Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM ... SẼ ĐI VỀ ĐÂU ... ?










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen


Giới bảo vệ Nhân quyền Quốc tế đang rất phẩn nộ về bản án bất công của Blogger bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất nói riêng và quyền Tự do biểu đạt của người dân Việt Nam tiếp tục bị chà đạp một cách thô bạo và trắng trợn nói chung... đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đang nắm giữ vai trò và trọng trách của một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bấy lâu nay vẫn luôn sử dụng các điều khoảng mơ hồ đầy bất cập của Bộ luật hình sự... và được diễn giải một cách hết sức tùy tiện để bỏ tù bất cứ ai dám nói lên tiếng nói khác biệt quan điểm chính trị với Nhà nước.



Bản án 2 năm tù dành cho Blogger bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất ngày hôm nay... một lần nữa cho thấy Nhà cầm quyền cộng 
sản Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp không nhân nhượng đối với các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước... bất chấp mọi lên án và chỉ trích gay gắt từ Cộng đồng Quốc tế, cũng như dư luận trong và ngoài nước... bất chấp cả việc Việt Nam hiện đang khoác trên mình chiếc áo thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc...? Việc Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ) xếp hạng Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên Toàn cầu về việc giam cầm các Ký giả... và trở thành nhà tù đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Trung Quốc về việc bỏ tù các Bloggers và Công dân mạng... là những minh chứng hùng hồn nhất về Tự do Ngôn luận nói riêng và quyền con người tệ hại tại Việt nam nói chung.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục ngụy biện... không thể tiếp tục lừa dối dư luận... cũng như không thể mãi tiếp tục phớt lờ mọi trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ và thực thi các cam kết của Nhà nước cộng sản này với Cộng đồng Quốc tế về quyền con người. Mọi điều khoảng bất cập trong Bộ luật hình sự cũng như các lý do an ninh được Nhà nước cộng sản Việt Nam viện dẫn và xử dụng như công cụ nhằm bỏ tù, trấn áp và cản trở quyền tự do bày tỏ ôn hòa hợp pháp và chính đáng của người dân... là hoàn toàn sai trái không thể chấp nhận được. Hủy bỏ các điều khoảng mơ hồ và bất cập trong Bộ luật hình sự... cũng như trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với các tù nhân chính trị và các tù nhân lương tâm hiện đang bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ... là điều kiện tiên quyết để Việt Nam chứng tỏ với Cộng đồng Quốc tế về thành tích nhân quyền tốt đẹp của mình... thay vì chỉ là những lời nói suông... hay những lời hứa hẹn sáo rỗng mà các nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn thường thể hiện bấy lâu nay.




Bản Tin


Thứ Tư, 05/03/2014

Tin tức / Việt Nam

Giới bảo vệ nhân quyền phẫn nộ về bản án của blogger Trương Duy Nhất

CỠ CHỮ 
Thành tích nhân quyền của Việt Nam tiếp tục bị lên án mạnh mẽ sau khi thêm một blogger nữa bị Hà Nội phạt tù về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì các bài viết phản ánh thực trạng xã hội, bày tỏ quan điểm trái với chính phủ, và phê phán giới lãnh đạo.

Blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog Một Góc Nhìn Khác, bị tuyên án 2 năm tù theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự hôm 4/3 sau hơn 9 tháng bị giam giữ.

Sau khi tin về bản án của ông Nhất nhanh chóng được lan truyền trên các hãng truyền thông lớn của quốc tế và khu vực, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực và hành động trước những vi phạm nhân quyền leo thang của Hà Nội.  

Thật bất bình khi thấy Việt Nam giờ đây có ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ trong khi nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn phủi tay trước những kêu gọi của quốc tế yêu cầu họ tôn trọng quyền căn bản của chính công dân nước họ...
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF có trụ sở tại Pháp nhấn mạnh thái độ đàn áp, thiển cận, bất chấp đối thoại của chính phủ Hà Nội phải chấm dứt.

RSF yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích blogger Duy Nhất cùng tất cả những ai đang bị giam cầm vì cổ xúy quyền tự do thông tin trong nước.

Lên án bản án mới đây của blogger Trương Duy Nhất, RSF nói họ hết sức phẫn nộ khi nhìn thấy chiến dịch đàn áp blogger vẫn tiếp diễn tại Việt Nam.

Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF, nói với VOA Việt ngữ:

Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF.Bà Lucie Morillon, Trưởng khâu Vận động và Truyền thông mới thuộc RSF.
“Thật bất bình khi thấy Việt Nam giờ đây có ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong khi nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn phủi tay trước những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu họ tôn trọng quyền căn bản của chính công dân nước họ.”

Bà Morillon cho biết RSF đã và đang công khai hóa các trường hợp bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, sách nhiễu, vi phạm nhân quyền bấy lâu nay ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt cũng như cố gắng đặt vấn đề nhân quyền trong các chuyến công du của giới chức lãnh đạo Việt Nam tới những nơi mà RSF có đại diện.

Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á.
Bà nói những blogger bị tù đày tại Việt Nam không làm gì có tội khi tìm cách mang lại thông tin nhiều hơn cho người dân trong đất nước bị đảng cộng sản kiểm soát chặt chẽ.

Bà Morillon khẳng định RSF sẽ nỗ lực hơn nữa, tiếp tục áp lực các nước có quan hệ với Việt Nam phải lưu tâm tới thành tích vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Đài quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền có trụ sở tại Châu Âu, chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gồm 164 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam ngày 4/3 ra thông cáo chung phản đối việc kết tội blogger Trương Duy Nhất.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, ông Andrea Giorgetta, nhấn mạnh:

Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, Andrea Giorgetta.Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, Andrea Giorgetta.
“Thật đáng xấu hổ khi một quốc gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc như Việt Nam lại là nước đang giam giữ nhiều tù nhân chính trị nhất khu vực Đông Nam Á, với trên 200 tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay.”

Ông Giorgetta cho biết các nỗ lực vận động của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền bao gồm khuyến nghị với các nước trong Liên hiệp Châu Âu áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị và xem lại các luật lệ mơ hồ đang bị lạm dụng để tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân như điều 88 hay 258 trong Bộ Luật Hình Sự. Ông Giorgetta nói:

“Các luật lệ này rõ ràng không phù hợp với những tiêu chuẩn nhân quyền căn bản của quốc tế. Lập luận của Hà Nội rằng ‘Ở Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý’ hoàn toàn là phi lý. Tại kỳ kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR hồi tháng rồi ở Geneva, Việt Nam tuyên bố họ có chính sách nhất quán bảo vệ, tôn trọng, và thăng tiến nhân quyền. Tuy nhiên, thực tế rõ ràng ngược lại. Thế giới thấy rõ sự sách nhiễu-đàn áp đối với những nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam liên tục leo thang,các trường hợp bị bắt giam hay bị tuyên án không ngừng gia tăng.”

Ðây là một xu hướng đang tiếp diễn rằng bất cứ ai phê phán chính phủ Việt Nam đều bị trừng phạt, không bằng các cáo buộc về tội ‘trốn thuế’ thì bằng các cáo buộc về tội ‘xâm phạm lợi ích nhà nước’ hay tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ có trụ sở tại Hoa Kỳ tố cáo bản án của blogger Trương Duy Nhất hôm 4/3 là một ví dụ nữa cho thế giới thấy rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng dùng mọi biện pháp để trù dập những ai chỉ trích sự cai trị độc tài của họ.

Ông Bob Dietz, điều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Chúng ta thấy đây là một xu hướng đang tiếp diễn rằng bất cứ ai phê phán chính phủ đều bị trừng phạt, không bằng các cáo buộc về tội ‘trốn thuế’ thì bằng các cáo buộc về tội ‘xâm phạm lợi ích nhà nước’ hay tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảo ngược các chính sách đàn áp đối với những tiếng nói chỉ trích, những người bất đồng quan điểm với nhà nước và đảng cộng sản.”

Ðiều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ Bob Dietz.Ðiều phối viên chương trình Châu Á thuộc CPJ Bob Dietz.
CPJ hy vọng không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các nước đối tác đang tham gia thương lượng Hiệp định Tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ hợp tác thuyết phục Việt Nam hủy bỏ các chính sách đàn áp thông qua những luật lệ vi phạm nhân quyền. Bởi lẽ, vẫn theo lời ông Bob Dietz:

“Điều đáng quan ngại là xu hướng đàn áp dài hạn này đang gia tốc và ngày càng khốc liệt hơn.”

Theo thống kê cuối năm ngoái của CPJ, Việt Nam là nhà tù lớn thứ năm trên toàn cầu giam cầm các ký giả, với 18 nhà báo đang ngồi tù mà đa số là các ký giả công dân viết bài trên mạng.

Xét về số blogger và cư dân mạng bị giam cầm, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, theo khảo sát của tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Giới bảo vệ nhân quyền phẫn nộ về bản án của blogger Trương Duy Nhất
Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước chót bảng về tự do báo chí trên thế giới. Theo Chỉ số Tự do Báo chí 2014 do RSF công bố hồi tháng trước, Việt Nam hiện đứng thứ 174 trên 180 quốc gia được đánh giá.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠM DỤNG CÁC ĐIỀU KHOẢNG MƠ HỒ BẤT HỢP LÝ CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ... NHẰM BÓP NGHẸT QUYỀN TỰ DO BÀY TỎ HỢP PHÁP VÀ CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN.










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Bản án 2 năm tù giam đối với Blogger bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất ngày hôm nay... một lần nữa cho thấy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục lạm dụng điều 258 Bộ luật hình sự với tội danh (Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ có hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước) và hành xử một cách hết sức tùy tiện nhằm bóp nghẹt quyền Tự do Ngôn luận hợp pháp và chính đáng của người dân. Mặc dù ngay sau khi kết thúc phiên Kiểm định Phổ quát Nhân quyền Định kỳ (UPR) của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa qua... Việt Nam đã phải đón nhận 227 khuyến nghị về nhân quyền từ Liên Hiệp Quốc, nhưng xem ra các Nhà lãnh đạo độc tài của quốc gia cộng sản này vẫn tiếp tục xem thường dư luận và bất chấp mọi khuyến cáo từ phía Cộng đồng Quốc tế liên quan đến quyền con người...

Không chỉ Hoa kỳ hoặc các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam, đặc biệt là đối với các điều khoảng mơ hồ và được diễn giải một cách tùy tiện bao gồm các điều 258 (Lợi dụng Tự do Dân chủ, có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước) điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền) và điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước)... mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng vô cùng bức xúc trước việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lạm dụng và hành xử một cách tùy tiện các điều khoảng mơ hồ và bất hợp lý nói trên nhằm bịt miệng người dân và cản trở quyền tự do bày tỏ ôn hòa hợp pháp chính đáng của họ... vốn đã được luật pháp và hiến pháp của Việt Nam cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế thừa nhận, quy định và bảo vệ. Hơn nữa, với vai trò và trách nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Việt Nam hiện nay... thì hành động thách thức nói trên của các lãnh đạo Nhà nước cộng sản này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể mãi tiếp tục chà đạp nhân quyền... trong khi vẫn khoác áo thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... Không thể tiếp tục giẫm đạp lên Sự thật, lên Công lý bằng những phiên Tòa đầy lố bịch với những bản án loại "Bỏ túi"... mà công luận bấy lâu nay vẫn chỉ trích và lên án... cũng như không thể tiếp tục duy trì việc lạm dụng các điều khoảng mơ hồ bất cập trong bộ luật hình sự nói trên cũng như các viện dẫn vì lý do an ninh quốc gia một cách phi lý để bịt miệng và bóp chết quyền tự do biểu đạt của người dân... trong khi chính tay họ đã ký cam kết với Cộng đồng Quốc tế... và thừa nhận các quyền tự do căn bản con người nói trên của người dân thông qua luật pháp và hiến pháp của đất nước mình. Chúng ta đồng thời kêu gọi áp lực mạnh mẽ từ phía Cộng đồng Quốc tế đối với chính phủ cộng sản Việt Nam... cùng lúc kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hãy can đảm và mạnh mẽ đứng lên đòi lại các quyền con người hợp pháp và chính đáng của mỗi người chúng ta bằng mọi nổ lực và mọi cách có thể.




Bản Tin




BBC

Mỹ phản đối bản án của Trương Duy Nhất

Cập nhật: 12:09 GMT - thứ ba, 4 tháng 3, 2014

Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội ra thông cáo nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất."
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Tuyên bố này cho biết: "Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 4/3."
Tòa này đã xét xử ông Nhất về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân’ theo Điều 258 Bộ Luật hình sự.
Bằng chứng chống lại ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.
Tuy nhiên, luật sư của ông Nhất nói ông vẫn khẳng định mình ‘vô tội’ trước bản án.

Mức án nhẹ?

Theo cáo trạng tại tòa thì các bài viết trên blog của ông Trương Duy Nhất "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
Mức án 2 năm này là mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 – tức là trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng – mà ông Nhất bị truy tố.
"Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó."
Luật sư Trần Vũ Hải
Tuy nhiên luật sư bào chữa nói rằng ông không hài lòng với bản án và thân chủ của ông ‘phải được tuyên vô tội và được trả tự do tại Tòa’.
Nói với BBC sau khi kết thúc phiên tòa, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa của ông Nhất giải thích rằng Tòa đã cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ như gia đình ông Nhất có công với cách mạng và đã từng viết những bài báo được Ban Tuyên giáo tuyên dương.
Ngoài ra, theo ông Hải, trước sự đấu tranh của luật sư thì Tòa đã bỏ cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của tổ chức và cá nhân’ và chỉ còn giữ cáo buộc ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.
“Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó,” ông Hải giải thích.
Còn việc ông Nhất ‘chấm điểm thủ tướng’ hay yêu cầu ‘tổng bí thư phải ra đi’ thì Luật sư Hải lập luận rằng ‘đó là quyền đương nhiên của nền dân chủ’.
“Quyền của nhân dân là giám sát, trong giám sát phải được nhận xét, trong nhận xét có nhận xét tốt và chưa tốt,” ông nói thêm.

An ninh được thắt chặt quanh Tòa án Đà Nẵng
Riêng về cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’, ông Hải cũng không đồng tình.
Ông dẫn Hiến pháp năm 2014 rằng ‘Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân’ để lập luận rằng ‘Nhà nước không có lợi ích là bảo vệ uy tín lãnh đạo Đảng và đường lối của Nhà nước’.
Luật sư Hải cũng phản bác cáo trạng cho rằng thân chủ ông ‘bôi nhọ’ các vị lãnh đạo.
“Nếu bôi nhọ thì người đầu tiên cảm nhận là các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” ông nói, “Chúng tôi đã gửi thư xin ý kiến các vị đấy là có cảm thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hay không và chúng tôi chưa thấy có câu trả lời.”
Theo nhìn nhận của Luật sư Hải thì bản án có thể là sự dung hòa sự ‘chỉ đạo ở đâu đó’ với ý kiến của công luận mà ông cho là ‘đã có những tác động nhất định’.

‘Sẽ kháng cáo’

Về phần Trương Duy Nhất, ông Hải cho rằng ông thừa nhận có viết 11 bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.
"Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào."
Trương Duy Nhất nói trước Tòa
“Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn,” ông Hải nói.
Trong lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án được ông Hải thuật lại, ông Nhất khẳng định ông ‘vô tội’.
“Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân,” ông Nhất được dẫn lời nói.
“Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
“Chừng nào tôi chưa được tự do mà còn bị còn kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến khi được xóa bỏ tội danh.”

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

HÍNH ẢNH CÔNG AN VIỆT NAM TRONG MẮT NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CẢ NƯỚC HIỆN NAY... ?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Lời khai của các bị cáo trong phiên Tòa ngày 26-02-2014 tại Tòa án nhân dân Thành phố Lạng sơn, liên quan đến cáo buộc công an Thành phố Lạng sơn, tỉnh Lạng sơn Việt Nam đã thực hiện kế hoạch xử dụng côn đồ trấn lột tiền vàng của gái mại dâm và lái xe phía Bắc Lạng sơn đã gây chấn động dư luận... trong khi các viên chức công an của Thành phố Lạng sơn này một mực kêu oan và cho rằng... họ đơn thuần chỉ là những nạn nhân bị lừa bởi một màn kịch chính trị do lãnh đạo phòng cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự Xã hội (PC45) của công an Tỉnh Lạng sơn dựng lên...? 

Cho dù sự thật thế nào đi chăng nữa, và ngay cả việc bản thân các bị cáo (là công an Thành phố Lạng sơn) có thật sự bị lãnh đạo của họ lừa dối và gài bẫy như họ đã nói vì mục đích chính trị... thì qua phiên Tòa xét xử ngày hôm nay và nhiều sự kiện đầy tai tiếng của ngành công an cả nước trong quá khứ cho thấy... nhân cách và đạo đức của công an Thành phố lạng sơn nói riêng cũng như của ngành công an Việt Nam nói chung đã suy đồi đến mức phải báo động. Trong mắt người dân Việt Nam, những việc làm tốt và phù hợp với các quy định của pháp luật đáng được khen ngợi của ngành công an Việt Nam cả nước chỉ được đếm trên đầu ngón tay... trong khi phần lớn công an các ban ngành, các loại...đều bị xã hội lên án và người dân khinh bỉ...

Ngoài những tai tiếng liên quan đến tham nhũng, hối lộ... công an Việt Nam trong mắt người dân hiện nay luôn là nỗi ám ảnh, nỗi kinh hoàng đầy ghê sợ... do cách hành xử côn đồ, ngang ngược, thô bạo và dã man ... bất chấp công lý, bất chấp cả pháp luật của họ... thậm chí nhiều lúc và trong nhiều trường hợp... người dân không còn biết phân biệt ai là công an... và ai là côn đồ, vì bản chất và hành vi của họ ( công an và côn đồ)... chẳng khác biệt gì nhau. Là những người thay mặt Nhà nước thực thi pháp luật, thực thi công lý và bảo vệ trật tự an toàn xã hội... bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân, thế nhưng thành phần này lại thường xuyên lạm dụng quyền hành ức hiếp và áp bức người dân. Trong mắt họ, chỉ có nhiệm vụ duy nhất đó chính là bảo vệ sự tồn tại cho chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay... bằng mọi cách và mọi thủ đoạn.





Bản Tin


Lời khai chấn động vụ 'cảnh sát trấn tiền gái mại dâm'

Quang cảnh phiên tòa ngày 26/2Quang cảnh phiên tòa ngày 26/2
TP - Khai trước tòa, bị cáo Hoàng Công Trường nói: “Ngày ấy, có một “suất” phó giám đốc công an tỉnh, thấy thủ trưởng đơn vị tôi có nhiều khả năng “tranh cử”, nên họ đã dựng lên vụ việc này để “hạ bệ”. Và chúng tôi trở thành nạn nhân của màn kịch đó”
Sau nhiều lần hoãn tòa, hôm qua, TAND TP Lạng Sơn tiếp tục đưa ra xét xử vụ án “cưỡng đoạt tài sản” đối với các bị cáo cựu cảnh sát TP Lạng Sơn. Họ bị cáo buộc trấn tiền, vàng gái mại dâm và lái xe tại bến xe phía Bắc Lạng Sơn.
Nhân chứng, bị hại: Sự việc đúng sự thật
Ra toà ngày 26/1, các bị cáo là cựu công an TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) không nhận đã gài bẫy trấn lột tiền, vàng gái mại dâm, cho rằng bị lừa “trong màn kịch chính trị”. Còn các bị cáo, bị hại và một số nhân chứng đồng ý với cáo trạng của VKS.
HĐXX do thẩm phán Chu Thị Nguyễn Phin làm chủ tọa đã yêu cầu cách ly các bị cáo để thẩm vấn. Bị cáo Hứa Viết Tú khai nhận, bản thân là người có tiền án và người quen biết, nên từ tháng 3 đến cuối tháng 4/2012, được Nguỵ Ngọc Hùng, Triệu Văn Hiếu, Hoàng Công Trường dùng nghiệp vụ sai khiến, dụ gái mại dâm “vào tròng”, sau đó cưỡng đoạt 9,3 triệu đồng, 2,5 chỉ vàng. Tú cũng khai rõ hành vi “bắt bạc”, trấn lột bốn triệu đồng của các lái xe miền Nam tại Bến xe phía Bắc TP Lạng Sơn (Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh).

Chiều qua, đại diện Viện KSND TP Lạng Sơn giữ quyền công tố tại toà giữ nguyên quan điểm truy tố, đề nghị mức án dành cho các bị cáo: Hoàng Công Trường từ 24 đến 30 tháng tù giam, Triệu Văn Hiếu và Hứa Viết Tú mỗi bị cáo từ 18 đến 24 tháng tù giam.

Các bị hại Vy Thị N. cùng nhiều nhân chứng có mặt tại tòa đều nhất trí với nội dung với bản cáo trạng của Viện KSND TP Lạng Sơn. Họ khẳng định, tuy thời gian đã lâu, kéo dài hàng năm trời, nhưng sự việc xảy ra là có thật, lời khai của họ tại cơ quan điều tra là đúng sự thật.
Ngược lại, các bị cáo Triệu Văn Hiếu, Hoàng Công Trường (cựu cán bộ Công an TP Lạng Sơn) đều một mực kêu oan, không nhận tội và vẫn cho rằng, bị đồng đội ở công an tỉnh Lạng Sơn…lừa.

Những lời khai chấn động
Bị cáo Trường và Hiếu cùng cho rằng, họ bị lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) - Công an tỉnh Lạng Sơn dụ dỗ, cho chép lời khai của nhau; do họ học không đúng chuyên ngành điều tra nên mắc vào vòng lao lý, nay mới dịp tố cáo trước tòa.
“Ngày ấy, có một “suất” phó giám đốc công an tỉnh, thấy thủ trưởng đơn vị tôi có nhiều khả năng “tranh cử”, nên họ đã dựng lên vụ việc này để “hạ bệ”. Và chúng tôi trở thành nạn nhân của màn kịch đó” - bị cáo Hoàng Công Trường khai trước toà(?!).
Khi HĐXX đưa ra dẫn chứng những lời khai của bị cáo Hứa Viết Tú và Vy Thị N. (bị hại) thừa nhận vụ việc, Trường và Hiếu cho rằng, đó là những “diễn viên”, là người của cơ quan điều tra, nhằm hãm hại hai người.
Ngay cả bị cáo Nguỵ Ngọc Hùng, ra tòa lần này với cương vị là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (tòa phúc thẩm chấp nhận mức án 12 tháng, cho hưởng án treo mà tòa sơ thẩm đã tuyên và đã chấp hành xong bản án- PV), cũng một mực kêu oan; đồng thời cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại lên cấp trung ương.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi căn cứ về những lời khai trên, các bị cáo cựu công an đều không đưa ra được chứng cứ cụ thể,và cho rằng đó là suy nghĩ chủ quan của bản thân! Hôm nay, phiên tòa bước sang phần tranh tụng và tuyên án.
Nguồn :  BÁO TIỀN PHONG