Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

TẠI SAO BỊ NHÀ CẦM QUYỀN ĐÀN ÁP THÔ BẠO VÀ NGAY CẢ SAU KHI MÃN HẠN TÙ... CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VÀ CÁC NHÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM... VẪN TIẾP TỤC LÊN TIẾNG...?







           SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU




Do Minh Tuyen


Đàn áp khốc liệt và thô bạo các Nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới hiện nay nói chung... không những không làm nao núng, lay động và sụp đổ ý chí đấu tranh của họ... trái lại càng làm tăng thêm lòng kiên định nơi các Nhà đấu tranh và giới bất đồng chính kiến... giúp họ thật sự vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và ngày một trở nên lớn mạnh hơn nữa... nguyên nhân tại sao và bài học quý giá nào cho thế hệ trẻ Sinh viên Việt Nam nói riêng... và đối với đồng bào Việt Nam yêu mến Tự do Dân chủ và nhân quyền cả nước nói chung...?


Câu trả lời duy nhất và hết sức đơn giản rõ ràng... đó chính là khát vọng Tự do Dân chủ trong lòng họ quá ư mãnh liệt... trong lúc ngược đãi, áp bức và bất công ngày một đang lan tràn trong xã hội. Chúng ta cứ nhìn vào tình trạng thực tiễn từ cuộc xuống đường của hàng chục ngàn bạn trẻ sinh viên tại đất nước Hồng Kông hiện nay sẽ cảm nhận được sức mạnh thật sự của cái gọi là "Khát vọng Tự do Dân chủ"... đã và đang cháy bỏng trong lòng những con người kiên định và bất khuất này. Việt Nam chúng ta thì sao...? khác với các bạn trẻ sinh viên đất nước Hồng Kông, những con người đã thừa hưởng một nền dân chủ lâu dài và tuyệt vời khi còn là thuộc địa của Anh quốc... trong lúc thế hệ trẻ Việt Nam bấy lâu nay luôn bị đầu độc tư tưởng dưới cái gọi là "Mái trường Xã hội Chủ nghĩa " và mọi tầng lớp nhân dân cũng luôn bị kềm kẹp dưới ách thống trị tàn bạo và vô nhân của tập đoàn lãnh đạo cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam...


Tuy nhiên, không phải là ai cũng bị đầu độc tư tưởng... không phải là người dân Việt Nam nào cũng hèn nhát, khiếp nhược hay bàng quang trước hiện tình bi thảm của đất nước... hoặc vô cảm trước nỗi khổ đau triền miên và tột cùng của đồng bào ruột thịt của mình. Chúng ta có nhiều tên tuổi kiên cường và bất khuất của các Nhà lãnh đạo Tôn giáo như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn Lợi, Linh Mục Đinh Hữu Thoại, Linh Mục Chân Tín... Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Quảng Độ, Thượng Tọa Thích Không Tánh... Mục sự Nguyễn Công Chính, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn... Chánh Trị sự Cao Đài Hứa Phi, Chánh Trị sự Nguyễn Bạch Phụng... Cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung... cùng với nhiều Nhà đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam điển hình như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân, Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, nữ sinh viên trẻ Phương Uyên, Nam sinh viên trẻ Uy - Kha, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Tiến Trung, Nhạc sĩ Việt Khang, Nhạc Sĩ Trần Vũ Anh Bình... cùng rất nhiều tên tuổi của các Nhà đấu tranh khác đã đi vào lịch sử Việt Nam. Điều quan trọng mà chúng ta muốn đề cập ngày hôm nay đó chính là hãy học hỏi và nối bước theo cuộc xuống đường mà khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ tại Hồng Kông hiện nay. Hãy nhanh chóng và mạnh mẽ biến những khát vọng Tự do Dân chủ âm ỉ trong lòng người dân Việt Nam bấy lâu nay... trở thành hiện thực của ngày hôm nay và mãi mãi trong tương lai.




Bản Tin













Tù nhân lương tâm Đậu Văn Dương: Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng


VRNs (03.10.2014) – Sài Gòn – “Điều quan trọng nhất là phải có niềm tin vào Chúa thì khi đó tất cả mọi việc sẽ làm được. Điều thứ hai, có sự quan tâm giúp đỡ của những người dám đứng lên bảo vệ Sự thật, bảo vệ Công lý đã tiếp sức cho tôi vượt qua được những khó khăn cuộc sống trong tù. Điều thứ ba, tôi đi tù là một sự an bài của Chúa, bởi vì qua cuộc sống trong tù Chúa đã cho tôi quen được nhiều người phải chịu nhiều nỗi nhục. Cuối cùng, Chúa đã giúp tôi trở thành một con người mới, dám đứng lên bảo vệ cho Sự thật và những người bị chà đạp, lên tiếng phản đối việc làm sai trái của trại giam. Đó là sự an bài mà Thiên Chúa đã dành cho tôi.” Đây là những trải nghiệm cuộc sống chốn lao tù của TNLT Đậu Văn Dương trong suốt hơn ba năm qua.
TNLT Đậu Văn Dương, một Thanh niên Công giáo, Gp Vinh vừa mãn hạn tù và được đoàn tụ với gia đình vào trưa ngày 02.10.2014.
Anh bày tỏ niềm vui: “Trước hết, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, giúp đỡ gia đình tôi trong thời gian tôi ở trong tù. Khi được đoàn tụ với gia đình thì đây là niềm hạnh phúc của tôi, và tôi được gặp gỡ các bạn bè đã từng cùng tôi lên tiếng phản đối những việc làm sai trái [của nhà cầm quyền], đã cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và tinh thần để tôi can đảm lên tiếng những sai trái đang xảy ra trong xã hội. Cảm giác của tôi bây giờ rất hạnh phúc. Tạ ơn Chúa đã giúp tôi trong chặng đường mà Chúa đã an bài”.
Đậu Văn Dương bị nhà cầm quyền bỏ tù với 42 tháng tù giam và 18 tháng quản chế, theo Điều 88 BLHS "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN", vào ngày 24.05.2012.
Đậu Văn Dương bị nhà cầm quyền bỏ tù với 42 tháng tù giam và 18 tháng quản chế, theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”, vào ngày 24.05.2012.
Anh Đậu Văn Dương đoàn tụ với gia đình và bạn bè, ngày 02.10.2014
Anh Đậu Văn Dương đoàn tụ với gia đình và bạn bè, ngày 02.10.2014
TNLT Đậu Văn Dương cho biết, trong quá trình anh bị giam cầm, cán bộ trại giam thường bật đèn xanh cho các tù thường phạm đánh đập anh, cán bộ vi phạm một cách nặng nề đến quyền con người, quyền tự do tự do tín ngưỡng tôn giáo của tù thường phạm. Trong trại giam TNLT Đậu Văn Dương đã từng lên án, phản đối việc cán bộ trại giam đã giam chung anh với những phạm nhân bị nhiễm HIV, cũng như phản đối việc cung cấp thiếu nước uống cho các tù thường phạm, cán bộ ăn tiền của phạm nhân… Anh kể lại:
“Trong thời gian đầu tôi bị tạm giam ở trại giam Nghi Kim- tỉnh Nghệ An, là ngày đầu tiên xa nhà, cán bộ trại giam dẫn tôi vào buồng giam và bật đèn xanh cho những tù nhân ở đó rằng, thằng này là thằng chống Nhà nước, thằng phản động nên anh em chăm sóc cho nó kỹ lưỡng vào. Sau đó, các tù nhân này – họ phạm tội giết người, buôn bán ma túy – bắt tôi ngồi xuống, hai người liền đánh, tát và đấm vào tôi rất nhiều. Lúc ấy, tôi thì thầm cầu nguyện với Chúa, con xin dâng lên Chúa những nỗi đau này, vì thế mà tôi đã vượt qua được. Tôi hết sức Tạ ơn Chúa.
Sau khi phiên tòa sở thẩm kết thúc, họ chuyển tôi qua trại giam số 5 Thanh Hóa. Ở đây, cuộc sống của các phạm nhân không có quyền tự do, cán bộ chà đạp lên nhân phẩm của các tù thường phạm, họ thích đánh lúc nào thì đánh. Tôi cũng đã làm đơn khiếu nại các hành vi vi phạm quyền con người này, nhưng cán bộ không giải quyết thỏa đáng. Cán bộ cũng khủng bố tinh thần các tù nhân bằng cách, ngày thứ bảy và Chúa nhật phạm nhân không phải đi lao động và được có điện trong buồng giam để sinh hoạt, nhưng họ lấy lý do làm như thế tốn điện nên đã cắt điện ngày thứ bảy và Chúa nhật, cho dù trời nắng và nóng nhưng cán bộ vẫn làm thế.
Ba lần cán bộ trại giam bắt tôi viết kiểm điểm, để kỷ luật. Lần thứ nhất, tôi phản đối nước sinh hoạt hằng ngày không đủ uống cho phạm nhân. Lần thứ hai, các phạm nhân ốm đau như một số người bị AIDS, nghiện ma túy, một số người khác bị ốm do làm việc nặng nhọc… giam chung vào một buồng giam, thì cán bộ đã giam tôi với họ. Trong buồng giam đó, cán bộ đóng hết tất cả các cửa, không có nước sinh hoạt, không có chiếu nằm và rất chi là bẩn thỉu, nên tôi đã lên án cán bộ chèn ép tù nhân không cho những người tù bị ốm kia được nghỉ bệnh. Đồng thời, tôi không đồng ý giam ở buồng giam đó, nên cán bộ nói tôi chống đối, không nghe lệnh cán bộ, vì thế bắt tôi viết bản kiểm điểm. Lần thứ ba, cán bộ khoán công việc quá cao nghĩa là một phạm nhân phải gấp 4 sản phẩm vàng mã trong một ngày, trong khi đó phạm nhân nào giỏi lắm thì chỉ làm được từ 2 – 3 sản phẩm vàng mã một ngày, nhưng cán bộ yêu cầu nếu không làm đủ 4 sản phẩm thì phải đóng tiền ["phạt"] mỗi sản phẩm là năm ngàn đồng (5.000 VNĐ). Chính vì thế, tôi đã lên án phản đối việc làm này, và tôi yêu cầu gặp ban lãnh đạo trại, nhưng cho đến khi tôi ra khỏi trại giam thì họ vẫn không gặp tôi.
Cán bộ trại giam cấm tôi không được mang sách Kinh Thánh và tất cả các sách liên quan đến Tôn giáo vào trại giam. Đấu tranh mãi, [gia đình tôi] đã gửi vào cho tôi một cuốn sách Kinh Thánh, nhưng họ đã tịch thu nên tôi làm đơn khiếu nại yêu cầu họ trả lại. Cán bộ nhất quyết không trả, vì thế tôi đã viết một bức thư gửi cho cán bộ với nội dung, tại sao cuốn sách Kinh Thánh dạy con người ta hướng thiện mà các ông lại không cho đem vào trong trại giam, chính các ông đang vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một quyền căn bản của con người, các ông đang chà đạp lên niềm tin và cuộc sống của tôi, cho nên tôi sẽ tuyệt thực để lên án việc làm sai trái này. Tôi có thể tuyệt thực đến mười ngày, hoặc cho đến khi các ông trả lại cho tôi cuốn sách Kinh Thánh. Sau đó, tôi đã tuyệt thực được mấy ngày, thì cán bộ gọi tôi lên làm việc và yêu cầu tôi ngừng tuyệt thực rồi sẽ trả, nhưng tôi quả quyết với họ, khi nào cán bộ trả cuốn Kinh Thánh cho tôi thì tôi mới ngừng tuyệt thực, còn không tôi sẽ tuyệt thực cho đến cùng. Ngày hôm sau, ông cán bộ mà đã thu cuốn Kinh Thánh của tôi, gọi tôi ra và nói, mày đừng có theo người ta tuyệt thực rồi đòi lung ta lung tung bởi vì tất cả các sách liên quan đến Tôn giáo đều bị cấm mang vào, cán bộ nói tiếp “mày có kiện lên đến Thủ tướng thì tao cũng không sợ”. Tôi đã trả lời với họ rằng, chính các ông đang vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của công dân VN, nếu thế thì tôi sẽ tiếp tục tuyệt thực… Một ngày sau đó, cán bộ trại giam họp. Sau ngày họp, họ đã trả cho tôi cuốn Kinh Thánh. Bây giờ, tôi cũng mang cuốn Kinh Thánh này về nhà.”
Ngoài ra, TNLT Đậu Văn Dương cho biết, những công việc anh đã làm trước khi bị giam cầm: “Trước đây, tôi từng tham gia Bảo vệ Sự sống, thu gom các thai nhi bị nạo phá về an táng, nuôi các chị em lỡ lầm, lên án các hành động nạo phá thai. Tôi tham gia Nhóm Sinh viên Công giáo Giáo phận Vinh với mục đích học hỏi Giáo lý và Kinh thánh, giúp cuộc sống sinh viên xa nhà sống được tốt hơn… Tôi cũng đã từng lên tiếng đòi tự do ngôn luận, đòi tự do báo chí, đòi đa nguyên đa đảng. Những việc làm của tôi đúng nên tôi sẽ tiếp tục theo những việc làm tốt này, lên tiếng cho những điều sai trái xảy ra trong xã và bênh vực cho những người bị cảnh bất công.”
TNLT Đậu Văn Dương bị nhà cầm quyền bỏ tù với 42 tháng tù giam và 18 tháng quản chế, theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”, vào ngày 24.05.2012. Anh bị bắt vào ngày 02.08.2011.
HT.VRNs


Bản Tin                                                       

Thứ sáu, 03/10/2014

Tin tức / Việt Nam

Nguyễn Xuân Nghĩa: 'Tôi sẽ tiếp tục viết và nói lên sự thật'

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một trong những người đi tiên phong trong cuộc vận động đòi lại chủ quyền biển đảo cho Việt Nam, trước những hành động lấn chiếm của Trung Quốc
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một trong những người đi tiên phong trong cuộc vận động đòi lại chủ quyền biển đảo cho Việt Nam, trước những hành động lấn chiếm của Trung Quốc
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa hôm 11 tháng 9  đã trở về với gia đình ở Hải Phòng sau khi mãn hạn tù 6 năm. Năm nay 65 tuổi, nhà văn được coi là một trong những người tù bất khuất nhất của Việt Nam, tuyên bố sẽ tiếp tục sứ mạng của một nhà văn, là viết và nói lên sự thật.
Ông bị bỏ tù vào năm 2008 dựa trên điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, quy ông về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” về những hoạt động của ông trong phong trào đấu tranh cho dân chủ đa nguyên.
Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong cuộc vận động đòi lại chủ quyền biển đảo cho Việt Nam, trước những hành động lấn chiếm của Trung Quốc.
Vì nhất quyết không nhận tội, nhà văn đã 2 lần bị biệt giam, mỗi lần 3 tháng.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-Đài VOA, nhà văn mô tả cảnh bị biệt giam và tác động của tình trạng bị cách ly như thế đối với tinh thần người tù, ông cũng chia sẻ những dự tính về tương lai, và ngỏ lời cảm ơn các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, những người đã hỗ trợ để ông giữ vững tinh thần trong suốt thời gian đầy thử thách vừa qua.
Mời quý vị bấm vào đây để theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn do Hoài Hương thực hiện.
Nguyễn Xuân Nghĩa: 'Tôi sẽ tiếp tục viết và nói lên sự thật'




Bản Tin




Thực trạng đàn áp những nhà tranh đấu trẻ

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-09-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8587978-305.jpg
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong phiên sơ thẩm tại Tòa án Long An hôm 16/5/2013.
AFP photo

Một số khuôn mặt trẻ trở nên quen thuộc trong thành phần công khai lên tiếng vì quyền con người và một đất nước Việt Nam tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng như những người đi trước, các bạn trẻ này liên tục bị sách nhiễu, đàn áp từ phía công an, an ninh. Thực trạng đàn áp và hiệu quả của biện pháp đó ra sao?

Khuôn mặt mới

Điểm qua những người tham gia công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chống bất công xã hội, và chống hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, cũng như đòi hỏi những quyền căn bản của con người… chúng ta nhận thấy ngày càng có thêm những khuôn mặt trẻ tham gia.
Dù tuổi đời còn ít, thế nhưng họ từng có những bài viết về tình hình đất nước, cũng như cùng tham gia chủ xướng những phong trào vì quyền con người. Có những người từng bị tù tội như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh… vì dám khẳng khái không chịu khuất phục từ bỏ lý tưởng và con đường họ đã chọn.
Ngoài những bạn từng hay đang bị tù tội như thế, những bạn còn hoạt động bên ngoài xã hội thường xuyên bị lực lượng an ninh chìm nổi, cũng như công an, dân phòng… theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, bắt bớ, cấm xuất cảnh, yêu cầu chủ nhà không cho trọ, ép buộc công ty cho thôi việc nhằm triệt hạ con đường mưu sinh, hay gây áp lực đối với gia đình, người thân, người yêu…

Cách đàn áp cũ

Đầu năm nay tôi có tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì bị bắt đưa lên đồn Công an quận 1, Sài Gòn. Tại đó chúng tôi bị đánh đập.
-Anh Huỳnh Trọng Hiếu
Anh Huỳnh Trọng Hiếu lược thuật lại một số trường hợp bị sách nhiễu, đánh đập trong năm nay đối với bản thân anh và gia đình riêng như sau:
“Đầu năm nay tôi có tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì bị bắt đưa lên đồn Công an quận 1, Sài Gòn. Tại đó chúng tôi bị đánh đập; thực sự tôi bị bắt cùng với một số bạn bè quen biết trên mạng Internet và họ có những hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng như tham gia vào những hoạt động cụ thể nào đó. Hôm đó chúng tôi bị chính quyền câu lưu khoảng hai ngày và bị bỏ đói và bị công an đánh đập trong đồn công an.
Điển hình cụ thể thứ hai là lần tôi mang cả gia đình theo cùng chị Huỳnh Thục Vy và những chị em trong Hội Phụ nữ Nhân quyền xuống dưới thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp để dự phiên xử cô Bùi Thị Minh Hằng và anh Minh, Thúy Quỳnh. Khi chúng tôi đến thành phố Cao Lãnh và lưu trú lại trong một nhà nghỉ, chúng tôi bị công an thành phố Cao Lãnh phối hợp với cơ quan an ninh. Cơ quan an ninh chỉ đạo và mặc thường phục. Khi bắt chúng tôi họ đưa ra danh nghĩa mời về đồn để kiểm tra về vấn đề lưu trú; nhưng thực tế đây là hành động lợi dụng các điều luật trong bộ luật hành chính để giới hạn các quyền tự do đi lại của chúng tôi cũng như quyền tự do tham dự phiên tòa.

IMG_3455-250.jpg

Anh Huỳnh Trọng Hiếu, với khuôn mặt bầm tím, bong môi vì những vết đánh của công an, côn đồ. Citizen photo.
Thêm một vấn đề nữa là gia đình chúng tôi vào ngày 5 tháng 9 bị lực lượng công an phường 14, quận Tân Bình cũng như dân phòng và cơ quan an ninh xâm nhập vào nhà và cưỡng chế những người đang lưu trú tại ngôi nhà 305/16 lên trụ sở công an quận Tân Bình để làm việc.”
Bạn Huỳnh Phương Ngọc cũng cho biết:
“Lần đầu tiên là chuyến đi Tuyên Quang của tôi và Nguyễn Thị Ngọc Lụa là hai thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi đến để cùng tham gia phiên xét xử những người dân tộc H’mông tại Tuyên Quang. Trong ngày hôm đó chúng tôi bị bắt, bị câu lưu, bị bỏ đói, bị thẩm vấn. Rất nhiều sự đe dọa, quát nạt.
Tiếp theo là cuộc họp UPR tổ chức tại Kỳ Đồng, Sài Gòn chúng tôi cũng bị nhốt tại nhà riêng.
Trước đó trong chuyến ra ngoài bắc để tham dự Hội thảo Truyền thông Phi Nhà nước, với chị Thúy Nga; hai chị em chúng tôi cũng bị công an kết hợp với khách sạn khóa cửa ngoài ngay chính tại khách sạn mà chúng tôi đang thuê hợp pháp.
Gần đây khi tôi có tham dự phiên tòa của cô Bùi Hằng tại Cao Lãnh, tình trạng cũng tiếp tục như vậy. Chúng tôi cùng một em bé 8 tháng tuổi cũng bị nhà cầm quyền khóa cửa ngoài giam chúng tôi ngay tại nhà nghỉ. Sau đó người ta ập vào bắt người đến công an phường 1, thành phố Cao Lãnh, tiếp tục câu lưu đến khi phiên tòa xét xử kết thúc mới thả về Sài Gòn.
Gần đây nhất là sự việc liên quan tạm trú tại số 305/16 Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình. Người ta đến hỏi về tạm trú nhưng mục đích chính là ngăn cản sự tham dự của chúng tôi vào phiên họp UPR tổ chức tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn vào ngày 5/9/2014. Sau sự việc đó vào ngày 22/9, Huỳnh Trọng Hiếu ở nhà có nhận được quyết định xử phạt hành chính đối với 5 người đang tạm trú tại căn nhà 305/16 Trường Chinh.”

Tác dụng ngược?

Còn vấn đề tinh thần, chúng tôi rất kiên định vì chúng tôi biết rằng việc đấu tranh cho tự do, dân chủ cho Việt Nam phải luôn được phát triển, nhân rộng.
-Huỳnh Phương Ngọc
Đối với các cựu tù nhân lương tâm trẻ như Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh thì biện pháp bỏ tù chỉ có thể làm phương hại đến thân xác của họ thôi, chứ về mặt tinh thần sau khi ra khỏi nhà tù họ vẫn tiếp tục những hoạt động mà họ đã theo đuổi và vì những việc làm đó nhà cầm quyền kết tội họ.
Những bạn bị sách nhiễu hằng ngày đôi lúc cũng tỏ ra mệt mỏi; nhưng rồi với ý chí cá nhân và sự động viên giúp đỡ của người khác họ cũng vượt qua được những lúc khó khăn nhất như trường hợp của anh Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng.
Bạn Huỳnh Phương Ngọc cho biết tác động từ những hành xử của cơ quan chức năng đối với bản thân và phương pháp đấu tranh như sau:
“Phần nào đó thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng tôi khi bị đe dọa quá nhiều lần và bị những sách nhiễu như vậy. Còn vấn đề tinh thần, chúng tôi rất kiên định vì chúng tôi biết rằng việc đấu tranh cho tự do, dân chủ cho Việt Nam phải luôn được phát triển, nhân rộng. Những cá nhân riêng lẻ như chúng tôi cần phải lên tiếng để không bị lụi tàn. Nếu chúng tôi sợ hãi thì điều đó sẽ rất có lợi cho chính quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.
Khi mà người ta dùng những lời lẽ quát nạt, sỉ vả, bản thân tôi chỉ im lặng. Tôi nói cho người ta biết chúng tôi không có vi phạm điều gì cả; nếu như người ta đập bàn, có những lời lẽ thô bạo đối với cá nhân tôi thì tôi im lặng. Tôi xem như việc người ta thích thì người ta nói, còn tôi không phản kháng, tôi chỉ im lặng trước sự hung bạo của người ta.
Còn việc giải thích với người ta là mình không vi phạm thì vẫn phải nói cho người ta.”
Theo anh Huỳnh Trọng Hiếu dù bị đàn áp bằng bạo lực và những hành vi sai trái luật pháp từ phía cơ quan chức năng, thì bản thân anh áp dụng biện pháp bất bạo động để đối lại. Ngoài ra việc lên tiếng trực tiếp với các cơ quan quốc tế, truyền thông nước ngoài; hay thông tin kịp thời qua các mạng xã hội cũng là cách để đấu tranh trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.
 





Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

ĐẤT NƯỚC HỒNG KÔNG ĐANG CHUYỂN MÌNH ĐÒI DÂN CHỦ... ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TÔI ... ĐANG Ở ĐÂU...?










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Cuộc "Cách mạng ô dù" đã liên tục nổ ra trong những ngày qua tại đất nước Hồng Kông... với sự tham dự từ hàng chục ngàn sinh viên và nhiều tầng lớp người dân, bao gồm cả một số người dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại quốc gia nhỏ bé mà dân số chỉ với khoảng hơn 7 triệu dân này. Cuộc biểu tình đòi dân chủ và chống lại sự áp đặt từ chính quyền cộng sản Trung quốc đã lan rộng và nhận được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi từ mọi tầng lớp nhân dân Hồng Kông lẫn bè bạn Quốc tế bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp, Tân Tây Lan...v...v...



Sự tương đồng giữa Việt Nam và đất nước Hồng Kông có thể dễ dàng nhìn thấy được ... đó chính là sự cuối đầu một cách nhục nhã từ những người lãnh đạo của 2 Nhà nước Việt Nam và Hồng Kông đối với chính quyền Bắc Kinh hiện nay... mà cụ thể là nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Trưởng đặc khu Hành chính Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh. Sự kiên định và cách hành xử đầy tính nhân văn của thế hệ trẻ sinh viên đất nước Hồng Kông đã nhanh chóng thu phục nhân tâm và lòng ngưỡng mộ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Vâng, không một ai trong số chúng ta có thể cầm lòng, có thể thản nhiên không xúc động trước cảnh tượng các bạn sinh viên trẻ Hồng Kông chỉ dùng những giọt nước mắt, lập trường kiên định và bầu nhiệt huyết nóng bỏng của mình ... để đối đầu với sự trấn áp, với lựu đạn cay và dùi cui từ cảnh sát Hồng Kông...



Sự khác biệt duy nhất giữa Việt Nam và đất nước Hồng Kông... là người dân tại đất nước Hồng Kông bấy lâu nay đã thừa hưởng một cuộc sống với nền dân chủ ổn định và lâu dài... trong khi cuộc sống của người dân tại Việt Nam lại luôn bị kềm kẹp dưới chính sách cai trị hà khắc, độc tài độc đoán của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... dẫn đến sự sợ hãi và bàng quang từ phần lớn người dân trong xã hội... ngay cả khi chủ quyền biển đảo của đất nước mình bị đe dọa, bị gây hấn và xâm lược từ kẻ thù xâm lược Trung quốc. Chúng ta cũng có những cuộc xuống đường rầm rộ trong quá khứ và hiện tại ở một số khu vực như cuộc biểu tình hiện nay của một số tiểu thương quận Tân Bình và của dân oan từ một số khu vực. Tuy nhiên, những cuộc xuống đường nói trên của chúng ta không đồng bộ, thiếu tổ chức... hoặc chỉ mang tính tự phát hay xuất phát từ lợi ích bản thân chứ không mang tính cộng đồng và nhân văn như thế hệ trẻ sinh viên đất nước Hồng Kông hiện nay. Người dân đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay không những không có tự do dân chủ... không có quyền con người... mà lãnh thổ lãnh hải của đất nước lại đang bị gây hấn, đang bị xâm lược bởi kẻ thù cộng sản Trung quốc... sao chúng ta lại không thể thể hiện quyền đòi hỏi chính đáng của chúng ta như các bạn trẻ sinh viên đất nước Hồng Kông. Các bạn trẻ sinh viên Việt Nam ơi, các bạn còn ngủ mê đến bao giờ...? và đồng bào Việt Nam ơi... đến bao giờ mọi người mới thôi không còn sợ hãi... mới thôi không còn bàng quang trước hiện tình bi thảm của đất nước và nỗi khổ đau triền miên của cộng đồng người dân đất nước Việt Nam chúng ta... dưới ách cai trị bạo tàn và vô đạo đức của chế độ cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay...? 





Bản Tin


CHÂU ÁHỒNG KÔNGTRUNG QUỐCBIỂU TÌNHDÂN CHỦ




Quốc khánh Trung Quốc: Hồng Kông biểu tình đông đảo hơn



mediaSinh viên Hồng Kông biểu tình trước địa điểm thượng cờ mừng Quốc khánh Trung Quốc, 01/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
    Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông quyết tâm biến ngày lễ Quốc khánh 1/10 của Trung Quốc thành một ngày biểu dương lực lượng, với mục tiêu buộc Bắc Kinh phải chấp nhận những yêu sách của họ về các quyền tự do chính trị.
    Hôm nay 01/10/2014, vào lúc mà các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc và Hồng Kông mừng kỷ niệm 65 năm ngày phe Cộng sản chiến thắng Quốc dân đảng và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 01/10/1949, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông lại xuống đường đông đảo hơn bao giờ hết. 
    Vào lúc 8 giờ, giờ địa phương, khi các lá cờ của Trung Quốc và Hồng Kông được kéo lên, những người biểu tình đã hát vang những bài ca tranh đấu. Họ cũng đã la ó khi một chiếc trực thăng bay ngang qua, phía sau có gắn lá cờ lớn của Trung Quốc và lá cờ nhỏ hơn của Hồng Kông. 
    Trong bài diễn văn mừng lễ Quốc khánh Trung Quốc, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã không hề nhắc đến phong trào biểu tình đòi dân chủ, mà trái lại đã kêu gọi hợp tác với Bắc Kinh. Trong những ngày qua, những người biểu tình đã yêu cầu ông Lương Chấn Anh từ chức, vì ông bị xem là quá thân Trung Quốc. 
    Những người biểu tình, mà đa số là sinh viên và học sinh, đã xuống đường để phản đối quyết định của Trung Quốc vào tháng 8 vừa qua, cho người dân được bầu lãnh đạo Hồng Kông theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng chỉ được bầu trong số các ứng cử viên do Bắc Kinh chọn. Theo họ, như vậy là Bắc Kinh đã vi phạm cam kết vào năm 1997, khi Hồng Kông, thuộc địa của Anh quốc, được giao trả lại Trung Quốc. 
    Trong đêm qua, mặc dù mưa to gió lớn, những người biểu tình của phong trào được mệnh danh là « cách mạng ô dù » vẫn cắm trại trên đường phố, núp mưa dưới những chiếc dù đủ màu. Hôm nay, do là lễ Quốc khánh Trung Quốc, nên nhiều người dân Hồng Kông được nghỉ, còn ngày mai là ngày nghỉ lễ của riêng Hồng Kông. Các nhà tổ chức hy vọng là số người biểu tình sẽ đông đảo hơn những ngày qua. 
    Hôm qua, 30/09/2014, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã yêu cầu tổ chức đấu tranh dân chủ Occupy Central ( Chiếm lĩnh Trung Hoàn ) chấm dứt ngay lập tức phong trào biểu tình và để thành phố này trở lại hoạt động bình thường. Nhưng những người lãnh đạo phong trào này đã bác bỏ ngay yêu cầu của lãnh đạo Hồng Kông.
    Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông cũng đã bắt đầu nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài. Một trang Facebook mang tên « Hợp lực vì Dân chủ. Toàn thế giới đoàn kết với Hồng Kông » ( United for Democracy. Global Solidarity with Hong Kong ) thông báo hôm nay có nhiều cuộc tập hợp khắp năm châu, từ Aukland, New- Zealand, Paris, đến Luân Đôn, Los Angeles và New York. Riêng tại Paris, cuộc tập hợp dự kiến bắt đầu vào lúc 18h30 tại vườn Champs de Mars.
    Còn Hoa Kỳ hôm cho biết là tình hình Hồng Kông sẽ là một trong những chủ đề thảo luận giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị hôm nay.





       >>>   Click vào xem trang tiếng Anh
                Click here to see page in English


    Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

    BIỂU TÌNH MẠNH MẼ ĐÒI DÂN CHỦ TẠI ĐẤT NƯỚC HỒNG KÔNG ... VIỆT NAM CHÚNG TA... TẠI SAO KHÔNG ... ?








                                  SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Do Minh Tuyen



    Hồng Kông, đất nước chỉ với hơn Bảy triệu dân số... một con số hết sức nhỏ nhoi so với khoảng 90 triệu người dân tại Việt Nam... đang thể hiện khát khao dân chủ của họ... cũng như đang khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ và nể phục trước sự quyết tâm và lòng can trường đáng kính phục của họ. Là một dân tộc từng sống trong một đất nước với nền dân chủ vốn có... nay phải trở về và đối mặt với sự phong tỏa và kềm kẹp từ chế độ cộng sản cầm quyền tại Trung quốc... nên người dân đất nước Hồng Kông đã trãi nghiệm và hiểu rất rõ ràng và đúng đắn về giá trị đích thực của một nền dân chủ mà họ đã từng sở hữu và mong muốn hiện nay.



    Người dân đất nước Hồng Kông can trường là thế... còn người dân Việt Nam đất nước chúng ta thì sao...? chúng ta có thể hiểu được và chia sẻ được với sự khát khao dân chủ đã và đang âm ỉ trong lòng mọi người bấy lâu nay... và cũng có thể sẻ chia với tình cảnh khó khăn hiện tại của người dân đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang phải đối mặt dưới sự cai trị độc đoán và tàn nhẫn của chế độ cộng sản độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam... đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam và giới học sinh sinh viện của chúng ta... vốn bị cộng sản đầu độc tư tưởng dưới cái gọi là "Mái trường Xã hội Chủ nghĩa"... trong suốt nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã từng có nhiều cuộc xuống đường phản đối mạnh mẽ các hành vi gây hấn và xâm lược của chính quyền cộng sản Trung quốc... và gần đây nhất là sự xuống đường biểu tình rầm rộ của hàng chục ngàn công nhân Việt Nam.



    Điều này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể... Chỉ có điều đó chỉ là những cuộc xuống đường một cách tự phát... tuy rầm rộ nhưng lại thiếu tổ chức và tính kiên trì. Chúng ta tự hỏi rằng, nếu cuộc xuống đường ngày hôm đó của hàng chục ngàn công nhân cộng với sự tham gia từ nhiều tầng lớp thuộc thế hệ trẻ và giới học sinh sinh viên một cách có tổ chức như giới trẻ sinh viên học sinh đất nước Hồng Kông hiện nay... và mục tiêu là đòi hỏi Tự do Dân chủ và nhân quyền cho mỗi người chúng ta... cho đồng bào dân tộc Việt Nam của chúng ta... thì liệu có còn cảnh áp bức bất công và đàn áp người dân một cách thậm tệ như hiện nay nữa không...? Bản chất thật sự của những người cộng sản và tội ác của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam đã và đang ngày một phơi bày ra trước công luận... chính vì lẽ đó, các vị lãnh đạo đảng và giới lãnh đạo cầm quyền hiện nay rất run sợ trước những làn sóng đòi Tự do Dân chủ và Nhân quyền rầm rộ và quyết liệt tương tự những gì đang xảy ra tại đất nước Hồng Kông hiện nay. Người dân Việt Nam chúng ta mạnh mẽ và kiên cường không thua kém gì người dân Hồng Kông... nhưng lại phải cuối đầu chịu đựng cảnh đàn áp, áp bức và bất công từ chế độ cộng sản độc tài tàn ác tại Việt Nam suốt nhiều thập niên qua... nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết sự tồn tại nghịch lý nói trên như thế nào... là dấu hỏi lớn đang chờ câu trả lời từ những người Việt Nam tâm huyết với hiện tình đất nước nói riêng... và đối với cả dân tộc Việt Nam hiện nay nói chung...?





    Bản Tin



    Chủ nhật, 28/09/2014

    Tin tức / Thế giới / Châu Á

    Biểu tình ở Hong Kong gia tăng bất chấp đề nghị thảo luận cải cách bầu cử

    Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay trong lúc đụng độ với người biểu tình chặn con đường chính bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 28 tháng 9, 2014.
    Cảnh sát chống bạo động xịt hơi cay trong lúc đụng độ với người biểu tình chặn con đường chính bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong, ngày 28 tháng 9, 2014.
    William Ide
    Nhà lãnh đạo Hong Kong hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử nhằm đáp ứng các cuộc biểu tình phản đối ngày càng tăng trong thành phố cảng này. Tuy nhiên thông tín viên VOA William Ide tường thuật rằng lời yêu cầu hãy ngừng biểu tình và giải tán mà ông đưa ra cho hàng ngàn người tham gia cuộc biểu tình, mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa các con đường chính trong thành phố, đã bị bỏ ngoài tai.
    Giới hữu trách Hong Kong bắn hơi cay vào người biểu tình nhiều lần vào tối Chủ nhật và thậm chí tuyên bố sẽ hành động cứng rắn hơn nếu họ không giải tán.
    Đã xảy ra các vụ xô đẩy giữa cảnh sát trang bị khiêng và hơi cay với những người biểu tình hôm Chủ nhật. Người ta còn chứng kiến đoàn người biểu tình đòi dân chủ nhiều lần nắm tay nhau đưa lên cao và tuần hành chậm rãi về hướng cảnh sát sử dụng hơi cay bên ngoài trụ sở chính phủ.
    Hong Kong đã hoạt động trở lại hôm thứ Hai, và người biểu tình đang tìm cách phong tỏa một số địa điểm trong thành phố để phản đối các quy định hướng dẫn bầu cử do Bắc Kinh đưa ra trong thời gian gần đây. Trung Quốc tuyên bố dân Hong Kong có thể bầu nhà lãnh đạo kế tiếp của mình vào năm 2017, nhưng họ chỉ có thể chọn từ một nhóm ba ứng cử viên đã được Bắc Kinh duyệt xét.
    Người biểu tình kêu gọi nhà cầm quyền thả những người biểu tình đã bị bắt giữ và thực thi quyền phổ thông đầu phiếu thực sự.
    Nhà hoạt động cổ súy cho dân chủ Edward Chin nói:
    “Như vậy không có dân chủ thực sự và họ [Bắc Kinh] vẫn muốn điều khiển Hong Kong từ xa. Tuy nhiên cùng lúc họ đang làm chậm lại kế hoạch sớm thu phục lại Hong Kong.”
    Hôm Chủ nhật, nhà lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh lần đầu tiên kể từ khi sinh viên bắt đầu bãi khóa hồi đầu tuần trước lên tiếng với người biểu tình. Ông hứa sẽ sớm mở các cuộc thảo luận về cải cách bầu cử, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
    Cho dù ông có mở các cuộc thảo luận đi nữa cũng chưa rõ sẽ làm được gì khác vì Bắc Kinh đã tỏ rõ rằng họ đưa ra tiếng nói cuối cùng về những vấn đề như vậy.
    Trung Quốc chủ yếu giữ im lặng trước các cuộc biểu tình, đồng thời ngăn chận bất cứ cuộc thảo luận trực tuyến nào về các vấn đề này trên mạng.
    Tuy nhiên, hôm Chủ nhật, Bắc Kinh đưa ra tuyên bố nói rằng họ phản đối bất cứ hành vi bất hợp pháp nào gây phương hại đến ổn định xã hội.
    Trong tuyên bố hôm Chủ nhật, ông Lương Chấn Anh nói chính phủ sẽ có hành động “kiên quyết” chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ nếu họ không chịu ngừng, điều mà ông gọi là các nỗ lực bất hợp pháp nhằm phong tỏa đường sá trong thành phố.
    Tuy nhiên các nhà hoạt động ở Hong Kong và các thành viên của nhóm gọi là Phong trào Chiếm Trung tâm bằng Tình yêu và Hòa Bình tuyên bố sẽ phong tỏa khu tài chính trong thành phố.
    Ông Benny Tai, người đồng sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm, nói rằng mặc dù cảnh sát đang ứng phó bằng lực lượng mạnh hơn trong quá khứ, nhưng người biểu tình không thoái chí. Ông nói:
    “Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu. Chúng tôi tiếp tục hành động. Cho dù chúng tôi không thể thành tựu trong một thời gian ngắn, chúng tôi sẽ vẫn sẽ giữ vững.”
    Joyce, một sinh viên của Đại học Hong Kong, nói rằng cô tham gia các cuộc biểu tình vì chính phủ không cho họ sự lựa chọn nào khác. Cô nói:
    “Chúng tôi đã thử nhiều cách để yêu cầu chính phủ lắng nghe ý kiến của chúng tôi, nhưng họ không làm điều đó.”
    Khi Hong Kong được giao lại cho Trung Quốc năm 1997, lãnh thổ này đã được bảo đảm là sẽ được hưởng các quyền tự do và quy chế tự trị cao theo hình thức cai trị được mệnh danh là “một quốc gia, hai chế độ.”
    Dân Hong Kong đã được hưởng các quyền tự do không hề có ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người cảm thấy rằng tình hình đang trong tình trạng bị xói mòn.