Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

VIỆT NAM DÙNG CÔNG AN VÀ CÔN ĐỒ TRẤN ÁP NHÂN QUYỀN...?









       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Sử dụng công an lẫn côn đồ tấn công và hành hung hết sức dã man các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước... Các Nhà hoạt động Tôn giáo... Các Nhà hoạt động Dân chủ và Nhân quyền cùng thành phần Dân oan cả nước... là hiện tượng đang phổ biến và ngày một nghiêm trọng hơn tại Việt Nam hiện nay. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua đã không ngần ngại trưng dụng công an các loại và thành phần côn đồ xã hội đen... sử dụng vũ lực và bạo lực tấn công hành hung nhằm dập tắt mọi tiếng nói bất đồng trong nước vốn được xem là có ảnh hưởng không tốt đến quyền lực, lợi ích cá nhân và sự lãnh đạo độc tài của nhóm cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam.



Ngay cả người dân, những người tập trung xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi gây hấn và xâm lược trắng trợn của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đối với biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua cũng không tránh khỏi những hệ lụy đau lòng và chua xót nói trên... mà hình ảnh các sỹ quan công an Hà nội trong bộ sắc phục lẫn thường phục dùng chân đạp thẳng vào mặt người dân một cách không thương tiếc trong cuộc trấn áp biểu tình phản đối Trung quốc hồi tháng 7/2011 tại Hà nội Việt Nam... đã được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và cụ thể. Chưa kể đến việc Nhà cầm quyền sử dụng công an, quân đội lẫn côn đồ tấn công và cưỡng đoạt tài sản đất đai của người dân mà chế độ cộng sản độc tài toàn trị hiện nay gọi bằng những ngôn từ hoa mỹ  là " Thi hành công vụ "...? Điều gì đã khiến cho những người cộng sản Việt Nam ngày càng trở nên mất hết nhân tính... xem thường pháp luật... chà đạp lên sự thật và công lý lẫn lương lương tri đạo đức con người...?



Một điều vô cùng dễ hiểu đó chính là do bởi muốn bảo vệ sự tồn tại của chế độ cộng sản độc tài toàn trị hiện nay... cũng như nhằm ra sức bảo vệ quyền lực, vị trí lãnh đạo cùng lợi ích riêng tư cá nhân của mình... các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước... và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam đã không ngần ngại trao hẳn quyền sinh sát cho ngành công an vốn được xem là lá chắn hữu hiệu và duy nhất của chế độ... và rồi những con người mang danh pháp luật này đã tha hồ tự tung tự tác trên mọi lĩnh vực mà không hề lo sợ bị chế tài hay trừng phạt bởi pháp luật... dẫn đến việc lạm dụng quyền lực và sử dụng bạo lực một cách bừa bãi và hết sức tùy tiện. Đau lòng nhất và chua xót nhất chính là hình ảnh của những người công an trong bộ sắc phục của ngành... những người nhân danh pháp luật thực thi công lý... giữ gìn trật tự an toàn xã hội lẫn bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân lại đang tâm cấu kết với bọn côn đồ, vốn là thành phần cặn bã của xã hội... để sách nhiễu và hành hung người dân, gây bất ổn xã hội... thay vì thực hiện đúng đắn trách nhiệm thiêng liêng cao cả của mình. Cáo buộc từ Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) ngày hôm nay chỉ là đề cập đến một phần nhỏ thực trạng đau lòng nói trên như phần của tảng băng nổi... trong lúc hàng trăm, hàng ngàn và hàng chục ngàn trường hợp thương tâm và đau lòng khác của người dân Việt Nam... như những phần của tảng băng chìm chưa được đề cập đến.





Bản Tin



  • 3 giờ trước




Cảnh sát Việt Nam đối mặt với những người ủng hộ ông Lê Quốc Quân tại phiên xử ông hồi tháng Hai năm 2014
Công an Việt Nam bị cáo buộc làm ngơ trước những vụ hành hung các nhà hoạt động

Giám đốc Á châu của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam dùng côn đồ để trấn áp nhân quyền.
Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat hôm 27/10, ông Brad Adams mở đầu với những câu:
"Điều gì tệ hại hơn, bị bỏ tù hay bị đánh đập? Đây là câu hỏi mà các nhà hoạt động ở Việt Nam cân nhắc vào Ngày Nhân quyền Quốc tế trong tháng này.
"Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù người dân vì khác chính kiến trong hơn nửa thế kỷ qua. Gần đây chính quyền cố thuyết phục các chính phủ và các nhà ngoại giao rằng họ đã độ lượng hơn và chỉ ra rằng các vụ bắt những người chỉ trích đã giảm đi."
Mặc dù vậy ông Adams nói ít nhất 29 nhà hoạt động và blogger trong đó có hai blogger có tiếng, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Quang Lập đã bị bắt trong năm 2014.
Nhưng cáo buộc chính của bài viết là chính quyền ở Hà Nội đã dùng côn đồ để trấn áp những người mà họ không bỏ tù.
"Côn đồ, có vẻ như là nhân viên chính quyền mặc thường phục, đã bắt đầu tấn công những người bất đồng chính kiến, thường là [tấn công] công khai, mà hoàn toàn không chịu hậu quả gì.
"Gần đây nhất, hôm 9/12, blogger Nguyễn Hoàng Vi ở thành phố Hồ Chí Minh đang đi về nhà thì bị một nhóm nam và nữ giới chặn được, túm tóc và đấm túi bụi.
"Hàng chục người trong đó có cả các nhân viên an ninh của chính quyền đóng bên ngoài nhà Vi đã đứng nhìn và không can thiệp.
"Khi một lái xe taxi định chở Vi tới bệnh viện thì lực lượng an ninh can thiệp và đòi đưa cô về nhà."
Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc về chuyện họ trấn áp những người bất đồng chính kiến.

'Xô đẩy Tổng lãnh sự'

Ngoài vụ việc đối với blogger Nguyễn Hoàng Vi, ông Brad Adams cũng nêu những vụ trấn áp với hình thức tương tự đối với blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Trọng Hiếu.
Bênh cạnh đó là những cuộc tấn công khác nhắm vào các nhà hoạt động Trần Thị Thúy Nga và Trương Minh Đức.
Ông Adams cũng nói ngay cả Tổng Lãnh sự Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh cũng bị xô đẩy khi ông tới nơi diễn ra một vụ chạm trán giữa các nhà hoạt động và côn đồ.





Vị Giám đốc Á châu của Human Rights Watch viết:
"Không ai bị buộc tội trong những vụ này. Hầu hết các vụ tấn công xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật và trước mặt những người khác.
"Cảnh sát mặc sắc phục không can thiệp, nhiều khả năng vì họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên chính quyền.
"Toan ngăn chặn các cuộc tấn công, đúng ra là một quyết định duy nhất đúng về mặt nghề nghiệp và đạo đức đối với một cảnh sát, lại quá mạo hiểm và có thể làm họ mất việc hoặc tệ hơn."
Cuối bài ông Adams nói cho dù châu Âu và Nhật Bản muốn tăng cường buôn bán và Hoa Kỳ muốn có quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc, họ cũng "cần nhớ rằng các chính phủ tốt nhất và ổn định nhất là các chính phủ tạo không gian an toàn cho tự do ngôn luận chứ không phải các chính phủ đánh đập hay bỏ tù những người bày tỏ chính kiến."
Human Rights Watch và một số tổ chức theo dõi nhân quyền khác từng bị Việt Nam liệt vào các tổ chức "có dụng ý xấu" đối với chính quyền Hà Nội.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

GÂY KHÓ DỄ, CẢN TRỞ VÀ NGHIÊM CẤM VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ GIÁNG SINH... TỰ DO TÔN GIÁO CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ THẾ NÀY ĐÂY SAO...?










        SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU




Do Minh Tuyen



Trong lúc mọi người mọi nhà và khắp mọi nơi đang nô nức và hân hoan chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh, một ngày đại lễ và trọng đại nhất của các Tín hữu KiTô giáo... thì tại huyện Đăk Tô và một số vùng sâu vùng xa thuộc Giáo phận Kon Tum lại bị chính quyền gây khó dễ và cấm đoán. Không xin phép mà tổ chức Thánh lễ thì bảo là chống đối chính quyền hoặc vi phạm pháp luật...v..v... nhưng khi xin phép thì lại viện hết lý do này đến lý do khác để từ chối, bác bỏ... điều này đã nói lên điều gì... và thực chất thì Tự do Tín ngưỡng của người dân có còn là một trong các quyền Tự do căn bản con người của người dân... mà chính luật pháp và hiến pháp của đất nước này đã thừa nhận, quy định và bảo vệ... cũng như vẫn thường rêu rao trước công luận trong và ngoài nước nữa hay không...?



Mọi người chúng ta ai cũng biết... Tự do Tôn giáo, Tự do Tín ngưỡng chính là một trong các quyền Tự do căn bản hợp pháp và chính đáng của người dân mà bất kỳ ai hay bất kỳ quyền lực nào, thế lực nào cũng không có quyền xâm phạm, chà đạp hay cấm cản. Tự do Tín ngưỡng là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt đời sống tâm linh của người dân... và bản thân nó cũng không phải là một món hàng hay một thứ ân huệ để có thể ban phát, xin cho hoặc mang ra đổi chác... Hơn nữa, việc Tổ chức mừng đại lễ Giáng sinh của người dân dù ở bất cứ nơi đâu cũng là một việc làm hợp pháp và chính đáng... cũng như không hề có dấu hiệu nào cho thấy ảnh hưởng đến Trật tự an toàn Xã hội hay đe dọa đến an ninh quốc gia... thì dựa vào đâu mà chính quyền huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum lại có quyền cản trở và cấm đoán người dân cùng với các chức sắc Tôn giáo thực hiện quyền bày tỏ niềm tin Tôn giáo chính đáng và hợp pháp nói trên của họ...? Bên cạnh đó, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bấy lâu nay vẫn thường luôn rêu rao trước công luận trong và ngoài nước rằng Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền và triệt để tôn trọng mọi quyền Tự do căn bản của người dân, đặc biệt là sự quan tâm đối với các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa... như thế, hành vi cản trở và cấm đoán việc Tổ chức đại lễ Giáng sinh cho những con người này từ chính quyền huyện Đăk Tô ngày hôm nay đã thể hiện điều gì...?



Mùa Giáng sinh, mùa thanh bình nhân loại, mùa con người tìm kiếm lại tình người... đó chính là ý nghĩa thiêng liêng và cũng là thời điểm mà mọi người chúng ta đặc biệt là đối với các Ki Tô hữu Việt Nam... chào mừng ngày đại lễ này trong tình yêu thương và chia sẻ lẫn nhau... là thời điểm mang lại sự ấm áp cho những người già neo đơn, cho những con người khốn khổ không nơi ăn chốn ở, bệnh tật và nghèo đói... là thời khắc giúp mọi người nhất là giới trẻ trải nghiệm và suy tư về Chúa giáng sinh và công cuộc cứu rỗi của Ngài cho nhân loại... thế nhưng, hành vi sai trái và đầy ngang ngược của các vị lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam nói chung, và lãnh đạo chính quyền huyện Đăk Tô nói riêng... không những đã phủ lên đầu người dân những bóng mây u ám... mà còn hoàn toàn đi ngược lại các cam kết của họ đối với người dân và Cộng đồng Quốc tế về quyền con người. Bên cạnh đó, việc bất chấp pháp luật... bất chấp công lý và bất chấp cả lương tri con người của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã và đang ngày càng sói mòn thêm lòng tin nơi người dân và dường như đó cũng chính là dấu hiệu báo trước cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi trong nay mai của chế độ cộng sản độc tài Toàn trị và vô nhân tại Việt Nam hiện nay.





Bản Tin








Giáng sinh 2014: Giáo phận Kontum bị bách hại


VRNs (24.12.2014) – Trong Thư mục vụ Giáng sinh 2014 của Đức cha Micaen Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum viết: “Khi viết bức tâm thư này, chúng tôi nhận được nhiều tin tức không mấy vui trong Giáo phận. Nào là ở vùng sâu vùng xa không có lễ Giáng sinh, các linh mục tại Dăk Glei không được phép thi hành mục vụ….Tin mới nhất và gây bức xúc nhất là huyện Đăk Tô không chấp thuận chúng tôi đến dâng lễ Giáng sinh tại Dăk Kang Pênh… có 864 giáo dân, trong số có anh chị em mắc bệnh phong và gần một nửa làng theo Nhóm anh chị em Hàmon. Nay để đón chào anh chị em đã quay về với Hội thánh, chúng tôi cắt bỏ chương trình dâng lễ trên Tumơrông để về dâng lễ cho anh chị em. Tin này đến với chúng tôi chỉ vài phút sau khi được đón tiếp hai phái đoàn cao cấp trung ương và tỉnh đến chúc Giáng sinh…”.
Sau đây là nguyên văn Thư mục vụ:
141224-Thu 1
141224-Thu 2

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

GIÁNG SINH 2014 ... GIÁNG SINH AN BÌNH VÀ HẠNH PHÚC...









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





                        MÙA GIÁNG SINH


MÙA THANH BÌNH NHÂN LOẠI... MÙA CON NGƯỜI TÌM KIẾM LẠI TÌNH NGƯỜI...


Kính chúc tất cả Anh Chị Em và Qúy thân hữu gần xa... một mùa Giáng sinh an lành và Năm mới tràn đầy hạnh phúc...



Do Minh Tuyen









>>>   Click vào xem trang tiếng Anh

          Click here to view page in English

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

ÁP BỨC NGƯỜI DÂN VÀ NAY ĐẾN LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO HỌ... CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY THẬT SỰ CHỈ NHƯ MỘT DIỄN VIÊN HÀI.









           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Cậy quyền ỷ thế đàn áp áp bức người dân chưa đủ... nay quay sang áp bức cả thành phần Luật sư, những người đang ra sức đòi lại công bằng và công lý cho nạn nhân... đó là những gì đã và đang xảy ra trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay dưới ách cai trị độc tài toàn trị của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... mà nạn nhân cụ thể chính là luật sư trẻ Võ An Đôn thuộc Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên, Việt Nam... người đã góp phần mang vụ án 5 sỹ quan công an Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên dùng nhục hình đánh chết nạn nhân Ngô Thanh Kiều ra trước công luận...!!!


Là một quốc gia luôn tự cho mình là một Nhà nước pháp quyền... thế nhưng, từ hiện tại cho đến quá khứ... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại luôn hành xử một cách hết sức tùy tiện... bất kể pháp luật... bất kể sự thật và công lý... cũng như bất chấp cả lương tâm đạo đức con người. Tòa án tại Việt Nam xử án theo cảm tính... và kết án theo lệnh của lãnh đạo bằng những bản án loại "Bỏ túi" đã được định sẵn... do vậy, không cần tranh luận... không cần lắng nghe mọi tiếng nói phản biện và lập luận từ các vị luật sư bào chữa trong vụ án... dẫn đến hàng loạt các vụ án oan sai, thậm chí là ngay cả tước đi sinh mạng của một con người. Vâng, đúng như nhận xét tù Luật sư Võ An Đôn nói riêng và từ hầu hết đồng bào người dân Việt Nam cả nước nói chung... rằng luật pháp tại Việt Nam được đặt ra để bảo vệ chế độ, bảo vệ cán bộ Nhà nước, chứ không hề bảo vệ cho người dân... và đó cũng chính là lý do tại sao mà nhiều người cho rằng... công lý tại Việt Nam hiện nay lại giống như một diễn viên hài...



Các vị lãnh đạo Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên Việt Nam nghĩ gì và sẽ làm những gì để bảo vệ cho thành viên của mình... bảo vệ công lý, và bảo vệ cho chính uy tín của ngành Luật sư cả nước nói chung... cũng như đối với Luật sư đoàn của tỉnh Phú Yên nói riêng... hay cuối cùng cũng phải cuối đầu trước đảng cộng sản cầm quyền...? Vâng, ngay chính bản thân luật sư còn không thể bảo vệ nổi cho chính mình... thì làm sao bảo vệ được cho người dân... làm sao đòi lại sự thật, công bằng và công lý cho họ... chính là nỗi xót xa không chỉ riêng bản thân của Luật sư Võ An Đôn hay bản thân nhiều Luật sư khác... mà còn là nỗi xót xa và trăn trở của hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam sống trong và ngoài nước nói chung. Tòa án xét xử không cần tranh luận và không cần lắng nghe phản biện và lập luận từ các Luật su bào chữa thế thì vai trò và vị trí của người Luật sư trong phiên Tòa ở đâu... và đào tạo ra những người luật sư để làm gì...? Liệu các vị lãnh đạo đảng, các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản lẫn lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam có hiểu được ý nghĩa của cụm từ " Nhà nước Pháp quyền" hay không... hay dẫu rằng đã hiểu rõ... nhưng vì bản chất độc tài, độc đoán, chuyên quyền, gian manh và xảo trá đã hình thành và kiến tạo nên một "Nhà nước Pháp quyền"... kiểu cộng sản như ngày hôm nay.




Bản Tin



Thứ bảy, 20/12/2014

Tin tức / Việt Nam

Luật sư Võ An Đôn: ‘Luật pháp VN bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân’

Luật sư Võ An Đôn và gia đình nạn nhân
Luật sư Võ An Đôn và gia đình nạn nhân
Một luật sư không hề nao núng trước đe dọa bị tước thẻ hành nghề sau khi đưa ra ánh sáng thêm một nạn nhân bị công an đánh chết, mà ngược lại, kiên quyết làm mọi cách có thể để tiếp tục bênh vực công lý cho những người nghèo chịu áp bức, bất công trong xã hội. 
Tuy tuổi đời lẫn tuổi nghề không cao và cũng không mưu sinh chính bằng nghề luật sư, nhưng chủ nhân văn phòng Luật sư Võ An Đôn từ một vùng quê hẻo lánh không có internet của tỉnh Phú Yên đã nổi danh trên khắp các mặt báo cả trong lẫn ngoài nước và trên các trang mạng xã hội.
Luật sư Võ An ĐônLuật sư Võ An Đôn
Luật sư Đôn được công chúng biết đến sau khi phanh phui vụ 5 sĩ quan công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) đánh chết một cư dân địa phương tên Ngô Thanh Kiều cách đây hơn 2 năm rưỡi. Không những bảo vệ miễn phí giúp gia đình ông Kiều đi tìm công lý tới cùng, luật sư Đôn cũng đã từng hỗ trợ pháp lý không công cho gần 200 người nghèo cô thế trong xã hội kể từ khi cầm trong tay chứng chỉ hành nghề luật sư mà anh đã nhiều năm theo đuổi vì lý tưởng phục vụ người nghèo.
Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng sẵn sàng chấp nhận, không sao hết.
Tấm thẻ nghề ấy giờ đây đang có nguy cơ bị thu hồi sau đề nghị hồi cuối tháng rồi của công an, tòa án kết hợp với Viện Kiểm sát Tuy Hòa với cáo buộc anh ‘vi phạm đạo đức nghề nghiệp’, ‘xúc phạm’ ‘lãnh đạo’ trong quá trình tham gia vụ án Ngô Thanh Kiều.  
Kiến nghị này ngay lập tức đã gây bức xúc công luận giữa lúc gia tăng nạn công an bạo hành tại Việt Nam dù Hà Nội vừa ký kết Công ước Liên hiệp quốc chống tra tấn. Nhiều người cho rằng đây là một đòn thù nhắm vào vị luật sư không khuất phục trước sức mạnh quyền - tiền. Nhiều người lên tiếng bảo vệ luật sư Đôn, trong đó có giới chuyên môn, báo chí, và hàng trăm người đã ký thư ủng hộ anh gửi cho giới hữu trách.
Tạp chí Thanh Niên hôm nay mời các bạn cùng tái ngộ với luật sư Võ An Đôn để nghe những trải lòng của người luật sư trẻ tận tâm cống hiến cho xã hội và những dự định sắp tới của anh.
Bấm vào nghe toàn bộ âm thanh cuộc trao đổi
Luật sư Võ An Đôn: Từ khi có công văn từ công an-tòa án-Viện kiểm sát đề nghị tước thẻ hành nghề của tôi, Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư Phú Yên chưa mời tôi làm việc. Đoàn Luật sư Phú Yên đang yêu cầu 3 cơ quan liên ngành đó trả lời, cung cấp chứng cứ để làm rõ vụ việc. Nhưng tới nay họ chưa cung cấp được chứng cứ nào hết. Về phía xã hội, dư luận xôn xao. Người hiểu biết thì nói đây là sự quy chụp. Người không theo dõi thời sự, không biết thì nghi ngờ tôi có vi phạm nghề nghiệp mới bị đề nghị thu hồi thẻ hành nghề.
Trà Mi: Công việc của luật sư có bị ảnh hưởng, chi phối gì không?
Luật sư Võ An ĐônCó nhiều người e ngại, sợ tới với tôi sẽ bị liên lụy phức tạp và sợ mất hợp đồng nếu tôi bị tịch thu thẻ nghề. Trước đó, tôi thường nhận bào chữa, tư vấn miễn phí cho khách hàng. Sau công văn đó, rất ít người tới với tôi.
Trà Mi: Tinh thần của luật sư thế nào?
Luật sư Võ An Đôn: Bản thân tôi cảm thấy bình thường vì tôi làm đúng lương tâm và pháp luật.
Trà Mi: Bảo vệ không công cho người bị hại để rồi bản thân cũng trở thành một nạn nhân của sự ‘cậy thế ỷ quyền’, luật sư có suy nghĩ thế nào về việc làm của mình, về những gì mình cho ra và nhận lại?
Luật sư Võ An ĐônTừ khi hành nghề tới nay, tôi đã bảo vệ miễn phí cho gần 200 vụ, nhưng vụ này vì đụng tới các cơ quan nhà nước nên gây phiền phức, khó khăn cho tôi. Tôi không hề buồn phiền hay nản chí. Khi nhận vụ này, tôi đã lường trước các khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận vì tôi bảo vệ công lý xã hội, cứu được nhiều người khỏi bị công an đánh chết nữa thì tôi cảm thấy hạnh phúc rồi. Làm việc ý nghĩa cho đời tôi không suy tư gì hết. Công sức mình bỏ ra được dư luận, nhân dân ủng hộ nhưng lại bị gây khó khăn từ phía nhà nước. Đó là chuyện thường, vì một bên là dân thấp cổ bé miệng, một bên là đại diện cơ quan nhà nước thì chuyện trù dập là đương nhiên. Người ta nói đấu tranh công lý ở Việt Nam như mò kim đáy bể. Tôi biết và tôi chấp nhận. Việc mình làm giúp được cho đời là điều quan trọng. Từ đó mình được tiếng tốt là mình hãnh diện rồi, không cần gì phải vật chất. Nhận vụ này tôi biết sẽ gặp khó khăn, có thể mất việc, mất mạng, hay đi tù, nhưng tôi bất chấp. Nếu suy nghĩ thiệt hơn cho mình, tôi đã không bao giờ nhận vụ này.
Trà Mi: Nếu đề nghị này được chấp thuận, vĩnh viễn luật sư không còn hành nghề được nữa, ông chuẩn bị chặng đường kế tiếp cho mình ra sao?
Theo tôi, để thành công trong công việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho đời mới có ý nghĩa chứ còn chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.
Luật sư Võ An ĐônNếu không làm luật sư nữa, tôi vẫn có thể giúp bà con cách khác như tư vấn cho họ. Không còn thẻ luật sư nữa không có nghĩa là tôi không còn giúp được cho những người khác.
Trà Mi: Anh từng tuyên bố ‘Tôi không sợ vì mình làm đúng’, nhưng ‘làm đúng thì không được bảo vệ mà làm sai lại được bảo kê’, làm thế nào dành được công lý?
Luật sư Võ An ĐônỞ Việt Nam, công lý thuộc về kẻ mạnh, có quyền, có tiền. Giữa một bên là dân thấp cổ bé miệng và một bên là 3 cơ quan lớn của nhà nước thì chuyện mình bị thiệt thòi, lép vế là bình thường.
Trà Mi: Với từ ‘lép vế’ luật sư vừa dùng, phải chăng ông không hy vọng gì nhiều rằng mình sẽ chiến thắng?
Luật sư Võ An ĐônDù lép vế nhưng đằng sau tôi còn có Liên đoàn Luật sư bảo vệ quyền lợi của tôi và uy tín của ngành luật sư cả nước. Ngoài ra, việc tôi làm đúng dư luận ủng hộ thì tôi tin chắc 100% tôi sẽ chiến thắng. Đề nghị của họ sẽ vấp phải sự phản đối quýêt liệt từ quần chúng.
Trà Mi: Trong xã hội ngày nay, những Luật sư chân chính, cương trực, không khuất phục trước thế lực quyền-tiền ‘mạnh được yếu thua’ thì gặp nhiều hậu quả hơn là kết quả. Anh nghĩ sao về nhận định này?
Luật sư Võ An ĐônĐúng. Ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng. Những người yêu công lý biết rõ điều đó nhưng sẵn sàng chấp nhận, không sao hết.
Trà Mi: Nghề luật sư có những cái khó như phải lý luận sắc bén, am hiểu luật pháp, bản lĩnh nghề nghiệp. Theo ông, cái khó nhất của nghề luật sư trong nước là gì?
Luật sư Võ An Đôn Khó nhất đối với luật sư trong nước là ra tòa nói chẳng ai nghe. Hội đồng xét xử có sẵn bản án rồi, nói đúng họ cũng không nghe, có luật sư cũng như không. Rất khó chị à.
Trà Mi: Một người hành nghề luật sư mà biết công việc của mình cũng không hứa hẹn hay mang lại hiệu quả, điều đó có làm ông nản lòng?
Luật sư Võ An ĐônNhiều khi muốn nghỉ, nản lắm, nhưng tiếc mình học từ nhỏ tới lớn tốn bao nhiêu công sức, tiền bạc, phấn đấu mà học xong không giúp được cho đời thì quá uổng. Cho nên nản thì nản nhưng phải làm để thứ nhất là giúp bà con và thứ hai là có thu nhập.
Trà Mi: Làm thế nào để tiếng nói của người luật sư có sức mạnh hiệu quả hơn trong việc bảo vệ người nghèo, công lý, và lẽ phải?
Luật sư Võ An ĐônRa tòa nói họ không nghe thì mình có thể giúp đương sự làm đơn kháng cáo, khiếu nại, kêu oan lên các cấp trên có thể cũng tác dụng phần nào.
Trà Mi: Có lối thoát nào cho nghề luật sư ở Việt Nam, được hành nghề bảo vệ công lý thành công? Có cách nào giúp người luật sư tự tin trước tòa rằng họ ra đây nói lý lẽ để chiến thắng?
Luật sư Võ An ĐônVới thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào được như vậy chị à, trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập. Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý hết. Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý. Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước. Đó là cả một thể chế, khác nhau chỗ đó chị à.
Trà Mi: Nếu chức năng bảo vệ công lý của luật Việt Nam ít, thì nó thể hiện chức năng nào khác nhiều hơn- rõ hơn, theo nhận xét của luật sư?
Luật sư Võ An ĐônTheo cảm nhận của tôi, trên thực tế luật pháp Việt Nam bảo vệ giai cấp cầm quyền, bảo vệ chế độ hơn là bảo vệ người dân.
Trà Mi: Trước tình thế bị đe dọa tước thẻ hành nghề, anh chọn giải pháp nào: sẵn sàng chấp nhận thương đau hay sẵn sàng có các phương thức khác để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ mình?
Luật sư Võ An Đôn: Nếu người ta đã quyết định, tôi khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư mà không được thì tôi phải chấp nhận thôi. Mình phải chọn phương thức trong tầm và khả năng của mình mà thôi.
Trà Mi: Luật sư không tự bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được cho người khác, có ai đặt câu hỏi này cho ông, luật sư sẽ trả lời thế nào?
Luật sư Võ An ĐônĐúng đây là một điều nhức nhối của bản thân tôi.
Trà Mi: Theo luật pháp Việt Nam, người luật sư được bảo vệ thế nào trong trường hợp bị trả đũa?
Luật sư Võ An ĐônTrong trường hợp này, Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư không bảo vệ, không can thiệp được thì phải chấp nhận thôi, không còn đường nào khác. Nếu điều đó xảy ra, tôi bị tước thẻ hành nghề thì Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư Phú Yên sẽ mất uy tín trầm trọng với người dân.
Trà Mi: Theo những ngành tốn nhiều công sức, tiền bạc mà ra nghề không kiếm được nhiều tiền để nuôi sống bản thân. Những bạn trẻ sắp ra trường có ưu tư này, luật sư sẽ nói gì?
Luật sư Võ An Đôn:  Tùy mục đích mỗi người. Có người thích vì công lý, có người chạy theo vật chất. Theo tôi, để thành công trong công việc và cuộc sống, mình nên theo đuổi những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần. Làm luật sư thì phải chọn công lý. Mình làm việc gì giúp cho đời mới có ý nghĩa chứ còn chỉ vì bản thân mình thì cuộc sống vô vị lắm.
Trà Mi: Làm cách nào có thể khuyến khích lý tưởng này ngày càng đâm chồi trong xã hội ngày nay?
Luật sư Võ An Đôn: Cái này tùy mỗi cá nhân thôi chứ xã hội bây giờ thì lại tiêu diệt những con người chân chính. Luật sư chân chính ở Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, không thể vươn lên được. Với cơ chế hiện nay, không thể nào khuyến khích được chị à.
Trà Mi: Ông có nghĩ giáo dục và truyền thông có thể góp phần giúp khơi dậy trách nhiệm, lý tưởng đó?
Luật sư Võ An ĐônDù có giáo dục, truyền thông tới đâu nhưng khi họ ra đời va chạm thực tế xã hội thì lại gặp khó, vậy nói một chuyện mà thực tế lại là một chuyện khác thì làm thế nào. Chẳng hạn, luật sư không ăn nhậu với tòa án, không chung chi chạy án thì bị gây khó khăn đủ thứ chuyện từ khâu tiếp cận hồ sơ tới khi ra tòa. Cái chân chính xuất phát từ môi trường gia đình và ý thức mỗi người thôi. Các bạn trẻ đừng nên chạy theo vật chất tầm thường. Hãy làm việc vì xã hội. Đừng vì lợi ích cá nhân mà không đóng góp cho xã hội, như vậy rất uổng cho bản thân và cho xã hội.
Trà Mi: Xin cảm ơn luật sư Đôn rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trò chuyện này.