Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ... TỰA NHƯ MỘT DIỄN VIÊN HÀI ...?










          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



"Công lý" là thượng tôn pháp luật... là lẽ công bằng được thể hiện và hiển trị một cách bình thường và hết sức rõ ràng trong các xã hội dân sự tại hầu hết mọi quốc gia trên thế giới... nhưng có vẻ như trở nên hiếm hoi tại các quốc gia độc tài và cộng sản còn sót lại trên thế giới ...đặc biệt là đối với xã hội dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài độc đoán từ chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay. Hai từ "Công lý" gần như trở thành món hàng xa xỉ đối với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam...và đó là lý do mà hầu hết người dân đều gần như đồng tình với hình ảnh biếm họa cán cân công lý tại Việt Nam như một diễn viên hài hước có cùng tên (Công Lý)... được Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xử dụng làm trang bìa cho quyển sách Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014...



Công lý có thật sự hiển trị và được thực thi đúng với ý nghĩa của nó trong xã hội và đất nước Việt Nam...khi giới lãnh đạo đảng cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam vẫn tiếp tục ngồi trên pháp luật và hiến pháp của Nhà nước...? Điều này đã được thể hiện và có câu trả lời hết sức rõ ràng và cụ thể trong nhiều thập niên qua kể từ khi cộng sản lên nắm chính quyền cả hai miền Nam - Bắc... và tất cả mọi người dân Việt Nam sống trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế cũng đều biết rất rõ. Người dân Việt Nam xuống đường thể hiện lòng yêu nước chống hành vi gây hấn xâm lược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc bị quy chụp là gây rối trật tự công cộng... người dân bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa thì bị khép vào tội phản động... Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước v..v... mặc dù các quyền Tự do căn bản hợp pháp và chính đáng đó của người dân vốn đã được chính luật pháp và hiến pháp của Nhà nước Việt Nam lẫn Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc thừa nhận, quy định và bảo vệ...?



Người dân thấp cổ bé miệng vi phạm hay sai sót dù to dù nhỏ thậm chí ngay cả chẳng sai phạm... nhưng nếu hành vi đó đụng chạm hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến quyền lực và lợi ích cá nhân của các vị lãnh đạo cầm quyền hoặc các quan chức chính quyền thuộc mọi cấp đều bị sách nhiễu, hành hung và bỏ tù một cách vô tội vạ... trong khi cán bộ Nhà nước có chức có quyền lại lạm dụng quyền lực và hành xử một cách tùy tiện... bất kể pháp luật và bất chấp cả sự thật, công lý lẫn lương tâm đạo đức con người lại không hề bị chế tài bởi pháp luật... hay nếu có thì chỉ là xử lý nhẹ mang tính hình thức... và hầu hết trong số họ đều trong tình huống xử lý nội bộ hoặc xử lý hành chính..v...v... đó chính là cái gọi là "Cán cân Công lý" thực sự hiện nay tại Việt Nam. Nghiêm trọng nhất và phổ biến nhất hiện nay đó là nạn quan chức chính quyền các cấp tại Việt Nam cướp tài sản, nhà cửa và đất đai của người dân bằng hình thức giải tỏa mặt bằng ... cưỡng chế đất đai nhà cửa của người dân trái pháp luật mà không hề đền bù, hoặc đền bù không tương xứng thỏa đáng...nghiêm trọng nhất là nhiều dự án giải tỏa đất đai nhà cửa của người dân mà không hề có kế hoạch tái định cư hay chẳng thèm quan tâm đến cuộc sống của người dân mình sẽ ra sao sau khi bị đuổi ra khỏi chính nơi họ cư ngụ suốt hàng mấy chục năm qua...? Bên cạnh những sự việc đã được nêu trên, một điều hết sức khôi hài và lố bịch đó là tại Việt Nam... thành phần côn đồ vốn như nước với lửa đối với chính quyền đã được Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử dụng để trấn áp người dân như những cán bộ Nhà nước thực thụ "Đang thi hành công vụ"...!!! Đó chính là viễn cảnh thật sự và duy nhất hiện nay của cái gọi là "Cán cân Công lý" tại Việt Nam ... mà bức tranh hài hước được Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xử dụng như hiện nay.



Bản Tin








Danh hài xuất hiện trên bìa sách Luật VN

  • 7 giờ trước


Lâu nay có dư luận cho rằng ở Việt Nam 'công lý là diễn viên hài'

Nhà chức trách Việt Nam đã ra lệnh thu hồi 1.000 bản sách của một ấn bản pháp luật khắc họa diễn viên hài Công Lý thành thần Công Lý trên trang bìa, báo chí trong nước đưa tin.
Danh hài Công Lý được báo chí trong nước dẫn lời cho biết ông bất bình vì hình ảnh của ông bị sử dụng tùy tiện mà không xin phép.
Trong đó, người có trách nhiệm trong việc xuất bản đầu sách nói được dẫn lời mô tả đây là ‘tai nạn nghề nghiệp’.

Công Lý là diễn viên hài?

Ấn phẩm ‘Bộ Luật Dân sự và Văn bản hướng dẫn thi hành’ do Nhà Xuất bản Lao động-Xã hội phát hành năm 2014 để phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân.
Trang bìa là biểu tượng thần Công Lý cầm cán cân pháp luật đại diện cho nền công lý Việt Nam. Vị thần Công Lý này được mô tả trần trụi chỉ độc một chiếc quần lót trên người, thân hình cơ bắp trong khi phần đầu thì được lắp ghép từ danh hài Công Lý.
Cũng như báo chí truyền thông, xuất bản là một lĩnh vực chịu kiểm sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền về mặt tư tưởng. Hiện không rõ nguyên nhân Nhà Xuất bản Lao động-Xã hội cho in và lưu hành ấn bản này.



Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Chánh, trưởng đại diện nhà xuất bản này tại Thành phố Hồ Chí Minh được trang mạng VOV dẫn lời nói đây là 'tai nạn nghề nghiệp'.
Ông Chánh cho biết trên báo mạng VnExpress rằng hiện đã ‘thu hồi gần hết’ số sách này trên thị trường và đang tiếp tục truy tìm để không lọt ấn bản nào ra ngoài.
Hiện tại ê-kíp thực hiện cuốn sách này đang có nguy cơ bị trừng phạt sau khi ông Chu Văn Hòa, cục trưởng Cục Xuất bản, nói trên trang mạng VOV rằng ông đã ra lệnh cho nhà xuất bản phải 'xử lý nghiêm'.
Về phần mình, danh hài Công Lý cũng được báo chí trong nước dẫn lời nói ông bất bình khi hình ảnh của ông bị nhà xuất bản sử dụng như vậy và nói ông muốn được xin lỗi.

‘Không cố ý’



Liệu đây là 'tai nạn nghề nghiệp'?

Một người làm trong ngành xuất bản lâu năm ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC với điều kiện giấu tên rằng đây là một ‘sai lầm nghiêm trọng’.
“Sách về Luật phải hết sức cẩn trọng từng dấu chấm, dấu phẩy, huống chi là trang bìa,” ông nói.
“Nếu (Nhà xuất bản) làm việc đàng hoàng thì không thể nào xảy ra sự cố này,” ông nói thêm Nhà xuất bản Lao động-Xã hội là đơn vị xuất bản chính thống trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Tuy nhiên, vị này cũng không tin rằng đây là sai sót cố ý vì theo ông trong ngành xuất bản ở Việt Nam ‘không ai dám làm như vậy’.
Ông cũng nói do các nhà xuất bản ở Việt Nam có cơ chế hoạt động khác nhau, có nhà xuất bản liên kết với các đơn vị tư nhân làm sách nên ‘không biết Nhà xuất bản Lao động-Xã hội hoạt động như thế nào mà để xảy ra tình trạng trên’.

Tin liên quan







Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ VIỆC THAY ĐỔI THỂ CHẾ THAY VÌ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM LÃNH ĐẠO... LÀ CÁCH DUY NHẤT VÀ TỐT NHẤT ĐỂ CAI TRỊ NGƯỜI DÂN VÀ ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC.









           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Quốc hội Việt Nam vào ngày thứ bảy 15-11-2014 tới đây... tiếp tục bỏ phiếu "Tín nhiệm" 50 quan chức lãnh đạo hàng đầu trong Bộ máy chính phủ... một động thái vốn luôn bị các Nhà quan sát Quốc tế trong và ngoài nước lẫn người dân Việt Nam đánh giá là một trò hề dân chủ giả tạo từ giới lãnh đạo độc tài cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam. Việc chỉ bỏ phiếu tín nhiệm duy nhất thôi cũng đã nói lên tính khôi hài và phi dân chủ của nó... 



Trong suốt nhiều thập niên qua kể từ khi cộng sản lên nắm quyền cả hai miền Nam-Bắc... tập thể lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam đã luôn tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước, điều này khiến cho tiêu cực và tham nhũng phát sin lan tràn không cách nào kiềm hãm hoặc khống chế... do bởi các cán bộ lãnh đạo có chức có quyền dù sai phạm so sài hoặc nghiêm trọng đều hiếm khi bị chế tài bởi pháp luật. Và cũng chính vì luôn ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước nên mọi hoạt động mang tính dân chủ từ cấp lãnh đạo địa phương đến lãnh đạo Trung ương đều trở nên khôi hài, trơ trẽn và lố bịch... điển hình như việc trưng cầu dân ý trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Nhà nước trong thời gian qua... cũng như việc bỏ phiếu tín nhiệm các quan chức lãnh đạo hàng đầu trong Bộ máy chính phủ ngày hôm nay. 



Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước rơi vào thảm trạng đen tối như hiện nay... và trước mối đe dọa xâm lược nghiêm trọng từ Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc hiện nay... điều mà người dân cần không phải là việc bỏ phiếu "Tín nhiệm" hay "Bất tín nhiệm" một cách khôi hài và đầy lố bịch như hiện nay và trong suốt thời gian qua. Để có thể thật sự cứu vãn nền kinh tế đất nước cũng như đối phó hữu hiệu trước các hành vi gây hấn và xâm lược trắng trợn từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... thì việc duy nhất hiện nay cần phải làm chính là xác định một cách rõ ràng về vai trò và khả năng lãnh đạo đất nước thực thụ từ tập thể lãnh đạo đảng, và giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản tại Việt Nam hiện nay. Việc xác định nói trên cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dân chủ thực sự... đó chính là tổ chức một cuộc "Trưng cầu dân ý" về việc nên hay không nên tiến hành thay đổi thể chế điều hành đất nước hiện nay... và nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục được người dân tín nhiệm qua lá phiếu bầu chọn... thì tất nhiên sẽ ngay lập tức không còn làn sóng "Chống đối hay phản động"...theo cách gọi hiện nay từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.




Bản Tin



Thứ sáu, 14/11/2014

Tin tức / Việt Nam

Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm 50 lãnh đạo

Các nhà lập pháp Việt Nam vào ngày thứ Bảy tới đây sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với các 50 quan chức hàng đầu trong chính phủ.
Hãng tin Reuters loan tin này hôm nay nói rằng trong bối cảnh hầu hết các nhà lập pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, và họ không được chọn bỏ phiếu 'bất tín nhiệm', cuộc biểu quyết này có thể bị đánh giá là vô nghĩa.
Nhưng tuy sẽ không có quan chức nào bị bãi nhiệm, hãng tin này nói cuộc biểu quyết cũng phần nào hé lộ sự vận hành bên trong nội bộ Đảng Cộng sản đã cai trị Việt Nam với bàn tay sắt trong gần 4 thập niên qua, trong một giai đoạn đang có tranh luận về những vấn đề thiết yếu đối với đất nước.
Theo bản tin, thì Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng và hiện có nhiều đồn đoán về sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo về phương thức tốt nhất để ứng phó với những thay đổi trong tình hình hiện tại trong khi vẫn duy trì nguyên trạng.
Các chuyên gia nói có bất đồng quan điểm giữa các nhân vật bảo thủ về mặt ý thức hệ và thành phần cấp tiến hơn trong đảng CSVN về hướng đi tương lai của đất nước.
Reuters dẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói rằng cuộc biểu quyết nhằm ý định phô trương thái độ cởi mở tại Việt Nam, lại có tác động ngược, cho thấy những sự đấu đá giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ.
Bản tin của Reuters nói rằng nỗi bất mãn đang âm ỉ trong công chúng tại Việt Nam liên quan tới nạn tham nhũng, các vụ tịch thu đất đai và tính kém hiệu quả của một nền kinh tế tập quyền.
Trong khi các chuyên gia không dự kiến sẽ có thách thức đáng kể đối với quyền cai trị của Đảng Cộng sản trong tương lai có thể tiên đoán được, họ cho rằng nền kinh tế trị giá 178 tỉ đôla của Việt Nam có thực hiện được đầy đủ tiềm năng trong tư cách là một nền kinh tế mới nổi hay không, sẽ tùy thuộc vào phe phái nào sẽ nắm ưu thế trong cuộc tranh chấp nội bộ này.
Một trong những bất đồng quan điểm trong hàng ngũ giới lãnh đạo Việt Nam có liên quan tới cách ứng phó với những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, trong bối cảnh Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ-Đài VOA, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói Hà Nội nên liên minh với các nước trong khu vực và Hoa Kỳ để bảo vệ đất nước, nhưng cũng nên duy trì quan hệ bình đẳng với Trung Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu:
“4 Tốt và 16 chữ vàng ấy theo tôi là những cái nên vất đi, mình có quan hệ tốt nhưng mà quan hệ đấy phải là trên một quan hệ láng giềng bình đẳng chứ không phải là quan hệ anh và em hay là quan hệ quỵ lụy với nhau.”
Cuộc biểu quyết sẽ diễn ra hơn một năm sau Đại Hội Đảng tổ chức  mỗi 5 năm một lần. Cuộc biểu quyết tín nhiệm đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam hồi năm ngoái đã có phản ứng ngược, sau khi kết quả cho thấy có sự cạnh tranh quyền lực giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Kết quả cuộc biểu quyết đó, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng được sự tín nhiệm cao của 42% các đại biểu, và bị 1/3 bỏ phiếu 'tín nhiệm thấp', so với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đạt 330 phiếu tín nhiệm cao - trong tổng số 498 nhà lập pháp, và chỉ nhận 28 phiếu 'tín nhiệm thấp' .

Nguồn: Reuters,   Post