Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

GHI NHẬN LỊCH SỬ VỀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TRÊN BỘ LẪN ĐƯỜNG THỦY GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC... LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT GIÚP THỂ HIỆN CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI KHÔNG THỂ TRANH CÃI CỦA VIỆT NAM









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ngày hôm nay trong việc yêu cầu đưa vấn đề chủ quyền Biển Đông vào sách giáo khoa trong trường học các cấp tuy khá muộn màng nhưng thật sự là một điều cần thiết và đúng đắn. Đáng lẽ ra, điều này đã phải thực hiện từ rất lâu chứ không phải đợi đến lúc xảy ra tranh chấp chủ quyền biển đảo như ngày hôm nay mới chạy đôn chạy đáo tìm cách đối phó. Cập nhật thường xuyên, đầy đủ và trung thực mọi sự kiện, mọi thông tin liên quan vào sách sử... cũng như trong hệ thống giáo dục của đất nước chính là phương cách hữu hiệu duy nhất giúp chứng minh về chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.

Đơn cử như trường hợp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam... mặc dù Trung Quốc hiện nay đang chiếm đóng... nhưng nếu chúng ta cập nhật đầy đủ các dữ liệu, dữ kiện lịch sử liên quan bao gồm cả cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân của Trung Quốc và hải quân của Việt Nam Cộng Hòa cách đây 40 năm... thì chúng ta có thể chứng minh được sự chiếm đóng hiện nay của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn bất hợp pháp. Đây không những là bài học xương máu mà các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cần rút ra... mà còn là ước nguyện chính đáng của toàn dân Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam... đặc biệt trong bối cảnh leo thang gây hấn và tham vọng bành trướng của chính quyền cộng sản Trung Quốc tại khu vực Biển Đông bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Quan hệ hữu nghị với các nước... cũng như sòng phẳng với các nước trong các mối quan hệ giúp đỡ tương trợ lẫn nhau là điều cần thiết phải ghi nhận... nhưng không có nghĩa là phải đền đáp bằng mọi cách... thậm chí ngay cả phải hy sinh một phần lãnh thổ hay lãnh hải của Tổ tiên chúng ta để lại. Thêm vào đó, mối quan hệ anh em thân thiết giữa Việt Nam và Trung Quốc... các nhà lãnh đạo đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng nên cần phải xét lại chứ không thể mãi luồn cuối... mãi trân trọng đội Trung Quốc lên đầu bằng 16 chữ vàng và 4 tốt... trong khi họ thường xuyên gây hấn và có dã tâm xâm lược đất nước chúng ta. Nếu thật sự xem Việt Nam như một quốc gia cộng sản anh em... thì tin chắc một điều Trung Quốc sẽ không bao giờ đặt giới lãnh đạo Nhà nước Việt Nam vào tư thế khó xử... cũng như đặt người dân vào tình trạng luôn nghi ngại như hiện nay bằng các cuộc gây hấn và xâm lược không đáng có. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thay đổi... hoặc phải trực tiếp đối đầu với nhân dân... đó chính là điều mà hiện nay các vị lãnh đạo quốc gia cộng sản này cần phải quan tâm và cân nhắc.




Bản Tin




BBC

Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa?

Cập nhật: 08:43 GMT - thứ năm, 23 tháng 1, 2014
Biểu tình tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội
Biểu tình tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa ở Hà Nội
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đưa vấn đề chủ quyền Biển Đông vào sách giáo khoa trong trường học các cấp.
Thông báo số 24/TB-VPCP nói đây là kết luận của ông thủ tướng sau buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hôm 30/12/2013.
Trong buổi làm việc đó, ông Nguyễn Tấn Dũng được nói đã khẳng định phải kỷ niệm các sự kiện Hoàng Sa năm 1974 và chiến tranh biên giới 1979, vốn bị cho là các chủ đề 'tế nhị'.
Ông Dũng cho hay: "Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa“.
"Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này,” ông được dẫn lời phát biểu.
Tuy nhiên các bản tin về cuộc gặp hôm 30/12 đã bị gỡ bỏ trên báo chí chính thống. Bản tin trên báo điện tử của Chính phủ thì lược bỏ hoàn toàn các chi tiết này.
Nay trong thông báo số 24, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo sớm tập hợp và huy động các nhà sử học trong cả nước tham gia biên soạn và xuất bản bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử).
"Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đưa vấn đề Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp học với nội dung, mức độ, phạm vi và hình thức phù hợp khi triển khai xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông."
Ông thủ tướng cũng yêu cầu thành lập Trung tâm tư liệu Biển Đông trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ); giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Trung tâm lưu trữ tư liệu quốc gia về biển, đảo trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
Đây được cho là các động thái khẳng định chủ quyền quan trọng và giáo dục chủ quyền cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Trung Quốc năm 1974 làm trên 70 lính thủy Việt Nam thiệt mạng nhưng tới nay vẫn không được nhắc tới trong sách giáo khoa lịch sử.

Thêm về tin này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét