Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

SỰ THẬT VÀ TRÁCH NHIỆM... KHI GIẢI TRÌNH MỌI SỰ VIỆC TRƯỚC NHÂN DÂN...









            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



" Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo trước dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng của đất nước..." thoạt nghe có vẻ như một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn... một sự thay đổi quan trọng trong nền chính trị tại Việt Nam chăng...? Tuy nhiên, đi sâu vào Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi... và rút kinh nghiệm về những gì đã xảy ra qua những tuyên bố và hứa hẹn vô cùng tốt đẹp từ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam trong suốt nhiều thập niên qua thì đừng nói gì đến Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi... mà ngay cả khi Dự thảo đã thật sự thông qua và trở thành luật cũng khó mà khiến cho người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế có thể tin tưởng được...?



Chưa nói đến việc Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thực chất chỉ là một tập thể Quốc Hội bù nhìn trước nay vốn chỉ là công cụ... và là bức "Bình phong dân chủ" cho tập đoàn lãnh đạo độc tài cộng sản  tại Việt Nam. Dân chủ ư... Sự thật công khai và minh bạch ư...? người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế dường như đã quá quen thuộc với những tuyên bố đầy hứa hẹn từ giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... và bài học quý giá được rút ra từ người đứng đầu Bộ máy chính quyền, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khi ông mạnh mẽ cam kết trước Quốc hội và toàn dân rằng ông sẽ từ chức nếu không diệt trừ được nạn tham nhũng... thế nhưng điều gì đã xảy ra khi nạn tham nhũng trong nước không những không thuyên giảm... không được diệt trừ mà ngày càng trở nên phổ biến nghiêm trọng và tinh vi hơn nữa... mặc cho tham nhũng lên ngôi... mặc cho tham nhũng lan tràn... Ngài Thủ tướng kính mến của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trước sau vẫn yên vị và bình chân như vại như thể không có điều gì quan trọng và đáng tiếc đã xảy ra...?



Nếu muốn Việt Nam thật sự là một quốc gia Tự do Dân chủ... và người dân của đất nước thật sự được thừa hưởng các quyền tự do căn bản con người... thì điều duy nhất mà người dân Việt Nam cần phải làm đó chính là giải thể chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam bằng mọi cách. Mọi người dân Việt Nam chúng ta không thể tiếp tục mãi sống trong sự lừa bịp và dối trá vì Sự thật và Công lý không thể tồn tại... không thể thực thi... và không bao giờ song hành với hai từ "Cộng sản". Qúa khứ và sự sụp đổ hoàn toàn của khối Cộng sản Đông Âu trước đây đã chứng minh rất rõ ràng và cụ thể về bản chất thật và con người thật của chế độ cộng sản Việt Nam nói riêng và các chế độ cộng sản trên toàn thế giới nói chung. Dân chủ không thể đi đôi với Độc tài... và công bằng xã hội sẽ không bao giờ hiển trị... công lý và sự thật sẽ không bao giờ được thực thi... nếu ngày nào vẫn còn tồn tại chế độ cộng sản độc tài toàn trị như hiện nay. Gần bốn mươi năm qua sống dưới sự cai trị độc tài của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam có lẽ mọi người chúng ta đã thấm nhuần và hiểu cách thấu đáo về lời nhắn nhủ chân tình của Ngài Tổng thống chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu rằng :"Đừng tin những gì Cộng sản nói... mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm..." và đó chính là lời nhắn nhủ vô cùng thiết thực và hoàn toàn phù hợp với những gì đã xảy ra và tồn tại suốt hàng chục năm qua dưới sự cai trị hà khắc và tàn bạo của chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam.





Bản Tin




Sự thật và trách nhiệm giải trình với nhân dân

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-08

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_DV1889379.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị thượng đỉnh Á Âu (ASEM) tổ chức tại Milan, Ý vào ngày 16 tháng 10 năm 2014.
 AFP PHOTO / Giuseppe Cacace

Một sự đổi mới chính trị?

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi qui định Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng của đất nước. Phải chăng đây là một sự đổi mới chính trị của Việt Nam.
Trong phiên họp ngày 7/11/2014, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về qui định mới mà nếu thực hiện nghiêm túc sẽ giúp Chính phủ hòa đồng với nhân dân, tạo mối quan hệ tốt với nhân dân. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời đại biểu Phạm Văn Tam cho rằng cần thể chế hóa một cách cụ thể như qui định định kỳ một năm Thủ tướng sẽ có bao nhiêu lần lên truyền hình giải trình trước nhân dân về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Nhà văn Võ Văn Tạo, từng hàng chục năm làm báo chuyên nghiệp dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, từ Nha Trang nhận định:
Đó là một điểm mới nói về hình thức, nhưng mà chưa biết họ có thực hiện hay không. Ở Việt Nam nhiều khi qui định nhưng không thực hiện hay thực hiện cho có.
-Nhà văn Võ Văn Tạo
“Đó là một điểm mới nói về hình thức, nhưng mà chưa biết họ có thực hiện hay không. Ở Việt Nam nhiều khi qui định nhưng không thực hiện hay thực hiện cho có, người dân cũng bị nhiều rồi mà chúng tôi ở truyền thông cũng biết chuyện đó. Dù sao về mặt danh nghĩa hình thức thì cũng là điểm mới so với trước đây, nhìn nhận là một điểm mới.”
Tin ghi nhận, đại biểu Hà Huy Thông nêu ý kiến: “Quy định Thủ tướng báo cáo nhân dân là rất hay, nhưng mới chỉ là một chiều, cơ chế và thời gian báo cáo ra sao và nhân dân có ý kiến lại thì thế nào, cần cụ thể hóa hơn nữa.”
Quy định Thủ tướng qua phương tiện truyền thông báo cáo nhân dân những vấn đề lớn của đất nước, làm nhiều người liên tưởng tới phong cách của các nước văn minh trên thế giới. Nguyên thủ các quốc gia lên truyền hình đọc thông điệp gởi quốc dân về những chính sách hay quyết định quan trọng. Ở các nước có một mức độ nào đó về dân chủ, người dân ở đó quá quen thuộc với hoạt động này. Tại Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đầu tiên đưa ra Thông điệp đầu năm 2014 với nhiều đột phá, dù theo các chuyên gia Thủ tướng nói mà chưa làm. Hơn nữa bản thông điệp này được phổ biến như một bài viết, không phải chính ông Thủ tướng lên truyền hình để nói chuyện với người dân.
000_Hkg2873700-305.jpg
Quang cảnh một buổi họp Quốc Hội ở Hà Nội
Qui định Thủ tướng báo cáo quốc dân qua phương tiện thông tin đại chúng, làm cho người ta nghĩ xa hơn đến những cuộc họp báo công khai được truyền hình trực tiếp. Bởi vì những cuộc họp báo công khai như thế của giới lãnh đạo chóp bu, sẽ giúp ích cho người dân được thông tin về những vấn đề trọng yếu một cách tích cực hơn. Những cuộc họp báo của giới lãnh đạo các nước trên thế giới được xem như những sinh hoạt chính trị bình thường.
Nhà báo Võ Văn Tạo trình bày kinh nghiệm của ông qua quá trình mười mấy năm làm báo:
“Thực sự tôi chưa thấy Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước hay Chủ tịch Quốc hội tổ chức họp báo rộng rãi không hạn chế với sự hiện diện đông đảo của các nhà báo cho dù chỉ là báo của nhà nước, báo quốc doanh, tôi chưa thấy…”

Cần có tự do báo chí

Có những ý kiến cho rằng nếu Việt Nam có tự do báo chí như Hiến pháp qui định và giới lãnh đạo tôn trọng quyền được thông tin của người dân, thì việc Thủ tướng có nhiệm vụ báo cáo quốc dân về các vấn đề lớn qua phương tiện truyền thông mới thực sự có ý nghĩa. Mặc dù Hiến pháp 2013 cũng như các bản Hiến pháp trước đó đều qui định người dân có các quyền cơ bản như quyền tự do báo chí, quyền tự do lập hội, quyền biểu tình, quyền tiếp cận thông tin…nhưng người dân Việt Nam trong chế độ xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có được những quyền cơ bản đó.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa, hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
Ở những thể chế cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng thì chuyện tự do báo chí là một điều cấm kỵ.
-Nhà văn Võ Văn Tạo
“Nếu mà ban hành được những quyền tự do ấy thì còn gì là nhà nước cộng sản nữa, tôi chả thấy nhà nước cộng sản nào ban hành những quyền tự do ấy cho người dân đâu, không có đâu làm như thế thì họ tự mất quyền, mất lợi ích nhóm, cho nên không tin họ sẽ ban hành những quyền tự do đó cho nhân dân mình. Trên thực tế các nhà báo là của Đảng của Nhà nước nhưng nhà báo muốn tiếp cận các quan chức để tìm hiểu một số vấn đề họ còn bịt mồm, họ còn cho xã hội đen đánh luôn nhà báo. Gần đây nhất là vụ công an tỉnh Hưng Yên đánh hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng mà đưa ra báo chí đưa công luận đấy nhưng cuối cùng xử ai đâu.”
Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do báo chí, thế nhưng Việt Nam lại không nhìn nhận báo chí tư nhân, thậm chí một chỉ thị của Thủ tướng Việt Nam ký ban hành năm 2006 khẳng định: “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức. Đối với sự mâu thuẫn này, nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
“Một trong những biểu hiện của tự do báo chí là có báo chí tư nhân, không nói thì nhân dân cũng biết, lực lượng báo chí của nhà nước cũng biết và quốc tế cũng biết. Ở những thể chế cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng thì chuyện tự do báo chí là một điều cấm kỵ. Tại sao thế, rất nhiều người đồng ý với tôi rằng những thể chế độc tài thì bao giờ cũng sợ sự thật.”
Nếu điểm chung của những thể chế độc tài là sợ hãi sự thật thì quy định Thủ tướng Việt Nam qua phương tiện truyền thông có nhiệm vụ báo cáo nhân dân về những vấn đề lớn của đất nước cũng không có ý nghĩ gì mấy. Bởi vì báo cáo với nhân dân là thể hiện sự công khai, nhưng công khai mà không trung thực không minh bạch thì còn tệ hại hơn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét