Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN... SAO KHÔNG LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI DÂN... ?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Tại sao người dân xã Bắc sơn, huyện Thạch Hà tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và người dân oan cả nước Việt Nam nói chung thường có hành vi phản kháng lại chính quyền...? và tình trạng nổi loạn vừa qua gây xáo trộn và bất ổn tại địa phương của người dân xã Bắc sơn, huyện Thạch Hà tỉnh trong việc phản đối chính quyền tỉnh Hà tĩnh thực hiện dự án xây dựng "Nghĩa trang Vĩnh hằng" cạnh khu vực dân cư tại địa phương ... là dấu hiệu của hiện tượng "Giọt nước làm tràn ly". Vâng, không chỉ sự nổi loạn của người dân xã Bắc sơn ngày hôm nay... mà sự bất bình trong lòng người dân lan rộng khắp mọi nơi trong phạm vi cả nước... trong đó nhiều trường hợp dẫn đến các hành vi phản kháng nghiêm trọng và quyết liệt từ người dân như tại: Cống rộc huyện Tiên Lãng, TP. Hải phòng, huyện Văn giang tỉnh Hưng yên, Vụ bản tỉnh Nam định, xứ đạo Cồn Dầu TP. Đà nẵng...v...v...



Lý do tại sao... và làm thế nào để không còn tồn tại tình trạng dân oan khiếu kiện lan tràn khắp mọi nơi...? mọi người chúng ta ai cũng biết... nạn tham nhũng lan tràn khắp mọi nơi trong Bộ máy chính quyền các cấp... đặc biệt là đối với những lợi ích to lớn trong lĩnh vực đất đai... dẫn đến cách hành xử vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô đạo đức của lãnh đạo chính quyền các cấp, từ địa phương đến Trung ương. Đất đai bị trưng dụng và bị thu hồi cưỡng chế vô tội vạ và được tiến hành một cách tùy tiện... bất chấp lợi ích và cuộc sống của người dân ra sao... bất chấp nhu cầu và lợi ích thiết thực của toàn xã hội... bất chấp mọi sự phản đối và phản biện từ mọi tầng lớp nhân dân... bất chấp cả việc vi phạm pháp luật... và cuối cùng là bất chấp cả lương tâm đạo đức con người... đó chính là những nguyên nhân dẫn đến việc người dân bị dồn vào con đường cùng và cuộc sống không còn lối thoát... tất nhiên phải phản ứng, và phản kháng quyết liệt theo bản năng sống tự nhiên của con người... không có gì là khó hiểu...



Tôn trọng luật pháp... tôn trọng sự thật và quan tâm thiết thực đến cuộc sống cùng lợi ích chính đáng của người dân... đặt quyền lợi và lợi ích toàn xã hội lên trên quyền lợi và lợi ích của cá nhân, của người thân và gia đình mình... đó chính là những vấn đề mà giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam cần phải ý thức và thực hiện. Một chính quyền Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ như tuyên truyền bấy lâu nay trước công luận trong và ngoài nước từ các vị lãnh đạo quốc gia cộng sản này...thì không thể tồn tại các hiện tượng đau lòng nói trên. Chính quyền Nhà nước của nhân dân thay vì lắng nghe nguyện vọng và ước muốn của họ...lại chủ trương dùng bạo lực cưỡng chế, tấn công một cách thô bạo và dã man người dân của mình... thì làm sao có thể xem đó là chính quyền Nhà nước của nhân dan...? một Nhà nước pháp quyền... mà thường xuyên chà đạp lên pháp luật...chà đạp lên sự thật và công lý... thì làm sao có thể gọi đó là một Nhà nước pháp quyền...? để có thể vãn hồi và khắc phục mọi tình trạng bi đát nói trên... điều cần thiết trước tiên mà các vị lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp cần phải làm đó chính là cần phải chấm dứt ngay hiện tượng ngồi trên pháp luật từ phía chính quyền Nhà nước bấy lâu nay... ở mọi cấp, mọi lúc và mọi nơi một cách vô điều kiện... và lắng nghe thực hiện đối thoại với người dân trước mọi sự việc bằng thiện chí tích cực thật sự... thay vì hành xử ngang ngược và chủ trương xử dụng bạo lực thô bạo một cách lan tràn như hiện nay.





Bản Tin







Thời tiết 
weather-status16oC Mưa nhẹ



Ép dân nghèo xây nghĩa trang sang

Ép dân nghèo xây nghĩa trang sang
Cánh đồng này sẽ xây dựng dự án. Ảnh: Thế Sơn
Đem sự lo lắng của người dân liệu khi có thân nhân qua đời, có được mai táng ở “Công viên Vĩnh Hằng” không? Ông Nguyễn Lương Lĩnh, Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cho biết: “trong các văn bản đã ghi rõ “khi người dân xã Bắc Sơn qua đời, sẽ được an táng tại đây không phải trả tiền đất..”.
(PLO) - Thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bao đời nay bình yên, vì sao bỗng nhiên trở thành tâm điểm của dư luận cả nước về việc bắt giữ, chống lại chính quyền. Đây hoàn toàn không phải chuyện chính trị mà là chuyện người dân không đồng tình với dự án xây nghĩa trang sang trọng trên phần đất lúa là sinh kế, là tài sản duy nhất của họ.
Chúng tôi tới nhà bà Hồ Thị Long, 61 tuổi, nơi đã xảy ra vụ bắt giữ ngày 10/04/2014. Nghe tin nhà báo đến, người dân kéo đến rất đông và tranh nhau trình bày sự việc. Ông Đường Sơn Ngọc, 87 tuổi nói: “Nhân dân ở đây đã thiếu đất sản xuất, bây giờ lại làm dự án trên đất lúa thì chúng tôi sống vào đâu”. 
Còn ông Dương Đình Trung, 48 tuổi thì nói: “Chúng tôi không phản đối các quy hoạch của Nhà nước. Xây nghĩa trang thì cần phải đặt địa điểm nào xa dân cư, đừng lấy mất đất sản xuất thì chúng tôi hoàn toàn ủng hộ”. Rõ ràng, sự bức xúc của người dân nơi đây bắt đầu từ dự án “Công viên Vĩnh Hằng” quy hoạch trên đất trồng lúa của họ. 
Không chống quy hoạch, chỉ muốn giữ đất sản xuất
Ông Trần Bá Hoành, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Suốt 13 năm nay, tình hình an ninh trật tự của xã rất tốt. Hàng năm đều được tỉnh Hà Tĩnh khen ngợi”. Hỏi về nguyên nhân dẫn đến sự chống đối chính quyền của người dân, ông Chủ tịch nói: “Do người dân phản đối dự án “Công viên Vĩnh Hằng” vì lo sợ sẽ bị mất đất sản xuất và ô nhiễm..”. 
Tại nhà anh Nguyễn Khắc Sơn, Trưởng Công an xã, chiếc xe máy bị người dân đốt cháy trơ khung sắt, nằm chỏng chơ ngay lối đi vào nhà. Nói về việc bắt người, anh Sơn nói: “Theo tôi nghĩ, Công an cần chi làm lén lút vậy. Có lực lượng cứ đến công khai mà bắt, hoặc triệu tập lên thì có lẽ hợp lòng dân hơn...”. Hiện Trưởng Công an xã này đã làm đơn xin từ chức và đang đợi cấp trên trả lời.
Chúng tôi đến Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị xây dựng nội dung, chọn địa điểm cho dự án này. Theo bản thuyết minh thì “Công viên Vĩnh Hằng” là một nghĩa trang cao cấp, bao gồm các dịch vụ khác tổng diện tích 38,68ha với mức đầu tư xấp xỉ 400 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, sẽ an táng được 20 ngàn ngôi mộ. Dự án còn muốn biến nghĩa trang này trở thành điểm dừng chân của khách du lịch nữa.
Ông Nguyễn Thế Nam, Phó Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng - Quỹ đầu tư phát triển Hà Tĩnh cho biết: “UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, làm đầu mối thu hút các nhà đầu tư tham gia dự án, chứ hiện nay chưa có nhà đầu tư”. 

Người dân bức xúc trình bày. Ảnh: Thế Sơn 
Chưa có chủ đầu tư, sao vội thu hồi đất?
Nếu đúng như lời ông Nam nói, thì có điều gì đó hơi “ngược”. Bởi dự án chưa xác định được chủ đầu tư, nhưng cả hệ thống chính trị tại địa phương đã rốt ráo vào cuộc, tuyên truyền, vận động người dân bàn giao đất. Chúng tôi thắc mắc: “Sau khi thu hồi, giải phóng mặt bằng xong, liệu có đảm bảo sẽ có nhà đầu tư thực hiện dự án, hay là đất bị bỏ hoang trong nhiều năm?”. Ông Nam khẳng định: “Chắc chắn 100% sẽ có nhà đầu tư”...
Được biết, vừa qua gần 40 người dân và cán bộ xã Bắc Sơn được tổ chức đi tham quan “Công viên Nghĩa Trang” ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Chuyến thăm quan được dựng hẳn thành một phóng sự truyền hình, in ra đĩa phát cho người dân nhằm mục đích thuyết phục họ đồng ý bàn giao đất. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thì tất cả chi phí cho chuyến đi này do huyện chi trả từ nguồn ngân sách. 
Thế nhưng, Chánh Văn phòng của UBND huyện thì khẳng định: UBND xã Bắc Sơn là đơn vị chi trả vì bây giờ đã có luật ngân sách nên huyện không chi trả được. Theo một số người thạo tin, số tiền không hề nhỏ cho chuyến đi tham quan bảy ngày, sáu đêm, xây dựng phóng sự truyền hình đều do một doanh nghiệp tổ chức và chi trả. Như vậy có thể khẳng định rằng: Dự án này đã có doanh nghiệp đầu tư, làm chủ để kinh doanh. 
Nghĩa trang sát khu dân cư, gần TP.Hà Tĩnh
Trong bản vẽ phối cảnh dự án cho thấy, khoảng cách từ khu xây mộ của dự án đến hộ dân gần nhất là 110m. Dù đã cam kết về môi trường, cảnh quan thiên nhiên với những lời tốt đẹp nhưng chủ đầu tư có thực hiện đúng hay không lại là một vấn đề khác. 
Chưa kể dự án còn bít mất con đường duy nhất của ba thôn nối liền với tỉnh lộ 3 để đi về TP.Hà Tĩnh, làm xáo trộn và phải hủy bỏ một số điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới mà người dân đã đóng góp tiền của để xây dựng.  
Vị trí của nghĩa trang cũng có vấn đề khi chỉ cách TP.Hà Tĩnh 7,5km. Bởi sau này thành phố mở rộng địa giới hành chính thì nguy cơ một nghĩa trang không còn chức năng hoạt động, nằm ngay giữa nội đô là điều hiển nhiên. So với nhu cầu chôn cất như hiện nay thì “Công viên Vĩnh Hằng” chỉ hoạt động, khai thác không quá 10 năm sẽ phải đóng cửa. Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các quy chuẩn đã cam kết sau khi dự án đã đóng cửa. Có thể khẳng định rằng, một dự án đặc thù như nghĩa trang không thể mang lại lợi ích cho xã hội, nếu chỉ tồn tại với thời gian quá ngắn như vậy?

Phó Chủ tịch huyện Kỳ Anh trả lời phỏng vấn. Ảnh: Thế Sơn 
Dân nghèo có đủ tiền thuê dịch vụ nghĩa trang sang?
Đem sự lo lắng của người dân liệu khi có thân nhân qua đời, có được mai táng ở “Công viên Vĩnh Hằng” không? Ông Nguyễn Lương Lĩnh, Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cho biết: “trong các văn bản đã ghi rõ “khi người dân xã Bắc Sơn qua đời, sẽ được an táng tại đây không phải trả tiền đất..”. 
Thế nhưng ngoài tiền đất, phải trả thêm bao nhiêu tiền cho các dịch vụ, thì chính ông Phó Chủ tịch huyện Thạch Hà cũng không trả lời được. Và theo bản thuyết trình về nghĩa trang cao cấp này thì số tiền dịch vụ để được an táng tại đây chắc chắn không thể rẻ, nên những người nông dân thu nhập thấp, lo lắng về nơi chôn cất là hoàn toàn có cơ sở.  
Chính cấp ủy, chính quyền xã Bắc Sơn cũng đã thấy trước những thiệt thòi gây nên sự bất thuận của người dân. Vì thế, ông Dương Công Tự, Bí thư Chi bộ xã đã làm công văn gửi đến Huyện ủy Thạch Hà để cảnh báo. Thế nhưng, thay vì lắng nghe tiếng nói từ chính quyền cơ sở để giải quyết thì cấp trên lại ra công văn đốc thúc phải quyết liệt thực hiện nhiệm vụ này. 
Ngày 16/4/2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo về dự án “Công viên Vĩnh Hằng”. Nội dung cuộc họp cho thấy tỉnh Hà Tĩnh sẽ quyết tâm thực hiện dự án này dù người dân phản đối. Vậy là một dự án dành cho người chết chưa khởi công mà đã có 10 người sống bị khởi tố, phá tan  sự bình yên bao đời của một vùng quê. 
Thiết nghĩ, UBND tỉnh Hà Tĩnh nên đánh giá, xem xét ý kiến của người dân trong việc xây dựng một nghĩa trang cao cấp này. Bởi ở một vùng đất có thu nhập còn rất thấp thì nơi an nghỉ sang trọng không phải là mục tiêu cấp thiết, đại diện cho nhu cầu của đại bộ phận dân chúng. Hơn nữa, quy hoạch này không phải phục vụ an ninh quốc phòng, hay phúc lợi xã hội. Hãy để việc giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án thỏa thuận với người dân thì sẽ thấu tình, đạt lý hơn.


Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

GIÁO DỤC VIỆT NAM HẾT CẢI TIẾN RỒI LẠI CẢI LÙI TRONG SUỐT NHIỀU THẬP NIÊN QUA... RỒI ĐÂY, TƯƠNG LAI THẬT SỰ CỦA CÁC THẾ HỆ TRẺ LẪN NỀN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM SẼ RA SAO DƯỚI CÁI GỌI " MÁI TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA " ... ?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nhiều thập niên qua, ngành giáo dục Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản...được định hướng Xã hội Chủ nghĩa liên tục hết cải tiến rồi lại cải lui... tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng mỗi kỳ từ nguồn ngân sách quốc gia... từ nguồn tiền thuế đóng góp từ người dân và đồng bào cả nước... nhưng xem ra chẳng thu được bất kỳ kết quả khả quan nào... không những thế, dường như ngày một đi vào ngõ cụt, bế tắc luẩn quẩn mà không lối thoát...!!! Lý do tại sao... và phương hướng nào cho việc khắc phục hiệu quả tình trạng bi đát nói trên của ngành giáo dục Việt Nam... để không còn tình trạng lãng phí nguồn tiền, của cải và nhân lực được đóng góp từ người dân...?



Quan điểm xuất phát từ những chuyên gia và cán bộ Nhà nước trực thuộc ngành giáo dục Việt Nam đã phản ảnh hết sức rõ ràng về những điều bất cập đã và đang là những nhân tố tiêu cực cản trở sự phát triễn và hệ thống cải cách liên quan đến ngành giáo dục Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực bao gồm: cải cách hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ thông ... cải tiến hệ thống giáo dục giảng dạy... và một số lĩnh vực liên quan khác. Bên cạnh đó, các quan điểm và những ý kiến đóng góp nói trên cũng đã phản ảnh một cách hết sức rõ ràng và cụ thể về những quan ngại hết sức thiết thực và thực tế từ việc phân bổ ngân sách như thế nào trong hệ thống đổi mới chương trình giáo dục cho hợp lý... cũng như đánh giá đúng mức về hiệu quả thu được thật sự từ việc đề nghị đổi mới và cải cách hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay.



Đóng góp ý kiến và quan điểm xây dựng là thế... nhưng tất cả đều còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và tiếp thu như thế nào từ các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam nói chung... và các vị lãnh đạo các Bộ ngành thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng...? Liệu rằng lợi ích chung của xã hội Việt Nam, của con người và đất nước Việt Nam... cũng như lợi ích thiết thực của các thế hệ trẻ Việt Nam bao gồm cả con cái của các quan chức cán bộ lãnh đạo lẫn con cái của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội... có đủ lớn để che khuất... để vượt lên... hay loại bỏ những tư duy ích kỷ nhỏ nhen... những lợi ích riêng tư cá nhân... hay các mưu toan và ý đồ nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị hay mục tiêu tham nhũng hay không...? tất cả đều còn bỏ ngỏ và chờ câu trả lời cùng cách hành xử thỏa đáng và thích hợp từ các vị lãnh đạo Nhà nước... các vị lãnh đạo chính quyền các cấp... và lãnh đạo các ban ngành đoàn thể liên quan hoặc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam...?





Bản Tin




BBC

Về dự thảo giáo dục 35.000 tỷ

Cập nhật: 06:26 GMT - thứ năm, 17 tháng 4, 2014

Ông Nguyễn Vinh Hiển nói gói 35 nghìn tỷ chưa bao gồm khoản đầu tư vật chất cho những nơi khó khăn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/4 đã thảo luận về Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, các báo trong nước đưa tin.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển được dẫn lời tại cuộc họp cho biết đề án cải cách giáo dục sẽ cần khoảng gần 35.000 tỷ đồng, chưa kể số tiền phải đầu tư vào những cơ sở còn gặp khó khăn về vật chất.
Ông Hiển cũng cho biết chương trình, sách giáo khoa mới theo đề án cải cách này sẽ được sử dụng ổn định đến năm 2030.
Tuy nhiên, ngày 15/04, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực ban soạn thảo Đề án, cũng lên tiếng khẳng định rằng số tiền này chỉ mới là ước tính ban đầu và không chỉ để dành làm chương trình, sách giáo khoa mà còn cho những 7-8 khoảng khác.
BBC mới có cuộc phỏng vấn với Nhà giáo ưu tú, GS TS Trần Ngọc Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh chủ đề giáo dục.
BBC: Ông nghĩ thế nào về gói 35.000 tỷ mà Bộ Giáo dục đang đề xuất cho chương trình cải cách giáo dục?
GS TS Trần Ngọc Vương: 35.000 tỷ đối với một nền giáo dục thì cũng không phải quá lớn, tuy nhiên cách sử dụng đồng tiền và phân bổ thế nào thì mới là vấn đề. Nếu không biết chi thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn.
Tôi chưa nhìn thấy được định hướng chi tiêu của 35.000 tỷ đấy cho chương trình và sách giáo khoa. Chương trình và sách giáo khoa đều không tốt và còn quá tù mù. Chính vì nó không rõ ràng về mặt đường hướng nên chưa thể nói là chi tiêu như thế là hợp lý.
Tôi thấy cách đặt vấn đề và sự góp ý trong thực tế chưa tập hợp được kinh nghiệm và tâm huyết của những nhà giáo dục có tiếng nói quan trọng. Sự tham khảo chương trình của các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ vẫn không hợp lý lắm, nhất là những môn khoa học xã hội.

'Giáo dục lại người làm giáo dục'

"Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại. Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế."
GS TS Trần Ngọc Vương
BBC: Ông nghĩ gì về những bất cập trong việc đầu tư ngân sách và chất xám cho giáo dục hiện nay?
GS TS Trần Ngọc Vương: Lẽ ra muốn bàn cải cách giáo dục, phải tiến hành những hội thảo chuyên đề và mời cho bằng được những chuyên gia có tri thức, có kinh nghiệm, có tâm huyết và có suy nghĩ độc lập, mạnh dạn trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, phải tổng kết cho bằng được những thành tựu của các nền giáo dục trước đây, cũng như những thành tựu mà các thể chế chính trị Việt Nam trước đây đã mang lại, dù là những chính thể tồn tại hàng nghìn năm hay chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trong đó có nền giáo dục nhà Nho ngày xưa, nền giáo dục của chính phủ Trần Trọng Kim hay của chính phủ Hồ Chí Minh trong thời kỳ đầu.
Trong một thời kỳ rất ngắn, người ta đã xóa được mù chữ, phát triển được những định hướng phát triển khoa học và khai thác được tiềm năng của đội ngũ trí thức, phục vụ rất có hiệu quả cho các mục tiêu xã hội.
Sau này người ta làm chính sách giáo dục theo lối đóng khung lại ở trên cùng, và chỉ những người nào đó mới được có ý kiến và đưa ra phán quyết mà không phải là sự tổng kết nghiêm túc.
Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại.
Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế, không có những suy nghĩ về các chương trình giáo dục và vì thế lúc nào cũng áp đặt vào mà không chấp nhận những ý kiến phản biện.
Rất nhiều người tâm huyết và cũng là những người có kinh nghiệm, có thực tế và đã đạt được những thành tựu lớn trong giáo dục đã đưa ra rất nhiều những lộ trình nhưng không được lắng nghe.
Tôi cho rằng hiện nay, khi áp dụng chương trình giáo dục cho các môn, chúng ta cần tổng kết rất nghiêm túc các môn học trên thế giới được thiết kế theo cách như thế nào và đặc điểm các chương trình phổ thông của những nền giáo dục tiên tiến là ra sao.
Nhiều nhà giáo dục cũng đang đề cập đến chuyện thay đổi triết lý giáo dục. Giáo dục 5% khác với giáo dục 100%, giáo dục cộng đồng khác với giáo dục tinh hoa.
Mục tiêu ngắn hạn trước mắt của nền giáo dục phục vụ cho cái gì, trong lâu dài phục vụ cho cái gì? Những điều đó phải rất rõ ràng thì lúc đó mới có thể đưa ra những khung chương trình phù hợp và ngân sách dành cho nó mới thỏa đáng được so với điều kiện kinh tế của Việt Nam bây giờ.

Giáo dục và chính trị


Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp giáo dục Việt Nam đứng thứ 7 trong 8 nước ASEAN
BBC: Ông có cho là nền giáo dục hiện nay bị sử dụng để phục vụ quá nhiều cho mục tiêu chính trị?
GS TS Trần Ngọc Vương: Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị.
Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.
Tôi nhắc lại là không có nền chính trị nào mà không cần giáo dục phục vụ. Nền chính trị nào mà không được nền giáo dục phục vụ thì nền chính trị đó cũng đều là hư hỏng.
Tuy nhiên phải xác định rõ rằng bản thân nền chính trị đòi nền giáo dục phục vụ ấy đã được định hình một cách chính xác chưa, và có chuẩn chưa, thì đó là một câu hỏi khác.
BBC: Ông có nói đến tầm quan trọng của việc tích cóp những thành tựu về giáo dục của các thể chế tồn tại hàng nghìn năm, cũng như những thể chế chỉ tồn tại về ngắn hạn. Ông nghĩ gì về nền giáo dục của miền Nam Việt Nam trước 1975?
GS TS Trần Ngọc Vương: Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc.
Hơn 20 năm ấy không thể nào bị phủ định sạch trơn một cách đơn giản được, có những thành tựu dứt khoát phải được kế thừa.
Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.
Trước đây nhiều nhà chính trị có vai trò lớn trong giai đoạn những năm 80-90 cũng đã từng khai thác những thành tựu giáo dục của miền Nam cũ và nhiều người trong số họ giờ đây vẫn có những đóng góp rất quan trọng.
Họ là sản phẩm kết tinh của một nền giáo dục hệ thống chứ không thể nói nền giáo dục cũ không có thành tựu gì mà lại đẻ ra họ được, và vì vậy, tôi nghĩ cần có một thái độ cầu thị nghiêm túc.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

BÀI HỌC NÀO CHO NGƯỜI DÂN LẪN CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP TẠI VIỆT NAM... SAU SỰ VIỆC XÁO TRỘN ĐẦY BẤT ỔN TẠI XÃ BẮC SƠN, HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH, TỈNH HÀ TĨNH... ?









                             SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà Tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh Việt Nam nổi loạn bắt giữ các cán bộ công an và tấn công tư gia các quan chức cán bộ xã trong những ngày qua đã thu hút sự quan tâm chú ý rộng rãi từ dư luận. Lý do tại sao lại xảy ra hiện trạng bức xúc nói trên từ cộng đồng dân cư nói trên... ? vâng, như lời Ông Bà chúng ta ngày trước vẫn thường nói đó chính là hiện tượng "Tức nước vỡ bờ"... vốn ám chỉ đến những sự áp bức bất công quá to lớn, quá sức chịu đựng đổ xuống đầu người dân khu vực nói trên... và tạo nên làn sóng căm phẫn không thể kiềm chế trong lòng hầu hết người dân trong xã... 



Trong nhiều năm qua, vấn nạn các quan chức cán bộ chính quyền lạm dụng quyền lực tham nhũng trong lĩnh vực đất đai... dẫn đến hàng loạt các dự án sai trái không được lòng dân... qua việc cưỡng chế đất đai của người dân mà không đền bù... hoặc đền bù không thỏa đáng...thậm chí không bố trí tái định cư và không hề có kế hoạch giúp người dân trong việc chuyển đổi nghề nghiệp... dẫn đến tình trạng người dân trong nhiều trường hợp sau khi bị chính quyền cưỡng chế đã lâm vào cảnh khốn cùng vô gia cư, vô nghề nghiệp và không còn khả năng tự mưu sinh... gây bức xúc nhiều nơi dư luận. Thay vì tìm hiểu và lắng nghe mọi nguyện vọng chính đáng của người dân... thì các quan chức chính quyền lại chủ trương xử dụng vũ lực để áp bức họ... dẫn đến tình trạng đối đầu đáng tiếc như đã xảy ra hiện nay.



Bài học thực tế nào được rút ra cho người dân lẫn các quan chức lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam... qua tình trạng xáo trộn đầy bất ổn tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà Tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh ngày hôm nay...? một điều dễ hiểu và có thể thấy được đó chính là sự thất bại từ chủ trương cai trị người dân bằng bạo lực từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... không những thế, nó còn mang lại tác dụng ngược đối với chính quyền các cấp trong việc đối nhân xử thế bằng những hành vi ngang ngược, thô bạo và vô đạo đức. Người dân Việt Nam trải qua cuộc sống đầy tăm tối trong nhiều thập kỷ qua dưới ách cai trị độc tài tàn bạo và vô nhân của chế độ cộng sản vô thần Việt Nam... và giờ đây, con đường sống duy nhất còn lại của họ tiếp tục bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt nam tước đoạt một cách thô bạo và vô đạo đức... thì còn gì để mất đó chính là lý do duy nhất mà người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà Tỉnh nói riêng và dân oan cả nước nói chung đã không còn cảm thấy sợ hãi khi đối đầu với bạo lực từ phía Nhà cầm quyền... 






Bản Tin





Điều gì khiến người dân Bắc Sơn nổi loạn?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-04-14

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dap-pha_305.jpg
Hàng trăm người dân bắt giữ 4 viên công an tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4/2014.
Courtesy Tiền Phong

Không lùi bước trước bạo lực

Vụ nổi loạn của người dân xã Bắc Sơn huyện Thạch Hà tỉnh Hà tĩnh vẫn chưa kết thúc. Trong khi công an khởi tố thêm ba người về tội gây rối trật tự công cộng thì người dân tại đây vẫn chưa có dấu hiệu nào thụt lùi trước bạo lực của nhà nước đối với họ.
Vào chiều ngày 10 tháng 4, năm người mặc thường phục tự xưng là công an đến nhà anh Trương Văn Trường, 30 tuổi, trú tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà để bắt anh vì hành vi gây rối trật tự công cộng.
Ngay khi nghe tiếng hô hoán của mẹ anh Trường người dân Bắc Sơn đã kéo tới bao vây và tấn công năm viên công an, trói tất cả bọn họ và giam giữ tại xã. Trong lúc phấn khích người dân đã kéo tới nhà của các cán bộ xã đốt phá xe máy và tài sản của nhiều người trong đó nặng nhất là nhà của ông Trần Bá Hoành, chủ tịch UBND Xã Bắc Sơn.
Anh Nguyễn Văn Hòa một người dân trong thôn Trung Sơn cho biết vụ việc này như sau:
Báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.
-Nguyễn Văn Hòa
“Hôm bữa xảy ra vụ đặc biệt là vụ bắt anh Trường vào buổi trưa, không biết những người đó có phải công an hay là người ở đâu tới cũng không biết. Đi bắt người nhưng không có lệnh cũng không có công an xã hay qua xóm gì hết. Không đọc lệnh và khi vào nhà anh Trường bắt thì bốn người bắt anh Trường còn một người nữa thì giữ em gái của anh Trường lấy con gấu bông nhét vào miệng không cho la. Mẹ anh Trường đi về thấy vậy hô hoán lên thì dân chung quanh kéo tới. Mấy người đó lấy súng bắn ba bốn phát gì đó, bắn chỉ thiên. Người dân có giữ một khẩu súng với giấy tờ liên quan.
Tới khi hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt thì bùng lên một trận chiến khác lớn hơn giữa công an chống biểu tình và người dân. Kết quả có hàng chục người dân bị thương, phía công an có 11 người bị thương mà theo báo chí cho là phải nhập viện.”
Anh Toàn một người dân xã Bắc Sơn cho biết việc công an bị nằm viện như sau:
“Mấy người công an thì một số còn nằm viện còn số khác thì đã về nhà nhưng người dân thì nằm viện 5, 6 người còn số người bị thương có lẽ vài chục người. Chuyện xuất phát từ công viên vĩnh hằng lấy đất của Bắc Sơn dân Bắc Sơn không đồng thuận được với trên nên rồi một số cấp trên ép xuống nên mới xảy ra việc như vậy. Họ đánh đập dân liên tục ảnh hưởng tới chính trị và quyền lợi của nhân dân.”
Trong khi báo chí có những lời lẽ áp đặt cho người dân nổi loạn thì sự thực ra sao? Anh Nguyễn Văn Hòa xác nhận là có xô xát nhưng nói công an phải nhập viện 11 người thì không chính xác, anh Hòa cho biết:

dan-danh-cong-an-250.jpg
Hơn 100 công an tỉnh Hà Tĩnh được điều tới để giải vây cho những viên công an bị bắt tại xã Bắc Sơn hôm 10/4/2014. Courtesy ĐSPL.
“Thông tin nói là công an bị giam giữ đó nói chung là cũng có bị dân chửi bới này nọ thôi, cũng có giữ người còn nói đánh công an thì không có đánh nhập viện hay gì hết. Cũng có công an huyện, tỉnh lên nhưng mà dân nói là không cho vô vì vô cũng không giải quyết được gì. Nói chung thì dân bức xúc lâu lắm rồi. Cái này dân bức xúc nhiều lần lắm vì không giải quyết được gì mà toàn làm cho dân lộn xộn thêm.
Nói chung mấy công an chiến sĩ thì không có ai bị thương tích gì hết mà báo chí thì đăng là công an chiến sĩ bị thương nhập viện, mà dân thì bị công an đánh người già có trẻ có nhập viện 5, 6 người bà bầu nó cũng đánh luôn đang mang bầu nó cũng đánh. Nhưng báo chí đăng thì đăng một đường không nói gì tới dân hết. Họ nói công an chiến sĩ nhập viện bị đánh nhưng tôi thấy thì không có. Hôm bữa tôi đi lấy thuốc thấy dân bị đánh đi cấp cứu nhiều.
Thông tin này tôi thấy báo Dân Trí cho đến báo Tiền Phong hầu như không chính xác gì hết, sai lệch hết.”

Dằn mặt người dân

Anh Trương Văn Trường bị công an cáo buộc là phá rối trật từ công cộng và đến bắt tại nhà là một cử chỉ dằn mặt người dân thôn Trung Sơn và xã Bắc Sơn vì nơi đây từ ngày 24/10 đến 20/11/ 2013 đã xảy ra 5 lần dân chúng chống lại người thi hành công vụ vì họ không đồng thuận với dự án xây dựng công viên vĩnh hằng, tức một nghĩa trang quy mô còn mang mỹ danh là nghĩa trang sinh thái chiếm diện tích đất gần 39 hecta với kinh phí 386 ti đồng.
Số đất mà công viên này trưng thu buộc người dân di dời, mất đất canh tác lên tới gần 20 héc ta và đây là lý do khiến họ nổi lên chống đối quyết liệt. Mặc dù được Ủy ban xã hứa hẹn là sẽ đền bồi thỏa đáng nhưng người dân không tin vào những hứa hẹn ấy và hơn nữa công viên nghĩa trang này sẽ ngăn cản xã Bắc Sơn không tiếp cận được với bên ngoài vì nghĩa trang nằm choán hết diện tích.
Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.
-Nguyễn Văn Hòa
Trong đêm hôm ấy người dân đã nổi loạn thật sự khi ném đá vào nhà của cán bộ xã Bắc Sơn gồm những ông như Chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy xã, Bí thư đoàn, cán bộ văn phòng và ngay cả trưởng công an xã cũng không tránh khỏi bị ném đá vào nhà và đốt xe gắn máy.
Cho tới hôm nay cán bộ của xã Bắc Sơn vẫn không dám về nhà, tất cả đều đưa vợ con đi lánh nạn vì sợ bị người dân trả thù. Việc này cho thấy sự uất ức của người dân đã vượt quá giới hạn khiến họ không còn sợ hãi. Trong khi đó người dân đi chợ hay tới những nơi khác bên ngoài xã Bắc Sơn đều có thể bị công an bắt giữ mà không ai hay biết. Anh Hòa cho biết:
“Người dân xuống đi chợ bị công an bắt không liên lạc gì được. Công an tự động bắt mà cũng không biết đưa đi đâu nữa. Một số cán bộ đã tránh đi hết coi như Bắc Sơn không có cán bộ nữa.”
Dự án khu nghĩa trang sinh thái đã bị dân tẩy chay ngay từ đầu nhưng huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh một mực buộc xã Bắc Sơn phải thực hiện cho bằng được. Anh Hòa là cư dân tại đây kể lại:
“Nói chung vụ này lâu rồi. Huyện, tỉnh rồi xã ép dân nó lấy đất ở Vĩnh Hằng mà đất ấy là sản xuất nông nghiệp, lấy đất làm màu của dân dân không đồng tình, chuyện từ tháng 10 năm 2013. Từ trước tới giờ thì huyện hay tỉnh hoặc xã cứ về ép dân ký để đồng tình. Xã thì đi động viên từng nhà dân một, dân không chịu. Từ trước tới giờ đã có mấy vụ biểu tình nhưng xã và huyện không giải quyết ổn thỏa không nói cho dân biết mà ép từng nhà dân một.”
Theo báo chí cho biết vào đầu năm nay ông Dương Công Tự, Bí thư đảng ủy xã Bắc Sơn đã báo cáo lên UBND huyện Thạch Hà 5 điều không thể thực hiện dự án mà cốt lõi là người dân Bắc Sơn không đồng tình. Trong báo cáo ông Dương Công Tự ghi rằng “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp Ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Cấp Ủy, chính quyền không thể tổ chức được công tác tuyên truyền về dự án công viên vĩnh hằng. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”.
Thế nhưng đáp lại thì huyện Thạch Hà trả lời rằng: “xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng Bắc Sơn đã nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và được xem là nhiệm vụ cấp bách, khẩn trương với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị huyện Thạch Hà”.
Câu chuyện xã Bắc Sơn vẫn chưa đến hồi kết thúc khi tỉnh Hà Tĩnh vẫn chủ trương sử dụng bạo lực để đàn áp người dân bất kể sự đàn áp ấy nói lên điều gì phía sau nó.



Nguồn :  RFA ĐÀI Á CHÂU TỰ DO