SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Chúng tôi xin trân trọng gởi đến đồng bào Việt Nam cả nước thông tin tổng hợp ý kiến lẫn quan điểm của tất cả mọi người, bao gồm đại diện nhiều quốc gia và đoàn thể trên thế giới... đại diện các Tổ chức Phi chính phủ cũng như các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế... và cuối cùng là tất cả mọi quan điểm lẫn ý kiến của cá nhân tất cả mọi người trong và ngoài nước đã nêu lên... nhân phiên kiểm điểm Phổ quát Nhân quyền Định kỳ của Việt Nam (UPR) ngày hôm nay 05-02-2014 tại Geneva, Thụy Sĩ. Mong rằng qua những thông tin tóm lược ngày hôm nay, người dân Việt Nam... những người hiện đang sống trong một đất nước mà thông tin bị bưng bít... thậm chí là bị tuyên truyền xuyên tạc lẫn bóp méo sự thật... sẽ hiểu rõ và có khái niệm đúng đắn về mọi khía cạnh liên quan đến quyền con người tại Việt Nam. Trân trọng.
Bản Tin
Chỉ có chữ
TRỰC TIẾPNhân quyền Việt Nam: 'Nói và làm'
- Trả lời báo Điện tử ĐCSVN không lâu trước phát biểu tại Geneva, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nói: "Chúng ta sẽ tham gia tích cực tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và Ủy ban Nhân quyền ASEAN; bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát chu kỳ II của LHQ; chủ động thúc đẩy và tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực nhân quyền, qua đó giảm thiểu và vô hiệu hóa việc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá ta."
- Ông Ngọc (đứng thứ hai từ phải sang)Thứ trưởng Hà Kim Ngọc: (tiếng Anh) "Việc thực thi pháp luật không phải lúc nào cũng tốt...Việt Nam tiếp tục cải cách để cắt giảm tệ quan liêu, tham nhũng và cải thiện việc bảo vệ nhân quyền."
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Hà Kim Ngọc đọc bài diễn văn bằng tiếng Anhnói rằng:"Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tự do và các quyền con người, vốn là nguyên tắc chủ đạo cho mọi chính sách và chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội quốc gia."
- Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, nói với BBC ông cho rằng những tiêu chuẩn về nhân quyền của Việt Nam và quốc tế sẽ "dần đạt được tính đồng thuận và hài hòa"."Rõ ràng là những tổ chức nhân quyền thế giới thì họ có những tiêu chuẩn nhân quyền nhất định"."Nhưng năm ngoái thì Việt Nam đã được bầu vào hội đồng nhân quyền, thì rõ ràng là chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích nhất định"."Tuy nhiên rõ ràng là tính đồng thuận về nhân quyền thì có nhiều cái còn chưa đạt được.""Hiện nay về vấn đề quyền con người, nhà nước Việt Nam đã và đang xem xét những gì đảm bảo tính khách quan, rõ ràng theo quy định chung của quốc tế và thích hợp với điều kiện của Việt Nam"."Rõ ràng là không thể áp đặt quyền con người của một dân tộc khác mà áp đặt vào Việt Nam được, nó có những đặc thù riêng của nó".
- Bình luận về nhận định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng "vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích" Việt Nam về quyền con người "vì những mục tiêu khác nhau", giáo sư Tương Lai nói:"Đứng về ngôn từ ngoại giao thì tôi cho rằng ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể nói khác. Nếu muốn giữ nguyên vị trí hiện nay thì phải nói theo xu hướng chung của đường lối đang được vận hành hiện nay"."Phải đặt mình vào trong vị thế của ông ấy.""Vấn đề cần lên án, không phải là một ông A, ông B, ông C, mà là lên án chung một đường lối."Trong khi đó trả lời RFA, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, ông Đặng Xương Hùng bình luận về thông điệp của Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh:"Với cá nhân anh Phạm Bình Minh Phó thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao thì tôi rất kính trọng và khâm phục. Tuy nhiên phát biểu của anh ấy vừa rồi thì tôi thấy là các anh ấy dù đã đứng trong vị trí Phó thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao nhưng vai trò của anh ấy cũng chỉ thực thi cái chỉ đạo của Bộ chính trị, do đó bài phát biểu của anh ấy thì bản thân tôi tôi thấy là không khéo léo."Anh ấy có thể nói theo một cách khác. Nếu nói như vậy trong nội bộ đảng để khuyến khích lẫn nhau thì được chứ còn nói ra với bên ngoài thì điều đó là cái bệnh của lãnh đạo khi phải thi hành chỉ thị của đảng."
- Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ trong nước cho rằng phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ (UPR) tại Geneva không phải là cách hữu hiệu nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình hình nhân quyền."Tôi nghĩ rằng chắc chắn nó sẽ có tác động gây áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam", ông nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 5/2."Nhưng những áp lực đấy có thực sự hữu hiệu để khiến nhà cầm quyền phải thay đổi chính sách liên quan đến nhân quyền thì tôi e rằng tính hiệu quả của nó là không nhiều."Ông Quang A cho rằng việc Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong phiên bầu vừa qua "chứng tỏ rằng những ảnh hưởng quốc tế hoặc là bản thân những tổ chức đó cũng không thực sự được như tên gọi của nó.""Tôi nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là người dân trong nước Việt Nam, nếu hiểu được quyền của mình, thì cứ ra sức thực thi quyền của mình ở mọi lĩnh vực.""Đó mới là áp lực mạnh mẽ nhất để buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thừa nhận những quyền đó của người dân và từ từ không chỉ thừa nhận mà phải ghi nhân bằng pháp luật những quyền đó."
- Giáo sư Nguyễn Minh ThuyếtTôi nghĩ rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam từ ngày Đổi Mới đến giờ đang ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt.Ngày trước, không thể có chuyện chúng tôi được đấu tranh một cách thẳng thắn tại nghị trường như trong những khóa Quốc hội mà chúng tôi tham gia.Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức được vấn đề, và cũng mong muốn có sự cải thiện về nhân quyền.Nhưng những bước đi về nhân quyền của Việt Nam vẫn còn chậm và chắc chắn cần có những cải cách lớn hơn nữa để đảm bảo quyền dân chủ của người dân, có như vậy đất nước mới mong tiến bộ được.
- Các phiên kiểm điểm UPR có hiệu quả hay không? Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, đây không phải phương cách hữu hiệu nhất.
- Cam kết chống tra tấn: "Ngày 5/11/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết 118/NQ-CP quyết định ủy quyền Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ký Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người," theo truyền thông Việt Nam.
- Thiếu tướng công an, tiến sỹ Bùi Quảng Bạ, Tổng biên tập tạp chí Nhân Quyền Việt Nam nói hồi tháng 12/2013: Nhìn lại những năm qua, trên lĩnh vực nhân quyền Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Điều này thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tự này vì thế đã dành cho Việt Nam số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu chọn thành viên cho Hội đồng nhân quyền vào tháng 11 vừa qua. Việc tham gia vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 sẽ là cơ hội để chúng ta tiếp tục giới thiệu với bạn bè quốc tế về những thành tựu nhân quyền đã đạt được cũng như tranh thủ các kinh nghiệm quốc tế phù hợp để các quyền con người ngày càng được đảm bảo và thực hiện tốt hơn tại Việt Nam.
- Nhắc lại quyết định của Việt Nam muốn vào Hội đồng Nhân quyền LHQ Đài Tiếng nói Việt Nam hồi tháng 11/2013 đăng tin: "Việt Nam mong muốn tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khóa 2014 - 2016 để đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới. Việt Nam tin tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
- Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng vấn đề nhân quyền đã được nhận thức rõ hơn ở Việt Nam "tuy còn nhiều điều phải làm".
- Phiên Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam (UPR) diễn ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva trong ngày 5/2 từ 20:30 tới 24:00 giờ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét