Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

LUẬT PHÁP HIẾN PHÁP VÀ CÁC LUẬT ĐỊNH TẠI VIỆT NAM... CHỈ LÀ NHỮNG SẢN PHẨM DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ...?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU







Do Minh Tuyen


Luật định một nơi thi hành một nẻo... và hàng loạt các thông tư, Nghị quyết và Nghị định của chính phủ ban hành trước và sau chồng chéo lẫn nhau... hoặc chỉ được ban hành như sản phẩm, hình thức dùng cho việc trang trí tô điểm cho bộ mặt quốc gia... đó chính là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến việc người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế luôn tỏ ra ngờ vực trước những Thông tư, Nghị định, Nghị quyết hay Thông điệp mang tính tốt đẹp hay hơi hướm thay đổi cải tổ từ người đứng đầu Bộ máy chính phủ Nhà nước... đặc biệt là đối với giới đầu tư nước ngoài...


Điển hình như đối với Hiến pháp Nhà nước 1992... hay bản Hiến pháp sửa đổi bổ sung được cho là lấy ý kiến đóng góp từ nhân dân ban hành năm 2013 vừa qua chẳng hạn... hàng loạt các điều khoảng được quy định và ban hành một cách rõ ràng và hết sức cụ thể... thế nhưng, quy định là như thế, nhưng trên thực tế các vị lãnh đạo Đảng...lãnh đạo Nhà nước cộng sản... cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam luôn nói một đằng làm một nẻo... hay chỉ thực hiện một cách sơ sài, qua loa mang tính hình thức... chưa nói đến hiện tượng trên bảo nhưng dưới không nghe... thậm chí xem thường, xuyên tạc và bóp méo sự thật.. ví dụ như trong trường hợp cưỡng chế đất đai trái pháp luật đối với gia đình anh Đoàn Văn Vương cùng một số hộ nuôi trồng thủy sản khác tại đầm Cống Rộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng vào năm 2011, vốn từng gây bức xúc và phẩn nộ nơi dư luận... đó chính là những điều nghịc lý vốn tồn tại lâu dài từ đời nọ sang đời kia trong xã hội Việt Nam... dưới cái gọi là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... theo chủ thuyết cộng sản và tư tưởng Hồ chí Minh hiện nay.


Bên cạnh đó, hàng loạt các Thông tư và Nghị định được chính phủ ban hành một cách sai trái, phi dân chủ và phi đạo đức không hợp lòng dân và trái với những cam kết của chính phủ... như Nghị định 72 nhằm hạn chế việc xử dụng internet... Nghị định 92 nhằm hạn chế và cản trở quyền tự do Tín ngưỡng hợp pháp của người dân và các Tổ chức Tôn giáo... hay Thông tư 28 của Bộ công an vừa mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2014 tới đây nhằm hạn chế và cản trở hoạt động hành nghề của Luật sư... đã tiếp tục phơi bày bản chất thật sự của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, và chính vì lẽ đó... người dân Việt Nam, Cộng đồng Quốc tế và nhất là giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hay giao thương làm ăn buôn bán với Việt Nam đề vô cùng dè dặt và nghi ngại. Vâng, một môi trường sống thiếu lành mạnh, một môi trường kinh doanh thiếu trong sáng và không công bằng như thế làm sao có thể khiến giới đầu tư nước ngoài yên tâm... làm sao có thể thuyết phục được Cộng đồng Quốc tế lẫn người dân tin tưởng và mong đợi. Đã đến lúc các Nhà lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam phải khẩn trương thay đổi nếu muốn thu hút giới đầu tư nước ngoài vào làm ăn... nếu muốn tạo dựng lại lòng tin nơi người dân lẫn Cộng đồng Quốc tế... thì việc trước hết cần phải làm đó chính là sự trung thực...trung thực từ lời nói, từ thái độ và hành động trong mọi vấn đề... bao gồm chủ trương, chính sách và đường lối cai trị người dân lẫn điều hành đất nước bằng luật pháp, hiến pháp và luật định một cách nghiêm minh rõ ràng và minh bạch... chứ không phải cách hành xử bằng "Luật rừng" như hiện tại và trong suốt nhiều thập niên qua.





Bản Tin





BBC


Quản lý 'không phải để nhà nước thuận lợi'

Cập nhật: 09:07 GMT - thứ tư, 20 tháng 8, 2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 19/8
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân.
Thông điệp trên được ông đưa ra tại phiên họp thường trực chính phủ ngày 19/8 bàn về dự thảo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi, cũng như việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
"Quản lý nhà nước không phải là giành thuận lợi cho chúng ta, mà quản lý là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”, ông được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc lại quy định trong hiến pháp về quyền tự do kinh doanh, trong đó người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, báo này cho biết thêm.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đề xuất giảm con số 51 ngành, nghề, hàng hóa bị cấm đầu tư, kinh doanh hiện nay xuống còn 8.
Việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện đã được triển khai từ lâu, nhưng lại bị đình trệ do sự chậm trễ từ các bộ ngành.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 19/8 dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói dù bản danh mục đã được "Thủ tướng ký một lần, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký hai lần, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ký một lần" nhưng "chờ mãi mà các bộ khác không gửi danh mục sang".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói việc này có thể do "có nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người ngần ngại, hoặc có doanh nghiệp có nhiều ý kiến muốn đóng góp tiếp."
"Luật thì bao giờ cũng phải Quốc hội thông qua cuối cùng", bà nói
"Trước khi Quốc hội thông qua thì cũng đòi hỏi chính phủ phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng những điều chính phủ định đưa ra trình Quốc hội để sửa đổi, nhất là phải làm rõ những chính sách sửa đổi là gì và phải có những căn cứ, có hỏi ý kiến của những đối tượng liên quan."
"Chính phủ phải dành nhiều ý kiến hơn để lắng nghe, tập hợp các ý kiến, làm sao khi đưa ra trình thì quốc hội có thể thấy thỏa đáng, chấp nhận thông qua."
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là dự thảo hạn chế những lĩnh vực mà nhà nước kiểm soát bằng cách cấm hoặc yêu cầu những ngành nghề có điều kiện và nhất là đòi hỏi điều kiện gì phải đưa ra rõ ràng, và chỉ có chính phủ hoặc trung ương có quyền đưa ra chứ không phải các bộ ngành"
"Lâu nay chính phủ cũng có nghị định của mình nhưng khi về đến địa phương thì họ lại gây cản trở quá nhiều cho doanh nghiệp, khiến những ý tưởng tốt của luật không được thực hiện."

Luật khác thực tế

Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan, Luật đầu tư cũng như Luật doanh nghiệp là hai bộ luật thường được các doanh nghiệp quan tâm rất cao, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài.
"Trong thời gian qua hai bộ luật này đã được sửa đổi một số lần mà lần mạnh nhất là vào năm 2005, trước khi Việt Nam gia nhập WTO và đã giúp doanh nghiệp phát triển tốt, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam," bà nói.
Tuy nhiên, bà cho rằng trong quá trình thực hiện, có những điều không được như luật cam kết.
"Luật cam kết bao giờ cũng là tạo ra những môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của họ và nhà nước chỉ tập trung kiểm soát những lĩnh vực quan trọng, cần thiết và các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động."
"Nhưng thực tế thì hệ thống hành chính của Việt Nam cũng gây ra rất nhiều cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp, của người dân."
"Trong mấy năm gần đây thì nền kinh tế cũng không phát triển được như mong muốn. Sự suy giảm của đầu tư từ khu vực tư nhân của Việt Nam, hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngưng hoạt động trong những năm qua cũng làm nhiều người lo ngại."
Theo bà Lan, Luật đầu tư hay Luật doanh nghiệp sửa đổi thì phải hướng tới làm sao "đảm bảo một môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt để phục vụ cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn."
"Nếu doanh nghiệp không cải thiện được thì Việt Nam cũng không thể nâng khả năng cạnh tranh của mình."

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét