Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

( 30/04/1975 - 30/04/2014 ) TƯỞNG NHỚ CÁC CỰU QUÂN NHÂN CÁN CHÍNH VÀ SỸ QUAN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ... VỊ QUỐC VONG THÂN.










                             SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU




Do Minh Tuyen




Hàng năm cứ đến thời khắc lịch sử này của ngày 30 tháng 04...là đồng bào Việt Nam sống trong và ngoài nước đều trải qua những cảm giác chung thiêng liêng khó lòng gột tả... Hình ảnh oai hùng của các sỹ quan chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vốn luôn tiềm ẩn trong lòng mọi người chợt hiện về... và biết bao ấn tượng tốt đẹp cả vui lẫn buồn của những con người vì nước quên thân... vì đồng bào ruột thịt của mình không quản ngại gian nan khốn khó cầm chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất, và từng hơi thở của đồng bào Việt Nam... và cũng vì trách nhiệm và danh dự của Tổ quốc Việt Nam... các Anh đã ngã xuống...đã dùng chính dòng máu nhiệt huyết của mình tưới lên lòng đất Mẹ...cũng như tô thắm cho lá Quốc kỳ bao đời vinh quang của đất Việt Nam. Và cũng vì trách nhiệm thiêng liêng cao cả và danh dự ngàn đời của các chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa... các Anh đã chọn cho mình con đường tuẫn tiết đầy cao ngạo... Thà chết một cách oai hùng chứ quyết không để rơi vào bàn tay tàn ác của những người cộng sản. Chúng ta hãy dành một phút mặc niệm để tri ân công lao to lớn của các Anh... để thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay hiểu đúng và hiểu rõ hơn về những người con oai dũng của Tổ Quốc Việt Nam... vốn muôn đời được ghi tên trong lịch sử vàng son của Tổ quốc Việt Nam. Xin trân trọng.






SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN


SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN



NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

TIỂU SỬ CÁC ANH HÙNG DÂN VIỆT


Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

CÁC BẬC ANH HÙNG ĐÃ TUẪN TIẾT & CHẾT SAU 30/4/75 ..



Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..


Hoa

    DANH SÁCH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DÂN, CÁN CHÍNH NƯỚC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . . 


===========================TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975
3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975
6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975
9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- 

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975
16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975
17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975
18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975
21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB- 

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975
26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975
27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75
30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75
32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34 

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, 

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh : 

35
Phạm Việt Châu,
 
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người 

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC. 


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước 
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41
Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM



30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

NHỚ NGƯỜI XƯA


ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

ĐÀI TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Tổ Quốc Tri Ơn

TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SỸ VIỆT MỸ



TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

WESTMINSTER CALIFORNIA

LỄ CHÀO CỜ ĐẦU NĂM 2011



LE CHAO CO DAU NAM 2011


LỊCH SỬ HÀO HÙNG CỦA MỘT SỐ SỸ QUAN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA TIÊU BIỂU... VÌ DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM ĐÃ TUẪN TIẾT SAU NGÀY MIỀN NAM RƠI VÀO TAY CỘNG SẢN BẮC VIỆT 30/04/1975.




Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), nguyên là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Nguyễn Khoa Nam sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927 tại Đà Nẵng. Năm 1953 ông nhập ngũ Khóa 3 Thủ Đức và gia nhập binh chủng Nhảy dù vào tháng 10 cùng năm. Từ 1955 đến 1964, Nguyễn Khoa Nam mang lon đại úy. Năm1965 ông lên quân hàm thiếu tá và giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù.
Năm 1967, Nguyễn Khoa Nam được thăng cấp trung tá và được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng của Lữ đoàn 3 Nhảy dù. Cuối năm này ông được thăng đại tá. Năm 1969 ông giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh, kiêm Tư lệnh Khu Chiến thuật Tiền Giang. Tháng 11 cùng năm ông được thăng chuẩn tướng. Năm 1972 ông được thăng thiếu tướng.
Tháng 11 năm 1974, Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng IV Chiến thuật đến năm 1975.
Khi xảy ra sự kiện 30 tháng 4, 1975, Nguyễn Khoa Nam vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dùng súng Browning bắn vào màng tang tự sát vào khoảng 7 giờ 30 phút ngày 1-5-1975[1]. Thi thể ông được an táng trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ, đến năm 1994 thì được hỏa thiêu, tro cốt để tại chùa Quảng Hương Già Lam, địa chỉ số 498/11 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Khoa Nam là một phật tử thuần thành, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Nguyễn Khoa Nam là một quân nhân thuần túy không xen vào chính trị, có cuộc sống giản dị, không xa hoa, không bị tai tiếng tham nhũng và được binh sĩ yêu mến.[2]


Phạm Văn Phú (1929-1975) nguyên thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Ông sinh năm 1929 tại Hà Đông.
Năm 1953, Phạm Văn Phú tốt nghiệp Học viện Võ bị Liên quân Đà Lạt khóa 6, sau đó phục vụ trong binh chủng Nhảy dù của quân đội Liên Hiệp Pháp.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Pháp. Ông đã từng bắt nhịp bài La Marseillaise (Quốc ca Pháp) cho lính Quốc gia Việt Nam vừa hát vừa xông lên phản kích ở đồi C1 nên được các sĩ quan Pháp cảm kích. Khi Điện Biên Phủ thất thủ, Việt Minh bắt giam cùng với Bréchignac, Botella, Clédic, Mackowiak và nhiều quân nhân khác.[1]
Sau Hiệp định Geneve, ông được trao trả và phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1962, Phạm Văn Phú thăng cấp Thiếu tá và giữ chức vụ Liên đoàn trưởng Liên đoàn Quan sát 77 Lực lượng Đặc biệt.
Năm 1964, Phạm Văn Phú được thăng Trung tá và giữ chức Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt.
Năm 1966, được thăng cấp Đại tá, giữ chức Tư lệnh Phó Sư đoàn 2 Bộ binh sau đó làm Tư lệnh Phó Sư đoàn 1 Bộ binh.
Năm 1968, Phạm Văn Phú được cử giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu 44 và năm 1969 được thăng cấp Chuẩn tướng.
Năm 1970, ông giữ chức vụ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
Năm 1971, ông được thăng Thiếu tướng. Năm 1974, Phạm Văn Phú giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II Vùng II Chiến thuật.
Tháng 3/1975, chiến dịch Tây Nguyên của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh sụp gần như hoàn toàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Tây Nguyên. Phạm Văn Phú bị triệu về Sài Gòn và ông cáo bệnh không ra trình diện.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Phú tự sát bằng cách uống một liều thuốc cực mạnh, được gia đình đưa vào bệnh viện Grall và chết vào trưa ngày 30 tháng 4, sau khi Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng.


Lê Văn Hưng : chuẩn tướng (Tư lệnh phó Quân đoàn IV, Vùng IV Chiến thuật của Quân lực Việt Nam Cộng hoà), là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Ông sinh ngày 27 Tháng 3 năm 1933 tại Hóc Môn.
Sau khi tốt nghiệp khóa 5 (Vì Dân) Sĩ quan trừ bị Thủ Đức vào tháng 1 năm 1955, Lê Văn Hưng trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn tại chiến trường miền Tây Nam phần.
Năm 1966 ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 31 bộ binh. Thời gian này Lê Văn Hưng được các phóng viên chiến trường gọi là một trong ngũ hổ (năm con hổ) U Minh Thượng
Năm 1967 ông thăng cấp Trung tá rồi Đại tá năm 1968. Hai năm sau ông được bổ làm tỉnh trưởng Phong Dinh.
Năm 1971 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh
Năm 1972 ông được thăng cấp chuẩn tướng giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3 sau khi chiến thắng chiến trường An Lộc.
Năm 1973 Lê Văn Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ Binh,
Năm 1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại văn phòng Tư lệnh phó ở bộ chỉ huy của Quân đoàn 4, sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là "Anh hùng tử thủ An Lộc" do những chiến tích trong Trận An Lộc đã dùng súng lục bắn vào tim tự sát vào lúc 20 giờ 45.


Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Ông sinh ngày 22 Tháng 8 năm 1933 tại Sơn Tây.
Năm 1951 ông theo học khóa 2 (Lê Lợi) trường Võ bị Địa phương Huế đến năm 1965 thì thăng Thiếu tá.
Ông tham gia trong chiến trường An Lộc tử thủ căn cứ chỉ huy. Sau khi chiến thắng, Lê Nguyên Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Năm 1974, Lê Nguyên Vỹ được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh .
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe nhật lệnh của tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namđến bàn giao. Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Sau đó Lê Nguyên Vỹ dùng khẩu Beretta 6.35 bắn vào đầu tự sát ở bộ tư lệnh Lai Khê.
Thi thể Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông TâyGò Vấp.
Năm 1987, hài cốt Lê Nguyên Vỹ được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.
Lê Nguyên Vỹ được đánh giá là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và là một chỉ huỵ bộc trực, thanh liêm, chống tham nhũng. Ông là một trong những vị tướng hiếm hoi của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tinh thần tự lực cánh sinh, tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ.[1]


Trần Văn Hai (1929-1975) chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là một trong năm tướng lĩnh đã tuẫn tiết trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.
Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh Tháng Giêng năm 1929 tại Cần Thơ.
Năm 1951, Trần Văn Hai tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt với cấp thiếu úy.
Năm 1960, Trần Văn Hai được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ.
Năm 1963, Trần Văn Hai được thăng thiếu tá và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ.
Năm 1965, Trần Văn Hai được thăng trung tá và bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên.
Năm 1968, Trần Văn Hai giữ chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Năm 1970, Trần Văn Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc Chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44.
Năm 1971, Trần Văn Hai giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân một lần nữa.
Năm 1972, Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Phó Hành Quân của Quân đoàn Đoàn II và Quân khu 2 đặc trách biên phòng.
Năm (1973), Làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam-Sơn Kiêm Chỉ huy trưởng Huấn Khu Dục-Mỹ (Tỉnh Khánh Hòa),Quân Đoàn II.
Năm 1974, Trần Văn Hai được bổ nhiệm chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ Binh Thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.
Trước sự kiện 30 tháng 4, 1975 khoảng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản nhưng ông từ chối.[1]Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi cho binh sĩ rời quân ngũ theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh, Trần Văn Hai đã dùng thuốc độc tự vẫn trong phòng làm việc tại căn cứ Đồng Tâm. Thi thể ông được mẹ đem về mai táng tại Gò Vâp.
Trần Văn Hai được đánh giá là một tướng thanh liêm, chăm lo tốt đời sống binh sĩ thuộc quyền.[1]


Hồ Ngọc Cẩn (1938-1975) là một Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù có lệnh củaTổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh ra lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng, ông vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào tiếp quản. Ông cuối cùng cũng bị bắt và bị xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong Quân đội Quốc gia Việt Nam. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học Trường Thiếu sinh quân Đệ nhất quân khu ở Gia Định. Ông được thu nhận vào lớp Nhì niên khóa 1951-1952, học theo chương trình Pháp và đỗ tiểu học năm 1952.
Cuối năm 1952, trường sở chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho. Ông tiếp tục theo học ở đây cho đến năm 1955.
Năm 17 tuổi, ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, chuyên ngành vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau 3 tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu[cần dẫn nguồn]. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa với cấp bậcBinh nhì. Sau 9 tháng sau, ông được thăng cấp bậc Trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.[cần dẫn nguồn]
Vào những năm 1960-1961, ông được nhập học khóa đào tạo sĩ quan đặc biệt nhằm giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan của Quân đội Việt Nam Cộng hòa và tốt nghiệp với Cấp bậc chuẩn úy. Sau khi ra trường, ông tiếp tục được cử theo học một khóa huấn luyện Biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu đoàn 42 Biệt động quân với chức vụ Trung đội trưởng, thuộc Khu 42 chiến thuật. Do lập được nhiều công lao, ông nhiều lần được thăng cấp đặc cách tại mặt trận, lên đến cấp Trung úy và được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42.[cần dẫn nguồn]
Cuối năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 33, Sư đoàn 21 Bộ binh. Năm 1968, nhờ có nhiều công lao trong Sự kiện Mậu Thân, ông được thăng hàm thiếu tá và đươc xem là người có nhiều huy chương nhất quân đội.[cần dẫn nguồn]
Năm 1970, ông được thăng hàm Trung tá và được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15, Sư đoàn 9 Bộ binh. Năm 1972, ông cùng Trung đoàn 15 được lệnh tham gia Trận An Lộc. Cuối năm 1973, ông bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng, kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện với cấp bậc Đại tá.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù có lệnh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh ra lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng, ông vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào tiếp quản. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.




LỊCH SỬ

TRUNG TÁ CẢNH SÁT QUỐC GIA NGUYỄN VĂN LONG
 BẢO QUỐC CÔNG THẦN

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét