Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO LÒNG YÊU NƯỚC VÀ YÊU MẾN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ...?









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


Điều 258 Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tội danh cáo buộc "Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước " một điều khoảng mơ hồ, đầy bất cập và được diễn giải một cách hết sức tùy tiện, vốn đã bị dư luận trong và ngoài nước lên án và chỉ trích mạnh mẽ... tiếp tục được Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử dụng như một loại vũ khí tấn công nhắm vào các Nhà hoạt động Dân chủ và các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước... mà vụ bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang Blog "Người lót gạch" ngày hôm nay là một trong nhiều trường hợp đã phản ảnh tiếp tục về hành vi chà đạp quyền con người, và thách thức dư luận của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.


Thế nào là lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ, và thế nào là hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước... dường như vẫn không hề được xác định và chứng minh một cách rõ ràng... cũng như đến nay vẫn chưa hề có câu trả lời xác đáng từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... ngoài việc tiếp tục lạm dụng những điều khoảng phi lý và đầy bất cập nói trên trong Bộ luật hình sự của Nhà nước nhằm trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước. Một vài người bị bắt vì lên tiếng chỉ trích hành vi sai trái của chế độ... sau đó là hàng chục, hàng trăm và hàng ngàn người lần lượt thay nhau bị tống giam chỉ vì thể hiện quyền Tự do căn bản con người hợp pháp và chính đáng của họ nói trên... thế nhưng, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục lừa dối công luận cả trong và ngoài nước... vẫn tiếp tục ra rả tuyên truyền một cách trơ trẽn và lố bịch rằng Nhà nước Việt Nam trước sau vẫn luôn tôn trọng triệt để quyền con người... và tại Việt Nam hiện nay lẫn trong quá khứ không hề có bất kỳ tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm nào cả...?


Tố giác hành vi tham nhũng của quan chức chính quyền thị bị trù dập, bị trả thù và ngược đãi ... lên tiếng chỉ trích hành vi tiêu cực và sai trái của các vị lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo chính quyền các cấp thì bị bỏ tù... và ngay cả xuống đường thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi gây hấn và xâm lược của kẻ thù thì bị sách nhiễu bị hành hung... nói chung, bất kỳ hành vi nào của người dân dù có ích nước lợi dân mà không đồng thuận với quan điểm của chính phủ hoặc có nguy cơ đe dọa hay ảnh hưởng không tốt đến quyền lực và lợi ích cá nhân của các nhà lãnh đạo Nhà nước đều không được hoan nghênh và cho phép... thậm chí là bị quy chụp với hai từ "Phản động" hoặc với tội danh "Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước" như đã phủ lên đầu giáo sư Hồng Lê Thọ, một Blogger Bất đồng chính kiến và cũng là chủ nhân của trang Blog "Người lót gạch" ngày hôm nay. Áp bức bất công đến bao giờ mới chấm dứt... và quyền con người hợp pháp và chính đáng đến bao giờ mới được trả lại đúng nghĩa cho người dân... đó không chỉ là sự quan tâm mong đợi của người dân Việt Nam tại hải ngoại lẫn Cộng đồng Quốc tế... mà còn là sự đòi hỏi chính đáng và hợp pháp của 90 triệu người dân Việt Nam, những người đã và đang sống trong một xã hội đầy dẫy áp bức bất công... và một Đất nước với sự cai trị và lãnh đạo bởi một chế độ độc tài cộng sản...vốn luôn tự cho mình là một Nhà nước pháp quyền, một Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ...!!!




Bản Tin


Blogger Người Lót Gạch cũng lại bị bắt theo điều 258

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-11-30

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cổng thông tin điện tử Bộ công an đưa tin ngày Chủ nhật, 30/11/2014
Cổng thông tin điện tử Bộ công an đưa tin ngày Chủ nhật, 30/11/2014
 Screen capture
Giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, một trí thức kiều bào về nước, vừa bị bắt giam vào khuya ngày 29 tháng 11 theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Đây là trường hợp mới nhất tại Việt Nam bị bắt theo điều luật mà lâu nay bị lên án là mơ hồ nhằm trấn áp các tiếng nói phản biện trong nước.
Người ‘thoát Trung’ mạnh mẽ
Tin tức về việc ‘bắt quả tang’, rồi ‘khám xét nhà khẩn cấp’ và ‘bắt giam’ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch được blog nguyentandung loan đi sớm nhất.
Cổng thông tin của Bộ Công An có thông tin tương tự như trên trang blog nguyentandung. Theo đó cơ quan an ninh điều tra Thành phố Hồ Chí Minh theo tin tố cáo của quần chúng đã tiến hành biện pháp nghiệp vụ của họ đối với ông Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949, hiện ngụ tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan điều tra cho rằng ông Hồng Lê Thọ cho đăng trên mạng các bài viết với nội dung mà cơ quan này cho là ‘có nội dung xấu, thông tin sai lệch, làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân theo điều 258 Bộ luật hình sự’.
Theo tôi tựu trung lại anh là người có quan điểm rất ôn hòa về chính trị. Không bao giờ có chuyện nói anh vi phạm điều 258, chuyện lợi dụng cái này, lợi dụng cái kia hay vấn đề dân chủ để lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống phá chế độ. Thậm chí khi nói chuyện với tôi anh phê phán thẳng một số quan điểm cực đoan
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một người biết rõ về giáo sư Hồng Lê Thọ, cho biết những nhận xét của bản thân đối với người vừa bị bắt như sau:
Tôi đã quen biết anh Thọ nhiều năm nay và tôi rất có tình cảm với anh Thọ. Tôi cho đó là một người trí thức có tinh thần dân tộc cao, một trong những người đưa ra đường lối ‘thoát Trung’ mạnh mẽ nhất, tách bạch và có chiều sâu nhất. Anh Thọ là một Việt Kiều Nhật, anh rành cả tiếng Pháp và tiếng Anh, trang Người Lót Gạch của anh có thể nói gần như là trang duy nhất ở Việt Nam điểm tin bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, cung cấp lượng thông tin bổ ích cho độc giả. Anh cũng là người có kiến thức sâu trong khá nhiều lĩnh vực và có quan hệ với nhóm Việt Studies ở Hoa Kỳ và một số nước Phương Tây.
Theo tôi tựu trung lại anh là người có quan điểm rất ôn hòa về chính trị. Không bao giờ có chuyện nói anh vi phạm điều 258, chuyện lợi dụng cái này, lợi dụng cái kia hay vấn đề dân chủ để lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống phá chế độ. Thậm chí khi nói chuyện với tôi anh phê phán thẳng một số quan điểm cực đoan; nhưng tôi không biết Nhà nước này bắt anh để làm gì?Nếu không vì một lý do gì đặc biệt và ẩn giấu, người ta phải công khai tất cả mọi chuyện, minh bạch hóa, không thể bắt giữ công dân một cách tùy tiện, mà đặc biệt vẫn sử dụng điều luật 258 mà quốc tế lên án.
Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng có ý kiến về việc bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ mà được nói là do những bài viết đăng trên Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch như cơ quan an ninh điều tra nêu ra:
Uy tín xã hội và năng lực cá nhân của anh Hồng Lê Thọ là vấn đề mà tôi cho rằng khi muốn bắt giữ anh, Nhà nước phải cân nhắc, phải thận trọng nếu không sẽ gặp phản ứng rắc rối và lớn chuyện từ phía Hoa Kỳ và Phương Tây
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Theo tôi khó có thể đánh giá qua những bài viết, những bài đăng lại trên trang Người Lót Gạch để qui ra tội chống phá chính quyền. Thực sự tôi không đọc khá thường xuyên trang Người Lót Gạch vì bận quá nhiều việc; nhưng chúng tôi gặp nhau thường xuyên nói chuyện. Trước khi anh Thọ bị bắt khoảng hai tuần, chúng tôi có gặp nhau uống cà phê, và tôi thấy anh Thọ vẫn ổn, ôn hòa và anh nói về những bài viết, bài đăng lại trên trang Người Lót Gạch thì không có vấn đề gì cả. Đó là theo anh ta nhận định, và tôi cũng nghĩ rằng nếu Nhà nước muốn bắt những người bị coi là bất đồng chính kiến vào thời điểm này thì Nhà nước Việt Nam phải rất cân nhắc về chuyện làm sao họ có đủ lý do, đủ cơ sở, không thể đưa ra những lý do tùy tiện như trước đây, đặc biệt đối với những người như anh Hồng Lê Thọ. Tôi biết trong nhóm trí thức Việt Kiều, nhất là nhóm luôn có mong ngóng, mong đợi đóng góp những ý kiến phản biện để xây dựng kinh tế, xã hội, kể cả góp ý về một số vấn đề chính trị đối với Nhà nước Việt Nam, anh Thọ là người có uy tín và anh luôn đưa ra những gợi ý, những đóng góp mà tôi cho có giá trị. Anh cũng là người mà ở trong nước không phải ít người biết đâu, khá nhiều người biết anh, đặc biệt trong giới dân chủ- nhân quyền. Thành thử uy tín xã hội và năng lực cá nhân của anh Hồng Lê Thọ là vấn đề mà tôi cho rằng khi muốn bắt giữ anh, Nhà nước phải cân nhắc, phải thận trọng nếu không sẽ gặp phản ứng rắc rối và lớn chuyện từ phía Hoa Kỳ và Phương Tây.
Bắt theo tố giác
Việc tiến hành khám xét và bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch, còn được nói là theo tin tố giác của quần chúng. Nhà báo Phạm Chí Dũng có ý kiến về điều này:
Tuy nhiên so với những nhân vật bất đồng chính kiến khác trước đây, lần này cơ quan an ninh điều tra lại dựa vào tố giác của quần chúng, đó là một hiện tượng khá bất thường, một cụm từ khá lạ được ứng vào trường hợp này
Nhà báo Phạm Chí Dũng
Về mặt tố giác của quần chúng, đó là một cụm từ chung trong pháp luật và điều tra xét hỏi bên ngành công an, điều đó không có gì sai vì tố giác của quần chúng là một cơ sở để có thể dẫn đến bắt giữ, bắt giam một nhân vật, một đối tượng hình sự nào đó. Tuy nhiên so với những nhân vật bất đồng chính kiến khác trước đây, lần này cơ quan an ninh điều tra lại dựa vào tố giác của quần chúng, đó là một hiện tượng khá bất thường, một cụm từ khá lạ được ứng vào trường hợp này. Tôi biết trong thực tế điều tra, xét hỏi ở Việt Nam, thường người ta áp dụng cơ sở tố giác của quần chúng đối với tội phạm là những trường hợp đối tượng hình sự; chứ không phải những đối tượng hoạt động chính trị, những nhân vật bất đồng chính kiến, hoặc dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền. Trường hợp này áp dụng với anh Hồng Lê Thọ, tôi cho là khá lạ. Điều đó cho tôi một chút hy vọng là anh Thọ có thể sẽ không bị bắt lâu. Có thể qua một quá trình điều tra nào đó ngắn hạn, cơ quan Nhà nước: các cơ quan công an, chính quyền cũng sẽ phải thả anh ra.
Vào chiều ngày 27 tháng 11 vừa qua, một nhóm sinh viên tại Hà Nội cũng bị lực lượng chức năng ập vào nhà khám xét, bắt đưa về đồn Công an cũng như tịch thu một số tài liệu về dân chủ, nhân quyền của những sinh viên này. Việc làm đó cũng được nói là do có tố cáo của người dân những sinh viên này tàng trữ chất cháy, chất nổ. Facebooker Lý Quang Sơn phản bác về cơ sở có tố cáo để đột nhập vào phòng trọ của các bạn như sau:
Họ viện cớ dùng đơn tố cáo để xâm nhập vào nhà chúng tôi. Tôi nói tôi hoàn toàn có thể dùng đơn tố cáo bất kỳ một quan tham nhũng nào, và ngay ngày mai tôi yêu cầu họ phải xông vào nhà quan tham nhũng đó để điều tra. Tôi thách đố họ làm điều đó, nhưng họ không thể làm được, họ không nói gì.
Điều 258 vô lý
Việc khám nhà và bắt giữ giáo sư Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót gạch, là trường hợp mới nhất bị bắt giữ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Điều luật này lâu nay bị nhiều người quan tâm cho rằng mơ hồ và Nhà nước lập ra để dễ bề trấn áp những tiếng nói đối lập, phản biện.
Hiện nay có hai trường hợp cũng đang bị truy tố và giam giữ với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân’ theo điều 258 là blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn thị Minh Thúy.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

TẤN CÔNG VÀ HÀNH HUNG DÃ MAN NHÀ BÁO TRƯƠNG MINH ĐỨC... CÔNG AN BÌNH DƯƠNG NÓI RIÊNG VÀ NGÀNH CÔNG AN VIỆT NAM NÓI CHUNG THỂ HIỆN ĐIỀU GÌ...?










        SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Vụ tám công an Việt Nam tại Bình dương hành hung tàn bạo Nhà báo Trương Minh Đức vào tháng mười một vừa qua chỉ là một trong vô số các vụ việc điển hình tại Việt Nam trong nhiều năm qua thể hiện cách hành xử tàn bạo và vô đạo đức của ngành công an nói chung tại Việt Nam. Đặc biệt là đối với các Nhà hoạt động Dân chủ và Nhân quyền... các Blogger, các Nhà báo bất đồng chính kiến... các Nhà hoạt động Tôn giáo... hoạt động Xã hội Dân sự... và thành phần Dân oan bị chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam chiếm đoạt tài sản đất đai, và nhà cửa ruộng vườn. 



Là công cụ duy nhất và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ và duy trì sự tồn tại cho chế độ độc tài cộng sản hiện nay tại Việt Nam, ngành công an Việt Nam luôn tự nhủ và hành động với phương châm:" Còn đảng... còn mình" vì thế mọi thái độ, mọi quan điểm và hành vi của họ vô cùng tàn bạo và gần như mất hết cả tính người... trái ngược hẳn với bản chất tinh thần và trách nhiệm vốn có của ngành công an trong việc gìn giữ và duy trì an toàn trật tự xã hội... cũng như bảo vệ triệt để tài sản và tính mạng cho người dân. Mọi người chúng ta chắc vẫn chưa quên cảm giác xót xa của mình khi chứng kiến cảnh một số công an thành phố Hà nội nhẫn tâm đạp vào mặt anh Nguyễn chí Đức, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam khi anh Đức cùng với đồng bào Việt Nam xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi gây hấn và xâm lược của chính quyền cộng sản Trung quốc vào ngày 17 tháng 07 năm 2011. Điều gì đã khiến cho ngành công an Việt Nam trở nên tàn bạo và hành xử một cách tàn độc vô đạo đức như thế...?



Lý do duy nhất khiến cho các công an Việt Nam hành xử ngông cuồng bất chấp pháp luật... và bất chấp lương tâm đạo đức con người đó chính là được hậu thuẫn và được bao che dung túng bởi chính quyền... nên mặc dù vi phạm pháp luật vẫn thường không bị chế tài hay xử phạt. Thông thường khi rơi vào những trường hợp quá lộ liễu không thể che đậy thì bản thân các công an sai phạm đó nếu có bị xử lý đi chăng nữa thì cũng là hình thức xử lý nội bộ, xử lý hình chính hoặc cảnh cáo...v...v... hiếm khi bị trừng trị và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật... do đó ngành công an Việt Nam ngày một trở nên hung hăng và tàn bạo một cách vô lối. Không có một quốc gia nào trên thế giới mà các nhân viên công lực lẫn thành phần côn đồ lại hành xử như nhau đến nỗi người dân đôi lúc chứng kiến tận mắt cũng khó có thể phân biệt được ai là công an và ai là côn đồ xã hội đen... thành phần cặn bã xấu xa trong xã hội. Tất cả mọi người khi có việc cần phải bước chân vào cơ quan công an thì điều trước hết đập vào mắt họ đó chính là tấm bảng Nội quy của ngành và 6 điều Bác Hồ dạy... thế nhưng cách hành xử dã man tàn bạo của Ngành công an Việt Nam ngày hôm nay và trong suốt nhiều năm qua... khiến mọi người liên tưởng và trở nên hoài nghi về cái gọi là " Sống, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Hồ chí Minh...?





Bản Tin















VIỆT NAMPHÁPTỰ DONGÔN LUẬNBÁO CHÍNHÂN QUYỀN

RSF lên án vụ hành hung nhà báo Trương Minh Đức


mediaNhà báo Trương Minh Đức - DR
    Tổ chức Phóng viên Không Biên giới - RSF trụ sở tại Paris, lên án vụ hành hung nhà báo độc lập Trương Minh Đức vào đầu tháng 11 tại Thủ Dầu Một. Nhà báo này hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
    Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 25/11/2014, tổ chức Phóng viên Không Biên giới cho biết đã bị « chấn động » bởi vụ hành hung dã man nhà báo Trương Minh Đức vào sáng ngày 02/11/2014.
    Bản thông cáo cho biết, « bị tám công an phục kích, nhà báo này đã định chạy vào một quán cà phê để lánh nạn, nhưng không thoát được. Theo lời các nhân chứng, công an đã tiếp tục dùng mũ bảo hộ để đánh ông Trương Minh Đức, cho dù ông đã bất tỉnh ».
    Theo một người thân của nhà báo Trương Minh Đức, ông đã suýt bỏ mạng trước khi được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nơi mà ông đang tiếp tục được chăm sóc đặc biệt. Vợ của nhà báo Trương Minh Đức cho biết chồng bà đã nhận diện trong nhóm hành hung có những công an tỉnh Bình Dương. Nguyên nhân của vụ tấn công này vẫn chưa được rõ.
    Trong bản thông cáo, ông Benjamin Ismail, đặc trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không Biên giới, tuyên bố : « Các vụ bạo hành của công an nhắm vào các blogger và các nhà báo công dân đang trở nên phổ biến và tiếp tục gia tăng trong mọi vùng của Việt Nam. Gần như chắc chắn đây không phải là hành động riêng lẻ, mà là một chính sách khủng bố được thực hiện theo lệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. »
    RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng có những biện pháp gây áp lực lên chính quyền Việt Nam để họ chắm dứt đàn áp một cách có hệ thống các nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do thông tin ».
    Tổ chức này cũng nhắc lại rằng ngày 05/11/2014, ngay cả tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn cũng đã bị công an Việt Nam hành hung khi ông đến trợ giúp blogger Pham Minh Hoàng, đang bị công an mặc thường phục và côn đồ sách nhiễu.

    Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

    TÌNH TRẠNG DÂN OAN TẬP TRUNG KHIẾU KIỆN... ĐẾN BAO GIỜ...?










             SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Do Minh Tuyen



    Cán bộ lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo Nhà nước thì tận hưởng cuộc sống giàu sang phú quý trong những dinh thự nguy nga tráng lệ... trong lúc người dân thì  phải sống cuộc sống cùng cực lầm than trong cảnh đói nghèo và gia đình tan nát sau khi bị chính quyền Nhà nước đuổi cổ ra khỏi nơi cư trú bằng hành vi bạo lực một cách tán tận lương tâm... rồi những năm tháng sau đó phải dầm mưa dãi nắng, lặn lội và rong ruổi từ ngày này đến ngày khác... từ năm này đến năm khác để đi tìm và đòi lại sự thật... đòi lại công lý cho bản thân và gia đình mình... Đó chính là viễn cảnh thực sự của người "Dân oan" tại Việt Nam hiện nay nói riêng... cũng như tại một số quốc gia độc tài cộng sản còn sót lại trên thế giới nói chung.



    Nạn tham nhũng... đặc biệt trong lĩnh vực đất đai trong suốt nhiều năm qua đã đẩy biết bao gia đình người dân Việt Nam lâm vào cảnh dở sống dở chết... thậm chí phải đối mặt với tù tội, với hành hung và tra tấn từ sự toa rập và kết hợp với nhau giữa chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đất đai... giữa công an và các băng nhóm côn đồ xã hội đen... dẫn đến sự tuyệt vọng nơi người dân và kéo dài tình trạng dân oan tập trung biểu tình khiếu kiện khắp mọi nơi trong phạm vi cả nước. Thật ra, để giải quyết rốt ráo vấn đề khiếu kiện đất đai vốn tồn tại bấy lâu nay từ tầng lớp "Dân oan" chẳng có gì là khó khăn nếu chính sách đất đai của Nhà nước và cách hành xử của cán bộ Nhà nước cộng sản Việt Nam rõ ràng minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật. Thế nhưng, lợi ích quá to lớn có được từ lĩnh vực đất đai tại Việt Nam bấy lâu nay... dường như đã che khuất lương tri của những người được cho là cầm cân nảy mực, đại diện cho pháp luật... thực thi công lý và công bằng xã hội.



    Không chỉ người dân mà hầu như các Tôn giáo tại Việt Nam cũng lâm vào hoàn cảnh dở khóc dỡ cười tương tự... khi các cơ sở từ thiện của Tôn giáo bao gồm Trường học, Bệnh viện, Nhà trẻ, Viện dưỡng lão lẫn các nơi thờ tự như Nhà thờ, Tu viện, Chùa chiền và Đền thờ... đã bị Nhà cầm quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam lạm dụng quyền hành chiếm đoạt bằng nhiều phương cách khác nhau bao gồm cả việc vay mượn rồi sau đó chiếm đoạt luôn không trả một cách bỉ ổi và trắng trợn. Điều xót xa nhất mà người dân Việt Nam ngày hôm nay đã và đang phải hứng chịu đó chính là sự đàn áp và tấn công vô cùng tàn bạo, vô cùng dã man, không còn tính người từ sự kết hợp trắng trợn giữa chính quyền và các băng nhóm côn đồ xã hội đen. Trước tình trạng vô pháp luật hiện nay, người dân Việt Nam chẳng còn biết kêu ai ngoài việc trông đợi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm... từ các Tổ chức Xã hội Dân sự... từ các Nhà lãnh đạo Tôn giáo... và nhất là từ sự quan tâm chú ý và gây áp lực từ phía Cộng đồng Quốc tế. Ngoài việc cùng nhau lên tiếng phơi bày tội ác của Nhà cầm quyền ra trước công luận... mọi người dân Việt Nam chúng ta cần phải đoàn kết mạnh mẽ và bảo vệ lẫn nhau trong mọi tình huống. Chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay chắc chắn sẽ đi đến sự sụp đổ hoàn toàn... nếu tiếp tục đi ngược lại nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của người dân... cũng như lợi ích thiết thực của Quê hương Đất nước.




    Bản Tin



    Ai đang làm xấu hình ảnh Thủ đô ?

    Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
    2014-11-23

    Email
    Ý kiến của Bạn
    Chia sẻ
    In trang này
    Bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.
    Bà con dân oan Dương Nội bị ngăn cản khi đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.
     Photo:FB Trịnh Bá Phương & Bạch Hồng Quyền
    Người khiếu kiện khắp mọi tỉnh thành phải về đến tận các cơ quan trung ương của chính phủ và đảng ở Hà Nội để yêu cầu giải quyết cho trường hợp bị cho là oan ức của họ.
    Do không được giải quyết thỏa đáng nên họ phải bám trụ tại thủ đô. Tuy nhiên cứ vào những dịp quan trọng như lễ lạc, quốc hội họp …, họ bị xua đổi, thậm chí đánh đập vì cho làm mất mỹ quan của thủ đô Hà Nội.
    Gia Minh trình bày tình trạng của họ trong những ngày diễn ra kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa 13 hiện nay.
    Xua đuổi, đánh đập
    Từ ngày 20 tháng 10 vừa qua, khi quốc hội bắt đầu khai mạc khóa họp thường kỳ thứ hai trong năm, những người dân oan có mặt tại Hà Nội lại phải chịu cảnh dồn ép đưa đi hay bị đánh đập.
    Chị Nguyễn thị Thúy, một dân oan từ Đồng Linh Hải Phòng cho biết diễn biến một vụ càn quét dân oan trong những ngày cuối tháng 10 như sau:
    Dân oan đi khiếu kiện lên Hà Nội này hầu như ai cũng bị bắt bớ, trong đó có tôi. Chúng tôi chỉ bị bắt đưa về Ngô thì Nhậm thôi chứ có anh Trần Văn Thông, đoàn Tây Ninh bị đánh đến trọng thương luôn. Anh này bị đưa về đồn Công an Quang Trung và bị đánh trọng thương. Hầu như ai trong đợt này cũng bị đánh do côn đồ.
    Hôm ngày 22 khi chúng tôi ở chợ Phủ chủ tịch giăng biểu ngữ cũng đã bị công an ra giật khẩu hiệu và dùng lời lẽ nói “cho côn đồ đánh chết những bà khiếu kiện này đi’. Gia đình tôi có 6 người lớn và 4 trẻ nhỏ cũng bị ra giằng giật, cướp mày rồi cũng bị đánh đập. Lúc đó chúng tôi xác định đi ở cổng Phủ chủ tịch mà họ đối xử với dân oan bằng cách đánh thì mình phải tự vệ.

    Hình ảnh trấn áp dân ngay tại Hà Nội

    Hình ảnh trấn áp dân ngay tại Hà Nội


    Hôm ngày 22 khi chúng tôi ở chợ Phủ chủ tịch giăng biểu ngữ cũng đã bị công an ra giật khẩu hiệu và dùng lời lẽ nói “cho côn đồ đánh chết những bà khiếu kiện này đi’. Gia đình tôi có 6 người lớn và 4 trẻ nhỏ cũng bị ra giằng giật, cướp mày rồi cũng bị đánh đập
    Chị Nguyễn thị Thúy
    Áo ‘phản cảm’
    Do đơn thư không được ngó ngàng đến nên gần đây một số người dân viết lên áo mặc tóm tắt trường hợp khiếu kiện và yêu cầu của họ. Tuy nhiên khi vào các cơ quan công quyền, họ bị yêu cầu phải cởi bỏ những chiếc áo đó ra vì lý do được nói là phản cảm.
    Một video clip được truyền tải trên mạng ghi lại cảnh một phụ nữ đến gặp các đại biểu quốc hội và bị yêu cầu cởi chiếc áo có ghi những nội dung khiếu kiện kêu oan với lý do phản cảm.
    Nguyên nhân được nêu
    Chị Phương Bích, một người dân Hà Nội, tham gia giúp đỡ những người dân oan cơ nhỡ, thiếu thốn, bệnh tật, lập luận cần phải tìm ra nguyên nhân khiến cho những người dân phải ‘dầm sương, giải nắng’, ngày này qua ngày khác đến tại các cơ quan công quyền trung ương để khiếu kiện như thế. Chị nói:
    Xấu rồi, nhưng xấu do ai gây nên? Một thủ đô nói là hòa bình, dân chủ mà có những đoàn dân oan ‘mặc áo’ đi ròng rã hết ngày này qua ngày khác. Điều đó là rất xấu nhưng phải hỏi đó là gì và nguyên nhân gây ra cái đó là gì. Hỏi mà đã có câu trả lời rồi. Những phòng tiếp dân hay trụ sở tiếp dân của chính phủ hay quốc hội đi nữa chỉ là những nơi chuyển đơn mà họ không hề là những người giải quyết. Kể cả ông trưởng ban tiếp dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm, quyền không ở trong tay ông ta. Khi tôi gặp ông ta tôi cũng nói thế: các ông không hề có quyền giải quyết.
    Chị Nguyễn thị Thúy nói về cáo buộc cho rằng những người dân đi khiếu kiện làm xấu bộ mặt thủ đô như sau:
    Xấu rồi, nhưng xấu do ai gây nên? Một thủ đô nói là hòa bình, dân chủ mà có những đoàn dân oan ‘mặc áo’ đi ròng rã hết ngày này qua ngày khác. Điều đó là rất xấu nhưng phải hỏi đó là gì và nguyên nhân gây ra cái đó là gì
    Chị Phương Bích
    Chúng tôi đi khiếu kiện là làm đúng chứ không làm xấu, đó là điều mà nhà cầm quyền vu khống cho chúng tôi. Đơn chúng tôi gửi thì đùn đẩy cho nhau không bao giờ nhận. Theo luật thì nếu không nhận, chúng tôi phải xuống đường biểu tình để cho họ nhận đơn. Chúng tôi đi đòi quyền lợi chính đáng của mình, chúng tôi là những người bị mất đất, mất nhà, bị đánh đập, bị đàn áp, mất quyền sống, quyền làm người. Chúng tôi sống không bằng chết nên chúng tôi đi đòi quyền của mình. Họ chuyên vu khống, ‘cỗ máy’ của họ đàn áp, nạt nộ dân chứ không bao giờ thấy được nỗi khổ của dân, họ đối xử với dân không bằng một con súc vật.

    Ngày 8/10/2014, bà con dân oan Dương Nội cùng với người dân Văn Giang, Đồng Linh Hải Phòng và nhiều nơi khác trên cả nước đã biểu tình tại Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, số 46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Ngày 8/10/2014, bà con dân oan Dương Nội cùng với người dân Văn Giang, Đồng Linh Hải Phòng và nhiều nơi khác trên cả nước đã biểu tình tại Ủy ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, số 46 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội


    Ngoài cáo buộc cho rằng những người dân đi khiếu kiện, mặc áo dân oan như thế làm nhếch nhác thủ đô, một số quan chức vừa qua khi nói về việc khiếu kiện của người dân còn cho rằng những người khiếu kiện lâu năm ở Hà Nội bị những ‘thế lực xấu’ kích động. Ngoài ra còn do những người dân tại Hà Nội cho gạo, mỳ tôm … hằng tháng cho họ nên việc khiếu kiện tiếp tục được.
    Bản thân những người khiếu kiện đều bác bỏ những cáo buộc như thế và họ nói rõ việc nhận sự giúp đỡ từ những người khác vì tình đồng loại mà chia sẽ không có gì sai trái; nhất là khi sự giúp đỡ dành cho những người nông dân mất hết công cụ sản xuất là đất đai, không còn phương kế sinh nhai nào khác.
    Tôi nói với bà con dân oan trước mặt công an, an ninh chụp ảnh như thế: bà con hãy cố lên chỉ có chế độ mới người ta mới giải quyết cho bà con thôi, mấy chục năm bà con ra đây rồi mà không ai giải quyết cho bà con cả!
    Chị Phương Bich
    Bế tắc
    Một người nông dân ở Thanh Oai, Hà Nội cho biết vụ việc lấy đất bất công ở xã người này đã được trình đến các cơ quan trung ương, nhưng rồi chính cán bộ tiếp dân cho thấy có sự bao che rõ ràng. Ông này cho biết:
    Thực tế tôi thấy chính quyền (cấp dưới) có sự bưng bịt là do cấp trên. Tôi từng tham gia đi nộp đơn tại ngoài cơ quan trung ương  chính phủ. Tôi nói với những người nhận đơn nếu không trực tiếp ‘ra tay’ thì đến lúc phía dân đổ máu mới nhận sao; chứ gạt bỏ và cách tiếp dân như thế này là bao che cho cấp dưới. Chính bà Nguyễn thị Nhiên, phó thanh tra chính phủ, khi dân ra kêu gào có gọi về chủ tịch huyện nhưng chủ tịch huyện không ra để đối chất, sau đó gọi thanh tra huyện lên, nhưng từ tháng tư đến nay vẫn chưa đi đến đâu, vẫn chưa trả lời dân.
    Chị Phương Bich thì nói đến một giải pháp rốt ráo cho vấn đề khiếu kiện của nhiều dân oan khắp nơi tại Việt Nam như sau:
    Tôi cảm thấy bất lực, tôi nói với những người khiếu kiện ở Hà Nội hãy cầm hơi để chờ đến ngày một chế độ mới; chứ như thế này thì không bao giờ giải quyết được. Tôi nói với bà con dân oan trước mặt công an, an ninh chụp ảnh như thế:  bà con hãy cố lên chỉ có chế độ mới người ta mới giải quyết cho bà con thôi, mấy chục năm bà con ra đây rồi mà không ai giải quyết cho bà con cả!
    Cách thức mà chị Phương Bích vừa nêu ra chắc hẳn sẽ bị cho là âm mưu lật độ chính quyền như nhiều người từng bị kết tội khi mà cho rằng cần phải thay đổi thể chế hiện nay vì không còn khả năng điều hành đất nước, mang lại cơm no- áo ấm, cuộc sống ổn định cho người dân.

    Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

    MỘT NỀN TỰ DO BÁO CHÍ CHO VIỆT NAM...?









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





    Do Minh Tuyen


    Tự do Báo chí, một trong các quyền căn bản con người hợp pháp chính đáng của người dân bấy lâu nay vẫn luôn là điều trăn trở của người dân Việt Nam trong và ngoài nước nói riêng... và đối với những ai yêu mến Tự do Dân chủ trên thế giới hiện nay nói chung. Nói đến tự do Báo chí tại Việt Nam hiện nay ... nhiều người dân Việt Nam đến nay vẫn còn ngỡ ngàng và xót xa khi hàng loạt các phóng viên Nhà báo thuộc các tờ báo chính thống của Nhà nước tại Việt Nam như báo Tuổi trẻ, Thanh niên...v...v... lẫn những người sở hữu các trang blog cá nhân như Anh Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu cày) Chị Tạ Phong Tần (Blog Công lý và Sự thật) Anh Nguyễn Hữu Vinh (Trang blog Anh Ba sàm)...v..v... đã lần lượt bị bỏ tù vì dám viết và đăng tải những thông tin liên quan đến cán bộ Nhà nước tham nhũng và những cuộc xuống đường từ người dân thể hiện lòng yêu nước chống hành vi gây hấn và xâm lược của Trung quốc đối với Việt Nam...?



    Một điều vô cùng nghịch lý mà người dân Việt Nam đã trải nghiệm trong nhiều năm qua... đó chính là việc "Lời nói không đi đôi với việc làm" của các quan chức lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam qua việc bỏ tù hai Nhà báo nổi tiếng đấu tranh chống nạn tham nhũng, ông Nguyễn Việt Chiến phóng viên nội chính của báo Thanh niên và ông Nguyễn Văn Hải, phóng viện nội chính của báo Tuổi trẻ... khi hai người này đưa tin về vụ việc thamh nhũng (PMU18) của các quan chức chính phủ vào năm 2008. Bên cạnh đó, những người yêu mến Tự do Dân chủ đấu tranh cho Nhân quyền của người dân tại Việt Nam đã lần lượt thay nhau bị sách nhiễu, bị đàn áp đánh đập một cách thô bạo và cuối cùng là bị truy tố, bị bỏ tù một cách sai trái chỉ vì lý tưởng cao đẹp của họ trong việc giúp kiến tạo nên một xã hội công bằng và trong sạch...? 



    Qua bài viết được đăng trên báo The New York Times vào ngày 19-11-2014 của ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh niên tại Việt Nam, kêu gọi thực hiện một nền Tự do Báo chí cho Việt Nam... khiến tất cả mọi người dân Việt Nam chúng ta đều rất tâm đắc trước lời kêu gọi công khai mang tính thiết thực của ông. Tuy nhiên, điều mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế mong đợi từ Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không chỉ là một nền Tự do Báo chí... mà còn là Tự do trên mọi lĩnh vực bao gồm cả Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo, Tự do Hội họp và Lập hội...v...v... đó mới chính là điều tiên quyết thật sự giúp ổn định xã hội và phát triễn Đất nước. Là người dân Việt Nam không ai không mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với Quê hương Đất nước mình... thế nhưng, cách hành xử đầy ngang ngược, phi lý và bất minh từ giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản và chính quyền các cấp hiện nay tại Việt Nam... đã gần như xoáy mòn tất cả lòng tin của người dân vào giới lãnh đạo Nhà nước của họ. Chống tệ nạn tham nhũng ư...? Triệt để tôn trọng quyền con người sao...? đó chỉ là những động thái dân chủ giả tạo mà giới cộng sản lãnh đạo cầm quyền tại Việt Nam bấy lâu nay xử dụng nhằm mỵ dân... nhằm lừa dối và ngụy biện cho các hành vi sai trái của họ trước công luận. Tự do báo chí và Tự do trên mọi lĩnh vực phải nhanh chóng được thực thi một cách triệt để và đúng đắn... đó chính là mong muốn thật sự của người dân Việt Nam... và cũng là phương cách duy nhất giúp chế độ tồn tại và sống còn trong tình trạng nền kinh tế yếu kém và suy sụp của Đất nước hiện nay... cũng như đối với mối hiểm hoạ xâm lược cận kề từ quốc gia láng giềng phương Bắc đầy tham vọng bành trướng Trung quốc.




    Bản Tin




    Bởi Nguyễn Công Khế  19 -11 -2014

    HỒ CHÍ MINH, Việt Nam - Chính phủ Việt Nam phải cho phép các phương tiện truyền thông hoạt động tự do. Điều này là cần thiết để tự do hóa kinh tế và chính trị liên tục của đất nước, và những nỗ lực của Đảng Cộng sản để lấy lại sự ủng hộ của mọi người, mà nó cần, vì lợi ích sống còn của riêng mình.

    Cảnh quan truyền thông của Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong năm năm qua, và Đảng Cộng sản đã mất nhiều quyền kiểm soát ngành công nghiệp, với những hậu quả tai hại.

    Hiện nay trong nước có hàng trăm phương tiện truyền thông chính thức, tất cả đều thuộc sở hữu của chính phủ, và tất cả được kiểm soát bởi Bộ Thông tin và Truyền thông và các đối tác địa phương. Tất cả các biên tập viên cao cấp được bổ nhiệm, sau khi được rà soát cẩn thận, bởi chính phủ và Đảng Cộng sản.

    Việt Nam cũng có một số lĩnh vực tư nhân, như sản xuất chương trình truyền hình, tổ chức cổng thông tin trực tuyến và công bố các phiên bản địa phương của các tạp chí nước ngoài, như Esquire và Cosmopolitan. Tuy nhiên, khai thác tư nhân được yêu cầu phải hợp tác với tổ chức của nhà nước, có nghĩa là họ cũng cần quan tâm đến việc kiểm duyệt.



    Khi chính phủ tiếp tục mở rộng danh mục tin tức được coi là nhạy cảm - như các mối quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, điều kiện y tế của các nhà lãnh đạo hàng đầu - nhiều phương tiện truyền thông đang gia tăng cung cấp làm giảm nhẹ tin tức . Độc giả, đặc biệt là giới trẻ, đã bị bỏ mặc, tìm kiếm ít tuyên truyền. Cả hai bộ phận phân phát và doanh thu quảng cáo của hai tờ nhật báo chính thức phổ biến nhất, là báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, đã giảm gần hai phần ba kể từ năm 2008, theo các nguồn tin được đặt ở mức cao ở những tờ báo này. Các ấn phẩm khác cũng đã chuyển sang hình thức báo lá cải, với những xì căn đan giật gân trong một nỗ lực để ngăn chặn sự thất thoát độc giả.

    Thay vào đó, công chúng Việt Nam đang chuyển hướng sang các nguồn tin nước ngoài, trong đó có thể dễ dàng truy cập trực tuyến. Facebook và phương tiện truyền thông xã hội cũng đã nở rộ: Một số trí thức và cựu đảng viên đã có blog riêng của họ qua đó họ công khai chỉ trích chính phủ, thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi ngày. Mặc dù chính phủ đã áp đặt tường lửa Internet, một phương cách giải quyết phổ biến và nhiều người biết đến. Việt Nam có một trong những tỷ lệ cao nhất của sự thâm nhập Internet giữa các quốc gia với so sánh thu nhập bình quân đầu người.

    Nhưng sự xuất hiện của nguồn thông tin là một vấn đề ở bên phải của riêng của nó, bởi vì đây không phải là đáng tin cậy thống nhất. Dư luận, bao gồm cả giới trí thức, đã phát triển rất không tin tưởng phương tiện truyền thông nhà nước và bản thân nhà nước rằng đó là quá nhanh chóng để chấp nhận các tài khoản chỉ trích chính phủ là đúng, ngay cả khi họ không chứng minh được.

    Một loạt các cuốn sách đã được xuất bản trong những năm gần đây tuyên bố tiết lộ bí mật nhà nước về hầu như mọi vấn đề lớn của quốc gia: từ nguồn gốc của Đảng Cộng sản trong trận chiến lịch sử chống thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, từ các mưu đồ thực sự của Trung Quốc đối với Việt Nam và cuộc sống riêng tư của ông Hồ chí Minh. Gần đây "Den Cu," của Trần Đình, đề cập đến phẩm chất dân tộc chủ nghĩa của Bác Hồ. Nó cũng tuyên bố ông đã trực tiếp tham gia vào các chương trình cải cách ruộng đất từ năm 1953-1956, làm chết hơn 170.000 người, và đã tham gia phiên tòa xét xử một số chủ đất giàu có.

    Đảng và chính phủ có xu hướng không bác bỏ những cáo buộc như vậy. Thay vào đó, họ nhấn mạnh vào việc duy trì các hình thức lỗi thời kiểm soát và quản lý vĩ mô các vấn đề ít quan trọng, như chiều sâu của phần áo trên trang phục của các ca sĩ '. Điều này phản ánh sự thiếu tự tin, và nó làm xói mòn uy tín của đảng, bao gồm cả lợi ích quốc gia quan trọng, như chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng khu vực của Trung Quốc.

    Tham nhũng là một vấn đề lớn, góp phần nợ công của khu vực rất lớn của Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. (Nợ công đang nhanh chóng đến gần 65 phần trăm của GDP, giới hạn được thiết lập bởi chính phủ.) Và đảng, chính phủ và Quốc hội đã tuyên bố rằng chống tham nhũng là một ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, sau nhiều năm kiểm soát phương tiện truyền thông, người dân đã gia tăng cảnh giác với các cơ quan chức năng nơi cung cấp cho họ bất kỳ lòng tin. Khi quan chức cấp cao và các lãnh đạo của công ty bị bắt vì tham nhũng, công chúng giả định đó là kết quả của các phe phái đấu đá-giải quyết lẫn nhau.

    Sự thiếu minh bạch của phương tiện truyền thông cũng là một vấn đề trong cuộc chiến của Việt Nam với kẻ thù của họ từ nhiều thế kỷ, là Trung Quốc. Vào tháng Năm, chính phủ Trung Quốc đã di chuyển một giàn khoan dầu ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng ban đầu của chính phủ Việt Nam trước sự việc trên một cách ngoan ngoãn như: Bộ trưởng ngoại giao gọi đó là động thái "trắng trợn" lúc ban đầu, nhưng sau đó phát ngôn viên Bộ chỉ đơn giản lặp đi lặp lại một lần nữa rằng "Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ trên biển không thể tranh cãi của Việt Nam."

    Báo cáo của các phương tiện truyền thông cũng đã im tiếng, có nghĩa là các cuộc thảo luận công cộng đã bị kiềm chế bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan của những người biểu tình chống Trung Quốc và kiến nghị trực tuyến nguy hiểm của các học giả và cựu quan chức, trong đó có Đại sứ Việt Nam Trung Quốc. Suy đoán chạy lan tràn trên blog rằng một số thỏa thuận không thuận lợi đã xảy ra, với sự tham khảo thường xuyên đến các cuộc họp Thành Đô nổi tiếng, một cuộc gặp gỡ bí mật vào năm 1990 trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc được cho là đã thực hiện một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau liên quan đến sự việc làm Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị.

    Các nguồn thông tin được lựa chọn cho rằng nhà nước kiểm soát các phương tiện truyền thông chính thống. Họ được chào đón, nhưng họ không thể dựa vào một mình. Đặc biệt là trong cuộc chiến sống còn của Việt Nam chống tham nhũng và chống Trung Quốc, các phương tiện truyền thông truyền thống Việt Nam phải được phép tự do phổ biến thông tin kịp thời và vô tư. Việt Nam có nhiều nhà báo giàu kinh nghiệm, những người đã sợ hãi bởi sự kiểm duyệt quá lâu và họ không muốn gì hơn để làm công việc của họ đúng.

    Hiến pháp đã quy định về tự do báo chí đầy đủ; nó phải được thực hiện. Mở cửa phương tiện truyền thông sẽ giúp các nhà lãnh đạo của chúng ta giành lại sự tin tưởng của người dân, mà họ cần nếu họ mong muốn thúc đẩy các mục tiêu chính của Việt Nam. Tự do báo chí là tốt cho đất nước, và tốt cho chế độ.

    Nguyễn Công Khế, người sáng lập nhật báo tin tức Thanh Niên và trước đây là biên tập viên trong suốt 23 năm, là chủ tịch của một công ty truyền thông tư nhân mà lĩnh vực hoạt động cổng thông tin trực tuyến www.motthegioi.vn .






    >>>   Click vào xem trang tiếng Anh

              Click here to view page in English