Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

TẠI VIỆT NAM... MỌI NGƯỜI THẬT SỰ ĐỀU ĐƯỢC ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT... ?










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen




Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu ( GTEL )... trực thuộc Tổng cục Hậu cần Bộ Công an Việt Nam không đăng ký kinh doanh Tài chính vẫn hoạt động hợp pháp... trong lúc Tổng giám đốc Tập đoàn Tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên cùng kinh doanh tương tự lại bị Nhà nước cộng sản Việt Nam kết tội là "Kinh doanh trái phép"... theo điều 159 Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam...?  Đồng thời một trong số những trang báo chính thống của Nhà nước Việt Nam đăng tải các thông tin từ luật sư liên quan đến các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính tương tự của một trong những công ty trực thuộc Bộ Công an nói trên... là báo mạng Pháp luật và Xã hội bị khởi tố theo điều 258 Bộ luật Hình sự với tội danh " Lợi dụng các quyền Tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của Tổ chức, công dân "... khiến nhiều người tỏ ra quan ngại và nghi ngờ tính hợp pháp của cái gọi là "Mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật"... cũng như thiện chí thật sự trong công cuộc phòng chống và bài trừ tham nhũng mà các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam vẫn từng rêu rao trước công luận trong và ngoài nước bấy lâu nay...?




Cùng một hình thức kinh doanh tương tự mà người dân thì lại bị kết án... trong lúc các công ty trực thuộc Nhà nước đại diện cho pháp luật... thực thi công lý... vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật... phải chăng luật pháp và hiến pháp của Nhà nước chỉ dành để áp dụng riêng cho các tầng lớp nhân dân mà thôi... ? chưa đề cập đến việc Luật Doanh nghiệp trước nay không hề có quy định phải đăng ký kinh doanh việc mua cổ phiếu hay góp vốn...v...v...!!! Bên cạnh đó, việc Bộ công an vội vã quyết định khởi tố Báo mạng Pháp luật và Xã hội theo điều 258 Bộ luật Hình sự với cáo buộc đăng tin sai sự thật làm giảm uy tín công ty Nhà nước... lại càng khó thuyết phục sự đồng tình nơi dư luận người dân. Trước hết, theo bản hiến pháp mới của Nhà nước năm 2013 vừa được chính Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa thông qua... thì điều 258 Bộ luật hình sự với tội danh "Lợi dụng các quyền Tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước..." nay đã không còn tồn tại. Kế đến, việc đăng tải thông tin được viện dẫn từ luật sư của trang báo mạng Pháp luật và Xã hội là hoàn toàn đúng sự thật và có căn cứ... nên không thể khép tội họ trừ phi Bộ công an đưa ra được chứng cứ rõ ràng rằng luật sư không hề nói những điều đó... và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu trực thuộc Tổng Hậu cần, Bộ công an không có những hoạt động trong lĩnh vực tài chính tương tự... như đã bị cáo buộc nói trên.





Ngành công an Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua ... đã quá nhiều tai tiếng và trở nên thật đáng sợ trong mắt người dân... từ việc lạm dụng quyền hành bắt giữ người trái pháp luật... hành hung đánh đập và tra tấn người dân hết sức dã man bất chấp luật pháp hiến pháp quốc gia... bất chấp công pháp Quốc tế... và ngay cả bất chấp lương tâm đạo đức con người... và nhiều người dân đã phải trở thành nạn nhân xấu số chết một cách tức tưởi sau khi bị triệu tập đến đồn công an để làm việc hoặc trong lúc bị giam giữ trong các trại tạm giam. Bên cạnh đó, ngành công an Việt Nam còn bị dư luận trong và ngoài nước đánh giá là một trong các ngành tham nhũng nhất nước. Là một cơ quan hành pháp với chức năng bảo vệ sự sống còn cho đảng và cho chế độ cầm quyền... Ngành công an gần như được các vị lãnh đạo đảng và giới cầm quyền trao cho quyền bất khả xâm phạm trong mọi lĩnh vực... và gần như được toàn quyền hành động mà không hề bị chế tài bởi pháp luật. Đó chính là lý do tại sao mà ngành công an Việt Nam trong quá khứ lẫn ở hiện tại lại trở nên vô cùng ngang ngược và hung hãn... mà các sự kiện xảy ra ngày hôm nay là một trong những bằng chứng rõ ràng và cụ thể nhất. Đất nước Việt Nam... dân tộc Việt Nam và đồng bào Việt Nam ngày hôm nay đang phải vừa đối mặt với họa xâm lược từ giặc Tàu Trung quốc... lại đang phải đối mặt với các nguy cơ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu từ những "Hung thần công an" của Việt Nam. Trước khi muốn chống kẻ thù xâm lược... thì điều cần thiết nhất hiện nay chính là phải nhanh chóng làm trong sạch hoàn toàn bộ máy công quyền thối nát này... để người dân cả nước có thể kết thành một khối... trong công cuộc chống giặc ngoại xâm... giữ gìn, xây dựng, phát triễn và bảo vệ Tổ quốc.




Bản Tin


VIỆT NAM - PHÁP LUẬT - 
Bài đăng : Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 07 Tháng Sáu 2014

Những dấu hỏi trong vụ một tờ báo Việt Nam bị khởi tố vì bài viết liên quan đến Bộ Công an

Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "tổng biên tập".
Việt Nam có hơn 700 đầu báo nhưng dưới sự chỉ đạo của một "tổng biên tập".

Thụy My
Ngày 05/06/2014 cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố báo mạng Pháp luật và Xã hội theo điều 258 Luật Hình sự, vì một bài viết mà theo Cổng thông tin điện tử của Bộ này đã “phản ánh sai sự thật”, “làm giảm uy tín” của một công ty trực thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an.

Theo báo chí trong nước, bài viết đề ngày 2/6 của tác giả Minh Thắng mang tựa đề “Luật sư ‘tố’ doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên” cho biết trước khi tuyên án vụ Nguyễn Đức Kiên tức “bầu Kiên” ngày 9/6 vì tội “kinh doanh trái phép”, các luật sư đã tìm được bằng chứng cho thấy ngay cả doanh nghiệp của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính nhưng vẫn góp vốn mua cổ phần như bầu Kiên đã làm.
Tác giả dẫn ra việc luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm hai hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề là “đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gởi công văn trả lời là “Hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Cơ quan chức năng ở Hà Nội thì cho biết “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần, góp vốn”. 
Như vậy theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc “góp vốn, mua cổ phần là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”. Các luật sư cũng dẫn ra hàng loạt ví dụ, trong đó có Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Bộ Công an không đăng ký kinh doanh tài chính nhưng vẫn góp vốn thành lập nhiều công ty khác. Bài báo đặt câu hỏi, liệu các doanh nghiệp của Bộ Công an có bị buộc tội “kinh doanh trái phép” như kết luận điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên hay không?
Về mặt Luật Doanh nghiệp, một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thích:

Một luật sư ở Saigon
07/06/2014
by Thụy My
“Luật Doanh nghiệp không có quy định đăng ký kinh doanh việc mua cổ phiếu hay góp vốn, vì đây là hoạt động tự do kinh doanh, giúp cho thị trường chứng khoán và các cổ phiếu được lưu thông tự do. Như vậy, rõ ràng hoạt động mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp thì không cần đăng ký kinh doanh. Quan điểm của một số luật sư là như vậy. Đây không phải là một ngành để mà đăng ký kinh doanh, bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp, một cá nhân nào muốn đầu tư cũng có thể thỏa thuận và mua cổ phần, cổ phiếu.
Theo Luật Doanh nghiệp đang được xây dựng, thậm chí quyền tự do kinh doanh còn được mở rộng hơn. Đang dự kiến sẽ không có đăng ký ngành nghề kinh doanh nữa, mà doanh nghiệp có thể làm bất cứ vấn đề gì kinh doanh có thể kiếm ra lợi nhuận. Trong đó có một số ngành nghề cấm kinh doanh vì vi phạm an ninh, trật tự xã hội hoặc thuần phong mỹ tục…
Một số ngành nghề có điều kiện, ban soạn thảo cũng đang dự định đưa ra khoảng trên 300 ngành, doanh nghiệp khi kinh doanh phải đăng ký, chứng minh có đủ điều kiện. Còn lại tất cả các ngành nghề khác không cần phải đăng ký nữa. Đấy là một hướng đề nghị sửa Luật Doanh nghiệp.
Vì chúng ta biết rằng trong thời gian vừa qua khi đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mã ngành nghề rất nhiều, như vậy việc quản lý để làm sao biết được doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành hay không rất là khó khăn.
Đấy là một quan điểm rất thoáng. Nếu là ngành nghề không điều kiện, không cấm thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên sẽ đặt ra vấn đề về hậu kiểm. Có nghĩa là việc kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, quy hoạch ngành nghề…có nghĩa là phải hậu kiểm rất kỹ. Tất nhiên việc này khá tiên tiến, doanh nghiệp đang trông chờ”
Việc báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết tại Việt Nam, các doanh nghiệp mua bán cổ phiếu dạng này khá nhiều, đặc biệt là lãnh vực bảo hiểm, chứng khoán nhưng ít khi bị xử lý, đặc biệt là các doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hơn nữa, đây chỉ là một bài tường thuật của phóng viên, ghi lại những chứng lý của luật sư, chứ không phải là bài điều tra trực tiếp.
Thông thường, đối với những bài báo có những chi tiết không đúng sự thật thì Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và cơ quan chủ quản sẽ đòi hỏi tờ báo cải chính. Nhưng trong trường hợp này, vì sao Bộ Công an lại nhanh chóng quyết định khởi tố mà không yêu cầu đính chính? Trong quá khứ cũng đã có những trường hợp cá nhân có các bài viết đụng chạm đến lãnh đạo Bộ Công an đã bị khởi tố.
Và nếu bài báo viết sai, vi phạm Luật Báo chí, thì tại sao lại khởi tố theo điều 258 Luật Hình sự liên quan đến việc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong khi điều luật này thường được cho là hay bị lạm dụng tại Việt Nam?
Chúng ta nhớ lại, năm 2008 trong vụ án tham nhũng PMU18 có hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt giam và truy tố cũng theo điều 258. Liệu đây có phải là một động thái ngăn trở báo chí chống tham nhũng, trong lúc Đảng đang cổ vũ, thậm chí có địa phương như Lâm Đồng còn công bố việc “mua tin” phục vụ cho công cuộc diệt trừ tham nhũng? 
TAGS: BÁO CHÍ - CÔNG AN - PHÁP LUẬT - THAM NHŨNG - VIỆT NAM - XÃ HỘI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét