Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

HOA KỲ HỌP BÁO VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM ... TRONG LÚC QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM TIẾP TỤC BỊ CHÀ ĐẠP VÀ XẤU ĐI TRONG MẮT NGƯỜI DÂN TRONG NƯỚC LẪN CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ.









                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Hình ảnh Quốc gia và toàn cảnh bức tranh Nhân quyền của Việt Nam... đang ngày một xấu đi trong mắt người Việt Nam trong nước, lẫn Cộng đồng Quốc tế... và là sự thách thức nghiêm trọng đối với vai trò, vị trí, và trách nhiệm của một thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đang nắm giữ hiện nay... qua việc bắt giữ và giam cầm sai trái đối với hai Bloggers bất đồng chính kiến là anh Nguyễn Hữu Vinh, người từng sáng lập và điều hành trang Blog nổi tiếng " Anh Ba Sàm "... cùng với Blogger khác là chị Nguyễn Thị Minh Thúy vào hôm thứ hai 05/05/2014 vừa qua. 



Cũng với luận điệu và hành vi quen thuộc... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục lạm dụng điều 258 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để cáo buộc họ với tội danh "Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước"... và tiến hành bắt khẩn cấp đối với hai bloggers nói trên vì các bài viết đăng tải trên mạng được cho là đưa tin sai sự thật, mang tính vu khống nhằm bôi nhọ và làm giảm uy tín của các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam...? Trên thực tế, những bloggers này chỉ đã và đang thực hiện đúng đắn quyền Tự do bày tỏ hợp pháp và chính đáng của họ... vốn đã được luật pháp và hiến pháp Nhà nước Việt Nam lẫn Công pháp Quốc tế thừa nhận, quy định và bảo vệ...?



Thế nào là đưa tin sai sự thật... và thế nào là vu khống xuyên tạc làm giảm uy tín và bôi nhọ các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam...có lẽ mọi người chúng ta ai cũng biết. Tham nhũng lan tràn trong bộ máy Công quyền hiện nay là sự thật... Công an Việt Nam lạm dụng quyền hành bạo hành, tra tấn và đánh đập người dân đến chết là hoàn toàn có thật... chính quyền các cấp lạm dụng quyền lực chiếm đoạt tài sản đất đai của người dân và các cơ sở Tôn giáo là điều hiển nhiên và đã được minh chứng... Việt Nam đã tham gia và ký vào các Công ước lẫn các văn bản Quốc tế về quyền con người, nhưng chà đạp quyền con người và luôn xử dụng các điều khoản mơ hồ bất hợp lý và được diễn giải một cách tùy tiện trong Bộ luật Hình sự của Nhà nước... nhằm bịt miệng người dân và bắt bớ giam cầm người dân một cách sai trái là điều hoàn toàn có thật... Như vậy không thể nói rằng các bloggers trên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đưa tin sai sự hay vu khống làm giảm uy tín các vị Lãnh đạo Nhà nước... mà là tội dám nói thật làm mất uy tín các vị lãnh đạo Nhà nước...? Xét cho cùng thì các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam có uy tín đâu mà mất... và thay vì cố gắng dở mọi thủ đoạn nhằm bịt miệng người dân và lừa dối Cộng đồng Quốc tế... thì Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy nên làm tốt trách nhiệm và vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của mình hiện nay bằng thiện chí thật sự... chứ không thể bằng những thủ đoạn gian manh, vô đạo đức... và lừa dối Công luận trong và ngoài nước như hiện nay.





Bản Tin


Thứ Tư, 07/05/2014

Tin tức / Việt Nam

Họp báo tại Quốc hội Mỹ về đối thoại nhân quyền với Việt Nam

CỠ CHỮ 
Một cuộc họp báo sẽ được tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6/5 nhằm nêu lên các khuyến nghị cho cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ sắp diễn ra trong tháng này.

Cuộc họp báo do dân biểu Chris Smith triệu tập lúc 4 giờ chiều (giờ Washington DC) diễn ra một tuần trước cuộc đối thoại nhân quyền trong hai ngày 12/5 và 13/5 tại thủ đô Hoa Kỳ.

Một trong những trọng tâm của cuộc họp báo sẽ xoay quanh vấn đề áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, những tiếng nói bất đồng chính kiến ôn hòa đang bị Hà Nội giam cầm vì thực thi nhân quyền căn bản.

Thành phần diễn giả trong cuộc họp báo ngoài các nhà lập pháp Hoa Kỳ quan tâm đến nhân quyền Việt Nam còn có cựu dân biểu Mỹ gốc Việt Cao Quang Ánh; Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng; và tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam vừa được Hà Nội phóng thích trước thời hạn hồi tháng trước cho sang Mỹ trị bệnh.

Trong bức thư ngắn đăng trên trang Machsong.org của tổ chức BPSOS, tiến sĩ Vũ, người lãnh án 7 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vào năm 2010, cam kết ‘sẽ luôn đấu tranh hết mình cho một nền dân chủ-đa đảng vì lợi ích của nhân dân và Tổ quốc Việt Nam.’

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ năm nay diễn ra giữa bối cảnh thành tích nhân quyền của Hà Nội tiếp tục bị quốc tế chỉ trích là xuống dốc, với các báo cáo về nạn công an bạo hành gia tăng và số tù nhân lương tâm tại Việt Nam được thống kê là cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Trước cuộc đối thoại nhân quyền ở Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á, ông Daniel Russel, dẫn đầu phái đoàn Đối thoại Mỹ-Việt-Châu Á Thái Bình Dương sang thăm Việt Nam và làm việc với giới lãnh đạo Hà Nội trong hai ngày 7/5 và 8/5.

Nguồn :  VOA TIẾNG VIỆT


Trà Mi-VOA









Bản Tin








Dân cư Internet căng thẳng với nhà cầm quyền, vì đã bắt Anh Ba Sàm


VRNs (06.05.2014) – Sài Gòn – Theo website của Bộ Công An cho biết, ngày 05.05.2014, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Hữu Vinh – Blogger Anh Ba Sàm và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cho hay, ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy “đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay sau đó, Mạng lưới Blogger VN yêu cầu “CQANĐT có trách nhiệm phải chỉ rõ và chứng minh những bài viết nào của hai công dân trên có “nội dung xấu” và đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ cho kết luận đó. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh uy tín của “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị giảm đi vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này. CQANĐT có trách nhiệm phải chứng minh lòng tin trong nhân dân về “cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội” đã bị mất chỉ vì các bài viết được đăng tải bởi hai công dân này”.
Trên websites Nguyễn Tấn Dũng viết về ông Nguyễn Hữu Vinh như sau: “Suốt thời gian dài Ba Sàm đã cùng các chiến hữu của mình đã tự do công kích các nhà lãnh đạo, gây mất ổn định chính trị, xâm phạm đến quyền tự do sống bình yên của nhiều người. Bởi thế, việc vô hiệu hoá và xử lý Ba Sàm là việc đương nhiên phải làm ngay! Rất mong pháp luật nghiêm trị, để những kẻ khác nhìn vào làm gương không thể tự do viết bậy, nói bậy được nữa”.
Nhà báo Đoan Trang phản ứng gay gắt: “Về tất cả các trường hợp bị bắt vì “tội chính trị” trước đây, không phải lúc nào mình cũng muốn lên tiếng dữ dội, nhưng riêng với anh Ba Sàm lần này, mình không có gì khác để khẳng định ngoài việc anh là người yêu nước, chống Tàu cộng. Anh cực kỳ hiểu biết, thông minh, có học và không háo danh, không cơ hội như đám dư luận viên hay “các nhà bất mãn với các nhà dân chủ” vẫn thường suy bụng ta ra bụng người mà phán. Bắt anh Ba Sàm – người Việt Nam yêu nước và chống Tàu quyết liệt – vào lúc này, chính quyền công an trị đã ra mặt phản quốc hại dân. (Đây là lần đầu tiên tôi nói về họ như vậy, và chắc sẽ còn nói nhiều nữa)”.

Hình: Facebooker Việt Man
Hình: Facebooker Việt Man

Bạn đọc Tuan Le xót xa cho rằng, “số phận người dân Việt nó nhục nhã khổ đau” bởi vì nhà cầm quyền bắt giam trái phép ông Nguyễn Hữu Vinh và Bà Nguyễn Thị Minh Thúy “là một ngọn roi nữa thản nhiên, công khai quất trên lưng những người công dân VN dám nói lên những điều khác với “định hướng” của chính phủ đảng CSVN”.
“Chuyện một chính quyền cậy quyền lực, tự diễn dịch luật pháp để bắt người như thế là một chuyện không thể xảy ra ở rất nhiều nước văn minh hiện nay. Không thể xảy ra vì các chính quyền văn minh không đủ ngu xuẩn và nhẫn tâm như thế với người công dân của mình và càng không thể xảy ra vì tư cách làm người ở những nước văn minh không chịu nhục nhã để có thể để chính quyền cho roi vọt bất thình lình trên lưng mình như thế”. Bạn đọc Tuan Le tiếp tục nhận xét.
Một số bạn đọc nhận định, “nhờ ơn bác và đảng” mà vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ của ngành an ninh quốc gia bị đảo lộn. Thay vì họ phải bảo vệ và đồng hành với nhân dân trước tàu ngoại xâm nhưng lại bắt dân nhân – những người yêu nước chống Tàu Cộng.
Bạn đọc Tiến Trung Nguyễn nói: “Nghe tin anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh và chị Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt đúng là thấy chán ghê. Người Trung Quốc ở vịnh Cam Ranh 10 năm mà an ninh không biết. Còn người dân nào “mở miệng” thì biết hết, nhốt hết. Khái niệm “an ninh quốc gia” ở Việt Nam thật lạ lùng”.
Le Hung chán nản: “Hỡi lũ người giả danh An ninh. Các người đâu có quan tâm gì đến An ninh Quốc gia, chứng cứ là giặc Tàu và gián điệp tàu đang hoành hành suốt một giải non sông Đất Việt, từ nam ra bắc, từ rừng xuống biển, và bây giờ chúng đang cắm cái mả bố chúng nó giữa biển Việt nam, mà các người câm miệng cúi đầu. Các người lại đi bắt những người yêu nước Việt, yêu dân Việt, tố cáo một lũ sâu bọ bẩn thỉu đang tàn phá non sông, giết hại dân lành. Các người bảo vệ an ninh Đất nước thế đấy hử. Các người bảo vệ lũ cướp nước và lũ bán nước thì có, bảo vệ lũ sâu bọ tàn phá đất nước thì có. Rồi cũng như quan thầy của các ngươi, các ngươi sẽ phải đền tội trước lịch sử. Không thoát đâu, lũ bảo vệ một chế độ thối nát, vô luân ạ”.
Mấy ngày nay, người dân Việt trong cũng như ngoài nước rất phẫn nộ trước sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam để khai thác và người dân đang chờ đợi xem phản ứng của nhà cầm quyền như thế nào, nhưng cho đến nay họ vẫn bặt vô âm tính, câm lặng trước sự an nguy của đất nước bị tàu ngoại xâm. Nay, lại thêm sự kiện bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh – một người yêu nước và chống tàu cộng – có thể để đánh lạc hướng dư luận, giảm bớt sự quan tâm của dư luận trước sự việc Trung Cộng đang ngang nhiên xâm chiếm lãnh hải VN.
Blogger Nguyễn Tường Thụy nhấn mạnh: “Bức xúc việc Anh Ba Sàm bị bắt ghê. Nhưng không vì thế mà quên chuyên Tàu Khựa xâm phạm trắng trợn vùng biển của ta. Đả đảo quân cướp”.
Pv.VRNs




Bản Tin                                                       

Thứ Tư, 07/05/2014

Tin tức / Việt Nam

Phản ứng về vụ bắt giữ blogger Anh Ba Sàm

CỠ CHỮ 
Bấm vào nghe bài tường thuật

Blogger Anh Ba Sàm, tức Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Anh Ba Sam được nhiều người truy cập, và một blogger khác đã bị bắt giữ tại Hà Nội.

Báo chí nhà nước Việt Nam tường thuật rằng Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh, biệt danh blogger Anh Ba Sàm, và trong cùng ngày cũng bắt giữ bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại Hà Nội.

Bài báo dẫn lời Cơ quan An ninh điều tra nói cả hai bị bắt vì đã có hành vi 'đăng tải các bài viết trên mạng Internet với nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân' theo quy định của Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Vụ bắt giữ người sáng lập ra trang Anh Ba Sàm, được coi là một trang mạng có uy tín, đã gây chấn động trong thế giới mạng quan tâm tới tình hình Việt Nam.
Tổ chức Ký giả Không biên giới lên án vụ bắt giữ Anh Ba Sàm và bà Nguyễn thị Minh Thúy. Điều mà họ đã làm là chỉ chia sẻ thông tin...họ đã không làm điều gì sai trái dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế...
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ, Giám đốc nghiên cứu đặc trách Á Châu-Thái bình dương của Tổ chức Ký giả Không biên giới tại Paris, bà Lucie Morrillon cho biết phản ứng của Tổ chức Ký giả Không biên giới trước tin này.

“Tổ chức Ký giả Không biên giới lên án vụ bắt giữ Anh Ba Sàm và bà Nguyễn thị Minh Thúy. Điều mà họ đã làm là chỉ chia sẻ thông tin, điều quan trọng là người dân Việt Nam phải được tiếp cận thông tin, họ đã không làm điều gì sai trái, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, vốn bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin. Anh Ba Sàm và bà Minh Thúy phải được trả tự do càng sớm càng tốt. Chúng tôi e rằng giới hữu trách Việt Nam đang tiếp tục chính sách đàn áp của họ chống những tiếng nói bất đồng tại Việt Nam. Nhưng trong trường hợp này, tuyệt đối không có lý do nào có thể biện minh cho vụ bắt giữ hai blogger này, nhất là với lý do là họ lạm dụng các quyền tự do dân chủ, bởi vì tự do dân chủ là phải có tự do thông tin, phải tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận thông tin. Đó chính là điều mà blogger Anh Ba Sàm và Minh Thúy đã làm.”

Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng phổ biến bản lên tiếng về vụ bắt khẩn cấp hai blogger này. Họ nói rằng họ tuyệt đối tin là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn thị Minh Thúy chỉ thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân như đã được quy định bởi hiến pháp Việt Nam, và được công nhận bởi các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký.

Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói:

“Tôi thấy rằng việc tiếp tục bắt giữ một blogger khác với điều luật 258 -Bộ Luật Hình sự với những thông báo không rõ ràng một lần nữa chỉ ra rằng Điều luật 258 là một điều luật áp dụng khá tùy tiện để bắt giữ những người thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình trên internet. Hôm qua Mạng Lưới Blogger Việt Nam chúng tôi đã ra một bản lên tiếng, mời gọi tất cả các thành viên của mạng lưới cũng như các blogger khác quan tâm tới vấn đề này hãy tiếp tục chung tay với chúng tôi trong các hoạt động sắp tới để trước mắt, yêu cầu tự do cho Anh Ba Sàm và chị Minh Thúy, và tiếp đến là những nỗ lực vận động để xem xét lại điều 258 của Bộ Luật Hình sự.”

Vụ bắt giữ xảy ra giữa lúc cư dân mạng đang chú tâm theo dõi các tin nóng về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 tới Biển Đông, vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc lãnh thổ của mình, và cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ về tự do báo chí và các sinh hoạt khác của các bloggers đến từ Việt Nam, liệu có liên quan gì tới vụ bắt giữ Anh Ba Sàm, xét trang blog này đặc biệt chú trọng đưa tin về cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông? Blogger Mẹ Nấm nói:

“Blogger Anh Ba Sàm là một trong các trang blog đưa tin rất nóng và khá chuẩn xác về tình hình biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì có thể nó giống như một cách để chia bớt các phần quan tâm đến những phản ứng, bên cạnh đó nó cho thấy là nỗ lực của các blogger ở bên ngoài trong cuộc điều trần về tự do báo chí và buổi điều trần ngày 12 tháng 5 sắp tới cần phải có những hành động, những áp lực mạnh hơn nữa.”

Giám đốc nghiên cứu đặc trách Á Châu-Thái bình dương của RSF nói điều vô cùng quan trọng là các nước có quan hệ với Việt Nam, kể cả Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, phải đặt vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận lên hàng đầu nghị trình thảo luận với Việt Nam. Bà Morillon nói tiếp:

“Họ nên đề cập tới các trường hợp của các nhà báo, các blogger độc lập và công dân mạng đang bị cầm tù vì đã thông tin cho người dân. Cộng đồng quốc tế phải làm tất cả những gì có thể làm được để hối thúc trả tự do cho những người bị cầm tù. Hiện có 33 bloggers đang bị giam cầm ở Việt Nam, chỉ vì họ đã phổ biến thông tin và thực thi quyền tự do của mình dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. ”

Từ Washington, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết phản ứng của ông về vụ Anh Ba Sàm bị bắt giữ, và liệu tin này có làm nao núng tinh thần của đoàn blogger đến từ Việt Nam hay không.

Chúng tôi cũng vừa nhận được tin vào trưa nay. Chúng tơi cũng rất bức xúc về thông tin này. Chúng tôi cho rằng đây là tín hiệu rất là xấu đối với các bloggers ở Việt Nam.”

“Như vậy ông có lo lắng cũng sẽ gặp nguy cơ bị bắt giữ như là Anh Ba Sàm một khi trở về Việt Nam?”

Blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết:

“Thưa chị chúng tôi không lo lắng. Chúng tôi sẽ chấp nhận tất cả các gì sẽ diễn ra. Điều này trong đoàn của tôi ai cũng xác định như vậy. Trong đoàn chúng tôi biết chắc chắn một điều là sẽ giữ vững lập trường của mình và khơng ai tỏ ra run sợ hoặc là e ngại một điều gì; mặc dù ai cũng xác định rằng có thể là vì chuyến đi của chúng tôi có thể bị sách nhiễu hoặc là bị những điều tồi tệ hơn.”

Ông Nguyễn Tường Thụy là một trong 6 blogger đến từ Việt Nam để tham gia cuộc điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ về tự do báo chí và tự do thông tin tại Việt Nam, và các sinh hoạt khác xoay quanh Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2014.

Vụ bắt giữ Anh Ba Sàm và blogger Nguyễn thị Minh Thúy diễn ra giữa lúc Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel lên đường sang thăm Hong Kong và Hà Nội từ ngày 5 tháng Năm. Ông Russel sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 7/5 và 8/5 và trở về Washington trong cùng ngày 8 tháng Năm.
















Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

ỦY BAN TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ ( USCIRF )... ĐỀ NGHỊ ĐƯA VIỆT NAM VÀO DANH SÁCH (CPC)... THUỘC CÁC QUỐC GIA ĐÀN ÁP TỰ DO TÔN GIÁO NGHIÊM TRỌNG MANG TÍNH HỆ THỐNG VÀ LIÊN TỤC.










                                  SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Quyết định đưa Việt Nam vào danh sách ( CPC )... thuộc các quốc gia không có Tự do Tôn giáo hoặc đàn áp Tôn giáo một cách có hệ thống, tinh vi, nghiêm trọng và mang tính liên tục của Uỷ Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo Quốc tế gọi tắt ( USCIRF ) trong bản phúc trình thường niên về Tự do Tôn giáo trên toàn thế giới năm 2014, bao gồm Việt Nam ... là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, chính xác... không những phù hợp với tình trạng thực tế về Tự do Tôn giáo ngày càng tồi tệ hơn của Việt Nam hiện nay... mà còn là nguyện vọng chung của hàng chục triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, những người bấy lâu nay nhân quyền bị chà đạp thô bạo bởi ách cai trị vô nhân của chế độ cộng sản vô thần, độc tài toàn trị... trong đó bao gồm cả quyền Tự do Tôn giáo thiêng liêng và hợp pháp của người dân.



Nạn nhân gần đây nhất bởi sự đàn áp hết sức thô bạo từ phía Nhà cầm quyền Nghệ An Việt Nam... chính là đồng bào giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh... khởi đầu vụ việc xuất phát từ việc chính quyền xử dụng các công an mặc thường phục kiểm tra và ngăn chặn sinh hoạt Tín ngưỡng hợp pháp của đồng bào giáo dân khi mọi người đang hành hương về Thánh địa Trại Gáo để dâng Thánh lễ và cầu nguyện. Bên cạnh đó, hàng loạt các vụ việc sách nhiễu, gây hấn và chà đạp thô bạo quyền Tự do Tín ngưỡng của người dân cũng như đối với các Linh Mục và Tu sĩ Nhà thờ và Tu viện thuộc giáo xứ Thái Hà, Hà Nội...v..v... và không chỉ riêng đối với đồng bào giáo dân và Giáo Hội Công giáo Việt Nam... mà tình trạng nói trên còn xảy ra với nhiều Tôn giáo bạn khác, bao gồm Giáo Hội Phật giáo Thống nhất... Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hội Thánh Tin Lành Menonite...v..v... cũng đều nằm chung số phận... nhất là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng Tây nguyên và các tỉnh biên giới của Việt Nam là thảm hại nhất.



Nói chung, Việt Nam không hề có Tự do Tôn giáo.. Tự do Tín ngưỡng... mặc dù trên lý thuyết quyền Tự do thiêng liêng cao cả và hợp pháp chính đáng này của người dân đã được pháp luật và Hiến pháp Nhà nước thừa nhận, quy định và bảo vệ. Trên thực tế, các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản vô thần Việt nam luôn lo lắng sức ảnh hưởng to lớn về mặt tinh thần từ các Tôn giáo đối với các Tín đồ của họ... dẫn đến những nghi ngại rằng từ đó có thể gây nhiều bất lợi đến chính quyền... đến quyền lực và lợi ích cá nhân của các Nhà lãnh đạo quốc gia... nếu chẳng may nhân dân được huy động rộng rãi để chống lại Nhà nước ...? chính vì mối lo sợ vô căn cứ và bất hợp lý đó... mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bấy lâu nay bất chấp luật pháp, Hiến pháp và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người xử dụng mọi biện pháp, và mọi thủ đoạn nhằm siết chặt, quản lý và hạn chế mức thấp nhất các sinh hoạt Tôn giáo hợp pháp và chính đáng của người dân... cũng như việc truyền giáo và sinh hoạt Mục vụ của hàng giáo sỹ và Tu sỹ thuộc tất cả các Tôn giáo... mà trong mắt chính quyền là những thành phần chống cộng nguy hiểm cần phải loại bỏ. Việc đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách (CPC) hiện nay của Uỷ Hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF)... chính là cách thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Hoa Kỳ nói riêng Và Cộng đồng Quốc tế nói chung... trong việc áp lực giới lãnh đạo Cộng sản Ba đình Hà nội phải triệt để tôn trọng và thực thi đầy đủ và đúng đắn các quyền Tự do căn bản con người của người dân Việt Nam ... trong đó bao gồm quyền Tự do Tín ngưỡng thiêng liêng và hợp pháp chính đáng của người dân trong bối cảnh không có Tự do Tôn giáo...  và đàn áp Tôn giáo nghiêm trọng tại Việt Nam hiện nay.




Bản Tin


Chủ nhật, 04/05/2014

Tin tức / Việt Nam

Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế Mỹ đề nghị đưa VN vào danh sách CPC

Phúc trình 2014 của Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ
Phúc trình 2014 của Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ
CỠ CHỮ 
Uỷ Ban Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) vừa công bố bản phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới năm 2014.

Ủy ban đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa thêm 8 nước vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC)” trong đó có Việt Nam.

USCIRF nói rằng như trong nhiều năm qua, thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm 2013 tiếp tục xấu đi. Trong bối cảnh có những giằng co trong nội bộ các cấp lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính quyền Việt Nam đã quyết liệt đàn áp bất cứ hoạt động nào mà họ cho là có thể thách thức quyền độc tôn cai trị của họ, đồng thời siết chặt quyền kiểm soát các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, lập hội và tụ tập.

Ngoài Việt Nam, phúc trình của USCIRF công bố hôm 30 tháng Tư còn nêu tên Ai Cập, Iraq, Nigeria, Pakistan, Syria, Tajikistan, Turkmenistan, là những quốc gia mới nên ghi tên vào danh sách CPC.

Ra điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos hôm 26 tháng Ba trong khuôn khổ cuộc tổng vận động cho nhân quyền của người Mỹ gốc Việt tại quốc hội Hoa Kỳ, thành viên của Ủy ban USCIRF Eric Schwartz nói rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục giam cầm nhiều người vì hoạt động tôn giáo hoặc cổ vũ cho tự do tôn giáo.

Ông tố cáo chính phủ Việt Nam sử dụng một đội ngũ công an tôn giáo và các luật an ninh mơ hồ để thẳng tay đàn áp nhiều tín hữu đạo Phật, Hòa Hảo và Cao Đài, các giáo dân Công giáo, Tin Lành, đồng thời tìm cách ngăn chận sự phát triển của đạo Tin Lành và Công giáo trong các nhóm sắc tộc thiểu số, bằng hành động kỳ thị, bạo lực và cưỡng bức các tín đồ bỏ đạo.

Ủy ban còn yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ giữ nguyên 8 quốc gia đã được ghi tên trên danh sách CPC, vì các nước này trong năm qua đã không có cải thiện nào đáng nói. Các nước ấy gồm có Miến Điện, Trung Quốc,  Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Sê-ut, Sudan và Uzbekistan..

Ủy ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế đề nghị Tổng thống, Ngoại trưởng và các đại diện dân cử trong quốc hội Mỹ phải nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo mỗi khi có dịp tiếp xúc với các nước liên hệ, kể cả tại các cuộc họp với các giới chức ngoại giao.

Ủy ban còn kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ áp đặt một số biện pháp hạn chế du hành đối với những người chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo.

NguonUSCIRF, Danlambao.com


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

" TỪ CHỨC"... QUY CHẾ HAY VÌ LƯƠNG TÂM TRÁCH NHIỆM VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ LẪN LÃNH ĐẠO BỘ NGÀNH CÁC CẤP ...?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Nhìn bức hình Ngài Thủ tướng Đại Hàn Dân quốc nghiêng mình kính cẩn nhận lỗi trước toàn thể dân chúng Hàn Quốc... đồng thời xin được từ chức vì cảm thấy lương tâm và trách nhiệm của mình trong cương vị một quan chức lãnh đạo chính phủ chưa làm tròn hết trách nhiệm trong vụ chìm phà tang thương mới đây dẫn đến hơn 100 nạn nhân tử vong... trong lúc bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam, bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn thị Kim Tiến lại tỏ thái độ khác hẳn một trời một vực... thậm chí gây sốc và tạo ra làn sóng phẩn nộ trong lòng người dân khi có những lời phát biểu vô trách nhiệm và vô đạo đức của một quan chức lãnh đạo Bộ Y tế... cơ quan hàng đầu của Việt nam trong công tác ngành Y... trong số đó nhiều người dân từ cộng đồng người Việt trong nước lẫn hải ngoại đã kêu gọi Bà Bộ trưởng nên từ chức... mà trong lòng mọi người chúng ta cảm thấy vô vàn xót xa.



Thật ra, việc các quan chức lãnh đạo chính phủ xin được từ chức khi xảy ra những vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng ... mà họ cảm thấy rằng bản thân chưa làm hết trách nhiệm, hoặc tự chịu trách nhiệm liên đới với thuộc cấp của họ. Đó chính là danh dự, lương tâm và lòng tự trọng của các quan chức lãnh đạo chính phủ hoặc lãnh đạo các Bộ Ngành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc từ chức đối với các quan chức lãnh đạo dường như chỉ là điều gì đó xa xôi, xa lạ và hãn hữu... nếu không nói là chưa từng xảy ra và chưa từng có tiền lệ đó... Trong lúc hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng xảy ra gây hệ lụy không nhỏ trong mọi lĩnh vực bao gồm Kinh tế, Xã hội, Y tế, Văn hóa giáo dục... và nhiều lĩnh vực khác nữa... đặc biệt là đối với vấn nạn tham nhũng lan tràn hiện nay... ? 



Hàng loạt các vụ tham nhũng nghiêm trọng trong guồng máy doanh nghiệp Nhà nước... và những dự án bất khả thi gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đất nước đã xảy ra như các vụ : Vinashine, Tổng công Ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, dự án Bô xít Tây Nguyên, Bộ Giao thông Vận tải (PMU18), và những sai trái trong nhiều lĩnh vực khác gây hậu quả nghiêm trọng lẫn mất niềm tin nơi nhân dân bao gồm lĩnh vực đất đai đối với các trường hợp như tại Tiên Lãng, Vụ Bản, Văn Giang, Dương Nội... hay các vụ án oan sai, các trường hợp công an bạo hành, tra tấn bức cung dẫn đến các nạn nhân tử vong..v..v... nhưng vẫn chưa hề thấy các quan chức nào dám đứng ra tự nhận trách nhiệm... chứ đừng nói chi đến việc nhận lỗi trước toàn dân hay cảm thấy lương tâm cắn rứt mà xin từ chức như hành động đáng trân trọng ngày hôm nay của Ngài Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Chung Hon-Won. Mọi người chúng ta chắc vẫn chưa quên lời phát biểu gây ồn ào của Đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khi ông nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27/06/2006 rằng: " Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức "... Thế nhưng, tham nhũng thì cứ ngày một lan tràn và càng lúc càng quy mô nghiêm trọng... mà chiếc ghế Thủ tướng Việt Nam của Ngài Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình chân như vại... thì nói chi đến các lãnh đạo Bộ Ngành khác tại Việt Nam, những người chưa từng lấy một ngày thật sự quan tâm đến lợi ích người dân, lợi ích Cộng đồng Xã hội... và lợi ích của Quốc gia Dân tộc... thì mong gì đến danh dự, lương tâm và lòng tự trọng của họ khi nhắc đến văn hóa " Từ chức'... mà các quốc gia khác trên thế giới đã và đang làm như hiện nay.




Bản Tin




VN định sửa quy chế từ chức

Cập nhật: 13:20 GMT - thứ hai, 28 tháng 4, 2014

Gần đây có một số ý kiến trên mạng đòi Bộ trưởng Y tế từ chức
Việt Nam dự định sửa đổi quy chế liên quan việc từ chức của lãnh đạo trong bối cảnh dư luận trong nước đòi hỏi xem xét trách nhiệm của quan chức.
Bộ Nội vụ Việt Nam đang lấy ý kiến đến hết ngày 18/6 cho một dự thảo nghị định “về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý”.
Quy chế từ chức đã có trong nhiều văn bản của chính phủ Việt Nam.
Nhưng truyền thông trong nước nói điểm mới của dự thảo nghị định là quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức.
Trong quy trình này, người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức,” theo báo Người Lao Động.
Dự thảo này đặt ra bốn trường hợp để quan chức nhà nước làm đơn từ chức.
  • Nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
  • Chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý
  • Nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao
  • Vì các lý do cá nhân khác
Báo Pháp luật TP. HCM cho biết thêm có hai trường hợp, theo dự thảo, mà quan chức không được từ chức.
Đó là người đang đảm nhận nhiệm vụ “quốc phòng, an ninh quốc gia, đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do người đó thực hiện”.
Ngoài ra là người “đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền”.
"Việc gì cũng phải có lúc bắt đầu, nếu có vài trường hợp dũng cảm đi đầu (từ chức) sẽ tạo được hành động văn hóa này."
Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Trả lời báo Người Lao Động về nghị định này, ông Lê Như Tiến, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định rằng ở Việt Nam ‘chưa có thói quen từ chức’.
“Lâu nay, việc cán bộ xin từ chức vì mất uy tín ở nước ta rất hãn hữu. Phần lớn từ chức là để xin thôi việc, vì lý do sức khỏe, về quê… Còn từ chức do năng lực quản lý có hạn, do tín nhiệm thấp là gần như không có,” ông Tiến được dẫn lời nói.
“Việc gì cũng phải có lúc bắt đầu, nếu có vài trường hợp dũng cảm đi đầu sẽ tạo được hành động văn hóa này,” ông nói thêm.

Bi kịch của quan chức?

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị từ trong nước, nói rằng nghị định này là ‘nực cười và lố bịch’.
“Từ chức là quyền hiển nhiên của bất kể một ai,” ông giải thích, “Làm không tốt việc gì thì vì lòng tự trọng mình phải rút lui.”
“Người ta luôn nghĩ rằng tôi phải làm việc đó vì sự phân công của Đảng. Đó là lối suy nghĩ hết sức vớ vẩn để che đấy việc cố bám lấy quyền chức của họ mà thôi,” ông nói thêm.
"Họ (các quan chức Việt Nam) không còn là chính họ nữa mà trở thành đinh ốc của một bộ máy được ai đó tổ chức, lắp đặt vào."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
Khi được hỏi việc từ chức đột ngột có thể ảnh hưởng đến chức trách, Tiến sỹ A nói rằng ‘cấp trên có thể cân nhắc tạm thời chưa cho anh từ chức hay là để anh từ chức sau một thời gian nhất định nào đấy’.
Về việc một quan chức nào đó ở Việt Nam có thể từ chức hay không khi điều này còn tùy thuộc vào quyết định của Đảng, ông Quang A cho rằng đó là ‘bi kịch của quan chức nhà nước trong chế độ Đảng Cộng sản’.
“Họ (các quan chức Việt Nam) không còn là chính họ nữa mà trở thành đinh ốc của một bộ máy được ai đó tổ chức, lắp đặt vào,” ông nói.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan


Nguồn :  BBC TIẾNG VIỆT



Bản Tin



Thủ tướng Hàn Quốc từ chức sau vụ chìm phà

28/04/2014 07:25 (GMT + 7)
TT - Thủ tướng Hàn Quốc trở thành quan chức cấp cao nhất xin từ nhiệm liên quan tới thảm họa đắm phà khiến hơn 300 người thiệt mạng và mất tích, phần lớn trong số này là học sinh tại một trường cấp III.

Theo Yonhap, đơn từ chức của ông Chung Hong Won đã được Tổng thống Park Geun Hye chấp thuận nhưng chưa nói ông sẽ rời nhiệm sở vào thời điểm nào. Trong hệ thống của Hàn Quốc, thủ tướng là người có quyền hành thứ hai sau tổng thống.
Trong bài phát biểu khi thông báo từ nhiệm, ông Chung thừa nhận mình không làm hết trách nhiệm khi phà Sewol chở 476 người bị lật. “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn tai nạn này và đã không có những phản ứng phù hợp sau khi tai nạn xảy ra. Tôi tin rằng với cương vị một thủ tướng, tôi phải lãnh trách nhiệm và từ chức” - ông nói. Ông Chung từng bị la ó và ném chai nước khi đi thăm gia đình các nạn nhân cách đây hơn một tuần.
“Tai nạn này khiến tất cả người dân Hàn Quốc bàng hoàng và đau xót. Nhiều ngày trôi qua kể từ khi tai nạn xảy ra, tiếng gào thét của thân nhân những hành khách mất tích khiến chúng tôi không thể nào chợp mắt - ông Chung phát biểu trong buổi họp báo - Tôi hi vọng rằng người dân và gia đình các nạn nhân sẽ thông cảm và tha thứ cho việc tôi không thể hoàn thành chức trách. Một lần nữa tôi xin các bạn hỗ trợ việc tìm kiếm cứu hộ”.
Thân nhân của những hành khách thiệt mạng và mất tích chỉ trích việc chậm trễ trong công tác tìm kiếm có thể khiến số người thiệt mạng tăng lên. Nhiều người còn cho rằng việc quản lý yếu kém và tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo là nguyên do tai nạn. Nhiều thông tin cung cấp cho gia đình nạn nhân không chính xác và có cả trường hợp đưa nhầm thi thể cho gia đình nạn nhân.
Tai nạn chìm phà hôm 16-4 khiến ít nhất 187 người thiệt mạng và 115 người mất tích. Thi thể các nạn nhân còn lại có thể bị kẹt trong xác chiếc phà đắm. Cả 15 thành viên thủy thủ đoàn đều đã bị bắt do liên quan tới vụ việc.
ĐÔNG PHƯƠNG