Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Dừng ngay việc tiếp tục triễn khai dự án khai thác Bauxite Tây nguyên là một quyết định đúng đắn và hết sức cần thiết phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam trong và ngoài nước

 



   







       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Trong lúc nhiều chuyên gia kinh tế và khoa học nổi tiếng nhiều kinh nghiệm cả trong lẫn ngoài nước đồng lên tiếng khuyên ngăn nên dừng ngay lập tức các dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên thuộc trung phần Việt Nam, một dự án đã được đánh giá là không đạt hiệu quả tiềm năng kinh tế mà còn hủy hoại mội trường lẫn đe dọa nghiêm trọng tính mạng và tài sản của người dân hiện đang sinh sống gần khu vực dự án triễn khai và các vùng phụ cận thì Bộ trưởng Công thương của Việt Nam, ông Vũ Huy Hoàng lại lớn tiếng khẳng định rằng việc tiếp tục triễn khai các dự án đầy bất cập nói trên là một việc hết sức cần thiết!!!. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định thêm rằng, dự án khai thác bauxite nói trên đã được Nhà nước xem xét thận trọng trước khi giao cho các cơ quan đơn vị liên quan triễn khai.

Điều gì đã khiến cho cả Thủ tướng chính phủ cho đến ngài Bộ trưởng bỏ ngoài tai các lời khuyên ngăn của các Nhà khoa học, các chuyên gia nổi tiếng đầy kinh nghiệm lẫn cả một số cán bộ cao cấp của Nhà nước trong đó bao gồm cả ý kiến phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.....cùng nhiều cựu lãnh đạo Nhà nước và các Nhân sĩ khác của Việt Nam?. Bên cạnh đó, qua một thời gian dài triễn khai dự án và đi vào hoạt động sản xuất, dự án này đã thật sự không đem lại hiệu quả kinh tế, cùng với những tác động hệ lụy của nó hủy hoại môi trường, đe dọa cuộc sống của người dân, đe dọa an ninh quốc phòng........và còn kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa. Việc dư luận trong và ngoài nước lên tiếng yêu cầu chính phủ cho dừng ngay lập tức các dự án không khả thi và đầy bất cập nói trên là điều tối cần thiết, đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Xin xem: Dự án khai thác Bauxite Tây nguyên và sự phản đối của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam

Nếu tiếp tục triễn khai một dự án không những đã không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn gây bất lợi về nhiều mặt thì hậu quả và mức thiệt hại gây ra cho đất nước, cho người dân sẽ vô cùng nặng nề và đến lúc đó ai sẽ là người gánh trách nhiệm? Bộ chính trị? Quốc Hội hay bản thân ngài Thủ tướng hoặc Bộ trưởng sẽ gánh lấy trách nhiệm về phần mình.....hay chỉ có người dân Việt Nam và đất nước Việt Nam hoàn toàn gánh chịu thiệt hại và hậu quả nặng nề do các dự án đầy bất cập đó gây ra???. Thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước nên có các quy định pháp luật rõ ràng và cụ thể cho từng cá nhân và Tổ chức nào đưa ra những quyết định sai trái gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng của người dân và đối với đất nước chứ không thể nói một cách chung chung và sau đó lại đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau một cách vô tội vạ như đã từng xảy ra hiện nay và trong quá khứ. Hãy dừng ngay mọi việc trước khi quá muộn và việc chấp nhận sửa sai những quyết định sai trái của chính bản thân ngài Thủ tướng hay bất kỳ ai trong bộ máy chính quyền chính là thể hiện trách nhiệm của mình đối với người dân Và Đất nước.





Bản Tin








'Triển khai dự án bauxite là cần thiết'


Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói dừng dự án 
cảng Kê Gà không gây thiệt hại lớn


Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng vẫn khẳng định triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên là 'hết sức cần thiết" trong khi có kêu gọi đình chỉ các dự án này.

Ông bộ trưởng đã có phát biểu trên chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng Trả lời của Truyền hình Nhà nước Việt Nam hôm Chủ nhật 10/3.


Các bài liên quan










Theo ông Hoàng, mỗi năm Việt Nam phải chi trên 1 tỷ đôla để nhập khẩu khoảng nửa triệu tấn nhôm, bởi vậy cần triển khai các dự án khai thác bauxite và chế biến alumin, tiền chất của nhôm.

"Trữ lượng bauxite ở Việt Nam là 10-11 tỷ tấn," ông nói - "Bauxite là nguồn tài nguyên lớn, là cơ sở để hình thành ngành công nghiệp luyện nhôm phát triển lâu dài, là một nguồn lực quan trọng góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Ông khẳng định: "Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến Bauxite là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp, đã được Đảng, Nhà nước xem xét thận trọng, giao cho Vinacomin tổ chức triển khai".

Lĩnh vực mới mẻ



Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng vì "đây là một lĩnh vực công nghiệp mới mẻ, chúng ta chưa có kinh nghiệm", nên quan điểm chỉ đạo của chính phủ là làm tốt quy hoạch và điều chỉnh bổ sung khi có "phát sinh bất cập".

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định ngừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, được cho là "lối ra" của bauxite Tây Nguyên.
Ông Hoàng nói điều chỉnh như vậy là phù hợp, vì "trong thực tế hầu như chưa có sự đầu tư đáng kể nào cho dự án này".

Giới chức chính phủ và chủ đầu tư Vinacomin nhiều lần nói dự án Kê Gà mới chỉ đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng nên dừng là "hợp lý".

Về tiến độ hai dự án bauxite ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông), ông Vũ Huy Hoàng cho hay Vinacomin đã hoàn thành cơ bản việc đầu tư dự án tại Tân Rai, cuối tháng 12/2012 đã sản xuất thử thành công sản phẩm alumin đầu tiên.

"Đối với dự án Nhân Cơ, do rút được kinh nghiệm từ Dự án Tân Rai, tiến độ có được cải thiện hơn, hiện đã thực hiện được hơn 50% khối lượng xây lắp và dự kiến nửa đầu năm 2014 sẽ đưa vào vận hành."

Ông thừa nhận giá alumin hiện nay thấp hơn giá tính toán tại thời điểm phê duyệt các dự án khoảng 10%.

Tuy nhiên ông Vũ Huy Hoàng nói: “Không ai bảo đảm rằng mức giá này sẽ cố định như thế trong vòng năm hoặc mười năm tới”.

“Hãy để dự án vận hành một thời gian rồi sẽ có cơ sở hơn trong xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án."

Trong khi đó, đang có ngày càng nhiều tiếng nói kêu gọi ngừng hai dự án bauxite mà một số chuyên gia cho là không hiệu quả về kinh tế và gây tác hại cho môi trường.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: “Chấp nhận loại bỏ dự án bauxite ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm và càng sớm càng tốt".

Tiến sỹ Kinh tế Nguyễn Thành Sơn được báo Pháp luật TPHCM dẫn lời nói: "Hiệu quả kinh tế của dự án bauxite rất thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên không cao".

"Nguy cơ thua lỗ tài chính nặng nề ở các dự án này đang hiện hữu và sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia về sau này."







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét