Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO... VIỆT NAM CẦN SỰ ĐỒNG LÒNG VÀ HIỆP NHẤT TỪ NGƯỜI DÂN CHO ĐẾN CẤP LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC...
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Nhược điểm, khuyết điểm và sai phạm trong quá khứ của lãnh tụ cộng sản Chủ tịch Hồ Chí Minh và cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng qua công hàm "bán nước" năm 1958 cho người đồng chí cộng sản anh em thân thiết lúc bấy giờ là Trung quốc... đã quá rõ ràng và hiển nhiên không thể chối cãi. Hệ lụy đó đã kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh hải và biển đảo của Việt Nam ngày hôm nay trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung quốc... cũng như gây khá nhiều bất lợi đối với Việt Nam trong việc xác định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung quốc ngày hôm nay đã viện dẫn các chứng cứ lịch sử bao gồm Công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa cùng tấm bản đồ của Việt Nam liên quan đến các quần đảo nói trên... để củng cố vị thế của mình trước Cộng đồng Quốc tế.
Sự sai trái của công hàm Phạm Văn Đồng 1958 là điều hiển nhiên không thể phủ nhận... tuy nhiên, trách nhiệm sẽ thuộc về ai... người trực tiếp ký công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... hay người lãnh đạo đảng và Nhà nước tối cao thời bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh... ? dù trách nhiệm thuộc về ai đi chăng nữa... thì điều cấp thiết hiện nay mà các vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cùng với lãnh đạo quốc gia độc tài cộng sản này cần phải làm đó chính là mau chóng vô hiệu hóa những chứng cứ bất lợi nói trên. Để làm được điều này, các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam phải chứng minh với Cộng đồng Quốc tế về tính bất hợp pháp của Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958. Thứ nhất, công hàm chỉ mang tính chất ngoại giao cá nhân và không có giá trị pháp lý vì chưa được chính Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước thông qua. Thứ hai, Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không thuộc phạm vi quản lý của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... mà do chính quyền Việt Nam Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý trên tinh thần hiệp định bốn bên... bao gồm cả Trung quốc... vì không ai có thể cho tặng hay dâng hiến những thứ không thuộc mình sở hữu bao giờ. Thứ ba, dù muốn dù không cũng phải định tội rõ ràng đối với những ai đã lạm dụng quyền hành mang lãnh thổ, lãnh hải hay biển đảo của quốc gia dâng tặng cho người khác cho dù với bất kỳ lý do nào. Làm được như thế thì mới mong có thể danh chánh ngôn thuận hóa giải thành công các chứng cứ vốn gây bất lợi cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung quốc hiện nay.
Nói là thế... nhưng để thực hiện được điều này thì hoàn toàn không đơn giản chút nào... khi ngay trong nội bộ đảng cộng sản và giới cầm quyền hiện nay tại Việt Nam đang trong giai đoạn chia rẽ trầm trọng... đặc biệt là đối với hầu hết các cán bộ lãnh đạo đảng, những người có xu hướng thân Trung quốc... và xem trọng quyền lực cùng lợi ích cá nhân mình hơn là lợi ích của quê hương dân tộc... thì không dễ dàng đáp ứng những đòi hỏi nói trên. Đối với họ nếu phản lại quan thầy cộng sản Trung quốc... đồng nghĩa với việc tự đào hố chôn mình... đồng nghĩa với việc tự rủ bỏ quyền lực độc tôn mà họ ra sức bám víu bấy lâu nay... cho dù quyền lực đó, lợi ích đó... đã đẩy người dân đến cuộc sống khốn cùng và đưa tương lai đất nước đến bên bờ vực thẩm... đối với họ, thì thà mất nước hơn là mất quyền lực, mất đảng và mất chế độ...!!! Trong tình trạng hiện nay, nguy cơ mất biển đảo là đã quá rõ ràng và hiển nhiên... thậm chí là ngay cả mất nước ... nếu trong tương lai vẫn tiếp tục tồn tại những nhà lãnh đạo ích kỷ nhỏ nhen ... chỉ biết coi trọng quyền lực và lợi ích cá nhân của mình hơn là có trách nhiệm với người dân, với dân tộc và quê hương đất nước. Đã đến lúc phải xóa bỏ độc tài đảng trị... Đã đến lúc phải chấm dứt ngay lập tức mối quan hệ hữu hảo bằng 16 chữ vàng và 4 tốt với Trung quốc... và phân định rạch ròi giữa tình bạn và kẻ thù. Người dân Việt Nam và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã đến lúc cần phải liên kết mạnh mẽ hơn nữa... và đồng lòng hơn nữa để đứng lên đòi lại quyền làm người, quyền sống và quyền tự quyết của mình ... đối với vận mệnh sống còn hiện nay của quê hương đất nước Việt Nam.
Bản Tin
Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014
TRẤN ÁP TÔN GIÁO... ĐÀN ÁP QUYỀN CON NGƯỜI... LÀM SAO CÓ THỂ HIỆU TRIỆU LÒNG DÂN CHỐNG KẺ THÙ XÂM LƯỢC... ?
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
"Hèn với giặc...ác với dân"... đó chính là những gì mà đồng bào Việt Nam, người dân Việt Nam trong và ngoài nước chứng kiến ngày hôm nay trong xã hội Việt Nam và tại quê hương đất nước Việt Nam. Trong lúc hàng ngũ lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền tại Việt Nam tỏ thái độ hèn nhát, nhu nhược, và bất minh một cách đầy khó hiểu trước hành vi gây hấn xâm lược một cách ngang ngược và trắng trợn của nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... thì ngay trong lúc này, lực lượng an ninh của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại tỏ ra vô cùng hung hãn... trấn áp Tôn giáo và hành hung thô bạo hàng chục các tín đồ Tin Lành thuộc Giáo hội Menonite tại tỉnh Bình dương, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ... bất chấp các quy định và pháp lệnh tín ngưỡng của Nhà nước... bất chấp luật pháp và hiến pháp quốc gia... bất chấp cả lương tâm đạo đức con người...!!!
Đại tướng Phùng quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ... trước diễn đàn Đối thoại Shangri-la tại Singapore hôm 31/05/2014 vừa qua từng tuyên bố rằng... các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc vẫn phát triễn tốt đẹp... và ví tranh chấp chủ quyền hiện nay giữa hai nước... giống như mâu thuẫn trong gia đình...? Trung quốc xem Việt Nam như kẻ thù... và dã tâm xâm lược biển đảo của Việt Nam là điều quá rõ ràng và quá hiển nhiên... Tại sao kẻ thù xâm lược lại được giới lãnh đạo quân sự Việt Nam... giới lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam trân trọng và ôm ấp vào lòng bằng những ngôn từ tốt đẹp nhất... trong khi lại đối xử thô bạo và tàn ác với người dân mình như kẻ thù... thật ra các nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam đang thể hiện điều gì...?
Đã đến lúc nhân quyền phải được tôn trọng... Đã đến lúc Công lý phải được thực thi... và luật pháp cũng như hiến pháp Nhà nước phải được nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo mọi quy định đã được ban hành. Và cũng đã đến lúc cần hoàn toàn chấm dứt ngay việc lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và hiến pháp Nhà nước.... nhất là các hành vi vi phạm pháp pháp luật và vô đạo đức của các nhân viên an ninh các loại... cần phải được nghiêm trị trước pháp luật và chấm dứt ngay lập tức mọi hành vi bao che ... mọi cung cách biện luận theo kiểu bẻ cong pháp luật... như đã từng thể hiện hiện nay và trong quá khứ. Muốn đủ lực chống trả hành vi xâm lược của kẻ thù và bảo vệ Tổ quốc... thì điều trước hết là phải an dân... phải tổng hợp được sức mạnh từ người dân cả nước. Đất nước Việt Nam xưa và nay vẫn là một quốc gia nhỏ bé bên cạnh cường quốc khổng lồ Trung quốc... nhưng chúng ta vẫn không hề sợ hãi... vẫn kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... mà lịch sử chống Tàu ngàn năm qua chính là minh chứng hiển nhiên rõ ràng và cụ thể nhất. Để làm được điều này... thì điều trước tiên các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam phải biết đặt lợi ích của Quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của bản thân mình... phải nhanh chóng trả lại quyền con người và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
Bản Tin
Hội thánh Mennonite Bình Dương bị bố ráp, sách nhiễu
76 tín đồ Tin lành ở nhà nguyện thuộc Giáo hội Mennonite tại Bình Dương bị đánh đập, bắt bớ hồi khuya ngày 9/6.
Phá cửa Nhà Nguyện trấn áp bắt người giữa đêm
Vào lúc 11 giờ 30 giờ đêm ngày 9/6, khoảng hơn 300 nhân viên các cơ quan ban ngành mặc sắc phục lẫn thường phục gồm công an, an ninh, lực lượng 113, cảnh sát cơ động, dân quân dân phòng…phá cổng nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Lực lượng đông đảo này tràn vào nhà nguyện, tiến hành tắt điện và internet. Gần 80 tín đồ hiện diện bị hành hung và bị bắt đưa đi vào giữa đêm dù có đăng ký tạm trú. Mục sư Điểu Đưa, người dân tộc S’Tiêng, đến từ Bình Phước kể lại:
“Lúc đó anh em đang ngủ trong nhà thờ khoảng chừng khuya rồi thì nghe tiếng lục đục, la lối ở ngoài. Chúng tôi đang ngủ, không biết gì hết mà không có công lệnh rồi tự nhiên bẻ khóa vô kiểm tra nhà cửa. Không nói gì hết mà dùng dùi cui chấm nước mắm đập vào lưng và đá vào lưng tôi rồi hỏi ‘anh ở đâu’ một cách hùng hổ nhưng không để cho tôi trả lời một lời nào hết. Hơn nữa không kịp mặc quần áo chỉnh tề, để quần ngắn ở trần vậy đó. Khi bắt tôi đưa đi thì 2 cánh tay tôi bị giơ lên đầu và bị kẹp 2 bên nách giống như tù nhân”.
Không chỉ các Mục sư và thầy Truyền đạo bị đánh đập, những phụ nữ kể cả trẻ em cũng bị tát vào mặt. Nhiều thanh niên đang thờ phượng Chúa bị yêu cầu im lặng và những ai không tuân theo đều bị đánh. Chị Lan, đến từ Sài Gòn, trình bày:
Chúng tôi đang ngủ, không biết gì hết mà không có công lệnh rồi tự nhiên bẻ khóa vô kiểm tra nhà cửa. Không nói gì hết mà dùng dùi cui chấm nước mắm đập vào lưng và đá vào lưng tôi rồi hỏi ‘anh ở đâu’ một cách hùng hổ nhưng không để cho tôi trả lời một lời nào hếtMục sư Điểu Đưa
“Lúc đó các sinh viên đang cầu nguyện hát ngợi khen Chúa rồi họ vô ngăn cản không cho hát, không cho cầu nguyện. Họ nói ai hát và cầu nguyện thì họ đánh. Họ dùng tay tát vào mặt rồi dùng nắm đấm đấm vào các bạn. Lúc đó một bạn sinh viên bị 2 anh dân quân, 1 anh thì nắm tay của bạn sinh viên lại còn 1 anh thì đánh, em thấy bạn đó bị đánh nhiều quá nên em can. Họ không cho can mà còn lấy tay tát em”.
Sau khi bị hành hung, đánh đập và lục xét, 29 Mục sư và Thầy truyền đạo cùng 47 người khác gồm sinh viên trường thần học Mennonite và các giáo viên chăm sóc thiếu nhi bị đưa lên 3 chiếc xe cơ động lớn và không biết bị đưa đi đâu. Tại nơi bị bắt giữ, các sinh viên tiếp tục bị đánh trong bóng đêm. Chị Lan cho biết thêm:
Lúc tắt điện và các bạn bị đánh thì các bạn nói ‘khó thở và ngộp lắm do tắt điện và đóng cửa nên đề nghị các anh mở điện lên cho sáng, cho dễ thở’. Các anh nói ‘mày có quyền gì mà bắt tao phải mở điện lênChị Lan
“Lúc tắt điện và các bạn bị đánh thì các bạn nói ‘khó thở và ngộp lắm do tắt điện và đóng cửa nên đề nghị các anh mở điện lên cho sáng, cho dễ thở’. Các anh nói ‘mày có quyền gì mà bắt tao phải mở điện lên’”.
Trong một phòng tạm giữ khác, Mục sư Nguyễn Hữu Tịnh, đến từ Đắk Lắk, cho biết không ai trong số 29 người họ bị đánh ở đây. Họ được yêu cầu kê khai giấy tờ và được cho về vào khỏang 3 giờ sáng ngày 10/6. Đại diện cơ quan chức năng nói với Mục sư Nguyễn Hữu Tịnh rằng nhiệm vụ phải kiểm tra với mong muốn mọi người không làm điều ác. Và câu hỏi của Mục sư Tịnh với nhân viên đại diện liệu việc lực lượng cơ quan chức năng vào khống chế, bắt anh em Mục sư phải cởi trần, bị đưa đi trong đêm mà không có lệnh của cơ quan thẩm quyền phải là ác hay không thì không có lời đáp. Mục sư Nguyễn Hữu Tịnh chia sẻ với đài ACTD:
“Theo sự hiểu biết, tôi nghĩ nhân viên chính quyền ở VN không còn đạo đức nữa. Họ dùng bạo lực tỏ ra uy quyền gây sự sợ hãi đối với người dân địa phương trong vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy sau khi vụ việc xảy ra thì anh em chúng tôi càng mạnh mẽ trong đức tin, đứng vững để tranh đấu sự thật cho Chúa để bảo vệ chân lý. Còn như hôm qua khống chế như vậy, tôi thấy rõ ràng cơ quan pháp luật VN với đầy đủ nhân viên các ban ngành không còn gì là đạo đức nữa, không còn gì của một con người nữa”.
76 tín đồ tin lành thuộc Giáo hội Mennonite được cho về vào rạng sáng ngày 10/6 vẫn chưa nhận lại giấy tờ tùy thân. Họ tiếp tục ở lại nhà nguyện tại Bến Cát, Bình Dương để hoàn tất khóa học thuộc linh mà không có một sự sỡ hãi nào. Họ khẳng định luật pháp VN cho phép người dân được tự do tôn giáo, hội thánh được tự do sinh hoạt nên họ vững vàng trong đức tin tín ngưỡng của mình.
Tin, bài liên quan
- Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh đập trong tù
- Malaysia: bắt kẻ tình nghi giết mục sư Hoa Kỳ
- Hội Thánh Đấng Christ gặp khó khăn với chính quyền
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn mãn án tù
- Lo ngại cho sức khoẻ của mục sư Nguyễn Công Chính
- Gia đình MS Củng Thịnh Lương kêu gọi chính phủ TQ trả tự do cho ông
- Giáo sĩ Tin lành Indonesia bị công an sách nhiễu
- Mục sư Nguyễn Công Chính bị tuyên án 11 năm tù giam
- Tòa án tỉnh Gia Lai sắp xét xử MS Nguyễn Công Chính
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
TẠI VIỆT NAM... MỌI NGƯỜI THẬT SỰ ĐỀU ĐƯỢC ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT... ?
SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu ( GTEL )... trực thuộc Tổng cục Hậu cần Bộ Công an Việt Nam không đăng ký kinh doanh Tài chính vẫn hoạt động hợp pháp... trong lúc Tổng giám đốc Tập đoàn Tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên cùng kinh doanh tương tự lại bị Nhà nước cộng sản Việt Nam kết tội là "Kinh doanh trái phép"... theo điều 159 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam...? Đồng thời một trong số những trang báo chính thống của Nhà nước Việt Nam đăng tải các thông tin từ luật sư liên quan đến các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính tương tự của một trong những công ty trực thuộc Bộ Công an nói trên... là báo mạng Pháp luật và Xã hội bị khởi tố theo điều 258 Bộ luật Hình sự với tội danh " Lợi dụng các quyền Tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của Tổ chức, công dân "... khiến nhiều người tỏ ra quan ngại và nghi ngờ tính hợp pháp của cái gọi là "Mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật"... cũng như thiện chí thật sự trong công cuộc phòng chống và bài trừ tham nhũng mà các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam vẫn từng rêu rao trước công luận trong và ngoài nước bấy lâu nay...?
Cùng một hình thức kinh doanh tương tự mà người dân thì lại bị kết án... trong lúc các công ty trực thuộc Nhà nước đại diện cho pháp luật... thực thi công lý... vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật... phải chăng luật pháp và hiến pháp của Nhà nước chỉ dành để áp dụng riêng cho các tầng lớp nhân dân mà thôi... ? chưa đề cập đến việc Luật Doanh nghiệp trước nay không hề có quy định phải đăng ký kinh doanh việc mua cổ phiếu hay góp vốn...v...v...!!! Bên cạnh đó, việc Bộ công an vội vã quyết định khởi tố Báo mạng Pháp luật và Xã hội theo điều 258 Bộ luật Hình sự với cáo buộc đăng tin sai sự thật làm giảm uy tín công ty Nhà nước... lại càng khó thuyết phục sự đồng tình nơi dư luận người dân. Trước hết, theo bản hiến pháp mới của Nhà nước năm 2013 vừa được chính Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thông qua... thì điều 258 Bộ luật hình sự với tội danh "Lợi dụng các quyền Tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước..." nay đã không còn tồn tại. Kế đến, việc đăng tải thông tin được viện dẫn từ luật sư của trang báo mạng Pháp luật và Xã hội là hoàn toàn đúng sự thật và có căn cứ... nên không thể khép tội họ trừ phi Bộ công an đưa ra được chứng cứ rõ ràng rằng luật sư không hề nói những điều đó... và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu trực thuộc Tổng Hậu cần, Bộ công an không có những hoạt động trong lĩnh vực tài chính tương tự... như đã bị cáo buộc nói trên.
Ngành công an Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua ... đã quá nhiều tai tiếng và trở nên thật đáng sợ trong mắt người dân... từ việc lạm dụng quyền hành bắt giữ người trái pháp luật... hành hung đánh đập và tra tấn người dân hết sức dã man bất chấp luật pháp hiến pháp quốc gia... bất chấp công pháp Quốc tế... và ngay cả bất chấp lương tâm đạo đức con người... và nhiều người dân đã phải trở thành nạn nhân xấu số chết một cách tức tưởi sau khi bị triệu tập đến đồn công an để làm việc hoặc trong lúc bị giam giữ trong các trại tạm giam. Bên cạnh đó, ngành công an Việt Nam còn bị dư luận trong và ngoài nước đánh giá là một trong các ngành tham nhũng nhất nước. Là một cơ quan hành pháp với chức năng bảo vệ sự sống còn cho đảng và cho chế độ cầm quyền... Ngành công an gần như được các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền trao cho quyền bất khả xâm phạm trong mọi lĩnh vực... và gần như được toàn quyền hành động mà không hề bị chế tài bởi pháp luật. Đó chính là lý do tại sao mà ngành công an Việt Nam trong quá khứ lẫn ở hiện tại lại trở nên vô cùng ngang ngược và hung hãn... mà các sự kiện xảy ra ngày hôm nay là một trong những bằng chứng rõ ràng và cụ thể nhất. Đất nước Việt Nam... dân tộc Việt Nam và đồng bào Việt Nam ngày hôm nay đang phải vừa đối mặt với họa xâm lược từ giặc Tàu Trung quốc... lại đang phải đối mặt với các nguy cơ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu từ những "Hung thần công an" của Việt Nam. Trước khi muốn chống kẻ thù xâm lược... thì điều cần thiết nhất hiện nay chính là phải nhanh chóng làm trong sạch hoàn toàn bộ máy công quyền thối nát này... để người dân cả nước có thể kết thành một khối... trong công cuộc chống giặc ngoại xâm... giữ gìn, xây dựng, phát triễn và bảo vệ Tổ quốc.
Bản Tin
VIỆT NAM - PHÁP LUẬT -
Bài đăng : Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014
Những dấu hỏi trong vụ một tờ báo Việt Nam bị khởi tố vì bài viết liên quan đến Bộ Công an
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "tổng biên tập".
Ngày 05/06/2014 cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố báo mạng Pháp luật và Xã hội theo điều 258 Luật Hình sự, vì một bài viết mà theo Cổng thông tin điện tử của Bộ này đã “phản ánh sai sự thật”, “làm giảm uy tín” của một công ty trực thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an.
Theo báo chí trong nước, bài viết đề ngày 2/6 của tác giả Minh Thắng mang tựa đề “Luật sư ‘tố’ doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên” cho biết trước khi tuyên án vụ Nguyễn Đức Kiên tức “bầu Kiên” ngày 9/6 vì tội “kinh doanh trái phép”, các luật sư đã tìm được bằng chứng cho thấy ngay cả doanh nghiệp của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính nhưng vẫn góp vốn mua cổ phần như bầu Kiên đã làm.
Tác giả dẫn ra việc luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm hai hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề là “đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gởi công văn trả lời là “Hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Cơ quan chức năng ở Hà Nội thì cho biết “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần, góp vốn”.
Như vậy theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc “góp vốn, mua cổ phần là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”. Các luật sư cũng dẫn ra hàng loạt ví dụ, trong đó có Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Bộ Công an không đăng ký kinh doanh tài chính nhưng vẫn góp vốn thành lập nhiều công ty khác. Bài báo đặt câu hỏi, liệu các doanh nghiệp của Bộ Công an có bị buộc tội “kinh doanh trái phép” như kết luận điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên hay không?
Về mặt Luật Doanh nghiệp, một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
“Luật Doanh nghiệp không có quy định đăng ký kinh doanh việc mua cổ phiếu hay góp vốn, vì đây là hoạt động tự do kinh doanh, giúp cho thị trường chứng khoán và các cổ phiếu được lưu thông tự do. Như vậy, rõ ràng hoạt động mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp thì không cần đăng ký kinh doanh. Quan điểm của một số luật sư là như vậy. Đây không phải là một ngành để mà đăng ký kinh doanh, bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp, một cá nhân nào muốn đầu tư cũng có thể thỏa thuận và mua cổ phần, cổ phiếu.
Theo Luật Doanh nghiệp đang được xây dựng, thậm chí quyền tự do kinh doanh còn được mở rộng hơn. Đang dự kiến sẽ không có đăng ký ngành nghề kinh doanh nữa, mà doanh nghiệp có thể làm bất cứ vấn đề gì kinh doanh có thể kiếm ra lợi nhuận. Trong đó có một số ngành nghề cấm kinh doanh vì vi phạm an ninh, trật tự xã hội hoặc thuần phong mỹ tục…
Một số ngành nghề có điều kiện, ban soạn thảo cũng đang dự định đưa ra khoảng trên 300 ngành, doanh nghiệp khi kinh doanh phải đăng ký, chứng minh có đủ điều kiện. Còn lại tất cả các ngành nghề khác không cần phải đăng ký nữa. Đấy là một hướng đề nghị sửa Luật Doanh nghiệp.
Vì chúng ta biết rằng trong thời gian vừa qua khi đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mã ngành nghề rất nhiều, như vậy việc quản lý để làm sao biết được doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành hay không rất là khó khăn.
Đấy là một quan điểm rất thoáng. Nếu là ngành nghề không điều kiện, không cấm thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên sẽ đặt ra vấn đề về hậu kiểm. Có nghĩa là việc kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, quy hoạch ngành nghề…có nghĩa là phải hậu kiểm rất kỹ. Tất nhiên việc này khá tiên tiến, doanh nghiệp đang trông chờ”
Việc báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết tại Việt Nam, các doanh nghiệp mua bán cổ phiếu dạng này khá nhiều, đặc biệt là lãnh vực bảo hiểm, chứng khoán nhưng ít khi bị xử lý, đặc biệt là các doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hơn nữa, đây chỉ là một bài tường thuật của phóng viên, ghi lại những chứng lý của luật sư, chứ không phải là bài điều tra trực tiếp.
Thông thường, đối với những bài báo có những chi tiết không đúng sự thật thì Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và cơ quan chủ quản sẽ đòi hỏi tờ báo cải chính. Nhưng trong trường hợp này, vì sao Bộ Công an lại nhanh chóng quyết định khởi tố mà không yêu cầu đính chính? Trong quá khứ cũng đã có những trường hợp cá nhân có các bài viết đụng chạm đến lãnh đạo Bộ Công an đã bị khởi tố.
Và nếu bài báo viết sai, vi phạm Luật Báo chí, thì tại sao lại khởi tố theo điều 258 Luật Hình sự liên quan đến việc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong khi điều luật này thường được cho là hay bị lạm dụng tại Việt Nam?
Chúng ta nhớ lại, năm 2008 trong vụ án tham nhũng PMU18 có hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt giam và truy tố cũng theo điều 258. Liệu đây có phải là một động thái ngăn trở báo chí chống tham nhũng, trong lúc Đảng đang cổ vũ, thậm chí có địa phương như Lâm Đồng còn công bố việc “mua tin” phục vụ cho công cuộc diệt trừ tham nhũng?
Tác giả dẫn ra việc luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm hai hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề là “đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gởi công văn trả lời là “Hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Cơ quan chức năng ở Hà Nội thì cho biết “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần, góp vốn”.
Như vậy theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc “góp vốn, mua cổ phần là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”. Các luật sư cũng dẫn ra hàng loạt ví dụ, trong đó có Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Bộ Công an không đăng ký kinh doanh tài chính nhưng vẫn góp vốn thành lập nhiều công ty khác. Bài báo đặt câu hỏi, liệu các doanh nghiệp của Bộ Công an có bị buộc tội “kinh doanh trái phép” như kết luận điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên hay không?
Về mặt Luật Doanh nghiệp, một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
Theo Luật Doanh nghiệp đang được xây dựng, thậm chí quyền tự do kinh doanh còn được mở rộng hơn. Đang dự kiến sẽ không có đăng ký ngành nghề kinh doanh nữa, mà doanh nghiệp có thể làm bất cứ vấn đề gì kinh doanh có thể kiếm ra lợi nhuận. Trong đó có một số ngành nghề cấm kinh doanh vì vi phạm an ninh, trật tự xã hội hoặc thuần phong mỹ tục…
Một số ngành nghề có điều kiện, ban soạn thảo cũng đang dự định đưa ra khoảng trên 300 ngành, doanh nghiệp khi kinh doanh phải đăng ký, chứng minh có đủ điều kiện. Còn lại tất cả các ngành nghề khác không cần phải đăng ký nữa. Đấy là một hướng đề nghị sửa Luật Doanh nghiệp.
Vì chúng ta biết rằng trong thời gian vừa qua khi đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mã ngành nghề rất nhiều, như vậy việc quản lý để làm sao biết được doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành hay không rất là khó khăn.
Đấy là một quan điểm rất thoáng. Nếu là ngành nghề không điều kiện, không cấm thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên sẽ đặt ra vấn đề về hậu kiểm. Có nghĩa là việc kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, quy hoạch ngành nghề…có nghĩa là phải hậu kiểm rất kỹ. Tất nhiên việc này khá tiên tiến, doanh nghiệp đang trông chờ”
Việc báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết tại Việt Nam, các doanh nghiệp mua bán cổ phiếu dạng này khá nhiều, đặc biệt là lãnh vực bảo hiểm, chứng khoán nhưng ít khi bị xử lý, đặc biệt là các doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hơn nữa, đây chỉ là một bài tường thuật của phóng viên, ghi lại những chứng lý của luật sư, chứ không phải là bài điều tra trực tiếp.
Thông thường, đối với những bài báo có những chi tiết không đúng sự thật thì Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và cơ quan chủ quản sẽ đòi hỏi tờ báo cải chính. Nhưng trong trường hợp này, vì sao Bộ Công an lại nhanh chóng quyết định khởi tố mà không yêu cầu đính chính? Trong quá khứ cũng đã có những trường hợp cá nhân có các bài viết đụng chạm đến lãnh đạo Bộ Công an đã bị khởi tố.
Và nếu bài báo viết sai, vi phạm Luật Báo chí, thì tại sao lại khởi tố theo điều 258 Luật Hình sự liên quan đến việc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong khi điều luật này thường được cho là hay bị lạm dụng tại Việt Nam?
Chúng ta nhớ lại, năm 2008 trong vụ án tham nhũng PMU18 có hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt giam và truy tố cũng theo điều 258. Liệu đây có phải là một động thái ngăn trở báo chí chống tham nhũng, trong lúc Đảng đang cổ vũ, thậm chí có địa phương như Lâm Đồng còn công bố việc “mua tin” phục vụ cho công cuộc diệt trừ tham nhũng?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)