Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠM DỤNG CÁC ĐIỀU KHOẢNG MƠ HỒ BẤT HỢP LÝ CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ... NHẰM BÓP NGHẸT QUYỀN TỰ DO BÀY TỎ HỢP PHÁP VÀ CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI DÂN.










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Bản án 2 năm tù giam đối với Blogger bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất ngày hôm nay... một lần nữa cho thấy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục lạm dụng điều 258 Bộ luật hình sự với tội danh (Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ có hành vi xâm phạm lợi ích Nhà nước) và hành xử một cách hết sức tùy tiện nhằm bóp nghẹt quyền Tự do Ngôn luận hợp pháp và chính đáng của người dân. Mặc dù ngay sau khi kết thúc phiên Kiểm định Phổ quát Nhân quyền Định kỳ (UPR) của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa qua... Việt Nam đã phải đón nhận 227 khuyến nghị về nhân quyền từ Liên Hiệp Quốc, nhưng xem ra các Nhà lãnh đạo độc tài của quốc gia cộng sản này vẫn tiếp tục xem thường dư luận và bất chấp mọi khuyến cáo từ phía Cộng đồng Quốc tế liên quan đến quyền con người...

Không chỉ Hoa kỳ hoặc các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam, đặc biệt là đối với các điều khoảng mơ hồ và được diễn giải một cách tùy tiện bao gồm các điều 258 (Lợi dụng Tự do Dân chủ, có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước) điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền) và điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước)... mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng vô cùng bức xúc trước việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lạm dụng và hành xử một cách tùy tiện các điều khoảng mơ hồ và bất hợp lý nói trên nhằm bịt miệng người dân và cản trở quyền tự do bày tỏ ôn hòa hợp pháp chính đáng của họ... vốn đã được luật pháp và hiến pháp của Việt Nam cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế thừa nhận, quy định và bảo vệ. Hơn nữa, với vai trò và trách nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Việt Nam hiện nay... thì hành động thách thức nói trên của các lãnh đạo Nhà nước cộng sản này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể mãi tiếp tục chà đạp nhân quyền... trong khi vẫn khoác áo thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... Không thể tiếp tục giẫm đạp lên Sự thật, lên Công lý bằng những phiên Tòa đầy lố bịch với những bản án loại "Bỏ túi"... mà công luận bấy lâu nay vẫn chỉ trích và lên án... cũng như không thể tiếp tục duy trì việc lạm dụng các điều khoảng mơ hồ bất cập trong bộ luật hình sự nói trên cũng như các viện dẫn vì lý do an ninh quốc gia một cách phi lý để bịt miệng và bóp chết quyền tự do biểu đạt của người dân... trong khi chính tay họ đã ký cam kết với Cộng đồng Quốc tế... và thừa nhận các quyền tự do căn bản con người nói trên của người dân thông qua luật pháp và hiến pháp của đất nước mình. Chúng ta đồng thời kêu gọi áp lực mạnh mẽ từ phía Cộng đồng Quốc tế đối với chính phủ cộng sản Việt Nam... cùng lúc kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hãy can đảm và mạnh mẽ đứng lên đòi lại các quyền con người hợp pháp và chính đáng của mỗi người chúng ta bằng mọi nổ lực và mọi cách có thể.




Bản Tin




BBC

Mỹ phản đối bản án của Trương Duy Nhất

Cập nhật: 12:09 GMT - thứ ba, 4 tháng 3, 2014

Ông Trương Duy Nhất từng được Ban Tuyên giáo tuyên dương
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội ra thông cáo nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất."
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Tuyên bố này cho biết: "Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 4/3."
Tòa này đã xét xử ông Nhất về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân’ theo Điều 258 Bộ Luật hình sự.
Bằng chứng chống lại ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.
Tuy nhiên, luật sư của ông Nhất nói ông vẫn khẳng định mình ‘vô tội’ trước bản án.

Mức án nhẹ?

Theo cáo trạng tại tòa thì các bài viết trên blog của ông Trương Duy Nhất "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
Mức án 2 năm này là mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 – tức là trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng – mà ông Nhất bị truy tố.
"Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó."
Luật sư Trần Vũ Hải
Tuy nhiên luật sư bào chữa nói rằng ông không hài lòng với bản án và thân chủ của ông ‘phải được tuyên vô tội và được trả tự do tại Tòa’.
Nói với BBC sau khi kết thúc phiên tòa, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa của ông Nhất giải thích rằng Tòa đã cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ như gia đình ông Nhất có công với cách mạng và đã từng viết những bài báo được Ban Tuyên giáo tuyên dương.
Ngoài ra, theo ông Hải, trước sự đấu tranh của luật sư thì Tòa đã bỏ cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của tổ chức và cá nhân’ và chỉ còn giữ cáo buộc ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.
“Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó,” ông Hải giải thích.
Còn việc ông Nhất ‘chấm điểm thủ tướng’ hay yêu cầu ‘tổng bí thư phải ra đi’ thì Luật sư Hải lập luận rằng ‘đó là quyền đương nhiên của nền dân chủ’.
“Quyền của nhân dân là giám sát, trong giám sát phải được nhận xét, trong nhận xét có nhận xét tốt và chưa tốt,” ông nói thêm.

An ninh được thắt chặt quanh Tòa án Đà Nẵng
Riêng về cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’, ông Hải cũng không đồng tình.
Ông dẫn Hiến pháp năm 2014 rằng ‘Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân’ để lập luận rằng ‘Nhà nước không có lợi ích là bảo vệ uy tín lãnh đạo Đảng và đường lối của Nhà nước’.
Luật sư Hải cũng phản bác cáo trạng cho rằng thân chủ ông ‘bôi nhọ’ các vị lãnh đạo.
“Nếu bôi nhọ thì người đầu tiên cảm nhận là các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” ông nói, “Chúng tôi đã gửi thư xin ý kiến các vị đấy là có cảm thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hay không và chúng tôi chưa thấy có câu trả lời.”
Theo nhìn nhận của Luật sư Hải thì bản án có thể là sự dung hòa sự ‘chỉ đạo ở đâu đó’ với ý kiến của công luận mà ông cho là ‘đã có những tác động nhất định’.

‘Sẽ kháng cáo’

Về phần Trương Duy Nhất, ông Hải cho rằng ông thừa nhận có viết 11 bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.
"Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào."
Trương Duy Nhất nói trước Tòa
“Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn,” ông Hải nói.
Trong lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án được ông Hải thuật lại, ông Nhất khẳng định ông ‘vô tội’.
“Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân,” ông Nhất được dẫn lời nói.
“Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
“Chừng nào tôi chưa được tự do mà còn bị còn kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến khi được xóa bỏ tội danh.”

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét