Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

TRẢ LẠI SỰ THẬT... TRẢ LẠI CÔNG LÝ VÀ SỰ CÔNG BẰNG... CHO NGƯỜI DÂN YÊU NƯỚC VIỆT NAM.









                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Việc Chủ tịch Quốc hội Nhà nước Campuchia bác bỏ mọi thông tin đăng tải từ phía Việt Nam liên quan đến việc xử lý các công dân Campuchia đã xé và đốt cờ của chính phủ Việt Nam trong các cuộc biểu tình gần đây trước Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia... một lần nữa cho thấy sự lọc lừa dối trá dường như đã trở thành căn bệnh mãn tính trầm kha khó lòng thay đổi được trong giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam... và nhìn từ góc độ đó, người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế lại càng mất niềm tin nhiều hơn vào giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam trên mọi phương diện... nhất là những cáo buộc của chính quyền các cấp đối với các thành phần bất đồng chính kiến yêu nước... điển hình như trường hợp của chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh dự kiến sẽ được mang ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng tháp vào ngày 25/08/2014 tới đây với tội danh bị cáo buộc là "Gây rối trật tự công cộng"...?



Trong nhiều năm qua... hàng trăm hàng ngàn đồng bào Việt Nam thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam đã cùng nhau xuống đường biểu tình phản đối hành vi gây hấn và xâm lược một cách thô bạo và trắng trợn biển đảo của Việt Nam từ phía chính quyền cộng sản Trung quốc... và cũng từ đó nhiều người trong số họ đã nghiễm nhiên trở thành mục tiêu tấn công và trả thù một cách hèn hạ từ Bộ máy an ninh đồ sộ của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bao gồm số phận của ba đồng bào yêu nước đề cập nói trên là chị Bùi Thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Điều trớ trêu là... từ một người dân yêu nước, yêu Quê hương Dân tộc.... nhiều người trong số họ sau đó đã nhanh chóng trở thành những tội phạm... trở thành những kẻ phản động hay thế lực thù địch một cách đầy khó hiểu... và xót xa thay, họ đã phải trả giá một cách bất công ... bằng chính lòng yêu nước nồng nàn đó của họ mà công luận trong và ngoài nước đã và đang được mục kích ngày hôm nay...



Đến bao giờ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam mới thôi không còn lường lọc và dối trá... Và đến bao giờ thì người dân Việt Nam mới thôi không còn sợ hãi ... không còn bàng quang trước nỗi đau của Dân tộc Việt Nam nói chung ... và nỗi đau từ những đọa đày, bất công và áp bức mà đồng bào Việt Nam yêu nước đã phải chịu đựng bấy lâu nay nói riêng...? Đó chính là những điều mà mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế đang quan tâm và mong đợi... đó chính là những ước nguyện duy nhất và mạnh mẽ nhất của mọi người chúng ta ngay cả trong quá khứ... ở hiện tại, và thời điểm trong tương lai. Để thực hiện được những điều nói trên .. cần sự hổ trợ mạnh mẽ nhiều hơn nữa từ Cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là từ chính phủ Hoa Kỳ... một cường quốc hàng đầu của thế giới Tự do Dân chủ có khả năng quân sự tiềm tàng và nguồn tài chính lớn mạnh đủ sức áp đặt và chi phối mọi hoạt động của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...nhất là trong tình thế yếu kém và bất lợi hiện nay của quốc gia độc tài cộng sản Việt Nam trước hành vi xâm lược và bành trướng của Trung quốc... cũng như chính nổ lực của mọi người chúng ta trong công cuộc đấu tranh chống độc tài đảng trị... đòi lại Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho đồng bào... cho Dân tộc và cho Quê hương đất nước Việt Nam.                                 






Bản Tin









21 tổ chức XHDS: Minh Hằng, Văn Minh và Thúy Quỳnh phải được trả tự do vô điều kiện


VRNs (22.08.2014) – Sài Gòn – Hôm qua, 21 Tổ chức Xã hội Dân sự (XHDS) đã ra Tuyên Bố kêu gọi Tòa án tỉnh Đồng Tháp phải trả tự do lập tức và vô điều kiện cho ba người yêu nước là bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thúy Quỳnh, ngay trước ngày diễn ra phiên tòa tại Cao Lãnh.
140822003

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam

trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

            Theo công văn số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký ngày 28-07-2014 với nội dung “đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Khoản 2, Điều 245 BLHS”, bà Bùi Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh sẽ bị xét xử vào lúc 7g30 ngày 26-08-2014 tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Cả 3 người đã bị bắt giam từ ngày 11-02-2014 tại đồn công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), sau đó bị chuyển về giam giữ tại trại giam công an tỉnh Đồng Tháp (xã An Bình, huyện Cao Lãnh).

I- Chúng tôi, các Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng nhận định:
            1- Vụ việc xảy ra tại con đường nông thôn liên xã thuộc khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngày 11-02-2014 liên can đến 3 bị can nói trên và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ. Trước việc đòi cho ra lẽ của đoàn người, công an đã phản ứng bằng cách dùng gậy gộc đánh đập dã man tất cả, bất kể  nam phụ lão ấu, vừa quay phim chụp hình với máy móc chuẩn bị sẵn (x. Đơn tố cáo của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm ngày 23-02-2014 và Thư gởi đồng bào của Đặng Thị Quỳnh Anh -con gái bà Hằng- ngày 05-03-2014). Sau khi nhiều người đã bị đổ máu, thương tích và bất tỉnh nhân sự, các nhân viên cảnh sát công an này (trong đó có đại úy Huỳnh Văn Thuận, đội phó an ninh huyện Lấp Vò và thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Lấp Vò, kẻ nặng tay nhất với bà Hằng và sau này sẽ là người ký lệnh khởi tố) mới khoác sắc phục công an rồi dẫn giải cả 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị bỏ đói nửa ngày, bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu và sau đó 18 người được thả ra.
            2- Trong ba người còn lại bị giam giữ với lý do “gây rối trật tự công cộng” thì bà Hằng là một chiến sĩ dân chủ nổi tiếng và kiên cường, có mặt từ các cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược Trung cộng đến những phiên tòa bất công xử người yêu nước. Từ các phong trào khiếu kiện đòi công lý của dân oan mất đất đến những chuyến đi phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Bà từng bị giam giữ 5 tháng tại trại Thanh Hà năm 2012. Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì từ năm 2010 đã tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, sau đó dấn thân vào nhiều hoạt động nhân quyền dân chủ. Còn ông Nguyễn Văn Minh là một tín đồ nhiệt thành thuộc Phật giáo Hòa Hảo độc lập, con rể và anh rể của hai cha con tù nhân lương tâm là ông Bùi Văn Trung và anh Bùi Văn Thâm. Khi bị bắt, cả 3 đã bắt bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Riêng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị dụ dỗ hãy buộc tội bà Hằng như kẻ cầm đầu việc tổ chức gây rối để được thả ngay (nhưng cô không làm). Còn bà Hằng thì đã tuyệt thực đến 04 lần dài ngày và mãi tới gần đây (19-08-2014) mới được gặp con gái.
            3- Ngày 27-02-2014 chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài truyền hình Đồng Tháp đã thực hiện phóng sự về việc bắt giữ ông Nguyễn Bắc Truyển rồi 21 người liên quan trong vụ án nói trên. Mọi sự đã được ghi hình chu đáo ngay từ lúc vụ việc xảy ra, nhằm mục đích miêu tả lại toàn bộ diễn biến của vụ việc, cho dư luận thấy những người bị bắt giữ trong vụ án này đã vi phạm pháp luật, và Công an Đồng Tháp đã thực hiện đúng theo quy định luật pháp!?! Phân tích băng hình phóng sự, người ta thấy tất cả các cáo buộc của công an đưa ra đối với 3 người đang bị bắt giữ là “gây cản trở giao thông nghiêm trọng”, “chống người thi hành công vụ”, và “gây rối trật tự công cộng” đều vô căn cứ. Dù phóng sự đã được dàn dựng và chuẩn bị từ trước, công an đã không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc đã nêu. Trái lại, nó là bằng chứng tố cáo cách hành xử côn đồ, lối vu khống công dân, thói đổi trắng thành đen của công an Đồng Tháp.
            4- Ngày 10-03-2014, để tìm chứng cứ gian, nhằm hợp thức hóa hành vi “vô cớ hành hung công dân” và “bắt giam người trái pháp luật”, công an huyện Lấp Vò đã triệu tập 5 người thuộc nhóm đồng hành là ông Tô Văn Mãnh, anh Phan Đức Phước, anh Nguyễn Vũ Tâm, chị Bùi Thị Diễm Thúy và chị Đỗ Thị Thùy Trang. Cả 5 người ngay sau đó đều tố cáo trước công luận (qua đài RFA ngày 11-03-2014:http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/lap-vo-poli-comp-witns-03112014123044.html) rằng nhân viên điều tra đã có hành động mớm cung và ép cung, tự tiện ghi trên biên bản nhiều điều mà các nhân chứng hoàn toàn không nói tới. Thêm nữa những điều họ chứng kiến, khai ra thì nhân viên điều tra không ghi vào biên bản. Trong các buổi làm việc ấy, để xây dựng “người đầu vụ”, công an luôn xoáy vào vai trò “tổ chức gây rối” của bà Hằng, ngõ hầu dễ đưa bà vào tròng pháp luật. Rõ ràng công an muốn bằng chứng hóa lời vu cáo của thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an Lấp Vò: “Đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an”!?!
            5- Chưa hết, Công an huyện Lấp Vò còn gửi thông báo cho luật sư Trần Thu Nam (văn phòng luật sư Tín Việt – Hà Nội) nói rằng bà Bùi Minh Hằng từ chối thuê luật sư. Nhưng trước bằng chứng không thể chối cãi do luật sư Nam cung cấp là bản hợp đồng trợ giúp pháp lý chính tay bà Hằng đã ký với ông cùng văn phòng luật sư của ông (chính các con của bà Hằng cũng đồng lòng với ý muốn nhờ luật sư Nam tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ), nên ngày 12-03-2014, công an huyện Lấp Vò đã buộc phải gửi giấy chứng nhận người bào chữa số 03 cho luật sư Trần Thu Nam và đồng ý để luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hằng.
            6- Cũng phải kể thêm: Tối ngày 22-03-2014, sau thánh lễ cầu nguyện cho bà Bùi Hằng và 2 người bạn Thúy Quỳnh và Văn Minh tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội, cô Quỳnh Anh con gái bà Bùi Hằng đã bị công an chặn đường bắt cóc, một số blogger bị bao vây nhà khám xét. Riêng blogger Trương Văn Dũng bị bốn công an bịt mặt chặn đường đánh trọng thương phải đưa đi cấp cứu. Sáng hôm sau, 13-03, một cuộc biểu tình nhỏ đòi trả tự do cho ba nạn nhân  tại Hà Nội đã bị công an đàn áp dã man. Đặc biệt bà Trần Thị Nga đã bị lực lượng CA tấn công tình dục và đánh đập tàn nhẫn tại trụ sở công an phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
            Mới đây, ngày 28-07-2014, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo là ông Heiner Beilefeldt đã không thể tiếp cận các nạn nhân và nhân chứng của vụ án vì công an bao vây chùa Quang Minh Tự của Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, đạo tràng của ông Bùi Văn Trung và gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển. Trong những ngày qua, công an tỉnh An Giang còn gởi giấy mời nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để cấm họ tham gia phiên tòa ngày 26-08.
            7- Cuối cùng, trong Bản kết luận điều tra vụ án (do Đại tá Lê Văn Bé Sáu – thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an Đồng Tháp đưa ra công luận ngày 02-07-2014), ngoài các luận điệu vu khống nói trên, người ta còn đọc thấy những “bằng chứng tội phạm” của 3 ba bị can như các câu chửi “Công an là đồ ăn cướp!”, “Công an chặn đường cướp tài sản!”, “Đả đảo CS”… hay như các khẩu hiệu trên băng-rôn bị tịch thu: “Đả đảo công an côn đồ bắt người trái pháp luật”, “Yêu cầu xử lý công an côn đồ để làm gương cho dân”, “Nhân dân không thể đóng thuế nuôi nhà nước côn đồ”… Đối chiếu với các sự kiện đã xảy ra và hiện trạng của chế độ, những câu trên là hoàn toàn chính xác, và chẳng hề là tội phạm trong pháp chế của các xã hội dân chủ văn minh. Phần 3 bị can, không ai ký nhận bản cáo trạng cũng như chấp nhận những lời buộc tội từ bản Kết luận điều tra lẫn bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát. Còn 5 nhân chứng bị triệu tập tới tòa (Võ Văn Bửu, Võ Văn Bảo, Bùi Thị Diễm Thúy, Phan Đức Phước, Đỗ Thị Thùy Trang), tất cả đều sẵn sàng làm chứng tố cáo công an huyện Lấp Vò và công an tỉnh Đồng Tháp phục kích đánh người vô tội.

II- Từ những nhận định nêu trên, chúng tôi, các tổ chức Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng tuyên bố:
            1- Ba bị can Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo.
            2- Những động thái đầy mưu mô xảo trá của nhà cầm quyền tiếp đó (ép cung chứng nhân, bức bách nạn nhân, đầu độc công luận…) nhằm đưa những người hoạt động nhân quyền can đảm vào vòng tù tội chứng tỏ đây không phải là một vụ án hình sự bình thường mà đã được chính trị hóa, xuất phát từ động cơ chính trị.
            3- Việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ.
            4- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như toàn thể phong trào dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại hãy chung tay và kiên trì tranh đấu (với sự trợ giúp của các quốc gia dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế) cho một nền pháp chế theo đúng những chuẩn mực của nhân loại văn minh, một nền pháp chế không còn là công cụ trong tay đảng cầm quyền độc tài.
Làm tại Việt Nam ngày 21-08-2014
Các Tổ chức Xã hội Dân sự đồng ký tên:
Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải
Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng
Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế
Con Đường VN: Ông Hoàng Văn Dũng
Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A
Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo: Ông Nguyễn Bắc Truyển
Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài
Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo: Lm. Lê Ngọc Thanh
Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng
Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
Hội Đồng Liên Tôn: Lm. Đinh Hữu Thoại
Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts. Phạm Chí Dũng
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Bà Trần Thị Hài
Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh
Mạng Lưới Blogger: Cô Nguyễn Hoàng Vi
Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải
 Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm
 Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh
 Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh
 Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng



Bản Tin



Campuchia bác bỏ thông tin sẽ xử lý vụ đốt cờ VN

Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2014-08-21

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
P-3.jpg
Ông Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia về tới sân bay Quốc tế Phnom Penh chiều ngày 20/8/2014.
 Photo by Quốc Việt

Chủ tịch Quốc hội Campuchia chiều ngày 20/8 đã bác bỏ những thông tin cho rằng Campuchia xử lý người biểu tình đốt cờ Việt Nam trước Đại sứ quán Việt Nam (ĐSQVN) tại Campuchia và mong chính phủ, nhân dân Việt Nam thông cảm.
Ông Chheang Vun, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông, Đại biểu Quốc hội trả lời báo chí tại sân bay Quốc tế Phnom Penh sau khi tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 20/8 rằng Campuchia và Việt Nam đã đạt được nhiều thỏa thuận về tăng cường hợp tác Quốc hội hai nước.
Hai nước tiếp tục ủng hộ nỗ lực chung trong việc hoạch định và phân giới cắm mốc trên đất liền giữa hai nước. Campuchia tiếp tục ủng hộ việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập hơn 5.000 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước và sẽ tạo điều kiện, giúp giải quyết địa vị pháp lý cho cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước này, phù hợp với luật pháp sở tại.
Nhưng ông Chheang Vun đã bác bỏ mọi thông tin đăng tải trên các trang báo của Việt Nam liên quan các tổ chức Khmer Kampuchia Krom và người dân Campuchia biểu tình chống Việt Nam tuần qua.
Trả lời câu hỏi phóng viên Quốc Việt của RFA, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông, kiêm phát ngôn nhân Quốc hội Campuchia là ông Chheang Vun cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn, không để hành động biểu tình chống Việt Nam và đốt cờ Việt Nam tái diễn.
Đối với ý kiến và đề nghị trên, ông khẳng định Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin chỉ lấy làm tiếc về hành động biểu tình đốt cờ Việt Nam nhưng Campuchia không được gọi người biểu tình là nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước. Theo ông, ông Heng Samrin cũng không hề có hứa với Việt Nam sẽ xử lý người đốt cờ Việt Nam hay có biện pháp ngăn chặn.
Ông Chheang Vun cho biết: “Đối với những thông tin phát đi rằng chính phủ Campuchia sẽ có biện pháp xử lý người biểu tình, nói người biểu tình không hiểu biết về lịch sử và Campuchia mong chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam hết sức thông cảm, tôi dám đảm bảo rằng Chủ tịch Quốc hội hoàn toàn không nói như vậy, tôi bác bỏ những tin tức trên.
P-8-400.jpg
Ông Chheang Vun trả lời báo chí ngày 20/8/2014. Photo by Quốc Việt
Campuchia là một nước dân chủ, pháp quyền, đa nguyên đa đảng. Chuyện biểu tình đốt cờ là chuyện bình thường. Nó không thể hiện quan điểm của chính phủ. Campuchia không thể cấm người dân biểu tình, không có biện pháp xử lý… Chính phủ chỉ nói với Việt Nam không chấp nhận biểu tình bạo lực và lấy làm tiếc.”
Trong khi nhiều người trong số người dân Campuchia và người Khmer Krom phẫn nộ quan chức sứ quán, tham tán đối ngoại, phát ngôn nhân ĐSQVN Trần Văn Thông, báo chí Việt Nam đã phát đi nhiều tin, ảnh của Chủ tịch Quốc hội Campuchia đang thăm chính thức Việt Nam và có nội dung khiến nhiều người Campuchia suy nghĩ lãnh đạo của họ, vốn lâu nay thân với Việt Nam là con rối của Việt Nam.
Trong số những nội dung được một số tờ báo tại Việt Nam nêu ra là tức Chủ tịch Quốc hội Campuchia đồng tình với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có biện pháp ngăn chặn không để biểu tình chống Việt Nam; không để tái diễn biểu tình bài Việt, và đốt cờ Việt Nam.
Còn báo điện tử Chính phủ Việt Nam ngày 18/8 nói Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết cá nhân ông và Quốc hội Campuchia hết sức bất bình về hành động trên, đồng thời Campuchia đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng đốt quốc kỳ Việt Nam, đồng thời hứa hẹn sẽ cố gắng hết sức, bằng luật pháp để từng bước hạn chế tối đa, ngăn chặn những hành động bạo lực và những hành vi tương tự tái diễn.
Báo điện tử Chính phủ Việt Nam còn trích lời Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin cho rằng đây là hành động của một nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước và mong Chính phủ và nhân dân Việt Nam thông cảm.
Câu chuyện khởi đi hồi ngày 4/6/2014, sau khi ông Trần Văn Thông phát biểu với RFA tiếng Việt rằng một số người Khmer Krom xuyên tạc lịch sử, kỷ niệm ngày Pháp bàn giao miền Nam cho Việt Nam vào ngày 4/6 là người không biết rõ về lịch sử, bị tuyên truyền, lôi kéo và lợi dụng. Ông nói vùng đất miền Nam đã thuộc về Việt Nam từ lâu.
Tuyên bố này gây phản ứng giận dữ đối với người Khmer Krom và người dân Campuchia sau khi ông Thông lập lại bằng tiếng Khmer với RFA tiếng Khmer vào ngày 6/6/2014.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông là ông Chheang Vun cho biết cá nhân ông đã được trao đổi với ông Trần Văn Hằng, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam về vụ ông Trần Văn Thông lúc đang thăm Việt Nam.
Ông nói cá nhân ông đã yêu cầu phía Việt Nam gọi người phát ngôn này về nước để tránh sự việc leo thang. Về phía Việt Nam, ông Trần Văn Hằng nói người phát ngôn này cũng sắp mãn nhiệm. Việt Nam sẽ xem xét vụ này.
Được biết, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại Campuchia Hor Namhong đã có cuộc gặp với lãnh đạo cộng đồng người Khmer Krom và đại diện sinh viên Campuchia vào ngày 19/8 về vụ này. Ngoại trưởng Campuchia hứa sẽ làm việc với ông Thạch Dư, sau khi ông này nhậm chức Đại sứ Việt Nam tại Campuchia sắp tới.
Còn các đại diện người biểu tình đã đồng tình với Ngoại trưởng để chính phủ làm việc. Nhưng phía người biểu tình cho biết họ sẽ tiếp tục xuống đường phản đối nếu phía Việt Nam không xin lỗi công khai trong hết tháng này.



Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

LUẬT PHÁP HIẾN PHÁP VÀ CÁC LUẬT ĐỊNH TẠI VIỆT NAM... CHỈ LÀ NHỮNG SẢN PHẨM DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ...?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU







Do Minh Tuyen


Luật định một nơi thi hành một nẻo... và hàng loạt các thông tư, Nghị quyết và Nghị định của chính phủ ban hành trước và sau chồng chéo lẫn nhau... hoặc chỉ được ban hành như sản phẩm, hình thức dùng cho việc trang trí tô điểm cho bộ mặt quốc gia... đó chính là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến việc người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế luôn tỏ ra ngờ vực trước những Thông tư, Nghị định, Nghị quyết hay Thông điệp mang tính tốt đẹp hay hơi hướm thay đổi cải tổ từ người đứng đầu Bộ máy chính phủ Nhà nước... đặc biệt là đối với giới đầu tư nước ngoài...


Điển hình như đối với Hiến pháp Nhà nước 1992... hay bản Hiến pháp sửa đổi bổ sung được cho là lấy ý kiến đóng góp từ nhân dân ban hành năm 2013 vừa qua chẳng hạn... hàng loạt các điều khoảng được quy định và ban hành một cách rõ ràng và hết sức cụ thể... thế nhưng, quy định là như thế, nhưng trên thực tế các vị lãnh đạo Đảng...lãnh đạo Nhà nước cộng sản... cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam luôn nói một đằng làm một nẻo... hay chỉ thực hiện một cách sơ sài, qua loa mang tính hình thức... chưa nói đến hiện tượng trên bảo nhưng dưới không nghe... thậm chí xem thường, xuyên tạc và bóp méo sự thật.. ví dụ như trong trường hợp cưỡng chế đất đai trái pháp luật đối với gia đình anh Đoàn Văn Vương cùng một số hộ nuôi trồng thủy sản khác tại đầm Cống Rộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng vào năm 2011, vốn từng gây bức xúc và phẩn nộ nơi dư luận... đó chính là những điều nghịc lý vốn tồn tại lâu dài từ đời nọ sang đời kia trong xã hội Việt Nam... dưới cái gọi là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... theo chủ thuyết cộng sản và tư tưởng Hồ chí Minh hiện nay.


Bên cạnh đó, hàng loạt các Thông tư và Nghị định được chính phủ ban hành một cách sai trái, phi dân chủ và phi đạo đức không hợp lòng dân và trái với những cam kết của chính phủ... như Nghị định 72 nhằm hạn chế việc xử dụng internet... Nghị định 92 nhằm hạn chế và cản trở quyền tự do Tín ngưỡng hợp pháp của người dân và các Tổ chức Tôn giáo... hay Thông tư 28 của Bộ công an vừa mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2014 tới đây nhằm hạn chế và cản trở hoạt động hành nghề của Luật sư... đã tiếp tục phơi bày bản chất thật sự của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, và chính vì lẽ đó... người dân Việt Nam, Cộng đồng Quốc tế và nhất là giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hay giao thương làm ăn buôn bán với Việt Nam đề vô cùng dè dặt và nghi ngại. Vâng, một môi trường sống thiếu lành mạnh, một môi trường kinh doanh thiếu trong sáng và không công bằng như thế làm sao có thể khiến giới đầu tư nước ngoài yên tâm... làm sao có thể thuyết phục được Cộng đồng Quốc tế lẫn người dân tin tưởng và mong đợi. Đã đến lúc các Nhà lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam phải khẩn trương thay đổi nếu muốn thu hút giới đầu tư nước ngoài vào làm ăn... nếu muốn tạo dựng lại lòng tin nơi người dân lẫn Cộng đồng Quốc tế... thì việc trước hết cần phải làm đó chính là sự trung thực...trung thực từ lời nói, từ thái độ và hành động trong mọi vấn đề... bao gồm chủ trương, chính sách và đường lối cai trị người dân lẫn điều hành đất nước bằng luật pháp, hiến pháp và luật định một cách nghiêm minh rõ ràng và minh bạch... chứ không phải cách hành xử bằng "Luật rừng" như hiện tại và trong suốt nhiều thập niên qua.





Bản Tin





BBC


Quản lý 'không phải để nhà nước thuận lợi'

Cập nhật: 09:07 GMT - thứ tư, 20 tháng 8, 2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 19/8
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân.
Thông điệp trên được ông đưa ra tại phiên họp thường trực chính phủ ngày 19/8 bàn về dự thảo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi, cũng như việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
"Quản lý nhà nước không phải là giành thuận lợi cho chúng ta, mà quản lý là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”, ông được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc lại quy định trong hiến pháp về quyền tự do kinh doanh, trong đó người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, báo này cho biết thêm.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đề xuất giảm con số 51 ngành, nghề, hàng hóa bị cấm đầu tư, kinh doanh hiện nay xuống còn 8.
Việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện đã được triển khai từ lâu, nhưng lại bị đình trệ do sự chậm trễ từ các bộ ngành.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 19/8 dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói dù bản danh mục đã được "Thủ tướng ký một lần, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký hai lần, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ký một lần" nhưng "chờ mãi mà các bộ khác không gửi danh mục sang".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói việc này có thể do "có nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người ngần ngại, hoặc có doanh nghiệp có nhiều ý kiến muốn đóng góp tiếp."
"Luật thì bao giờ cũng phải Quốc hội thông qua cuối cùng", bà nói
"Trước khi Quốc hội thông qua thì cũng đòi hỏi chính phủ phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng những điều chính phủ định đưa ra trình Quốc hội để sửa đổi, nhất là phải làm rõ những chính sách sửa đổi là gì và phải có những căn cứ, có hỏi ý kiến của những đối tượng liên quan."
"Chính phủ phải dành nhiều ý kiến hơn để lắng nghe, tập hợp các ý kiến, làm sao khi đưa ra trình thì quốc hội có thể thấy thỏa đáng, chấp nhận thông qua."
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là dự thảo hạn chế những lĩnh vực mà nhà nước kiểm soát bằng cách cấm hoặc yêu cầu những ngành nghề có điều kiện và nhất là đòi hỏi điều kiện gì phải đưa ra rõ ràng, và chỉ có chính phủ hoặc trung ương có quyền đưa ra chứ không phải các bộ ngành"
"Lâu nay chính phủ cũng có nghị định của mình nhưng khi về đến địa phương thì họ lại gây cản trở quá nhiều cho doanh nghiệp, khiến những ý tưởng tốt của luật không được thực hiện."

Luật khác thực tế

Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan, Luật đầu tư cũng như Luật doanh nghiệp là hai bộ luật thường được các doanh nghiệp quan tâm rất cao, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài.
"Trong thời gian qua hai bộ luật này đã được sửa đổi một số lần mà lần mạnh nhất là vào năm 2005, trước khi Việt Nam gia nhập WTO và đã giúp doanh nghiệp phát triển tốt, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam," bà nói.
Tuy nhiên, bà cho rằng trong quá trình thực hiện, có những điều không được như luật cam kết.
"Luật cam kết bao giờ cũng là tạo ra những môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của họ và nhà nước chỉ tập trung kiểm soát những lĩnh vực quan trọng, cần thiết và các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động."
"Nhưng thực tế thì hệ thống hành chính của Việt Nam cũng gây ra rất nhiều cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp, của người dân."
"Trong mấy năm gần đây thì nền kinh tế cũng không phát triển được như mong muốn. Sự suy giảm của đầu tư từ khu vực tư nhân của Việt Nam, hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngưng hoạt động trong những năm qua cũng làm nhiều người lo ngại."
Theo bà Lan, Luật đầu tư hay Luật doanh nghiệp sửa đổi thì phải hướng tới làm sao "đảm bảo một môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt để phục vụ cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn."
"Nếu doanh nghiệp không cải thiện được thì Việt Nam cũng không thể nâng khả năng cạnh tranh của mình."

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan