi tự do, ruộng đất, nhân phẩm. Họ sợ sự thật. Nhà toán học Hoàng Xuân Phú, hiện là Chủ tịch hội Toán học Việt Nam, chỉ ra hai tử huyệt của họ hiện nay là “Điều 4” trong Hiến pháp về độc quyền lãnh đạo của đảng CS và “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai”, một thủ đoạn xảo quyệt để cướp đất của nông dân. Họ rất sợ ý kiến người dân nhằm vào
"hai gót chân Asin" này của họ.

Họ rất sợ sự thật. Vì họ sống nhờ bộ máy tuyên truyền chuyên nghề dối trá, đổi trắng thay đen, che dấu sự thật. Do đó họ sợ nền thông tin trung thực, thâm thù báo chí, mạng lưới thông tin, các blogger tự do lề trái, bỏ tù các nhà báo tự do toàn là những “sứ giả của sự thật”, bỏ tù các nhà luật học, luật sư bênh vực luật pháp và sự thật, bênh vực dân oan.

Trong vô vàn sự thật họ đặc biệt sợ tệ nạn sùng bái ông Hồ Chí Minh ngày càng bị lật tẩy, vì đây là nơi trú ẩn cuối cùng của họ về mặt chính trị và tình cảm để mê hoặc nhân dân. Họ không còn dám khoe rằng ông Hồ từng được UNESCO của LHQ suy tôn là Danh nhân Chính trị và Văn hóa của Thế giới, vì sự thật được chứng minh là không có chuyện ấy. Họ sợ vì nhiều nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng trong cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ, ông Hồ đã nặng về vế cách mạng dân tộc - chống đế quốc mà hoàn toàn coi nhẹ vế cách mạng dân chủ - xây dựng xã hội dân sự, tôn trọng quyền tự do của người công dân dưới một chế độ dân chủ pháp trị đúng nghĩa. Trong 24 năm là chủ tịch nước, ông đã kiên trì đóng chặt cửa trường Luật, coi đảng của ông là pháp luật; ông dửng dưng trước số phận hơn 27 ngàn địa chủ phần lớn là trung nông yêu nước , có văn hóa, giỏi nghề nông bị bắn và chôn sống; ông cũng quay mặt đi khi các ông Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Vũ Đình Huỳnh… lâm nạn. Vô cảm, bất nhân như thế thì sao có thể là gương sáng đạo đức cho đảng, cho dân? Cho nên việc giải ảo tiếp có lý lẽ, có sức thuyết phục cao về thần tượng Hồ Chí Minh là việc rất cần làm tuy không vui vẻ gì nhưng có lợi cho đất nước, dân tộc. Việc giải ảo này đã đi được chừng một phần ba chặng đường đánh giá trung thực về ông Hồ. Cần đi tiếp.

Hiện nay có một việc làm rất cần thiết nhưng anh chị em dấn thân cho tự do dân chủ làm chưa tốt, một việc nhóm lãnh đạo đảng CS rất sợ, đó là thành lập một hay vài cơ quan thăm dò dư luận tự do, đáng tin cậy, như ở một số nước dân chủ phát triển.

Đây là một công cụ xây dựng dân chủ rất lợi hại, sắc bén.

Hiện nay ở Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam có “Trung tâm điều tra dư luận xã hội” ra đời được 30 năm, chưa có một tiếng vang nào về hoạt động của trung tâm đó, tuy chức năng và nhiệm vụ được xác định rõ ràng là: nắm bắt, phân tích, tổng hợp dư luận xã hội về những vấn đề, sự kiện quan trọng.

Lẽ ra đây phải là cơ quan “mở”, “rất mở”, được xã hội biết đến, nhưng nó nằm im, bất động ăn tiền mấy chục năm ròng. Vì xã hội đảo điên, niềm tin ở đảng CS lung lay, lãnh đạo bị xã hội khinh ghét, dân hết tin, điều tra dư luận một cách công khai chỉ tăng nguy cơ cho đảng nên đảng buộc nó nằm im như không hề tồn tại.

Chính vì lẽ ấy nên blogger Trương Duy Nhất bị truy tố và bị giam. Anh đã viết gần một nghìn bài báo nói lên sự thật. Rồi anh tự làm những cuộc thăm dò dư luận, qua đó đo mức tín nhiệm của từng người lãnh đạo ở chóp bu, kể cả tứ trụ triều đình CS, không một ai vượt quá 50 %. Kết quả này được anh công bố ngay trước cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội đang họp. Họ bị chạm nọc. Anh bị bắt khẩn cấp. Họ sợ và bịt mồm anh. Blog “Một góc nhìn khác” của anh phù hợp với quyền của công dân có cách nhìn riêng độc lập theo Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Anh Trương Duy Nhất sắp ra tòa. Để xem anh sẽ bị kết tội những gì và ra sao. Chỉ biết chắc chắn là họ rất sợ thước đo của dư luận. Họ căm và lo khi anh tự làm việc điều tra dư luận và tự công bố kết quả. Họ quá sợ dư luận xã hội nên vẫn một mực trì hoãn việc bàn về Luật trưng cầu dân ý được ghi trong hiến pháp.

Cho nên một việc rất nên làm lúc này là xây dựng một hay vài cơ quan điều tra dư luận tự do của xã hội dân sự với phương pháp khoa học và tinh thần trách nhiệm cao, coi như điền thế cho cái Trung tâm điều tra dư luận xã hội “tồn tại mà coi như không tồn tại “, “có cũng như không”, một đặc sản của Việt Nam thời độc đảng.

Mạng lưới Blogger Việt Nam thừa sức đảm nhận công việc này. Một nhóm bạn trẻ hiểu biết về tâm lý xã hội, về quan hệ công chúng, về thống kê có thể dựng lên một trung tâm như thế. Computer, điện thoại cầm tay khắp nơi, chỉ cần chọn một trăm hay khi cần năm trăm địa chỉ phân bố theo địa lý, nghề nghiệp, độ tuổi của công dân, rồi lựa chọn chủ đề theo từng thời gian, công bố công khai kết quả. Có rất nhiều chủ đề người công dân trong xã hội ta cần biết, đồng bào ta đang nghĩ gì, đa số muốn điều gì, không muốn điều gì.

Lúc ấy lãnh đạo đảng không thể tùy tiện và trơ tráo nói thay cho dân. Bao nhiêu đảng viên muốn từ bỏ cái tên “đảng Cộng sản” đã ô nhiễm để thay bằng một tên khác trong sạch? Bao nhiêu công dân muốn thay cái danh hiệu “xã hội chủ nghĩa” viển vông gán cho nước ta? Bao nhiêu công dân muốn từ bỏ nền “sở hữu toàn dân” về đất đai kỳ quái với những việc thu hồi, đền bù, cưỡng chế tàn bạo, để trở về với chế độ đa sở hữu vốn có từ xa xưa ? Đó là những “hàn thử biểu xã hội” bén nhậy chính xác rất cần cho xã hội văn minh.

Ở Hoa Kỳ có Viện Gallup thành lập từ năm 1935, có 40 văn phòng rải khắp các lục địa với 2 ngàn nhân viên chính thức, mỗi ngày trung bình làm 1.000 cuộc phỏng vấn để từ đó tổng hợp đưa ra kết quả. Ở Pháp nổi tiếng nhất là Viện IFOP (Institut Francais d’ Opinion Publique - Viện điều tra dư luận Pháp), thành lập năm 1938, có 4 trung tâm ở Paris, Toronto (Canada), Buenos Aires (Argentina), và Thượng Hải (Trung Quốc). Tất cả những tổ chức này đều là công ty tư nhân, không chịu áp lực nào của chính quyền hay các đảng phái, không chỉ điều tra dư luận về chính trị, còn về kinh doanh, dịch vụ, thị trường mua bán, y tế, thể thao, nghệ thuật.

Họ sợ sự thật, sợ sự minh bạch, sợ thức tỉnh của nhân dân, sợ dư luận, vậy thì Trung tâm dân sự điều tra dư luận có thể sẽ là một vũ khí hòa bình, phi bạo lực rất sắc bén, có hiệu quả cao vậy.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.