Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

PHÚC TRÌNH CỦA TỔ CHỨC FREEDOM HOUSE VỀ TỰ DO INTERNET TẠI VIỆT NAM...









         SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


Theo công bố mới nhất từ bản phúc trình của Tổ chức Freedom House về Tự do Internet... thì Việt Nam nằm trong số quốc gia được xếp hạng không có tự do Internet với thang điểm 76/100. Điều này đã đánh giá một cách khách quan và hết sức trung thực về tình trạng kiểm soát và ngăn chặn hết sức ngặt nghèo mọi thông tin trên các trang mạng trong và ngoài nước bởi chính phủ hiện nay tại Việt Nam. Ngoài việc tận dụng mọi phương cách nhằm ngăn chặn thông tin trên các trang mạng bao gồm tường lửa, các loại virus mã độc...v...v... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn thành lập một lực lượng an ninh mạng và dư luận viên hùng hậu giúp đánh phá bất kỳ trang mạng nào mang tư duy đối nghịch với Nhà nước... đồng thời giúp phát hiện và bắt giữ những ai có tư tưởng và hoạt động phát tán các tư liệu hoặc bài viết liên quan đến việc chỉ trích chính phủ trên mạng Internet.


Điều quan trọng nhất là Việt Nam hiện nay mặc dù đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc... nhưng lại ngang nhiên vi phạm và chà đạp các quyền Tự do căn bản con người bao gồm cả tự do Internet mà Tổ chức Freedom House đề cập ngày hôm nay. Hàng loạt các Blogger, Nhà báo, Nhà văn bất đồng chính kiến trong nước bị Nhà cầm quyền bắt giữ trong thời gian gần đây chính là bằng chứng xác thực và cụ thể nhất chứng minh tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn, và trầm trọng hơn tại Việt Nam. Các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước bao gồm cả việc lên tiếng thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi gây hấn và xâm lược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc cũng đều bị triệt để cấm đoán và không được hoan nghênh... thậm chí ngay cả còn có thể bị quy chụp là có tư tưởng phản động hay bị lôi kéo, bị xách động bởi các thế lực thù địch...v..v...


Tự do Internet, một hình thức của việc tiếp cận thông tin và không thể thiếu đối với quyền Tự do Ngôn luận của người dân vốn đã và đang bị chà đạp một cách thô bạo tại Việt Nam. Về cả lý và tình, Việt Nam không thể ngoảnh mặt làm ngơ và phớt lờ mọi dư luận trong và ngoài nước... trong lúc đang khoác lên mình chiếc áo thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc... không thể tiếp tục điều hành và nắm giữ vị trí giám sát quyền con người khi chính bản thân mình lại đang chà đạp lên nhân quyền một cách thô bạo và trắng trợn. Ngăn chặn Internet, và cản trở người dân thực thi các quyền Tự do căn bản con người hợp pháp và chính đáng của họ... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể dùng bất kỳ lời lẽ nảo để có thể biện minh cho các hành động sai trái và đầy phi lý của mình... không thể nào chứng minh trước dư luận trong và ngoài nước rằng Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền... là một Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ như đã tuyên truyền bấy lâu nay trước Cộng đồng Quốc tế... và trước dư luận người dân Việt Nam trong và ngoài nước. Đã đến lúc phải thay đổi... và cũng đã đến lúc cần phải trả lại mọi thứ vào đúng vị trí cần thiết của nó nếu muốn Xã hội Việt Nam thật sự công bằng và văn minh... Đất nước Việt Nam thật sự hòa bình, ổn định và phát triễn như ước nguyện của hầu hết đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay.





Bản Tin







'VN không có tiến bộ về tự do Internet'

  • 6 tháng 12 2014
Việt Nam bắt giữ nhiều blogger hơn bất cứ nước nào trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo Freedom House
Tự do Internet tại Việt Nam ngày càng bị bó hẹp, bất chấp việc nước này vừa gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House.
Báo cáo mới nhất cũng ghi nhận việc trang BBC tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước.
Phúc trình về tự do Internet của Freedom House đánh giá 65 quốc gia, sử dụng thang điểm từ 0 (tự do nhất) cho đến 100 (không hề có tự do).
Việt Nam bị hạ xuống 76 điểm trong đánh giá năm nay, so với 75 điểm hồi năm 2013.
"Tự do Internet không hề đạt được tiến bộ nào ... ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12 năm 2013", báo cáo viết.
"Đảng Cộng sản cầm quyền đã từ lâu lo sợ rằng internet và mạng xã hội có thể thách thức sự độc quyền về chính trị của mình".
"Mặc dù vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền đã tăng gấp đôi số lượng người dùng mạng bị bắt giữ kể từ năm 2011. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã bắt giữ nhiều blogger hơn bất cứ nước này trên thế giới, trừ Trung Quốc."
Cũng theo Freedom House, các nhà hoạt động tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu cả các vụ tấn công mạng trong nhiều năm nay.
"Năm 2014, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một nhóm hacker ủng hộ chính phủ, hoạt động từ năm 2008, đã nhắm vào ít nhất một tổ chức dân sự và một hãng tin viết về Việt Nam và các blogger người Việt ở nước ngoài".
"Loại mã độc được sử dụng trong các vụ tấn công có thể qua mặt các phần mềm chống virus thương mại hiện nay và được gửi đi từ các máy chủ trên khắp thế giới".

Kiểm duyệt thông qua nhà mạng

Phúc trình mới nhất cho biết ngoài các điều luật, nghị định hạn chế quyền tự do trên mạng như Nghị định 72, 174 và Điều 258 Bộ Luật Hình sự, chính quyền còn sử dụng các nhà mạng để kiểm duyệt thông tin trên Internet.
"Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không có đủ nguồn lực để kiểm duyệt thông tin trên mạng như ở Trung Quốc, chính quyền cũng vẫn thiết lập một hệ thống kiểm duyệt hiệu quả", báo cáo viết.
"Việc kiểm duyệt được thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ... Các đường dẫn đến các trang web cụ thể bị chặn và đưa vào danh sách đen".
"Các nhà nghiên cứu cho biết các ISP ở Việt Nam không chặn các trang web có nội dung khiêu dâm", Freedom House cho biết.
"Các mục tiêu bị chặn chủ yếu là các trang bị cho là có nội dung đe dọa quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản, trong đó có các trang bất đồng chính kiến, các trang về nhân quyền, dân chủ hoặc có bài viết chỉ trích phản ứng của chính quyền trước xung đột ở biên giới và trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam".
"Các trang quảng bá cho các nhóm tôn giáo như Phật giáo, Công giáo và Cao Đài cũng bị chặn, nhưng không nghiêm trọng bằng".
"Những trang có quan điểm chỉ trích chính quyền thường xuyên không truy cập được, dù là đặt máy chủ ở nước ngoài như Talawas, Dân Luận, Đàn Chim Việt, hay trong nước như Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, Diễn đàn Xã hội Dân sự".
Cũng theo Freedom House, chính sách kiểm duyệt chủ yếu nhắm vào các trang viết tiếng Việt.
"Trang New York Times hoặc Human Rights Watch thường vẫn truy cập được, trong khi RFA tiếng Việt thì không. Các trang của đài BBC tiếng Anh vẫn truy cập được, nhưng BBC tiếng Việt thì không".
Báo cáo dẫn số liệu từ Openet Initiative hồi năm 2012 cho biết Viettel là hãng chặn nhiều trang web nhất (160 trang), trong khi FPT chặn 121 trang và VNPT chặn 77 trang.
Tuy nhiên chính sự kiểm duyệt này đã khiến cho các 'báo lề dân' trở thành nguồn tin quan trong đối với nhiều người Việt Nam, Freedom House nhận định.
"Người dân giờ đây nhận thức được sự tồn tại song song giữa báo chí chính thống và một nền báo chí khác chỉ hoạt động trên mạng".
"Các trang web như Anh Ba Sàm, Quê Choa hay Bauxite Việt Nam thường phản ứng rất nhanh trước các sự kiện chính trị xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn trong việc huy động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TP. HCM".

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

LIÊN TỤC BẮT GIỮ CÁC TIẾNG NÓI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN TRONG NƯỚC... ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN TẠI VIỆT NAM PHẢI CHĂNG ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG HOẢNG LOẠN...?










         SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Liên tục bắt giữ các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước... đảng cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam thật sự đang trong tình trạng hoảng loạn...? đó chính là dấu hỏi to lớn và là tâm điểm hiện nay không chỉ từ dư luận trong nước mà còn thu hút sự chú ý rộng rãi từ Cộng đồng Quốc tế. Từng blogger nổi tiếng lần lượt thay nhau bị bắt giữ trong suốt thời gian qua đã thể hiện sự bất bình chế độ sâu rộng trong lòng người dân... cũng như nói lên sự sợ hãi lo lắng chất chứa trong lòng các vị lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản tại Việt Nam hiện nay qua việc lạm dụng các điều khoảng mơ hồ và được diễn giải một cách hết sức tùy tiện trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm công cụ trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước.



Trả tự do cho một vài Nhà Dân chủ sau đó buộc họ phải rời khỏi nước... một hình thức trao đổi người nhằm yêu sách hoặc thỏa thuận với các quốc gia phương Tây về một số lợi ích nào đó bấy lâu nay đã khiến cho dư luận trong và ngoài nước bức xúc... rồi giờ đây giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam tiếp tục giở chiêu bài xưa cũ qua việc liên tục bắt giữ các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước để lưu kho tận dụng cho việc trao đổi cần thiết trong những ngày sắp tới...? Hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cứ mỗi lần đứng trước những cơ hội hội nhập với Cộng đồng quốc tế như việc tham gia và trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Toàn cầu (WTO) năm 2007... và việc chuẩn bị cho việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái bình dương gọi tắt là (TPP) năm nay... Việt Nam đều tận dụng việc trả tự do cho một số Nhà bất đồng chính kiến nhằm đánh lừa Cộng đồng Quốc tế rằng Việt Nam đã tích cực cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình...!!!



 Điều mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế mong đợi không phải là cách đối phó tình thế như các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang làm hiện nay... mà là sự trông đợi thiện chí thật sự trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền vốn tồi tệ bấy lâu nay tại Việt Nam... qua việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với tất cả tù nhân chính trị, và tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm giữ một cách sai trái trong ngục tù cộng sản hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần phải chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu, tra tấn và hành hung người dân khi họ thể hiện quyền Tự do Ngôn luận hợp pháp và chính đáng của họ một cách ôn hòa. Để có thể thực hiện được những điều mong muốn cần thiết nói trên, các vị lãnh đạo Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước hết cần phải chấm dứt ngay việc tự cho phép mình ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước... chấm dứt ngay việc xử dụng bạo lực lẫn côn đồ đe dọa tính mạng của người dân... và quan trọng hơn cả chính là cần phải phân biệt rõ ràng giữa tình bạn và kẻ thù... cũng như cần phải chấm dứt ngay lập tức mọi sự thỏa thuận và hợp tác bất hợp pháp với kẻ thù xâm lược Trung quốc hiện nay. Đó chính là phương cách duy nhất mà đảng cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam có thể tận dụng để thoát ra khỏi tình trạng hoảng loạn như hiện nay.





Bản Tin







Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt

  • 4 giờ trước


Nhà văn Nguyễn Quang Lập rất quen thuộc với độc giả trong nước

Nhà văn, blogger nổi tiếng Nguyễn Quang Lập bị bắt chiều 6/12 tại nhà riêng ở TP. HCM.
Vụ bắt giữ xảy ra một tuần sau khi một blogger khác ở TP. HCM, ông Hồng Lê Thọ, bị cơ quan An ninh điều tra bắt giữ theo điều 258 Bộ luật Hình sự.
Em trai ông, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, xác nhận vụ bắt giữ trên Facebook của ông.
“Lý do bắt quả tang đang tải bài vở đăng những nội dung được cho là xuyên tạc, chống nhà nước,” ông Vinh viết.
Trên Facebook cá nhân, nhà báo Huy Đức cho biết an ninh “chỉ mang đi máy tính, và một số bài viết, đoạn chat” từ máy tính ông Nguyễn Quang Lập.
Ông Huy Đức dẫn lời vợ ông Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói: “Anh Nguyễn Quang Lập dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm."
Đến cuối giờ chiều, trang web Bộ Công an thông báo cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã “bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự” với ông Nguyễn Quang Lập.
Bộ Công an Việt Nam nói công an thành phố “đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Khác với đa số cây bút bị bắt trước đây, nhà văn Nguyễn Quang Lập thuộc dòng chủ lưu trong giới văn chương Việt Nam, thường xuất hiện trên truyền thông và có nhiều tác phẩm được in chính thức.
Mấy năm qua, ông còn có trang blog Quê Choa rất nổi tiếng, thu hút nhiều độc giả.


Vụ bắt giữ ông vì thế được xem là sẽ gây chú ý nhiều hơn với người dân trong nước.Từ Hà Nội, hãng tin Reuters đã đưa tin về vụ bắt giữ ông Lập.
Phóng viên Reuters nhận định: “Vụ việc theo sau sự gia tăng các vụ bắt giữ và án tù cho những người chỉ trích chính phủ mấy năm qua, khiến Hoa Kỳ lo ngại.”
Hồi tháng Sáu, nói với Quốc hội, đặc sứ về dân chủ của Bộ Ngoại giao Mỹ, Daniel Baer, nói việc bắt giữ các blogger ở Việt Nam là “một phần của xu hướng xấu đi trong cả năm qua”.
Cũng từ Hà Nội, hãng tin AFP ghi nhận nhiều bài viết trên blog của ông Lập – do ông hay những cây bút khác viết – có giọng chống Trung Quốc.
Điều này phản ánh “sự thù nghịch rộng khắp trong nhiều người Việt, gồm cả trí thức, trước láng giềng phương Bắc”, theo AFP.
AFP chỉ ra rằng Hà Nội và Bắc Kinh có mâu thuẫn vì tranh chấp Biển Đông.
“Nhà cầm quyền độc đoán của Việt Nam tỏ ra nhạy cảm trước mọi chỉ trích về cách họ xử lý tranh chấp, và thường xuyên giải tán các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt người tổ chức,” AFP nói.