Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 1946 - 1957... NHỮNG SAI LẦM VÀ TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Bộ luật "Cải cách ruộng đất " đã được chính Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ chí Minh ký ban hành chính thức kể từ ngày 19/12/1953 và thực thi kéo dài suốt 3 năm cho đến năm 1956... dẫn đến những sai lầm và tội ác đẫm máu gây ra bởi Đảng cộng sản Việt Nam và giới lãnh đạo cao cấp từ chính quyền cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Lạm dụng các ngôn từ "Xóa bỏ Văn hóa phong kiến... tiêu diệt thành phần bóc lột (giới địa chủ)... thành phần phản quốc (theo Pháp chống lại đất nước)... và thành phần phản động (chống chính quyền) bao gồm... Việt gian, cường hào ác bá, và các đảng đối lập..v..v... thực chất chỉ là một phong trào, một chiến dịch mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành... nhằm mục đích chỉnh đốn lực lượng đảng đang trong thời kỳ phôi thai thời bấy giờ. 



Mô hình "Thổ địa cải cách" dựa theo Trung quốc... và cái gọi là tinh thần "Đấu tranh xóa bỏ giai cấp" một cách triệt để trong công cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ cộng sản đến từ Trung quốc... dẫn đến hâu quả sai lầm thảm khốc với 123.266 người bị đấu tố oan sai trong tổng số 172.008 người bị mang ra đấu tố, chiếm tỷ lệ 71,66 % trường hợp bị oan sai... theo tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam. Do nhận định chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam đã giết lầm quá nhiều người dân vô tội... Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ thời bấy giờ đã nhận sai lầm và tiến hành các bước sửa sai như sau:

-  Tháng 02 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 09 đã tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.

-  Tháng 03 năm 1956, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.

-  Ngày 05/07/1956, Tổng Bí thư Trường Chinh thay mặt Ban Bí thư chỉ thị xem xét, chỉnh đốn, kiểm tra và kịp thời uốn nắn các sai lầm lệc lạc...v..v...

-  Ngày 18/08/1956, Chủ tịch Hồ chí Minh gởi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận các sai lầm và thông báo rằng Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai phạm...

-  Ngày 24/08/1956, Báo Nhân dân đã công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất...

-  Tháng 09 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương đảng đã kỹ luật ban lãnh đạo chiến dịch cải cách ruộng đất bao gồm: buộc ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng... ông Hoàng quốc Việt đào thải khỏi Bộ Chính trị... ông Lê Văn Lương rời khỏi chức vụ Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương đảng... và ông Hồ viết Thắng bị loại ra khỏi vị trí ban chấp hành Trung ương đảng

-  Ngày 29/10/1956, Đại tướng Võ nguyên Giáp...người không tham gia trực tiếp vào những sai lầm trong cải cách ruộng đất đã thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương đảng tại Nhà hát lớn Hà nội... kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi chức vụ và tài sản cho các nạn nhân bị đấu tố oan sai.

-  Theo thống kê đến tháng 9 năm 1957, đã phục hồi danh dự và trả   lại tài sản cho khoảng 70-80 phần trăm số người bị đấu tố oan sai.



Sai lầm và sai phạm trong cải cách có thể sửa đổi ... có thể khắc phục, và tài sản Nhà cửa đất đai của họ có thể bồi thường hay trả lại... thế nhưng, tính mạng của các nạn nhân bị đấu tố oan sai trong chiến dịch cải cách đẫm máu và tàn bạo nói trên bị cướp đi... thì lãnh đạo đảng và lãnh đạo chính phủ lấy gì để bồi thường cho họ...? Và ngày hôm nay, thậm chí khi trưng bày triễn lãm về đề tài nhạy cảm và đau xót nói trên tại viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội hôm 08 tháng 09 vừa qua... sự thật Lịch sử một lần nữa tiếp tục bị bóp méo bởi giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay. Sự kiện quan trọng mang tính giáo dục nhân văn có thể giúp cho mọi thành phần lãnh đạo hiện nay học hỏi, rút kinh nghiệm và tránh được những sai lầm và sai phạm nghiêm trọng đáng tiếc trong quá khứ... cũng như giúp người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu một cách khách quan và trung thực về lịch sử nước nhà trong mọi thời kỳ và trong mọi giai đoạn của lịch sử. Tuy nhiên, việc trưng bày sự kiện lịch sử quốc gia ngày hôm nay lại cố tình lãng tránh không đề cập đến... thì làm sao có thể thuyết phục và tạo được lòng tin nơi người dân lẫn gia đình của các nạn nhân... những người mà thân nhân của họ đã bị chà đạp và chôn vùi sự sống một cách oan uổng...?






Bản Tin





Bàn về triển lãm Cải cách ruộng đất

Cập nhật: 15:24 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014
Ảnh giới thiệu Triển lãm "Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội
Lần đầu tiên một triển lãm với đề tài nhạy cảm này được tổ chức tại Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội vừa khai trương hôm 8/9 một triển lãm về cải cách ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957".
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lãm về sự kiện lịch sử gây tranh cãi này.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC Việt Ngữ với Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ông Nguyễn Văn Cường cho biết mục đích của triển lãm là "để nhìn lại một chặng đường đã qua nhân 69 năm ngày nước Việt Nam giành độc lập, đồng thời kỷ niệm 60 năm cải cách ruộng đất."
Ông Nguyễn Văn Cường cho biết đây là triển lãm chính thức đầu tiên về chủ đề này nhằm giới thiệu cho người xem một sự kiện rất quan trong trong giai đoạn đó.
Ông Cường cũng nhắc tới cương lĩnh của Đảng khi đó là "người cày có ruộng" và nói rằng "cải cách ruộng đất là bước đi đầu tiên mang đến cho người dân tư liệu sản xuất và xóa bỏ chế độ phát canh thu tô, chế độ bóc lột giữa địa chủ và bần cố nông".
Sử gia Dương Trung Quốc, người đã tận mắt tới xem triển lãm, nói “việc thực hiện triển lãm với chủ đề này vào thời điểm này là một điều đáng ghi nhận”.

Nhìn cả hai mặt

“Việc nhìn nhận lại sự kiện ấy là hết sức cần thiết bởi vì nếu chúng ta nhìn được cả hai mặt, không phải không có mặt tích cực của nó, và nhất là nhìn cả vào những sai lầm,” ông Dương Trung Quốc nói.
Đây cũng là điều Bảo tàng cố gắng thực hiện khi tổ chức cuộc triển lãm này như Giám đốc Bảo tàng, ông Nguyễn Văn Cường nói: “Tại triển lãm này chúng tôi cũng muốn đưa đến cho công chúng một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng có những bước đi sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai.”
Khi được hỏi về con số người bị xử tử trong cải cách ruộng đất có được nêu ra tại triển lãm này hay không, ông Nguyễn Văn Cường cho rằng quan trọng nhất là thành tựu “người cày có ruộng”, còn những mất mát thì trong những sai lầm và bài học kinh nghiệm Đảng đã có đánh giá và sửa sai.
“Triển lãm có cả những văn bản mật của Trung ương khi chỉ đạo xuống trong việc chấn chỉnh công cuộc cải cách ruộng đất cũng như là việc khắc phục sai lầm khi một số cơ sở tiến hành những bước đi rất cực đoan và giáo điều,” ông Cường nói.
Đồng ruộng Việt Nam
"Người cày có ruộng" là cương lĩnh được áp dụng trong đợt cải cách ruộng đất ở Việt Nam
Tuy nhiên ông cũng nói thêm triển lãm lần này không nhấn mạnh vào khía cạnh đó.
Và đây cũng chính là điều ông Dương Trung Quốc cho rằng triển lãm “không phản ánh được một cách thật cần thiết”.
“Tôi nói thật cần thiết ở đây tức là nó tác động tích cực vào nhận thức của con người ngày hôm nay."
"Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay."
Sử gia Dương Trung Quốc
"Không phải chỉ vấn đề ca ngợi mà ngay cả nói những bài học sai lầm, những tổn thất to lớn tôi nghĩ cũng rất cần thiết. Nó giúp làm con người trưởng thành lên qua những sai lầm trong quá khứ, kể cả từ người lãnh đạo đến người dân”, ông Dương Trung Quốc lập luận.
Ông cho rằng 60 năm đã trôi qua và nếu vẫn tiếp tục theo nguyên lí rằng địa chủ thì gian ác và bóc lột còn nông dân thì là người tốt bụng và nông dân dành được ruộng đất là một thắng lợi to lớn thì theo ông tác động vào đời sống xã hội sẽ không được như mong muốn khi nhìn lại một vấn đề của quá khứ và thậm chí có thể sẽ tạo sự phản cảm ở giới trẻ.
“Nói ví dụ cái góc có ngôi nhà tồi tàn của người nông dân nghèo khổ thì bây giờ cũng không hiếm những ngôi nhà như thế ở vùng sâu vùng xa.
“Hay nhìn không gian của một gia đình địa chủ với sập gụ tủ chè thì bây giờ nó quá bình thường với đời sống xã hội rồi.
“Cho nên những cái đó nếu không được sự giảng giải bằng ngôn ngữ bảo tàng thì nhận thức của người xem, nhất là của giới trẻ sẽ không thấu đáo,” ông Dương Trung Quốc nói.

Chưa có tổng kết chính thức

Nhưng điều quan trọng, theo ông Dương Trung Quốc, là triển lãm được thực hiện trong bối cảnh “chưa có một tổng kết chính thức nào thì đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.
Ông nói thêm những hậu quả của cải cách ruộng đất cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết hết mà trường hợp bà Nguyễn Thị Năm làm một ví dụ.
“Một phụ nữ giàu có, có đất đai và sản nghiệp ở đô thị, triệt để ủng hộ cách mạng nhưng cuối cùng lại trở thành người phụ nữ đầu tiên bị mang ra đấu tố và bị giết chết.
“Mặc dù trong hồ sơ tôi cũng được đọc đề nghị của những nhà lãnh đạo cao cấp như ông Lê Đức Thọ, ông Võ Nguyên Giáp và những nhà lãnh đạo biết việc này cũng đề nghị cần sớm có giải tỏa cho gia đình.
“Nhưng cho đến bây giờ hầu như chỉ có một sửa đổi duy nhất: không gọi là địa chủ cường hào nữa mà chỉ gọi là địa chủ kháng chiến, chứ không hề có một chính sách nào để thể hiện rõ là cái sai thì phải sửa đến nơi đến chốn, nhất là liên quan đến tính mạng con người, liên quan đến niềm tin của một thế hệ,” sử gia Dương Trung Quốc nói.
"Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa. Đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ... không áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan."
Sử gia Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc cho biết với tư cách là một người làm sử, ông không chấp nhận cách giải quyết vấn đề theo kiểu “thôi, chuyện lịch sử nó phức tạp qúa, không bới ra làm gì nữa”.
Ông nói thêm, mặc dù ông đánh giá tốt việc nhắc lại sự kiện này nhưng còn nhắc lại như thế nó có hiệu ứng như thế nào thì bản thân ông thấy là “nó chưa thỏa đáng bởi lẽ chính lịch sử không chỉ cho chúng ta những bài học thành công.”
Theo ông cần phải bàn việc liệu “có cần thiết phải làm một cuộc phát động long trời lở đất như thế, dẫn đến những việc làm cực đoan như thế và để lại những hậu quả nặng nề như thế hay không?"
“Bàn tới không phải là câu chuyện cũ, mà chính là câu chuyện thực tiễn xã hội hiện nay. Và cả tương lai nữa, đấy là chưa nói đến tinh thần tự chủ, giải quyết vấn đề của nước mình trên cơ sở của nước mình, chứ không phải áp đặt việc học hỏi các nước khác một cách cực đoan.
“Quá nhiều tài liệu cho chúng ta biết Việt Nam phải tiến hành cái đó để đánh đổi lại sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, không phải chỉ riêng Trung Quốc mà cả Liên Xô nữa."
Ông kết luận: “Nếu chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, nó không những làm dịu nỗi đau của những người chịu mất mát thiệt thòi, mà điều quan trọng hơn là nó giúp rút ra được bài học sâu sắc cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày nay.”

Thêm về tin này

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

ĐẾN BAO GIỜ CÔNG AN VIỆT NAM MỚI THÔI ĐÀN ÁP VÀ SÁCH NHIỄU NGƯỜI DÂN... VÀ ĐẾN BAO GIỜ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM MỚI Ý THỨC ĐƯỢC TRÁCH NHIỆM DUY NHẤT CỦA MÌNH LÀ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC ... ?











                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen








Do Minh Tuyen



" Quân đội trung với nước hiếu với dân" và công an "Vì nước quên thân...vì dân phục vụ"... những ngôn từ hoa mỹ đó dường như chỉ được dùng để trang trí... để tô điểm cho chế độ cộng sản phi nhân bản tại Việt Nam hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Trên thực tế, Công an các loại bao gồm sắc phục và thường phục... cùng với đủ mọi thành phần như côn đồ, dân phòng và an ninh đã thực hiện tấm lòng vì nước quên thân và vì dân phục vụ ... bằng lối hành xử đầy thô bạo và tàn ác một cách vô cùng ngoạn mục... và lực lượng quân đội ... vốn được cho là xuất thân từ người dân cũng đã thể hiện tấm lòng hiếu với dân của họ qua những lần dàn quân quy mô và phô trương sức mạnh một cách hùng hậu... nhưng không phải là để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... chống kẻ thù xâm lược... mà cốt chỉ dành để đàn áp người dân tiếp tay với chính quyền các cấp cưỡng chiếm trái pháp luật tài sản đất đai của người dân...?



Điển hình trong những vụ cưỡng chế trái pháp luật nhằm chiếm đoạt đất đai và phá hủy tài sản hợp pháp của nhân dân như trường hợp đối với gia đình anh Đoàn Văn Vương và một số hộ dân  tại "Đầm Cống rộc" huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng... hay các trường hợp khác tại Vụ bản Nam định, Văn giang Hưng yên trong quá khứ và đối với hàng trăm hộ dân tại Dương nội, quận Hà đông Hà nội ngày hôm nay...v..v... quân đội và công an thậm chí là các thành phần côn đồ bất hảo trong xã hội cũng đã được huy động để tấn công và đàn áp người dân một cách hết sức dã man và thô bạo. Bên cạnh đó, để bảo vệ chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam, lực lượng công an các loại đã mặc nhiên trở thành lá chắn hữu hiệu cho chế độ... đã ngang nhiên tự cho mình quyền ngồi trên pháp luật... ngồi trên hiến pháp của Nhà nước mà không bị chế tài bởi các quy định của pháp luật... thậm chí là ngay cả quyền đàn áp lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược của nhân dân...? 



Thật ra công an và quân đội được hình thành để làm gì và phục vụ cho ai trong đất nước cộng sản vốn luôn rêu rao và tự cho mình là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... ? và lý do tại sao hầu hết người dân Việt Nam trong và ngoài nước lại luôn xuất hiện câu "Hèn với giặc...ác với dân"...trong đầu họ khi nghĩ hay đề cập về các thành phần lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội và công an nói trên...? những hình ảnh tiêu biểu mà chúng ta nhìn thấy ở đây ngay trong bài viết này cùng với thực trạng đã và đang xảy ra trong xã hội... trong quá khứ ... và tại thời điểm hiện tại đã là câu trả lời chính xác, rõ ràng và cụ thể nhất. Lãnh đạo đảng... lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam sẵn sàng dùng quân đội để trấn áp người dân khi thực hiện cưỡng chế đất đai trái pháp luật... và sẵn sàng cho phép các lực lượng công an và côn đồ tấn công người dân khi họ bất đồng quan điểm với chế độ... khi họ lên tiếng đòi hỏi Nhân quyền, đòi hỏi Tự do và Dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động... thậm chí là sự phản đối của người dân đối với hành vi xâm lược của Trung quốc trong thời gian qua cũng không ngoại lệ... ? Và đó cũng chính là câu hỏi duy nhất và rõ ràng nhất từ mọi tầng lớp nhân dân rằng... đến bao giờ công an Việt Nam mới thôi không còn đàn áp và sách nhiễu người dân... cũng như quân đội đến bao giờ mới nhận thức được trách nhiệm duy nhất của mình là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... chứ không phải là công cụ của đảng cộng sản Việt Nam dùng để trấn áp người dân nhằm cưỡng chế chiếm đoạt tài sản đất đai hợp pháp của họ một cách trái pháp luật... như đã từng trong suốt nhiều năm qua. 





Bản Tin




Công an còn trấn áp, sách nhiễu người dân đến bao giờ?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công an thường phục trấn áp blogger Anh Chí - Nguyễn Chí Tuyến và nhiều người yêu nước khác nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 vừa qua tại Hà Nội
Công an thường phục trấn áp blogger Anh Chí - Nguyễn Chí Tuyến và nhiều người yêu nước khác nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 vừa qua tại Hà Nội
 Citizen photo (Fb Bạch Hồng Quyền)
Vấn đề an ninh theo dõi, canh giữ rồi bắt bớ, hành hung những tiếng nói công khai đòi hỏi quyền con người tại Việt Nam một cách phi pháp khiến người trong cuộc phải chính thức nêu vấn đề lên đến cấp lãnh đạo cao nhất nước.
Kháng nghị vì vi phạm luật pháp
Nhà văn, cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng vào ngày 8 tháng 9 gửi thư kháng nghị đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Thư kháng nghị nêu ra những hành xử mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là vi phạm pháp luật Việt Nam của công an nơi địa phương ông này đang cư trú. Ông nêu cụ thể là vào những ngày 24 tháng 8 và 18 tháng 5 năm nay, công an đã bắt giữ ông trái pháp luật. Trong thư ông nói rõ ngày 26 tháng 8 là ngày xử bà Bùi thị Minh Hằng và hai thân hữu tại Đồng Tháp; còn ngày 18 tháng 5 là ngày có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông cho biết thêm từ ngày 24 tháng 8 cho đến ngày viết thư kháng nghị, nhà ông bị chốt chặn bởi chiếc xe từng bắt ông hôm đó cùng 6 đến 10 nhân viên an ninh mà ông quen mặt.
Những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định ông là một công dân lương thiện, yêu nước. Một nhà văn chỉ có trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống đang lúc nhiều cam go, thách thức của nhân dân, đất nước.
Vào sáng ngày 9 tháng 9, nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết việc an ninh bắt giữ ông như vừa qua và chốt chặn ông như hiện nay là vi phạm những quyền được ghi trong Hiến pháp Việt Nam đối với một công dân như ông:
Đây là việc làm vi phạm rất nghiêm trọng đến quyền con người, những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người.
Đối với một người già, một nhà văn mà họ coi như con giun, con dế, họ muốn đánh, đạp, muốn xỉ vả thế nào thì họ xỉ vả; không còn gì là một xã hội con người nữa.
Tôi không có gì là phạm pháp. Nếu tôi phạm pháp thì cứ chiếu theo pháp luật mà các ông ấy hành xử, chứ không thể chà đạp lên quyền con người, chà đạp lên con người một cách như thế được.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Chị Trần thị Nga
Chị Trần thị Nga, một người công khai lên tiếng đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam lâu nay và cũng đang trong tình trạng bị thương do những phần tử không rõ danh tánh đánh cũng như thường xuyên bị an ninh canh gác theo dõi, cũng đồng ý với nhà văn Phạm Đình Trọng những hành vi như thế đối với công dân là vi phạm. Chị nói:
Trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm
Trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm
Thứ nhất họ vi phạm vào Công ước Quốc tế Nhân quyền. Thứ hai họ vi phạm vào hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Chính luật họ đưa ra nhưng họ vẫn vi phạm. Như quyền tự do đi lại, quyền được sống, quyền tự do ngôn luận… tất cả những quyền đó họ đều vi phạm hết đối với chúng tôi.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Sự thờ ơ của công an
Vào ngày hôm qua, chị Trần thị Nga cùng ba người tham gia đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền khác tại Việt Nam là anh Trương Văn Dũng, cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh và cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cũng bị những người mặc thường phục theo dõi rồi chặn xe taxi họ đang đi và lôi anh Trương Minh Đức xuống đánh đến bị thương.
Chị Trần thị Nga cho biết có gọi điện cho cảnh sát 113, nhưng không thấy lực lượng này xuất hiện; mãi sau họ mới trả lời. Chị kể lại:
Lúc đó tôi có gọi điện cho Cảnh sát 113, tôi báo tình trạng chúng tôi bị truy sát, một người bị ngất sắp chết…Chúng tôi ngồi chờ rất lâu nhưng không hề thấy công an đến mà lại có hai người (công an) mặc thường phục đến mà lại rất hùng hổ. Chúng tôi gọi công an mà công an không đến mà lại chính những người an ninh thường phục như thế bao vây khách sạn, đi theo và đánh đập, nên chúng tôi quyết định đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu. Hơn nửa tiếng sau tôi mới nhận được điện thoại của một nhân viên 113 của quận Đống Đa gọi đến hỏi tình trạng chúng tôi thế nào rồi, chúng tôi đang ở đâu. Tôi nói rõ đã đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu…

Sau khi rời khỏi nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, 3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị 5 công an giả côn đồ dùng tuýp sắt đánh trọng thương gãy tay và chân ngay trước mặt 2 con nhỏ, chiều ngày 25/5/2014
Sau khi rời khỏi nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, 3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị 5 công an giả côn đồ dùng tuýp sắt đánh trọng thương gãy tay và chân ngay trước mặt 2 con nhỏ, chiều ngày 25/5/2014


Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả…
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng
Anh ta có hỏi chúng tôi lý do vì sao bị truy sát, tôi trả lời cho anh ta biết chúng tôi là những người đấu tranh nhân quyền, chúng tôi thường xuyên bị công an, an ninh, mật vụ bắt cóc, đánh đập, truy sát. Hôm nay chúng tôi bị truy sát cũng vẫn do ngành an ninh, công an. Anh ta nói các chị đưa anh ta đi cấp cứu cho tốt lành đi rồi về công an của Khâm Thiên trình báo từ cấp cơ sở.
Đối với trường hợp bản thân bị hành hung đến thương tích nặng ngay tại địa bàn công an quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chị Trần Thị Nga đã làm đơn báo với đơn vị này cũng như cơ quan chức năng cao nhất nước; thế nhưng chị nhận được trả lời như sau:
Sau khi bị truy sát tôi có làm đơn đến Công an Thanh Trì. Họ cứ cho rằng tôi là người dân phải quỵ lụy họ. Họ thích thì điều tra, không thích thì thôi. Tôi đã đem đơn đến Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao. Đến Viện Kiểm Sát Tối cao nộp đơn, ông Nguyễn Duy Thuần, cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao sau khi xem đơn và các bằng chứng tôi đưa ra là đã rất nhiều lần công an, an ninh, mật vụ tỉnh Hà Nam cũng như Hà Nội đàn áp, bắt bớ, đánh đập, rải truyền đơn đe dọa giết và đặc biệt là truy sát, ông ta nói không nhận hồ sơ của tôi. Tôi hỏi lý do vì sao thì ông ta nói vì chị đi đấu tranh nhân quyền nên công an đánh cho là phải.
Nguy hiểm cho xã hội
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng cho rằng việc làm của lực lượng an ninh và công an đối với bản thân ông cũng như những người vì lòng yêu nước lên tiếng cho xã hội tốt đẹp hơn như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Ông nhận định:
Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả…
Cái tính người không còn nữa.
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, năm nay đã 70 tuổi, bày tỏ mong muốn được sống yên ổn để có thể suy nghĩ góp phần cho cuộc sống đất nước được tốt đẹp hơn.
Chị Trần thị Nga thì cho rằng bản thân chị cũng như những người công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người, đấu tranh chống những bất công xã hội hiện nay đã vượt qua được nổi sợ hãi, thì những lần mà an ninh, công an ra tay bắt bớ, đánh đập, trấn áp; những người như chị lại càng mạnh mẽ thêm lên trong chí hướng của bản thân.

Tin, bài liên quan




Bản Tin


Lực lượng vũ trang cần trung thành với ai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-09-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg380740.jpg
Lực lượng vũ trang Việt Nam
 AFP photo

Khẩu hiệu "Trung với Nước - Hiếu với Dân" của ông Hồ Chí Minh liên tục được dùng để giáo dục các chiến sĩ trong lực lượng võ trang trong hàng chục năm qua. Song đến bây giờ, khẩu hiệu đó bị sửa thành "Trung với Đảng - Hiếu với Dân”.
Lực lượng vũ trang (LLVT) là lực lượng chiến đấu của nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống ngoại xâm. Công an, cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ pháp luật.
Ông Hồ Chí Minh đã tặng cho Quân đội Nhân dân Việt nam khẩu hiệu truyền thống “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng” và cũng tặng cho lực lượng Công An Nhân dân khẩu hiệu "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Gần đây, 20 tướng lĩnh cao cấp của các LLVT đã có thư kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước, trong đó nêu lên yêu cầu: “Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa…”
Bình luận về vấn đề này, Nhà báo Võ Văn Tạo, một cựu học viên trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây (Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn) cho biết: theo lịch sử của trường, ngày 26.5.1946, ông Hồ Chí Minh đã trao tặng lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Trung với Nước, Hiếu với Dân” nhân dịp đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên của trường tại Sơn Tây.
Từ Nha trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nói:
“Lúc học chính trị trong LLVT chúng tôi thuộc câu đầu tiên nằm lòng là “Quân đội ta từ Nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, bên cạnh đó còn có câu “Quân lệnh như sơn”. Chúng tôi thảo luận và trả lời Chính trị viên nói rằng “Chúng ta từ nhân dân mà ra, do đó không bao giờ được phép bắn vào dân”. Nói như thế để thấy việc sử dụng quân đội đàn áp hay nổ sung vào dân là hoàn toàn trái với bản chất ban đầu của Quân đội”
Song những năm gần đây, quan điểm về LLVT của Đảng CSVN đã thay đổi, khác hẳn với quan điểm của ông Hồ Chí Minh. Cụ thể là khẩu hiệu đó đã bị biến thành "Trung với Đảng, hiếu với dân"  và “Công An Nhân dân còn Đảng còn mình”
Bình luận về sự thay đổi quan điểm này của Đảng CSVN, Thiếu tá Nông Hoàng Thắng ở Cục chính trị Quân khu 1 cho rằng: nếu xem xét kỹ về lịch sử, người cẩn trọng sẽ thấy lời căn dặn “Trung với Nước, Hiếu với Dân” của ông Hồ Chí Minh ra đời vào thời điểm tháng 5-1946. Khi ấy tình hình đất nước rất phức tạp, khiến ông Hồ Chí Minh phải nói tránh việc trung với Đảng thành ra trung với nước.
Thiếu tá Nông Hoàng Thắng nói:
“Trước vô vàn khó khăn và để tập hợp khối đoàn kết toàn dân, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến với sự có mặt của đại diện nhiều thành phần, đảng phái, hơn nữa về danh nghĩa Ðảng ta đã tuyên bố tự giải tán; nhưng thực tế là Ðảng rút vào hoạt động bí mật. Ðây là lý do để Bác Hồ không nhắc tới Ðảng trong lời dặn đó. Theo tôi việc hiện nay Đảng sửa các khẩu hiệu là trung với Đảng là việc cần thiết và phù hợp với nhiệm vụ chính trị của giai đoạn cách mạng hiện nay.”
Trả lời thắc mắc cho rằng, trước kia cùng nhạc hiệu chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân phát trên đài TNVN, vẫn được phát thanh viên đọc: "Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Song bây giờ đã được đổi thành “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”.
Nhà báo Võ Văn Tạo nói:
“Đúng, hồi đó là phát thanh viên luôn đọc là “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”… và câu đó là lấy từ trong lá cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiệu trưởng danh dự đầu tiên của trường đã tặng cho trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Theo tôi đây là sự phản bội, sự lợi dụng làm chệnh mục tiêu của cách mạng ban đầu đi, để phục vụ cho lợi ích của cá nhân. Người ta lợi dụng Đảng, các chóp bu lợi ích lợi dụng 3-4 triệu Đảng viên làm bình phong che chắn cho quyền lợi của họ thôi”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cho rằng LLVT phải trung thành với Tổ quốc VN chứ không thể trung thành với một Đảng, điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo ông trước đây Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quân đội phải trung với nước, hiếu với dân.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói:
"Thế thì vứt Nước đi đâu mà bảo phải trung thành với Đảng CS là thế nào? Tôi là Đảng viên tôi cũng không tán thành ý kiến đó, bởi vì Nước còn thì Đảng còn, Nước mất thì Đảng không còn. Do vậy phải trung thành với Tổ quốc VN tôi cho là vừa chính xác, vừa đúng với  tư tưởng Hồ Chí Minh. Gọi quân đội là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội đảng Cộng sản."
Hiến pháp Việt Nam Sửa đổi năm 2013 mới nhất cũng ghi rõ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết suy nghĩ của mình:
“Theo tôi đấy là sự láo xược, sự bậy bạ và sự lừa dối khi cho rằng đây là ý kiến của toàn dân. Đó còn là chưa kể đến họ đã tuyên bố thu thập được 27 triệu ý kiến, thử hỏi họ có bộ máy nào để đọc 27 triệu ý kiến mà họ tổng hợp và trong thời gian bao nhiêu năm. Cái đó là điều hết sức bậy bạ, dân không muốn như thế nhưng họ bảo dân muốn. Tôi cho đó là cuộc bức cung toàn dân ”
Đảng phái chỉ là tập hợp của những người có chung một lý tưởng, không đại diện cho lợi ích của tổ quốc và tuyệt đại đa số dân chúng. Lực lượng vũ trang không phải trung thành với bất kỳ đảng phái chính trị nào, mà trung với nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.