Do Minh Tuyen
Quyền được sống... và mạng sống con người cần phải được pháp luật tôn trọng... đó không chỉ là nỗi băn khoăn trăn trở đối với những người hiện đang nắm giữ cán cân công lý tại Việt Nam... mà còn là nguyện vọng chính đáng của tất cả đồng bào Việt Nam, những người đã và đang sống dưới sự cai trị hà khắc vô nhân của tập đoàn lãnh đạo độc tài cộng sản Việt Nam. Kể từ khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975 và nắm quyền cai trị cả hai miền Nam - Bắc... thì Nhân quyền và Tự do Dân chủ của người dân đã bị chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam tước đoạt một cách ngang nhiên và trắng trợn... đặc biệt là quyền sống chính đáng và hợp pháp của người dân.
Mạng sống con người đang tiếp tục bị xem thường bởi một hệ thống pháp luật vô cùng tồi tệ tại Việt Nam củng với những con người cộng sản vô tâm vô đạo đức đang lãnh đạo đất nước và cai trị người dân. Từ việc lạm dụng quyền hành chức vụ bắt giữ và hành hung người dân một cách dã man và trái pháp luật từ ngành công an cho đến những bản án oan sai vô đạo đức không tình người của hệ thống Tư pháp bao gồm Viện kiểm Sát và Tòa án các cấp tại Việt Nam đã và đang đẩy người dân tại quốc gia cộng sản này vào con đường cùng cực không lối thoát... mạng sống của họ thật sự còn thua cả một con vật khi quyền sống chính đáng và hợp pháp của họ đang từng ngày từng giờ bị đe dọa bởi một chế độ cai trị tàn bạo của những con người cộng sản vô đạo đức... những con người chỉ biết đến quyền lực bà lợi ích của riêng bản thân và gia đình họ mà không hề biết đến cảm xúc và nỗi đau của người dân mình. Điển hình như trường hợp kết oán oan sai đối với tử tù Nguyễn Thanh Chấn gần đây... nếu công luận không vào cuộc thì liệu ngày hôm nay tính mạng ông có còn giữ được hay không... và một khi đã tước bỏ đi sinh mạng của một người dân một cách oan ức... thì những người lãnh đạo cộng sản lấy gì để bồi thường nhân mạng cho bản thân và gia đình họ...?
Nhân quyền nói chung và quyền sống của người dân Việt Nam nói riêng phải được tôn trọng một cách triệt để... và điều này đã được thể hiện một cách hết sức rõ ràng và cụ thể trong Luật pháp và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng như trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế về Quyền con người mà chính các vị lãnh đạo Nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam đã từng tham gia và ký kết... vì vậy không thể viện bất kỳ lý do gì để thoái thác hoặc né tránh trách nhiệm của mình... cũng không thể viện lý do vì khác biệt văn hóa, khác biệt ngôn ngữ hay chủng tộc để làm méo mó ý nghĩa thiết thực của hai chữ " Nhân quyền " mà bất kỳ ai sinh ra trong cuộc đời này, trong thế giới này nghiễm nhiên được thừa hưởng. Vì tương lai của Đất nước... vì hạnh phúc của thế hệ con cháu chúng ta mai sau, và vì các bản án oan sai đã cướp đi sinh mạng của biết bao người dân mình một cách thương tâm và oan uổng... mọi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay quyết tâm yêu cầu và vận động cho việc hủy bỏ án tử hình. Mạng sông con người là món quà quý giá do Đấng Tạo hóa ban tặng cho mỗi người chúng ta chính vì thế không một ai, không một thế lực hay quyền lực nào có quyền tước đoạt dù với bất kỳ lý do nào hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó, việc thực hiện Tam quyền phân lập chính là phương cách duy nhất không chỉ làm trong sạch bộ máy pháp luật Nhà nước mà còn mang lại cuộc sống hạnh phúc thật sự cho người dân cũng như hạn chế và tránh khỏi cho họ những nỗi đau và sự mất mát không thể bù đắp... do việc lạm dụng quyền lực hành xử một cách bất minh và vô đạo đức từ các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong bộ máy Nhà nước hiện nay.
Kiến nghị hoãn tử hình Lê Văn Mạnh
- 23 tháng 10 2015
Một loạt các luật sư ký đơn gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án tử hình với tử tù Lê Văn Mạnh để "tránh hàm oan người vô tội".
Hiện đã có quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thi hành án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh, người bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản, vào ngày 26/10.
Trong thư đề nghị hoãn thi hành án các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân, Trần Thu Nam, Nguyễn Thị Huệ và Hà Minh Tú viết hôm 22/10:
"Chúng tôi nhận thấy trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. Điều này đã vi phạm quỵ định tại khoản 2 điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: "Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội".
Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của tử tù, nói trong một video trên YouTube rằng con bà bị đưa đi trái phép và bị hành hung trong quá trình hỏi cung ở Thanh Hóa:
"Bắt con tôi là không có lệnh bắt, không có giấy triệu tập, áp giải con tôi xuống đánh, ép cung bắt con tôi phải nhận.
"Nó sợ chết, đánh nó ngất đi sống lại, tát nước vào mặt nó nó tỉnh lại bắt đầu thòng lòng cổ treo nó lên đánh tiếp, nó sợ chết nó phải nhận."
Các luật sư cũng nói bà Việt và bà Lê Thị Nhài, chị gái của ông Mạnh, "là những người biết rõ Mạnh có bằng chứng ngoại phạm và xác nhận Mạnh không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án" nhưng các bản án sơ thẩm và phúc thẩm cuối cùng "đều không đề cập tới những lời khai có lợi này cho bị cáo".
Tòa tối cao không nhận kiến nghị
Theo cập nhật của Luật sư Trần Vũ Hải trên Facebook, đại diện tiếp các luật sư tại Tòa án nhân dân tối cao hôm 23/10 đã không nhận kiến nghị của các luật sư mang tới.
Ông Hải viết: "Sáng nay, các luật sư phân công nộp đơn để nghị hoãn thi hành án tử hình vào ngày 26/10/2015 đối với Lê Văn Mạnh tới các địa chỉ ở Trung ương và Thanh Hòa.
"Nói chung các nơi đều nhận đơn. Riêng phòng tiếp dân của Toà án nhân dân tối cao lại không chịu nhận đơn, dù chúng tôi nộp cả sáng và chiều.
"Khi chúng tôi đề nghị cán bộ tiếp dân cho biết căn cứ pháp lý và tên cán bộ (vì không có bảng ghi tên của họ), 2 nữ cán bộ Tòa không trả lời rõ và bỏ đi.
"Chúng tôi đành lấy xác nhận của một người dân về việc này và gửi qua bưu điện, đồng thời thông qua kênh khác gửi cho ông chánh án Trương Hòa Bình."
'Sai lầm đáng tiếc nhất'
Ông Hải cũng nhận định thêm về vụ án: "Chúng tôi cho rằng vụ án này cần xem xét lại thận trọng. Trước đây đã có quyết định giám đốc thẩm của Tòa án [nhân dân tối cao] yêu cầu điều tra lại, xét xử lại. Đáng tiếc khi xét xử sơ thẩm, luật sư mà gia đình và LVM [Lê Văn Mạnh] tin tưởng không có điều kiện để bảo vệ.
"Tòa chỉ định một luật sư khác, nhưng có vẻ luật sư này không bào chữa tích cực, bản án không ghi nhận ý kiến luật sư. Tại phiên toà phúc thẩm, vẫn luật sư này được chỉ định, LVM [Lê Văn Mạnh] đã từ chối luật sư chỉ định này và tự bào chữa, và toà vẫn xử tử hình, y án sơ thẩm.
"Đây là sai lầm đáng tiếc nhất. Vì vụ án đã từng huỷ án, rất phức tạp, bị cáo cho dù thế nào cũng không tiếp cận hồ sơ vụ án và khó có đủ trình độ, hiểu biết, kinh nghiệm để bào chữa cho mình. Quyến sống của con người là thiêng liêng, cần tôn trọng tối đa, mọi sai lầm dẫn đến tước bỏ quyền này đều không chấp nhận được."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét