SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU
Do Minh Tuyen
Công an Việt Nam và chính quyền các cấp lạm dụng quyền lực... bắt bớ giam cầm người dân trái pháp luật... xử dụng vũ lực một cách bừa bãi và tùy tiện... dẫn đến gây việc gây thương tích nghiêm trọng cho người dân...thậm chí là tử vong sau khi bị triệu tập đến các cơ quan công an điều tra... là vấn đề vốn gây nhiều nhức nhối trong dư luận và được mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội quan tâm rộng rãi suốt nhiều năm qua... mà vụ án xét xử 5 sỹ quan công an TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên lạm dụng quyền lực đánh chết dân ngày hôm nay là một trong nhiều trường hợp đã xảy ra và tồn tại đến ngày hôm nay trong xã hội và đất nước Việt Nam... một đất nước được cho là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... dưới sự cai trị của chế độ cộng sản độc tài toàn trị.
Lý do tại sao...và làm thế nào để không còn tình trạng xem thường pháp luật... và bất chấp tính mạng của người dân nói trên từ chính quyền các cấp nói chung và ngành công an Việt Nam nói riêng... những thành phần được xem là đại diện Nhà nước thực thi pháp luật... thực thi công lý... giữ gìn trật tự an toàn xã hội...và bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân...? Qua vụ án xét xử 5 sỹ quan công an TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú yên ngày hôm nay cho thấy... nguyên nhân chính tồn tại vấn nạn nói trên chính là việc chính quyền các cấp bấy lâu nay vẫn tự cho mình quyền ngồi trên pháp luật... chi phối cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp của Việt Nam... cùng với sự bao che dung túng lẫn nhau từ phía lãnh đạo các cấp... dẫn đến pháp luật ngày càng bị xem thường...công lý và sự thật bị chà đạp...và tính mạng của người dân chẳng khác gì những con vật.
Qua vụ án xét xử 5 sỹ quan công an Việt Nam ngày hôm nay chúng ta hoàn toàn đồng tình với luận cứ và quan điểm của Ngài Chánh Tòa Hình sự Đinh Văn Quế về tội danh lẽ ra cần phải áp dụng đối với hành vi vô cùng dã man và vô đạo đức của các sỹ quan công an Việt Nam nói trên. Vâng, lẽ ra phải áp dụng tội danh "Giết người" đối với họ mới tương xứng với những hành vi man rợ đó... bởi vì các điều khoản trong bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam đã quy định rất rõ ràng rằng... tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Và chính vì sự bất bình đẳng đó qua phiên tòa xét xử 5 sỹ quan nói trên ngày hôm nay và trong nhiều trường hợp khác trong thời gian qua... là một trong những nguyên nhân khuyến khích các cán bộ chính quyền và các sỹ quan công an Việt Nam phạm pháp... mà không phải lo sợ bị pháp luật chế tài hay trừng phạt.
Nếu xảy ra tình trạng đánh chết người không bị tuyên những án phạt nhẹ nhàng bằng bản án 5 năm và các án treo khác...mà thay vào đó là những bản án khắc nghiệt bao gồm án từ 20 năm trở lên, chung thân hoặc tử hình... thì liệu rằng các cán bộ chính quyền và các cán bộ công an Việt Nam có còn dám tùy tiện hành xử dã man và xem tính mạng người dân như cỏ rác nữa hay không...? Tính mạng của các viên chức công an hoặc các quan chức chính quyền là tính mạng của con người... chẳng lẽ tính mạng người dân không phải là mạng sống con người hay không đáng quý và đáng trân trọng ...? chính vì tồn tại cách suy nghĩ vô đạo đức nói trên...mà vấn nạn đau lòng bấy lâu nay của người dân chẳng những không chấm dứt mà còn ngày một phổ biến nhiều hơn và tinh vi hơn nữa. Với vị trí vai trò và trách nhiệm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... với tư cách một quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tra tấn... và với việc đã từng tham gia cam kết trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước Quốc tế khác liên quan đến quyền con người... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục hay mãi tồn tại lối hành xử trái pháp luật một cách tùy tiện, dã man và vô đạo đức nói trên.
Bản Tin
TRANG CHỦ ⁄ TẠP CHÍ PHÁP LUẬT
Nguyên Chánh Tòa Hình sự Đinh Văn Quế: Không phải, tội giết người mới đúng!
Công an TP Tuy Hòa đưa anh Kiều ra khỏi nhà riêng, dẫn giải lên trụ sở công an. Lúc đó chưa hề có lệnh bắt, cũng không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt truy nã.
Vậy công an đã căn cứ vào quy định nào của pháp luật để đưa anh Kiều ra khỏi nhà riêng?
Đủ dấu hiệu tội bắt người trái pháp luật
Cái thời cứ nghi là triệu tập, là bắt đã qua rồi. Hiến pháp đã quy định rành rành, BLTTHS cũng chỉ cho phép bắt người mà không cần lệnh trong một vài trường hợp đặc biệt như bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt truy nã. Việc đưa anh Kiều ra khỏi nhà, còng tay dẫn giải lên trụ sở công an không phải là bắt người trái phép thì đó là hành vi gì? Phải chăng đó chỉ là bắt người “không có quy định của pháp luật” chứ không phải là trái phép?
Từ trước đến nay bao nhiêu vụ bắt người theo kiểu này nhưng chưa xử vụ nào nên người ta ngộ nhận rằng chủ thể của tội bắt người trái pháp luật chỉ dành cho người dân với người dân, còn người của nhà nước thì không phải là chủ thể của tội phạm này.
Tội bắt người trái pháp luật có chỗ nào quy định chủ thể của tội phạm chỉ đối với người dân đâu? Có lẽ cũng vì trong thực tiễn phòng, chống tội phạm, cơ quan điều tra vẫn thường sử dụng nghiệp vụ “mời lên làm việc” với người tình nghi nên có một số người cho rằng việc làm này được pháp luật cho phép. Nhưng nếu hỏi căn cứ vào điều luật nào, văn bản pháp luật nào thì họ chịu, không đưa ra được.
Hành vi bắt anh Kiều trái pháp luật của các công an TP Tuy Hòa hoàn toàn đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt người trái pháp luật, quy định tại Điều 123 BLHS với tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Nếu chỉ có người dân bắt người dân mới cấu thành tội phạm này thì nhà làm luật còn quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để làm gì? Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, về hình thức đó chính là xuất phát từ người thi hành công vụ. Không biết phải hiểu thế nào mới chính xác khi pháp luật không cho phép mà anh vẫn gây thiệt hại cho người dân rồi lại bảo rằng chỉ vi phạm thủ tục tố tụng chứ không phải là tội phạm?
Tội giết người mới đúng
Hành vi tra tấn anh Kiều đến chết cũng không phải là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ vì trong vụ việc này, năm công an là người có chức vụ, quyền hạn nhưng việc làm của họ không phải là thực hiện một công vụ hợp pháp.
Giả thiết, khi công an đưa anh Kiều về trụ sở mà anh Kiều chống lại thì hành vi của anh Kiều cũng không bị coi là hành vi chống người thi hành công vụ.
Nếu hành vi của anh Kiều xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công an (trong trường hợp này) thì cũng không bị coi là giết người hoặc cố ý gây thương tích đối với người thi hành công vụ.
Khi không được coi là thi hành công vụ thì mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác cũng không được coi là trong khi thi hành công vụ. Chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ phải là người đang thi hành một công vụ hợp pháp, còn nếu thi hành một công vụ không hợp pháp hoặc lợi dụng việc thi hành công vụ mà đánh chết người thì phải xử về tội giết người với tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” và “bằng cách lợi dụng nghề nghiệp”.
Làm điều pháp luật cấm sao gọi là công vụ?
Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ thực tiễn xét xử chủ yếu áp dụng đối với người sử dụng vũ khí ngoài trường hợp pháp luật cho phép. Với trường hợp không sử dụng vũ khí mà sử dụng những công cụ cầm tay như gậy gộc hoặc chỉ dùng chân tay thì họ phải là người được giao nhiệm vụ hoặc tự nguyện tham gia cùng với người làm nhiệm vụ một cách hợp pháp mới được coi là phạm tội trong khi thi hành công vụ.
Giả thiết, anh Kiều đã bị khởi tố bị can mà bị đánh chết thì những người gây ra cái chết cho anh Kiều cũng không phải là phạm tội trong khi thi hành công vụ. Bởi vì Hiến pháp và pháp luật quy định trong mọi trường hợp người thi hành công vụ đều bị cấm dùng nhục hình. Làm một điều pháp luật cấm thì không phải là thi hành công vụ.
Khi xác định tư cách chủ thể của tội phạm này phải gắn liền hành vi xâm phạm tính mạng của người phạm tội với nhiệm vụ hợp pháp mà họ được giao. Toàn bộ hành vi phạm tội và những yếu tố khác của tội phạm này đều liên quan đến tư cách chủ thể.
Về phía nạn nhân (người bị hại), nạn nhân trong tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là những người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích mà người phạm tội có nhiệm vụ bảo vệ. Hành vi xâm phạm đến các lợi ích đó phải là hành vi trái pháp luật. Anh Kiều chỉ là người bị nghi là trộm cắp nên không thể coi anh là người có hành vi trái pháp luật. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ với hành vi phạm tội thông thường khác.
ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao
(15)
kiến bạn đọc (4)
Luận sư luận tội danh 5 công an dùng nhục hình ở Phú Yên
TIN ĐỌC NHIỀU
Cận cảnh trộm cắp xe máy "xịn" trong vòng 10 giây
Đời thường của người đàn ông mù có 12 bà vợ
"Phí chồng phí": sai phạm "nóng", xử lý "nguội"
Bé gái tử vong trong nhà trẻ tư
Thanh niên cầm dao đe dọa người dân giữa phố
Ruộng “quan” xanh, ruộng nông dân hoang hóa
Phó Chánh án tòa Tối cao lên tiếng vụ công an dùng nhục hình ở Phú Yên
"Nếu công an dùng nhục hình mà còn xâm hại đến sức khoẻ,tính mạng của nghi phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội danh tương ứng như “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người”." Luật sư Nguyễn Hồng Hà
(PLO) - Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho rằng: “Thường gây chết người trong quá trình làm việc được xác định thành tội danh “Xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ”. Tuy nhiên, theo một số luật sư, nếu thay đổi tội danh theo hướng này thì vẫn chưa chuẩn xác… Giới luật gia vẫn nóng bỏng tranh luận về tội danh của các bị cáo trong vụ án này.
Phạm tội làm chết người khi thi hành công vụ?
Luật sư (LS) Trương Anh Tú (Đoàn LS Hà Nội) cho biết, ông rất đồng ý với quan điểm thể hiện trên Báo PLVN (số 100, ra ngày 10/4/2014) rằng Tòa án áp dụng tội “Dùng nhục hình” trong vụ án này là chưa phù hợp vì không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội đó. “Chỉ có tội “Làm chết người khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Hình sự (BLHS) mới đúng với hành vi của 5 bị cáo.
Một số quan điểm cho rằng, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu của tội “Giết người” theo quy định tại Điều 93 BLHS, tôi cho nhận định như vậy là không phù hợp quy định của pháp luật. Vì khi thực hiện hành vi gây ra cái chết của anh Kiều thì các đối tượng đang thực thi công vụ (dù có tuân thủ quy định của tố tụng hay không) và hiện trường vụ án là trụ sở công an thành phố, do đó đầy đủ dấu hiệu của tội “Làm chết người khi thi hành công vụ”.
Vì vậy, không thể chỉ dùng hậu quả của hành vi phạm tội gây ra (chết người) mà cho rằng những đối tượng trên phạm tội giết người được” - LS Tú phân tích.
Tuy nhiên, LS Tú cũng thẳng thắn nêu quan điểm, nếu xử 5 bị cáo tội “Làm chết người với hành vi làm chết người khi thi hành công vụ” sẽ không thỏa mãn được tính công bằng dù nó đúng với quy định của BLHS.
Vì sao không công bằng? LS Tú phân tích: “Theo khoa học hình sự thì mọi hành vi xâm phạm đến thân thể dẫn đến tử vong, chấm dứt sự sống của người khác đều được xem là giết người. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS, cùng hậu quả chết người nhưng nếu do người dân thực hiện thì có thể bị xử lý với tội danh “Giết người” với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến chung thân hoặc tử hình; nhưng nếu do người đang thi hành công vụ thực hiện thì áp dụng tội “Làm chết người khi thi hành công vụ” hoặc tội “Dùng nhục hình” với mức hình phạt nhẹ hơn là không công bằng.
Dư luận cho rằng, lẽ ra những người thực hiện công quyền là những người có học, được đào tạo bài bản về kỹ năng chuyên môn, về cách ứng xử chuẩn mực, so với người dân thì họ là những người nắm rõ luật, họ được trả lương từ nguồn đóng góp của nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của mình thì lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với công dân khác.
Chưa kể, khi chúng ta tạo ra “hai luật chơi” giữa người thi hành công vụ và dân thường như thế là không công bằng. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng tội “Làm chết người khi thi hành công vụ” cần được các nhà làm luật xem xét, mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật nên bị xử lý chung một tội danh”.
Hay phạm tội “Giết người”?
LS Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ nhiệm ĐLS tỉnh Khánh Hòa) trong bài viết gửi tới Báo PLVN có đặt vấn đề: Công an đánh nghi can trong giai đoạn tiền tố tụng, xử ra sao? LS Hồng Hà nêu quan điểm: “Hoạt động điều tra được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ bó hẹp là hoạt động điều tra từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khi tiến hành các hoạt động xác minh, kiểm sát tin báo, truy xét, điều tra viên hoặc cán bộ được phân công sử dụng bạo lực đối với người bị tình nghi hoặc bất cứ đối tượng nào khác có liên quan, với bất cứ động cơ nào cũng bị xử lý theo pháp luật, vì hành vi này đã xâm phạm đến các quyền cơ bản bất khả xâm phạm của công dân mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định.
Theo đó, các cán bộ công an được phân công xác minh tin tố giác tội phạm, truy xét theo chuyên án, là chủ thể của tội “Dùng nhục hình”. Nếu họ dùng nhục hình mà còn xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của công dân thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội danh tương ứng như “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người”. Cũng theo LS Hồng Hà, liên ngành Tư pháp Trung ương cần sớm có hướng dẫn cụ thể vấn đề này để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.
Cần mở rộng điều tra những người ra lệnh bắt người
Ngoài ra, ý kiến một số LS cho rằng, dù không thuộc trường hợp bắt quả tang nhưng việc nghi phạm Ngô Thanh Kiều bị bắt khẩn cấp giữa đêm mà không có lệnh bắt giữ không chỉ là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà còn có dấu hiệu của tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo quy định tại Điều 123 BLHS. Vì vậy, vụ án cần được điều tra lại, mở rộng các đối tượng liên quan.
Nếu quá trình điều tra xác minh phát hiện ra có sự chỉ đạo bắt giữ từ cấp trên thì “cấp trên” này sẽ là đồng phạm của tội “Bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật”. Nếu “cấp trên” không những chỉ đạo việc bắt giữ mà còn làm ngơ để 5 bị cáo tra tấn anh Kiều đến chết thì người này sẽ còn là đồng phạm của tội “Làm chết người khi thi hành công vụ”.
Dư luận đang chờ đợi dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội trong vụ án này sớm được làm sáng tỏ sau khi TANDTC cho biết ngày 14/4 tới đây, Đoàn công tác của Tòa này sẽ về địa phương nghe TAND tỉnh Phú Yên báo cáo trực tiếp việc xét xử, trong đó có những nội dung về tội danh mà dư luận vừa qua đã nêu./.
Nguồn : BÁO PHÁP LUẬT ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét