Chủ tịch Trương Tấn Sang lo lắng về việc người dân mất lòng tin vào Đảng.
'Nỗi sợ' của Chủ tịch Nước Việt Nam về việc người dân đang 'mất lòng tin' ở Đảng là có cơ sở, theo bình luận của một quan chức thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Trong một thông điệp đăng trên tờ
BấmTạp chí Cộng sản mới đây nhân dịp ngày 19/8 và 2/9, Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang viết: "Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta."
Bình luận với BBC hôm 21/8 từ Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, nói:
"Điều Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói là có căn cứ, bởi vì quy luật của muôn đời là có dân thì có tất, mà mất dân thì cũng mất hết...
"Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân"
"Thế còn nói không sợ bất kỳ thế lực xâm lăng nào, chỉ sợ nhất là mất lòng dân, thì muốn vậy phải chống được giặc nội xâm, chủ nghĩa cá nhân,
"Cái mà nhân dân hiện nay người ta đang mất lòng tin chính vì không nhìn thấy những cán bộ, đảng viên công chức, quan chức của mình gương mẫu, hy sinh vì dân, mà lại làm hại cho dân.
"Dù bộ phận này không phải là tất cả, nhưng cũng là một bộ phận đáng kể, đáng phải lưu ý trong việc xử lý.
Trong một đoạn khác, thông điệp của ông Sang viết: 'Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm" mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước.
"Đây là giặc nội xâm, là những khối u trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ."
'Dũng cảm, nghiêm khắc'
Trước đây, Chủ tịch Sang từng ví tham nhũng trong Đảng như những "con sâu", "đàn sâu", khi được hỏi lần này ông Sang có hàm ý gì hay không khi lại ví tệ nạn này với 'nội xâm' và 'các khối u' cần cắt bỏ, Giáo sư Bảo nói tiếp:
"Những cách diễn đạt ấy của Chủ tịch Trương Tấn Sang ở những thời điểm khác nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩa, bản chất, tức là nhấn mạnh nỗi lo lắng của chúng tôi (VN) hiện nay trước tình trạng tham nhũng đã trở thành quốc nạn...
"Và nói rõ điều là trong một số người có chức, có quyền hiện nay mà thoái hóa, hư hỏng, thì người ta có thể 'miệng nói vì dân', nhưng mà hành động của họ lại 'không phải vì dân', cái gọi là 'lợi ích nhóm' đấy, thì đó là một cách nói rất dũng cảm, thẳng thắn và nghiêm khắc."
Hôm thứ Năm, một cựu Quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội nói với BBC cho rằng bài viết của Chủ tịch Việt Nam trong thời điểm hiện nay là một thông điệp có tính 'nhắc nhở' và 'thức tỉnh'.
Thông điệp của Chủ tịch Sang kêu gọi tiếp tục chỉnh đốn trong Đảng.
Từ Sài Gòn, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Bài đó cũng là một bài đánh động để mọi người phải nhìn thấy ra nên đặt lợi ích của dân tộc này, đất nước này, với độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước, lãnh thổ là trên hết."
'Sai phạm đồng chí X'
"Cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá"
Theo luật sư Thuận, thông điệp của Chủ tịch Sang trong thời điểm này không nhất thiết liên quan điều được cho là một "chiến dịch PR" chuẩn bị cho cuộc vận động tái tranh cử của cá nhân ông cho Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.
Ông nói: "Cái đó không có ai có thể đoán được, nhưng rõ ràng cái nguyên tắc của nó là những người nào đã làm công việc của mình không hoàn thành một cách xuất sắc, chưa nói rằng hư hại, thì không thể được đưa lên chức vụ cao hơn.
"Cho nên những người nào ở trên cương vị đó mà làm thành công, tốt, thì xứng đáng được tín nhiệm trong nước và quốc tế, được đề cao, thì người đó xứng đáng được đưa lên, thì tôi cho rằng như vậy thì Đại hội Đảng chọn người như thế mới là sáng suốt, chứ không phải cứ là tuần tự như tiến.
"Ông này đi, ông kia ở, còn nếu những người đang làm được việc mà để nghỉ thì đó cũng là một việc hoang phí, mà Đảng và dân tộc Việt Nam người ta cũng không thể để một người hoang phí như thế được."
Liên hệ việc một lần Chủ tịch Trương Tấn Sang đề cập sai phạm của "đồng chí X" với thông điệp nhân dịp 19/8 và 2/9 năm nay vốn nhấn mạnh chỉnh đốn trong Đảng, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Những sai phạm của những người, mà tạm gọi như sai phạm của đồng chí X, thì sai phạm đó ở trên các cơ quan trung ương, thủ trưởng cơ quan Trung ương, cũng như những người ở địa phương, là 'sai phạm đồng dạng'...
"Hiện bây giờ những người đó họ cũng phải nghĩ ra rằng nếu họ cứ tiếp tục như thế này, họ không tỉnh ra, thì thử hỏi cái đảng này, dân tộc này sẽ đi đâu, cho nên lúc nào họ nghĩ ra, họ tỉnh ra, và đặt lợi ích dân tộc lên trên, thì lúc đó đất nước này mới khá."
'Toát lên nỗi sợ'
"Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài nó cũng giống như một chục năm trước đây, nó là những câu từ rất sáo rỗng"
Cũng hôm thứ Năm, bình luận với BBC về điều mà Chủ tịch Việt Nam đang quan ngại như một 'nỗi sợ' trong thông điệp tháng Tám của ông, một nhà hoạt động trên mạng xã hội của Việt Nam từ trong nước nói.
"Bài viết này toát lên một nỗi sợ, đó là điều mà tôi thấy rõ nét nhất..." kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nêu quan điểm từ Hà Nội.
"Ông Trương Tấn Sang viết "chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất".
"Tôi tự hỏi là cái chữ 'chúng ta' này là ai? Chúng ta này là nhân dân ta, hay đảng ta hay chính quyền ta?"
Khi được hỏi về khả năng và phạm vi có thể tác động đến công chúng, đặc biệt là giới trẻ, của thông điệp này, nhà hoạt động bình luận thêm:
"Có lẽ không tới 1% thanh niên người ta có thể đọc hết được bài này, một cái bài này nó cũng giống như một chục năm trước đây,
"Nó là những câu từ rất sáo rỗng, cuối cùng thực hiện những điều ấy, thì các ông làm được những cái gì?
"Đất nước này ngày càng tan hoang, cứ theo dõi truyền thông báo chí thì bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu thứ và bức xúc của người dân, mà cuối cùng thì ngày càng tệ hại hơn, không giải quyết được cái gì cả," kỹ sư Lân Thắng nói với BBC.
Bản Tin
Căng thẳng Việt Trung sẽ ‘hạ nhiệt’?
Cập nhật: 11:47 GMT - thứ năm, 28 tháng 8, 2014
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Truyền thông Trung Quốc và Việt Nam nói hai bên “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm”.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước có những căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa hồi tháng Năm 2014.
TTXVN
Truyền thông Việt Nam đa phần lấy tin từ nguồn Thông tấn xã Việt Nam.
Liên quan tới chủ đề Biển Đông,
Bấmtrang tin Điện tử Chính phủnói ông Lê Hồng Anh “nêu rõ trước khó khăn, căng thẳng xảy ra trong quan hệ Việt - Trung vừa qua, lãnh đạo cấp cao hai nước cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và “Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.
"Tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước"
Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị
“Kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển theo tinh thần dễ trước khó sau, cố gắng tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên.
“Đặc biệt, cần kiểm soát tốt những bất đồng trên biển; tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và xu hướng phát triển tốt đẹp quan hệ hai Đảng, hai nước.”
Báo
BấmTuổi Trẻ và
BấmVietnamNet dường như cũng lấy nguồn từ TTXVN và nhấn mạnh về điều họ gọi là “duy trì đại cục” quan hệ Việt – Trung.
Tân Hoa Xã
"Không thể đưa một láng giềng ra chỗ khác và hai phía đều có lợi ích chung là hiền hòa với nhau
"
Tân Hoa xã tập trung nhiều vào cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Lê Hồng Anh tại Bắc Kinh vào hôm thứ Tư trong đó ông Tập được dẫn lời nói rằng Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng gần và đều là các nước xã hội chủ nghĩa.
"Không thể đưa một láng giềng ra chỗ khác và hai phía đều có lợi ích chung là hiền hòa với nhau", ông Tập nói.
Chủ tịch nước Trung Quốc cũng nói rằng "quan hệ song phương gần đây đã bị ảnh hưởng về bình diện chung mặc dù tốt đẹp trong những năm gần đây."
Căng thẳng gần đây "thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng quốc tế cũng như từ người dân hai nước”, ông Tập Cận Bình nói.
Wall Street Journal
Trong khi đó báo
BấmWall Street Journal dẫn lời một chuyên gia an ninh châu Á bình luận về động thái hàn gắn rạn nứt trong quan hệ Việt Trung.
Ông Ian Storey từ Viện nghiên cứu Đông nam Á tại Singapore cho rằng Trung Quốc sẽ không xuống thang trong việc tuyên bố chủ quyền.
"Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Họ sẽ sẵn sàng làm việc với láng giềng nhưng họ sẽ không thỏa hiệp về các tuyên bố về chủ quyền"
Ian Storey, chuyên gia an ninh châu Á
"Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Thông điệp của chính phủ Trung Quốc là trước sau như một. Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm việc với láng giềng nhưng họ sẽ không thỏa hiệp về các tuyên bố về chủ quyền", ông Storey nói.
Ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam được báo này dẫn lời nói một chuyến thăm đơn lẻ không giải quyết được các tranh chấp có bề dày lịch sử.
Ý định kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi và chính phủ Trung Quốc “sẽ có các hành động đơn phương có thể làm căng thẳng thêm trong tương lai”, ông Trục nói.
'Hai khuynh hướng'
Trong khi đó Tạp chí
BấmThe Economist trước chuyến đi của ông Lê Hồng Anh trong mục blog đã nhận định việc Trung Quốc di chuyển giàn khoàn Hải dương 981 một tháng trước hạn đưa ra trước đó là để tránh bão.
Bài báo cho dẫn lời ông Trần Định Định từ Đại học Macau viết trên tạp chí The Diplomat rằng giai thoại giàn khoan là rất nhất quán với các động thái lấn lướt của Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm bảo vệ chủ quyền và rằng nguyên nhân chính xác cho việc di dời giàn khoan sớm “không quan trọng” trong bức tranh lớn.
"Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, một khuynh hướng là 'China Liberalism', tức là khuynh hướng muốn Thoát Trung, một khuynh hướng là muốn hòa hiếu với Trung Quốc
"
GS Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason
Bài viết dựa vào đánh giá của một số nhà phân tích nghi ngờ việc Bắc Kinh dời giàn khoan có hệ lụy đáng kể tới quan hệ Việt Trung.
Bàn về chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh, thường trực Bộ Chính trị, tới Trung Quốc, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng chuyên gia bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason
Bấmnói với BBC hôm 28/08:
"Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, một khuynh hướng là 'China Liberalism', tức là khuynh hướng muốn Thoát Trung, một khuynh hướng là muốn hòa hiếu với Trung Quốc.
"Trong những việc Việc Nam đưa ra nhiều chủ động, để có tính cách quyết liệt hơn, trong những năm tháng gần đây, nhất là vụ Giàn khoan (Hải Dương-981), thì chuyến đi này có nghĩa làm dịu đi sự căng thẳng của hai nước, tìm cách hậu thuẫn cho những phe chủ trương hòa hiếu.
"Khuyến khích, hậu thuẫn cho phe có chủ trương hòa hiếu với Trung Quốc, làm giảm vai trò quan trọng của Việt Nam trong khối Asean. Bởi vì Việt Nam trong mấy năm nay cố gắng đóng vai trò quan trọng trong khối Asean", Giáo sư Hùng nói.
"Họ muốn tách Việt Nam ra khỏi Asean, khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đồng thời làm cho suy yếu Asean."
Bản Tin
Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27
namnguyen08272014.mp3
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự
Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000
Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.