Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

BÁO CÁO CỦA ỦY BAN BẢO VỆ KÝ GIẢ (CPJ) VÀ TỔ CHỨC GIÁM SÁT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (HRW)... VỀ THÀNH TÍCH NHÂN QUYỀN TỆ HẠI CỦA VIỆT NAM.









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Thật đáng xấu hổ khi Việt Nam, một quốc gia luôn tự cho mình là một Nhà nước pháp quyền... từng tham gia Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị... từng ký tên cam kết trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền... từng là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc... và gần đây nhất đã được bầu vào một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... nhưng thành tích nhân quyền lại vô cùng tệ hại ...với thành tích được xếp đứng hàng thứ năm trên thế giới về giam giữ các phóng viên... những người hoạt động báo chí, hoạt động cổ súy cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.

Không còn lời lẽ nào để có thể biện minh cho các hành vi vi phạm liên tục và nghiêm trọng về quyền con người tại Việt Nam. Là một thành viên của cơ quan Nhân quyền Quốc tế, một cơ quan quyền lực của Liên Hiệp Quốc với trách nhiệm giám sát, cổ xúy và bảo vệ quyền con người ở khắp mọi nơi và tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, Việt Nam dường như lại đi ngược lại tất cả các cam kết của mình đối với Cộng đồng Quốc tế về quyền con người ... cũng như đã nhanh chóng quên đi trách nhiệm thiêng liêng cao quý của mình khi khoác lên mình chiếc áo nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Quyền con người của người dân tại đất nước mình còn không tôn trọng... thì làm thế nào chúng ta có thể tin rằng Việt Nam sẽ làm tốt trách nhiệm của mình trong việc giám sát và bảo vệ nhân quyền cho người dân tại các quốc gia khác trên thế giới...?

Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không phải là nơi để diễn trò... và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng không phải là trò tiêu khiển ... để có thể hành xử theo ý muốn của mình hoặc hành xử một cách tùy tiện, sai trái. Việt Nam giờ đây đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... do vậy không thể mãi tiếp tục phớt lờ dư luận, phớt lờ trước mọi cáo buộc về thành tích nhân quyền tệ hại của mình trước Cộng đồng Quốc tế. Các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục chà đạp quyền con người...  khi đang mang trên mình chiếc áo Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam không có nhiều sự lựa chọn... nếu thật sự mong muốn hòa nhập với Cộng đồng Quốc tế... thật sự muốn có tiếng nói và vai trò của mình trên trường Quốc tế... thì ngay từ bây giờ, các Nhà lãnh đạo quốc gia cộng sản này phải nhanh chóng xem xét cải thiện thành tích nhân quyền tệ hại của mình... phải nhanh chóng chấm dứt hành vi chà đạp nhân quyền và xem thường công pháp Quốc tế... bằng thiện chí thật sự qua các hành động cụ thể bao gồm cả việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm... hiện đang bị giam cầm bất hợp pháp trong ngục tù cộng sản Việt Nam.





Bản Tin


VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ ba 21 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 21 Tháng Giêng 2014

Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ /Jeremy Bigwood)
Ông Joel Simon, giám đốc điều hành Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ /Jeremy Bigwood)

Thanh Phương
Vào lúc tình hình nhân quyền Việt Nam sắp được đưa ra xem xét tại Liên hiệp quốc theo cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR ) ngày 05/02 tới, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) vừa công bố một báo cáo, theo đó, Việt Nam đứng hàng thứ năm thế giới về giam giữ phóng viên.

Theo báo cáo 2013 của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo( CPJ ), Việt Nam nằm trong số 10 nước đứng đầu danh sách các quốc gia giam giữ các phóng viên chỉ vì họ làm công việc nhà báo. Cụ thể, với 18 phóng viên đang ngồi tù, Việt Nam đứng hàng thứ 5 thế giới và chỉ là một trong hai quốc gia Đông Nam Á được nêu tên trong danh sách của năm 2013, cùng với Thái Lan ( 1 nhà báo bị giam ).
Chiếm hạng nhất trong danh sách năm 2013 là Thổ Nhĩ Kỳ ( 40 phóng viên bị giam ), tiếp đến là Iran ( 35 ), Trung Quốc ( 32 ) và Eritrea ( 22 ). Đứng hạng thứ năm, như vậy là « thành tích » của Việt Nam còn cao hơn cả Syria, vì quốc gia đang bị nội chiến ác liệt này chỉ đứng hàng thứ sáu, với 12 phóng viên đang ở sau chấn song sắt.
Trong số 18 nhà báo đang bị giam ở Việt Nam, CPJ đề cập trước hết trường hợp của blogger Điếu Cày/Nguyễn Văn Hải. Vào tháng 10 năm 2008, Điếu Cày đã bị tuyên án tù 2 năm rưỡi với tội danh trốn thuế, một tội danh mà theo các tổ chức nhân quyền chỉ là một cái cớ để bịt miệng một blogger vẫn chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Hà Nội. Sau khi mãn hạn tù, blogger Điếu Cày lại tiếp tục bị tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » trong phiên xử vào tháng 9 năm 2012.
Trong báo cáo, CPJ nhắc lại là vào năm ngoái, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực từ ngày 23/06 để phản đối việc quản lý trại giam buộc ông phải nhận tội. Ông chỉ ngưng tuyệt thực ngày 27/07 sau khi Viện kiểm sát hứa điều tra về đơn khiếu nại của ông tố cáo về tình trạng ngược đãi trong nhà tù.
Ngoài blogger Điếu Cày, trong danh sách các phóng viên đang bị giam ở Việt Nam còn có Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức ( Trần Đông Chấn ), Lư Văn Bảy ( Trần Bảo Việt ), Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Duyệt, Tạ Phong Tần, Đinh Đăng Định, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Khương ( Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ ), Phạm Nguyễn Thanh Bình, Lê Quốc Quân, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Võ Thanh Tùng ( Duy Đông, báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh).
Như ta thấy, trong danh sách 18 người nói trên, đa số là những blogger hay Facebooker, nhưng đối với CPJ, những người này làm công việc của nhà báo vì họ sử dụng Internet để chuyển tải thông tin hoặc bình luận về tình hình đất nước, trong bối cảnh mà Việt Nam chưa có báo chí tư nhân, mọi cơ quan báo chí đều do Nhà nước kiểm soát.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) ghi nhận con số 18 phóng viên bị giam ở Việt Nam năm 2013 là cao hơn so với năm 2012 ( 14 nhà báo ngồi tù ), vào lúc mà chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp giới blogger độc lập.
Khi loan tin về báo cáo của CPJ, trang mạng The Diplomat lưu ý rằng một số nước Đông Nam như Thái Lan, Cam Bốt hay Malaysia cũng đang đối phó với những lực lượng đối lập ngày càng mạnh, nhưng việc trấn áp báo chí ở những nước này chẳng có nghĩa lý gì so với ở Việt Nam.
TAGS: BÁO CHÍ - PHÂN TÍCH - VIỆT NAM



Bản Tin

BBC


Nhân quyền VN 'xấu đi nghiêm trọng'

Cập nhật: 11:36 GMT - thứ ba, 21 tháng 1, 2014
Phiên tòa xử Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân là một trong các tù nhân chính trị nổi tiếng ở Việt Nam
Việt Nam đã vượt Miến Điện về con số tù nhân chính trị và có thể đã đứng đầu khu vực Đông Nam Á về phương diện này, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo.
Cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok hôm 21/1 là để công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2013.
Phúc trình cho biết tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã ‘xấu đi nghiêm trọng’ trong năm 2013.

Tù nhân và ngôn luận

Việt Nam hiện đang có khoảng từ 150 đến 200 tù nhân chính trị, theo ước lượng của HRW. Trong số này có 63 người bị kết án trong các phiên tòa có động cơ chính trị, tăng hơn so với 40 người trong năm 2012.
Như thế, với việc Miến Điện đã thả gần hết những tù nhân chính trị của họ trong năm 2013, Việt Nam có thể đã vươn lên giữ vị trí đầu bảng ở Đông Nam Á ở phương diện này, ông Robertson nói trước báo giới quốc tế.
Phúc trình của HRW lên án việc các tòa án ở Việt Nam ‘không có sự độc lập và không thiên vị theo yêu cầu của luật pháp quốc tế’.
“Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án,” phúc trình viết, “Các phiên xử thường đầy những vi phạm về tố tụng để đưa ra những phán quyết mang tính chính trị đã được quyết định từ trước”.
"Khi mà Đảng Cộng sản và chính quyền có lợi ích trong phiên tòa thì chính họ chứ không phải sự thật và luật pháp mới là nhân tố quyết định bản án."
Phúc trình của HRW
Phúc trình dẫn những điều luật trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam như điều 79, 87, 88, 89, 91 và 258 và thậm chí cả luật thuế đã được sử dụng để bỏ tù những người cổ súy thay đổi chính trị.
Trường hợp Luật sư Lê Quốc Quân bị chính quyền kết án 30 tháng tù giam về tội ‘trốn thuế’ được HRW đưa ra làm ví dụ.
Về tự do ngôn luận, báo cáo viện dẫn Nghị định 72 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành cấm các trang cá nhân tổng hợp thông tin trên mạng và việc khởi tố các blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào dựa trên điều luật 258 để làm bằng chứng cho việc chính quyền tăng cường tấn công vào những cây bút độc lập trên mạng.

Hội họp và tôn giáo

Về quyền tự do hội họp, HRW lên án việc chính quyền Việt Nam không cho phép tổ chức các cuộc tuần hành, tập hợp hay biểu tình mà họ cho là mang tính chính trị và trừng trị những ai dám chống lại.
Ví dụ mà HRW đưa ra là việc chính quyền can thiệp và quấy rối các buổi dã ngoại nhân quyền hồi tháng Năm ở ba thành phố lớn trong khi những người tham dự chỉ thảo luận Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền và ngăn không cho các nhân vật đối kháng như các ông Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hoàng Đức ra nước ngoài.
Chính phủ cũng tăng cường kiểm soát tôn giáo, phúc trình cho biết, bằng cách dùng bạo lực trấn áp các nhóm tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ các giáo hội của Nhà nước như các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và Công giáo ở Tây Nguyên, Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Ngoài ra, HRW cũng lên án việc bỏ tù 14 thanh niên mà đa phần là Công giáo và Tin Lành ở Nghệ An hồi đầu năm 2013 mặc dù những thanh niên này chỉ ‘thực hiện những quyền tự do căn bản’.

Hiến pháp và giam giữ

Bản Hiến pháp mới mà Quốc hội Việt Nam vừa thông qua hôm 28/11 được HRW nhận xét là ‘dù có những cam kết về nhân quyền nhưng lại có nhiều kẽ hở nghiêm trọng’ và ‘không đảm bảo việc bảo vệ và phát huy các quyền tự do căn bản’.
Không những thế, chính quyền Việt Nam còn bị lên án về tình trạng bạo lực trong giam giữ khi mà có những tin tức từ truyền thông chính thức và các nguồn khác về việc công an ‘bạo hành, tra tấn hoặc thậm chí làm chết người bị giam giữ’.
Phúc trình cũng nêu lên tình trạng những người nghiện ma túy, kể cả trẻ em, bị giam giữ ở những trung tâm cai nghiện và bị bắt ‘lao động cải tạo’.
“Việc giam giữ này không có cơ quan pháp luật nào giám sát cả. Ai vi phạm kỷ luật sẽ bị đánh đập và nhốt trong phòng cách ly nơi họ không có đồ ăn thức uống,” báo cáo viết.
“Việt Nam tiếp tục ngày càng đi xuống về nhân quyền,” ông Phil Robertson kết luận.
Những cáo buộc của HRW thường bị Việt Nam bác bỏ, xem đó là "bịa đặt" hay "vu cáo".

Thêm về tin này






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét