Thứ năm, 16/01/2014

Tin tức / Việt Nam

Vấn đề tù nhân lương tâm VN bị đưa ra điều trần tại Quốc hội Mỹ

Buổi điều trần về tù nhân lương tâm Việt Nam tại Quốc hội Mỹ
Buổi điều trần về tù nhân lương tâm Việt Nam tại Quốc hội Mỹ
CỠ CHỮ 
Đây là dự án của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos được khởi động cách đây hơn 1 năm mang tên ‘Bảo vệ Tự do’ trên toàn thế giới. Một trong những mục tiêu chính là đòi tự do cho những tù nhân lương tâm. Ngay từ những ngày đầu công bố dự án, chúng tôi đã tham gia và vận động các dân biểu Hoa Kỳ đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Cuộc điều trần về tù nhân lương tâm thế giới trong đó có tù nhân lương tâm Việt Nam diễn ra tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm nay 16/1.

Cuộc điều trần được truyền hình trực tuyến do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos tổ chức có phần trình bày của các nhân chứng từ Trung Quốc, Nga, Bahrain, và Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết nguyên nhân có cuộc điều trần này:

Bà Trần thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS dự buổi điều trần tại trụ sở Quốc hội MỹBà Trần thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS dự buổi điều trần tại trụ sở Quốc hội Mỹ
“Đây là dự án của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos được khởi động cách đây hơn 1 năm mang tên ‘Bảo vệ Tự do’ trên toàn thế giới.  Một trong những mục tiêu chính là đòi tự do cho những tù nhân lương tâm. Ngay từ những ngày đầu công bố dự án, chúng tôi đã tham gia và vận động các dân biểu Hoa Kỳ đứng ra đỡ đầu cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Vì các hoạt động này, chúng tôi có cơ hội đưa mẹ của nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Trần Thị Ngọc Minh, đến đây hôm nay để điều trần trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos.”

Trong phần điều trần mở đầu, Chủ Tịch Ủy ban Quốc tế của Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo USCIRF, Tiến sĩ Robert George, tố cáo chính phủ Việt Nam vẫn tiến hành các hoạt động vi phạm nhân quyền của người dân bao gồm giới hạn chặt chẽ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tùy tiện bắt giam, ngược đãi những nhà hoạt động chính trị-tôn giáo, những người bất đồng chính kiến, và không cho họ có được những phiên tòa công bằng.

Tiến sĩ George kêu gọi mọi người hãy vận dụng quyền tự do mình đang được hưởng một cách hữu ích, lên tiếng cho những người bị tước đoạt tự do tại các nước độc tài, trong đó có Việt Nam. Ông cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ không nhượng bộ nhân quyền cho lợi ích kinh tế.

Chủ tịch USCIRF nói:

“Các cuộc điều trần như dân biểu Frank Wolf, Chris Smith, và James McGovern mở ra hôm nay sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng về tình trạng của tù nhân lương tâm từ Việt Nam cho tới Iran, từ Pakistan tới Nga. Chúng tôi hy vọng những điều chúng tôi trình bày hôm nay sẽ đánh động lương tâm của mọi người về số phận của các nạn nhân này.”

Nhân chứng Việt Nam duy nhất ra điều trần tại buổi này là bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh ‘phá rối an ninh nhằm chống chính quyền’ vì các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho nông dân mất đất và công nhân bị bóc lột sức lao động tại Việt Nam. Bà Ngọc Minh nói:

“Tôi rất xúc động và vinh dự có mặt tại buổi điều trần hôm nay. Tôi mong sau cuộc điều trần này, áp lực sẽ gia tăng hầu thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm.”

Trong số những người tham dự buổi điều trần này đặc biệt có hai bạn trẻ đến từ Việt Nam là blogger Nguyễn Anh Tuấn và blogger Phạm Đoan Trang. Tuấn và Trang đang cùng một số nhà hoạt động trong nước thực hiện chuyến quốc tế vận cho nhân quyền Việt Nam sang Mỹ và Thụy Sĩ trước thềm cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ phát UPR của Hà Nội tại Geneva (Thụy Sĩ) vào đầu tháng sau để gặp gỡ giới chức hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, yêu cầu thúc đẩy tình hình nhân quyền Việt Nam.

Blogger Đoan Trang phát biểu cảm nghĩ:

“Tôi cảm động khi thấy Quốc hội một nước cách Việt Nam nửa vòng trái đất mà lại quan tâm nhiều đến tình hình nhân quyền của những người dân ở các nước như Việt Nam. Tôi rất mong muốn người dân Việt Nam ai cũng có được một cơ hội được chứng kiến cách vận hành, hoạt động của một Quốc hội dân chủ nó như thế nào.” 

Sau cuộc điều trần này cũng tại trụ sở Quốc hội Mỹ diễn ra buổi họp báo phát động chiến dịch “Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam” do Dân Biểu Christopher Smith và Dân Biểu Frank Wolf đồng bảo trợ.

Một phúc trình 140 trang về tình trạng tra tấn ở Việt Nam do Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS nghiên cứu từ 2 năm qua được công bố, nêu rõ thực trạng tra tấn tại Việt Nam. Giám đốc BPSOS, Tiến sĩ Thắng, cho biết đây sẽ là tài liệu căn bản cho cuộc vận động của người Việt tại Mỹ kêu gọi chống nạn tra tấn tại Việt Nam.