SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Đọc thông tin trên hai trang báo chính thống của Việt Nam về hai trường hợp sai phạm liên quan đến tham nhũng từ các cán bộ và quan chức của Nhà nước cộng sản độc tài này... mà cảm thấy ngậm ngùi và xót xa thay cho con người cũng như đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta nhiều hơn nữa. Liên quan đến nạn phá rừng...những người có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này, bao gồm các trạm kiểm soát bảo vệ rừng của ban Quản lý khu Bảo tồn... trạm kiểm soát của công ty Lâm nghiệp Nhà nước... và thậm chí là cả sự bảo vệ của một trạm kiểm soát quân sự... thế nhưng, hàng đống gỗ lậu quý giá vẫn ngang nhiên vận chuyển một cách trái phép ngang qua những nhóm bảo vệ chuyên nghiệp này một cách bình an, tự do tự tại...?
Trường hợp thứ hai, sai phạm từ một cơ quan đơn vị kinh doanh đã bị người dân phát hiện và tố cáo... và ngay cả đoàn Thanh Tra của Nhà nước cũng đã phải vào cuộc... với những chứng cứ cụ thể...với những sai phạm rõ ràng và hiển nhiên...nhưng vụ việc lại được chính lãnh đạo chính quyền sở tại bênh vực và bao che...những điều này nói lên điều gì...? luật pháp ở đâu...? công lý ở đâu...? và một khi các nhà lãnh đạo chính quyền, những con người đầy quyền lực này biết luật nhưng cố tình phạm luật... biết sự thật, biết những điều phạm pháp nhưng vẫn cố tình giẫm đạp lên sự thật và chà đạp lên công lý...thì tình trạng xã hội, con người và đất nước sẽ ra sao...? và rằng, chủ trương phòng chống và bài trừ nạn tham nhũng mà các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam vẫn luôn rêu rao trước công luận... thật sự sẽ đi về đâu...?
Mặc dù vẫn luôn khẳng định và tỏ ra lập trường kiên định trước sau như một qua những tuyên bố hùng hồn về công tác phòng chống và bài trừ các tệ nạn tham nhũng... nhưng trong suốt nhiều năm qua, các phái đoàn liên quan... các viên chức Nhà nước trong guồng máy chính quyền có trách nhiệm về phòng chống và bài trừ tham nhũng tại Việt Nam lại không mang lại bất kỳ hiệu quả nào liên quan đến chủ trương vốn được tiền hô hậu ủng này. Hầu hết các sự kiện tham nhũng đình đám và nổi cộm trong thời gian gần đây đều do chính người dân phát hiện tố cáo... từ sự phát hiện và thông báo nhận được phía các đối tác... hoặc từ sự chia chác quyền lợi không đồng đều từ những người trong cuộc dẫn đến sự việc tham nhũng bị phanh phui... thế nhưng, các vị lãnh đạo chính quyền, các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước đã làm gì từ sự đóng góp thiết thực và quý giá của người dân... của các đối tác liên quan từ các sự kiện tham nhũng...ngoài việc giơ cao đánh khẽ với lý do "Ổn định chính trị và an toàn trật tự xã hội... "!!!... và đó cũng là lý do để mọi người chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng... công cuộc phòng chống và bài trừ nạn tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu.
Bản Tin
Nhân viên bảo vệ rừng tiếp tay lâm tặc
Thứ Tư, 26/03/2014 22:20
Nhiều cổ thụ bị đốn hạ ngổn ngang, những bãi gỗ tập kết ngay vệ đường... nhưng lực lượng bảo vệ rừng không xử lý
Sáng 25-3, chúng tôi tới tiểu khu 1307, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) và một phần của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.
Xe chở gỗ lậu dễ dàng qua trạm
Từ trung tâm xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô vào tiểu khu 1307 khoảng 20 km, trong đó gần nửa là đường rừng. Đây là con đường duy nhất mà các loại xe cơ giới có thể vào được tiểu khu 1307. Trục đường này bố trí 3 trạm kiểm soát bảo vệ rừng: Trạm quản lý bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, trạm kiểm soát quân sự và trạm quản lý bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức.
Một bãi tập kết gỗ lậu bên đường, cách trạm quản lý bảo vệ rừng của Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức khoảng 1 km Ảnh: BÌNH NGUYÊN
Khoảng 11 giờ, 2 xe máy và 2 xe độ chế ì ạch chở gỗ lậu từ rừng ra. Chiếc xe độ chế đầu tiên chở 2 tấm phản lớn và vài khúc gỗ vuông vức; xe thứ 2 chở đầy gỗ đã xẻ thành từng lóng còn tươi rói. Vị trí chúng tôi bắt gặp 2 chiếc xe này nằm ở khu vực giáp ranh rừng và khu dân cư, đã qua 2 trạm kiểm soát. Theo quan sát, trạm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung có khoảng 3-5 kiểm lâm ngồi chơi, trạm ở giữa không có người, trạm trong cùng có khoảng 5 nhân viên bảo vệ rừng tụ tập trò chuyện.
Người dẫn đường cho chúng tôi khẳng định trung bình mỗi ngày có khoảng 10 xe chở hàng chục mét khối gỗ lậu khai thác từ lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức và Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung ra bằng con đường này. Tất cả đều không bị lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng xử lý.
“Biết rồi còn hỏi…”
Khoảng 12 giờ, tại khu vực ngã ba dốc “Mẹ ơi”, một nhóm 3 người đang hì hục cưa một cây gỗ đường kính khoảng 50 cm. Tiếng cưa máy rền vang khu rừng, chỉ cách trạm kiểm lâm của Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức khoảng 1 km. Thấy chúng tôi, 2 người trong nhóm nhanh chóng mang cưa đi cất, chỉ để một người ở lại. Trong vai người đi khảo sát rừng, chúng tôi hỏi chuyện, anh ta phân trần: “Em làm nhà, thiếu vài miếng gỗ nên mượn xe vào chở vài khúc về. Rừng ở đây người ta phá nát rồi, nếu dân làm gỗ chuyên nghiệp thì phải qua bên rừng của khu bảo tồn…”.
Thấy 2 bãi gỗ gần chục mét khối đã cắt xẻ thành từng lóng lâu ngày, chúng tôi dò hỏi. Anh ta cho biết: “Gỗ này của ông Trung. Cách đây mấy ngày, ông ta chở về thì xe lật. Ông ta và mấy người nữa thoát chết nên để gỗ lại rồi mua lễ vật vào cúng, chắc vài bữa nữa mới chở về”. Khi chúng tôi thắc mắc gỗ nằm trên đường nhiều ngày lại gần trạm bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm thường xuyên qua lại nhưng sao không tịch thu, anh ta cười cười: “Các anh biết rồi còn hỏi…”.
Lần theo tiếng cưa máy, chúng tôi tới một điểm khai thác gỗ lậu khác, cách vị trí đầu tiên khoảng 2 km. Khi tới gần, một nhóm 4 người nhanh chóng rời khỏi hiện trường, để lại một cây gỗ đường kính khoảng 40 cm vừa đốn hạ. Xung quanh đó, vô số cổ thụ đã bị lấy đi phần thân, chỉ còn trơ gốc và ngọn.
Chiều cùng ngày, chúng tôi tới trụ sở Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức nhưng lãnh đạo đi vắng. Liên lạc qua điện thoại, ông Lê Xuân Bảo, giám đốc công ty, cho biết đang bận, hẹn hôm khác làm việc.
Xin đào cả gốc đi biếu
Ông Hoàng Tiến Mạnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Nô, cho biết Công ty Lâm nghiệp Quảng Đức được giao quản lý bảo vệ hơn 7.000 ha rừng tự nhiên, trong đó hơn 2.000 ha là rừng phòng hộ. Đây là điểm nóng của huyện về việc phá rừng trong nhiều năm qua.
“Ngày 20-3, giám đốc công ty có công văn xin khai thác để biếu cả gốc mấy cây nhội tía (loại đang được lâm tặc săn lùng bán sang Trung Quốc với giá rất cao - PV). Sau khi xem xét bảng kê các loại cây, không thấy loại nhội tía nên chúng tôi không chấp thuận. Mới đây, có đơn tố cáo công ty bảo kê cho lâm tặc phá rừng lấy đất nhưng cơ quan chức năng chưa điều tra nên chưa rõ. Riêng việc nhân viên bảo vệ rừng bảo kê cho lâm tặc phá rừng lấy gỗ là có thật” - ông Mạnh nói.
Cao Nguyên
Nguồn : BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bản Tin
Lãnh đạo tỉnh bao che cho sai phạm tại Cty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn?
TIN ĐỌC NHIỀU
Xác ba mẹ con cô giáo trói chặt vào nhau nổi trên lòng hồ
Hơn 2000 xe dưa hấu nằm chờ xuất cảnh ở cửa khấu Tân Thanh
Giếng “mọc” từ thân cây chưa bao giờ cạn nước
Công chứng trái pháp luật, công chứng viên hầu tòa?
Xâm hại bé gái, "ma men" rơi nước mắt vì tủi nhục
Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Hùng - Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Kạn cho biết, mặc dù đã có kết luận thanh tra gần 4 tháng nhưng vẫn không thấy UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xử lý theo kết luận và kiến nghị của Thanh tra.
(PLO) - Hàng loạt sai phạm được đánh giá là nghiêm trọng, mặc dù đã được Thanh tra tỉnh Bắc Kạn chỉ ra nhưng đến nay chưa có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm do thái độ thiếu quyết liệt một cách khó hiểu của lãnh đạo tỉnh này trong việc chỉ đạo xử lý “hậu” kết luận thanh tra.
Sai phạm “chồng” sai phạm
Thực ra trước khi thanh tra vào cuộc thì đã có nhiều đơn tố cáo của người lao động gửi tới nhiều cơ quan cáo buộc hàng loạt sai phạm “động trời” tồn tại tại Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn nhưng gần như các lá đơn đều bị rơi vào im lặng. Chỉ đến khi Chính phủ có ý kiến thì UBND tỉnh Bắc Kạn mới rốt ráo chỉ đạo Thanh tra vào thụ lý giải quyết.
Theo đó, nội dung được thanh tra bao gồm: việc chấp hành các chính sách pháp luật về sử dụng người lao động; hiệu quả đầu tư của Cty vào các dự án khai thác khoáng sản và các dự án khác; việc bán tinh quặng chì, kẽm; việc huy động vốn của các tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư khai thác mỏ vàng Pác Lạng ở huyện Ngân Sơn của Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn.
Đáng nói, trong 6 nội dung thanh tra, đã phát hiện ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Theo Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, thanh tra cho thấy kết quả kinh doanh ở 8 dự án mà Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn triển khai thì hầu hết các dự án đều không có hiệu quả, hoặc chưa có phát sinh doanh thu.
Đặc biệt, theo cơ quan thanh tra, Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn đã khai thác tại mỏ Nà Bốp từ 1/6/2005 và mỏ Pù Sáp từ tháng 3/2007 đến ngày 18/3/2011 dựa trên các văn bản và quyết định gia hạn trái luật của một lãnh đạo tỉnh ký. Sản lượng quặng nguyên khai thác trái quy định trong thời gian này lên tới 216.059.472kg với trị giá theo biểu giá của tỉnh là 246,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, quá trình khai thác tại các mỏ này, Cty còn được “hưởng lợi” 1,5 tỷ đồng do được một số cán bộ Cục Thuế “tính sai” thuế tài nguyên và được “quên” nộp tiền thuê đất với số tiền đáng phải nộp cho Nhà nước là 548 triệu đồng.
Thanh tra Bắc Kạn cũng chỉ ra ông Mai Văn Bản - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty đã chỉ đạo xây dựng, ký ban hành nghị quyết và thông báo để huy động vốn đầu tư khai thác mỏ vàng Pác Lạng không đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn. Căn cứ giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn để ký các biên bản thỏa thuận góp vốn đầu tư với 2 tổ chức, 46 cá nhân để thu số tiền 8,95 tỷ đồng không đúng quy định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.
Cùng với đó, Cty đã để các tổ chức, cá nhân này nhảy vào dựng lán trại, đưa người, máy phát điện, đầu nổ, máy nghiền đá vào khu vực mỏ vàng Pác Lạng (thuộc phạm vi quản lý của UBND huyện Ngân Sơn) để khai thác khoáng sản trái phép, trực tiếp gây ra việc mất ổn định về trật tự địa phương. Việc làm của Cty đã gây ra nạn “quặng tặc” phức tạp trong gần một năm trời, UBND huyện Ngân Sơn đã phải bỏ ra 386 triệu đồng từ ngân sách để 4 lần tổ chức phương án, lực lượng tiến hành giải tỏa, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép này.
Bao che, né tránh xử lý?
Sau hơn 6 tháng làm việc “cật lực” của Thanh tra tỉnh thì những sai phạm mới dần được làm rõ. Theo nội dung được Thanh tra tỉnh Bắc Kạn kết luận, đáng chú ý, không những phải xử lý hàng loạt vấn đề hóc búa liên quan tới tài chính mà không ít lãnh đạo của các sở, ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Cục Thuế, Văn phòng UBND tỉnh, thậm chí một nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng bị thanh tra “dũng cảm” kiến nghị xử lý hành chính và kỷ luật về đảng.
“Đề nghị UBND tỉnh kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và kiến nghị xem xét xử lý theo quy định của Đảng đối với ông Nguyễn Văn Thành - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong việc ký các văn bản và quyết định có nội dung không đúng quy định. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo và yêu cầu Sở TN&MT tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể và các cá nhân, gồm ông Triệu Đức Hiệp - nguyên Giám đốc Sở, ông Ngô Văn Viện và ông Trần Nguyên - Phó Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản và quyết định nội dung không đúng quy định…” - Kết luận thanh tra số 486 ngày 29/11/2013 của Thanh tra tỉnh Bắc Kạn nêu.
Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Hùng - Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Kạn cho biết, mặc dù đã có kết luận thanh tra gần 4 tháng nhưng vẫn không thấy UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xử lý theo kết luận và kiến nghị của Thanh tra. Ông Hùng cũng cho biết thêm, hiện sự việc vẫn đang chờ UBND tỉnh xử lý nhưng chưa biết đến khi nào mới thực hiện.
Trước khi Thanh tra tỉnh Bắc Kạn ký Kết luận số 486, qua điều tra riêng, Báo PLVN cũng đã có nhiều bài viết đề cập các sai phạm chấn động tại Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn cũng như cá nhân ông Mai Văn Bản. Tuy nhiên, đến nay những người có trách nhiệm tại tỉnh này vẫn “mũ ni che tai”. Liệu có hay không sự “lấp liếm” cho những sai phạm đã được Thanh tra tỉnh “điểm mặt, chỉ tên”?
Gây thiệt hại cho công ty
Từ tháng 6/2013, Công an tỉnh Bắc Kạn đã xác minh và chỉ rõ nhiều vi phạm của ông Mai Văn Bản. Theo kết quả xác minh của Công an Bắc Kạn, Tổng Giám đốc Bản đã “không nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của HĐQT, đặc biệt còn có nhiều việc làm trái ý kiến chỉ đạo của HĐQT”. Ông Bản còn được xác định không thực hiện Quy chế bán hàng do HĐQT quy định, vi phạm quy trình bán hàng “gây thiệt hại cho công ty”.
Nguồn : BÁO PHÁP LUẬT ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét