SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Tại sao Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam tại Pháp lại lên tiếng yêu cầu Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy xé bỏ bản phúc trình dối gạt về nhân quyền để nói lên thảm trạng thật sự về nhân quyền hiện nay của Việt Nam... và tại sao một viên chức ngoại giao của Việt Nam lại tuyên bố rời bỏ hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam... và sau đó xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ...? Thật ra còn rất nhiều câu hỏi tại sao cần có lời giải đáp từ các vị lãnh đạo Đảng cộng sản và giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... và đó cũng chính là thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế cần phải thấy, cần phải hiểu một cách rõ ràng và chính xác... ngõ hầu có những đối sách phù hợp trong việc vận động tạo áp lực buộc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... dừng ngay lập tức và vô điều kiện các hành vi chà đạp quyền con người tại Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trở nên xấu đi một cách đáng quan ngại... trong lúc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại ra sức tìm mọi cách che đậy, khỏa lấp và bưng bít... thậm chí là ngay cả tuyên truyền sai lệch và bóp méo mọi sự thật. Mặc dù đã tham gia ký kết nhiều công ước, nhiều văn kiện mang tính Quốc tế liên quan đến Nhân quyền... và gần đây đã chính thức được bầu vào ghế Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc... nhưng xem ra nhân quyền tại Việt Nam chẳng những không được cải thiện... mà càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn qua hàng loạt các chiến dịch sách nhiễu và đàn áp thô bạo từ phía chính quyền các cấp... cũng như hàng loạt các Nghị định sai trái được chính phủ ban hành trong thời gian qua nhằm bịt miệng người dân trong nước ... và cản trở mọi người thực hiện các quyền tự do căn bản chính đáng và hợp pháp của họ... vốn được Hiến pháp Nhà nước Việt Nam và Công pháp Quốc tế thừa nhận và bảo hộ.
Việc một Nhà Ngoại giao của Việt Nam tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản Việt Nam và xin tị nạn chính trị tại nước ngoài là hệ quả tất nhiên của một chế độ cầm quyền đang ngày một xa rời người dân... quay lưng lại với nhân dân... hay nói một cách chính xác hơn là đã và đang trực diện đối đầu với người dân của đất nước mình... thay vì lắng nghe mọi nguyện vọng tâm tư chính đáng của họ. Nhân quyền tại Việt Nam nhiều năm qua trong mắt giới lãnh đạo cầm quyền chẳng khác nào một chiếc bánh muốn nhào nặn ra sao tùy ý họ... bất chấp dư luận trong và ngoài nước... bất chấp luật pháp và hiến pháp Quốc gia lẫn Công pháp Quốc tế... và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người... miễn sao đáp ứng được tham vọng bất chính của giới lãnh đạo cầm quyền... phục vụ và bảo vệ hiệu quả quyền lực cũng như lợi ích cá nhân của các nhóm lợi ích... thay vì đáp ứng quyền lợi người dân và lợi ích của Quốc gia Dân tộc. Chính vì thế, việc xé bỏ bản phúc trình dối gạt về nhân quyền và thẳng thắn nhìn nhận thực trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay tại Việt Nam chính là điều cần thiết và đúng đắn... mà người dân Việt nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế hiện nay đang mong đợi.
Bản Tin
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012, nói rằng ông đã đến Thụy Sĩ hôm 18/10/2013 và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị. Với hành động này, ông tố cáo « sự độc tài » của chế độ Hà Nội, đã « đe dọa và cầm tù » các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số người khác noi theo.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt», và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.
Cựu lãnh sự từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983 và vừa từ bỏ đảng Cộng sản tuyên bố : « Đất nước chúng tôi đã rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có thay đổi, nhưng mới đây đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cách cai trị độc tài và chế độ độc đảng. Cuộc khủng hoảng này là toàn diện vì vừa là khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, đồng thời còn trong lãnh vực giáo dục và y tế ».
Ông Đặng Xương Hùng đã quyết định hợp tác với phe đối lập Việt Nam, đặc biệt là Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) được thành lập cách đây 25 năm. Tổng thư ký ủy ban này là ông Nguyễn Tăng Lũy cho rằng việc xin tị nạn của ông Đặng Xương Hùng là một « sự kiện đặc biệt», và nói thêm « Phía cuối đường hầm dường như đã cận kề ».
Sự kiện nhà ngoại giao trên xin tị nạn chính trị diễn ra trong lúc Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới sẽ xem xét tình hình thực hiện các quyền cơ bản tại Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập (UPR) diễn ra bốn năm một lần.