Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

NGƯỜI DÂN CẢ NƯỚC QUYẾT TÂM... CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ THÌ CHỜ ĐỢI... TRONG LÚC LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠI CHẦN CHỪ VÀ LẤP LỬNG MỘT CÁCH VÔ CÙNG KHÓ HIỂU... ?











                              SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen


Người dân cả nước quyết tâm... Cộng đồng Quốc tế đang chờ đợi... Nhân sĩ trí thức và chuyên gia trong lẫn ngoài nước, bao gồm các Giáo sư, Nhà sử học và những người am tường về tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông, tất cả đều nôn nóng và mong mỏi... thế nhưng, các Nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và giới cộng sản cầm quyền tại Việt Nam hiện nay vẫn hoàn toàn im lặng và tỏ thái độ lập lửng một cách vô cùng khó hiểu... chừng như việc Trung quốc xâm lược và công cuộc bảo vệ Tổ quốc... bảo vệ chủ quyền Biển đảo và lãnh hải... cũng như bảo vệ mạng sống cho ngư dân Việt Nam cùng với đội ngũ chấp pháp biển hiện nay... không phải là chức năng hay trách nhiệm của họ vậy...!!! 



Bên cạnh đó, việc Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông Uông Chu Lưu trong cuộc trao đổi với các phóng viên Báo chí bên hành lang Quốc hội vào chiều ngày 23/06 vừa qua đã cho biết... việc đề xuất ban hành một Nghị quyết riêng về tình hình biển Đông trong kỳ họp Quốc hội lần này từ một số Đại biểu Quốc hội sẽ không được thực hiện... đã khiến gia tăng thêm sự phẩn nộ vốn âm ỉ bấy lâu nay trong lòng người dân Việt Nam lẫn trong và ngoài nước. Sự im lặng cực kỳ khó hiểu từ các vị lãnh đạo đảng và giới chức cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... cùng với thái độ và cách hành xử vô trách nhiệm của Quốc hội... cơ quan được xem là quyền lực cao nhất nước... nơi đại diện hợp pháp cho tiếng nói của người dân cả nước... cho thấy không những tính vô trách nhiệm với đồng bào với Dân tộc và Quê hương đất nước... mà còn là hành vi phản bội Tổ quốc... phản bội cội nguồn Dân tộc Việt Nam. Việt Nam kỳ vọng điều gì nơi Cộng đồng Quốc tế và các nước trong khu vực trong việc phản đối hành vi xâm lược của Trung quốc... trong khi chính bản thân mình lại không hề nổ lực... trừ phi giới lãnh đạo cộng sản Ba đình Hà nội còn những điều khuất tất phía sau không thể giải bày... ? 



Trung quốc tiếp tục gia tăng việc xử dụng vũ lực trấn áp và tấn công tàu bè của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981... cũng như gia tăng trấn áp Việt Nam trên trường Quốc tế về mọi mặt bao gồm cả pháp lý, truyền thông và quan hệ Quốc tế... trong khi giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn lay hoay với một vài thông cáo báo chí... với một vài cuộc hội thảo tượng trưng... trong khi lại bỏ qua cơ hội đưa Trung quốc ra Tòa án Quốc tế... một động thái được xem là thuận lợi nhiều đối với Việt Nam khi phải đương đầu với một cường quốc đầy tham vọng và tiềm năng về quân sự... trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo và lãnh hải. Điều gì đã khiến giới lãnh đạo đảng và giới cầm quyền vẫn tỏ ra chần chừ không dứt khoát trong việc kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế... trong lúc vẫn lớn tiếng hô hào rằng Việt Nam có đủ bằng chứng và dữ liệu về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... cũng như các hành vi gây hấn bạo lực bất hợp pháp trên biển trong thời gian qua của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... ? Một Phật tử tại Việt Nam đã tự thiêu cách đây một tháng... và ngày 20/06 vừa qua lại tiếp tục thêm một đồng bào Việt Nam tự thiêu tại Hoa Kỳ... tất cả họ đều bức xúc và dùng cái chết của bản thân mình để phản đối hành vi xâm lược của Trung quốc. Không biết các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nghĩ gì... và có cảm thấy hổ thẹn đối với hành vi yêu nước của người dân mình hay không... nhưng một điều chắc chắn rằng nếu lãnh đạo Nhà nước quốc gia cộng sản này vẫn tiếp tục chần chừ hoặc bỏ qua cơ hội kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế... đồng nghĩa với việc phản bội Tổ quốc... phản bội Dân tộc và Quê hương Đất nước...Và đến lúc đó, câu hỏi được đặt ra với tất cả mọi người Việt Nam chúng ta là... Lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, thật ra họ là ai... là người Việt Nam hay Trung quốc ...?




Bản Tin


THỨ HAI 23 THÁNG SÁU 2014
Kiện Trung Quốc về Biển Đông : Lợi nhiều hơn hại
Quần đảo Hoàng Sa chụp từ máy bay trinh sát - DR
Quần đảo Hoàng Sa chụp từ máy bay trinh sát - DR
Trọng Nghĩa
Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi Biển Đông vào đầu tháng 05/2014, Trung Quốc duy trì thái độ cứng rắn. Ngoài các hành vi đe dọa Việt Nam tại vùng tranh chấp, Bắc Kinh còn cử lãnh đạo ngành ngoại giao đến Hà Nội để đòi Việt Nam không được cản trở hoạt động của giàn khoan và nhất là không được phản đối hành vi đơn phương của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Theo các chuyên gia phân tích, trong thế yếu về mặt quân sự, biện pháp tốt nhất hiện nay mà Việt Nam có thể tiến hành để ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, là kiện Bắc Kinh ra trước các định chế tài phán quốc tế, và đưa vấn đề Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực bằng giàn khoan HD-981 ra trước Hội đồng Bảo an cũng như Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Trong bài phân tích « Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông : Cứ thử xem ! » (China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea : Bring It On !) trên báo The Diplomat ngày 16/06/2014, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã cho rằng cần phải lợi dụng việc Trung Quốc công bố « Tuyên cáo lập trường » về vụ giàn khoan HD-981 tại Liên Hiệp Quốc để yêu cầu Hội đồng Bảo an mở thảo luận về vấn đề này, buộc Bắc Kinh lộ rõ bản chất muốn lợi dụng của mình.

Một dân biểu Việt Nam, ông Trương Trọng Nghĩa, thuộc đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 19/06/2014 vừa qua cũng công khai yêu cầu Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết hay tuyên bố về các hành vi « ‘vừa ăn cướp, vừa la làng’ của Trung Quốc », trong đó có việc đề nghị chính phủ Việt Nam « khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế ».

Trên đây chỉ là hai ví dụ trong số rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam phải tranh thủ thời cơ tốt hiện nay để kiện Trung Quốc ra trước quốc tế về những đòi hỏi chủ quyền quá đáng kèm theo là những động thái hung bạo nhằm áp đặt yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Vấn đề đặt ra là sau khi chính Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên khả năng kiện Trung Quốc trong bài trả lời phỏng vấn báo chí ngoại quốc ngày 31/05/2014, chính phủ Việt Nam như vẫn án binh bất động để cân nhắc lợi hại.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Maine (Hoa Kỳ) đã cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang tranh chấp để ép buộc Việt Nam chấp nhận các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, vấn đề kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế trước Liên Hiệp Quốc đã trở thành cấp bách. Việt Nam phải tranh thủ thời cơ thuận lợi để xúc tiến các vụ kiện vốn có lợi cho Việt Nam nhiều hơn là có hại.

Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long.

RFI : Giáo sư đánh giá sao về kết quả các cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Hà Nội hôm thứ Tư 18/06/2014 ?

Ngô Vĩnh Long : Kết quả cuộc hội đàm vừa qua cho thấy rằng Trung Quốc chỉ muốn dùng cơ hội để tuyên truyền rằng Trung Quốc vẫn muốn đàm phán với Việt Nam, tuy chỉ song phương thôi như lập trường Trung Quốc đã lập đi lập lại từ trước đến nay.

Ngoài ra, Trung Quốc muốn viện cớ là vì Việt Nam vẫn ngoan cố và không chịu phục tùng nên Trung Quốc phải tiếp tục dạy cho Việt Nam một vài bài học, trong đó có việc đưa thêm vài giàn khoan vào Biển Đông như đã công bố trong những ngày vừa qua.

Rõ ràng là Trung Quốc đã mưu tính việc gia tăng áp lực đối với Việt Nam và leo thang trong khu vực Biển Đông.

Sau cuộc hội đàm, các tờ báo của Trung Quốc còn cho biết là phía Trung Quốc nói rằng việc cắm giàn khoan là việc riêng của Trung Quốc và Việt Nam phải ngưng ngay các hành động quấy nhiễu trái phép. Các báo này nói thêm là Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý giải quyết song phương các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông để những căng thẳng hiện nay không làm tổn hại đến đại cuộc giữa hai nước.

Theo tôi, đây cũng là việc chuẩn bị dư luận để nếu Việt Nam phản đối các hành động leo thang của Trung Quốc thì Trung Quốc nói là Việt Nam ngoan cố và thất hứa.

RFI : Trong thế yếu về mặt quân sự hiện nay của Việt Nam so với Trung Quốc, Việt Nam phải ưu tiên đấu tranh trên các lãnh vực nào ?

Ngô Vĩnh Long : Việt Nam nên ưu tiên cho việc vận động sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân thế giới.

« Cần ủng hộ vụ Philippines kiện Trung Quốc » 

Để được thế giới ủng hộ, thì Việt Nam trước tiên cần ủng hộ Phi Luật Tân trong việc kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài theo phụ lục 7 của Luật Biển Liên Hiệp Quốc, tức ITLOS của UNCLOS. Đây là việc dễ làm và nhanh nhất vì Phi Luật Tân đã có nhã ý mời Việt Nam hoặc ủng hộ hoặc kiện chung.

Phi Luật Tân đã nộp hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng phủ nhận đường 9 đoạn, hay “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã đơn phương dùng để khoanh vùng hơn 80% toàn bộ Biển Đông. Việt Nam là nước có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực cho nên đường lưỡi bò xâm lấn Việt Nam nhiều nhất. Do đó, nếu vụ kiện của Phi Luật Tân thắng thì nước được hưởng lợi nhiều nhất là Việt Nam.

« Giải quyết tranh chấp Trường Sa với các nước ASEAN »

Ngoài ra, Việt Nam cũng nên thương lượng với Phi Luật Tân và các nước khác ở Đông Nam Á như Mã Lai và Brunei để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực Trường Sa để có thể thiết lập một liên minh trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện nay đang xây cất trên một số đảo đã chiếm đóng bằng vũ lực ở Trường Sa hòng làm bàn đạp để xâm chiếm thêm và để đe doạ các nước khác. Việt Nam là một nước đang quản lý nhiều đảo nhất trong khu vực Trường Sa. Do đó việc giải quyết các vấn đề tranh chấp với Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei để củng cố quan hệ giữa Việt Nam với các nước này, cũng có lợi cho Việt Nam nhiều nhất.

« Tăng cường quan hệ với Mỹ »

Ngoài ra, Phi Luật Tân là đồng minh của Mỹ và các nước kia cũng gần với Mỹ cho nên liên minh với các nước này cũng giúp Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ.

Mỹ là nước vẫn có sức mạnh hải quân mạnh nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Mỹ sẽ không thể để Trung Quốc thao túng trong khu vực quan trọng nhất của Thái Bình Dương - tức là khu vực Biển Đông - vì khoảng 60% lưu thông mậu dịch hàng hải trên thế giới là qua đấy.

Điều kiện là Mỹ cần được sự ủng hộ và trợ giúp của các nước trong khu vực, trong đó sự ủng hộ và trợ giúp của Việt Nam là quan trọng nhất.

« Nên đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế »

Ngoài việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS, chung với Phi Luật Tân hay riêng rẽ, Việt Nam nên đòi đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Toà án Quốc tế (International Court of Justice - ICJ).

Lẽ dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ bác bỏ đề nghị của Việt Nam, nhưng qua đó Việt Nam có thể chứng minh cho thế giới biết được sự chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc và vận động được dư luận trong nước và trên thế giới ủng hộ sự nghiêm túc của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

RFI : Tháng 5/2004, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước quốc tế. Thế nhưng trong giới lãnh đạo Việt Nam dường như vẫn còn thái độ dè dặt. Theo phân tích của Giáo sư, cái lợi và cái hại của việc kiện Trung Quốc ra trước quốc tế là như thế nào ?

Ngô Vĩnh Long : Đúng là trong giới lãnh đạo Việt Nam dường như vẫn có thái độ dè dặt, có thể vì sợ Trung Quốc gây rối trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, và xã hội của Việt Nam. Nhưng Việt Nam càng chần chừ thì Trung Quốc sẽ càng lấn tới.

Trung Quốc đã và đang cố tình phân hoá và cô lập Việt Nam bằng cách tạo một hình ảnh là càng ngày Việt Nam càng tiến sâu vào quỹ đạo của Trung Quốc. Như thế thì Trung Quốc có thể làm cho chính quyền Việt Nam càng ngày càng mất đi sự tin tưởng của nhân dân trong nước và mất sự ủng hộ của nước ngoài. Đến khi suy yếu và không còn có lựa chọn nữa, thì lúc đó Trung Quốc sẽ dùng Việt Nam để trao đổi với các nước khác và để chia vùng ảnh hưởng như Trung Quốc đã từng làm.

« Thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam kiện Trung Quốc » 

Theo tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ kiện Trung Quốc rồi. Thì bây giờ là thời điểm thuận lợi nhất từ trước đến nay để chính phủ Việt Nam khởi kiện Trung Quốc.

Trong trường hợp chính phủ Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo thì Việt Nam cũng nên khởi kiện rồi hoàn tất hồ sơ như Phi Luật Tân đã làm. Vấn đề quan trọng là trong thời điểm hiện tại Việt Nam phải cấp tốc chứng minh rằng Việt Nam sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình cũng như an ninh của khu vực và của thế giới trước sự đe doạ và bành trướng của Trung Quốc.

« Cái lợi lớn nhất : Được sự ủng hộ trong nước và trên thế giới » 

Cái lợi lớn nhất là qua vụ kiện Việt Nam có thể vận động sự ủng hộ của nhân dân trong nước và của thế giới để không những ngăn chặn sức ép của Trung Quốc, mà còn có thể được các toà án quốc tế xét xử và phán quyết là việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa và các đảo khác ở Trường Sa là sai trái.

Trong khoảng hơn một chục vụ kiện ra trước các toà án quốc tế về tranh chấp trên biển mà tôi đã nghiên cứu, phán quyết của các toà án đều được tuân thủ.

Nếu ra được Toà án Quốc tế việc xấu nhất có thể xảy ra là toà sẽ phán quyết chia quần đảo Hoàng Sa, phần phía bên đảo Phú Lâm cho Trung Quốc và phần phía bên Hoàng Sa cho Việt Nam. Nhưng dù như thế, Trung Quốc không thể đòi là Phú Lâm có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) để biện hộ cho việc cắm giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như họ đang làm.

Nếu Trung Quốc ỷ thế nước lớn và không chịu tuân theo phán quyết của toà – mà đấy sẽ là trường hợp chưa từng xẩy ra - thì Trung Quốc sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy rõ bộ mặt ngoan cố của mình và tự cô lập mình đối với cộng đồng thế giới.

« Cái hại lớn nhất : Bị Trung Quốc trả thù bằng kinh tế, nhưng … »

Cái hại lớn nhất đối với Việt Nam là Trung Quốc sẽ trả thù bằng cách phá hoại kinh tế Việt Nam như gián đoạn trao đổi hàng hóa, gián đoạn mậu dịch hay gây trì trệ cho các công trình đang đấu thầu trong nước.

Việt Nam có thể bị khó khăn trong một giai đoạn, nhưng Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt hại về nhiều mặt, trong đó có sự e dè của nhiều nước trong việc làm ăn với Trung Quốc. Do đó có thể các nước đó sẽ rút bớt hoạt động và đầu tư ở Trung Quốc và chuyển về Việt Nam hay các nước khác. Nhưng Việt Nam phải năng động trong vấn đề xây dựng môi trường tốt để thu hút đầu tư và mậu dịch của các nước này khi họ chuyển dịch.

RFI : Việt Nam cũng cần phải thúc đẩy việc đưa vụ giàn khoan ra trước Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ?

Ngô Vĩnh Long : Tôi đã đề nghị đưa vụ giàn khoan ra trước Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vì Trung Quốc đã gây mất an ninh cho khu vực và cho thế giới qua việc đưa tàu chiến tháp tùng giàn khoan để đe doạ, cũng như việc dùng các tàu hải giám gây tổn hại cho tàu cá và tàu tuần tra của Việt Nam.

« Đưa vụ HD-981 ra Liên Hiệp Quốc : Hiệu quả nhanh nhất » 

Theo đánh giá của tôi, đây là việc làm có hiệu quả nhanh nhất trong việc vận động dư luận và sự ủng hộ của các nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Anh, Pháp và Đức.

Nhưng trong khi Việt Nam chưa thúc đẩy việc trên thì Trung Quốc vào ngày 9 tháng 6 đã gửi « bản tuyên cáo lập trường » của họ lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon về giàn khoan Hải Dương-981 và đòi ông gởi đến tất cả các nước thành viên.

Bản tuyên cáo này khẳng định rằng hoạt động khoan dầu của giàn khoan Hải Dương-981 « là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc ». Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam cản trở « trái phép » hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 bằng cách điều động tàu có vũ trang và cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc cả hơn nghìn lần.

Tuy Trung Quốc có hành động ngang ngược và vu khống như trên, tôi nghĩ đây là dịp tốt để Việt Nam yêu cầu Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thảo luận một cách triệt để vấn đề Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa, và việc đơn phương đưa ra đường lưỡi bò để lấn chiếm hơn 80% khu vực Biển Đông và đe doạ an ninh của khu vực và thế giới.

« Trung Quốc há miệng mắc quai nhưng Việt Nam phải vận động »

Tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam thúc đẩy vấn đề này, Trung Quốc không thể ngăn chặn được vì Trung Quốc là người đã đưa vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc và ông Ban Ki Moon đã công bố rằng ông sẵn sàng giúp hòa giải – tất nhiên là đưa vấn đề này ra trước Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nhưng để làm được việc này, ông Ban Ki Moon phải có sự ủng hộ của một số nước lớn trên thế giới, cho nên Việt Nam phải vận động… và vận động ! Chứ không thể ngồi chờ.

Và tôi thấy rằng gần đây Mỹ cũng đã có thay đổi trong chính sách của họ. Ví dụ như gần đây, ông Daniel Russel, Trợ lỹ Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương đã tuyên bố rằng theo ông và Bộ Ngoại giao Mỹ, Hoàng Sa đúng là khu vực có tranh chấp.

Trước đây, Mỹ nói là Mỹ không can thiệp vào chủ quyền Hoàng Sa, những bây giờ Mỹ thấy rằng việc Trung Quốc dùng Hoàng Sa để bào chữa cho việc cắm giàn khoan HD-981 và tiếp tục đưa giàn khoan vào thì đúng là có sự liên hệ giữa tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa với an ninh của khu vực và của thế giới.

Thì lúc này là dịp rất tốt cho Việt Nam để vận động thế giới, vận động Mỹ giải quyết cùng một lúc vấn đề đe dọa của Trung Quốc và vấn đề Hoàng Sa.

RFI xin thành thật cảm ơn giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Nguồn :  rfi tiếng việt
Bản Tin

5 tàu Trung Quốc vây ép, đâm hỏng tàu kiểm ngư Việt Nam

23/06/2014 19:49 (GMT + 7)
TTO - Cục kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết sáng 23-6, sau khi bị vây ép, tàu kiểm ngư KN-951 của Việt Nam đã bị hai tàu kéo Hữu Liên 09 và tàu kéo Tân Hải 285 dùng tốc độ cao đâm thẳng vào mạn phải và mạn trái gây hư hỏng nặng.

TIN BÀI KHÁC





Bản Tin

Thứ hai, 23/6/2014 | 14:30 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Cụ ông gốc Việt tự thiêu phản đối giàn khoan Trung Quốc

Một cụ ông 71 tuổi ở bang Florida tưới xăng lên người rồi châm lửa tự thiêu để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
4uLpA-AuSt-69-jpeg-6347-1403499938.jpg
Một trong hai tờ giấy được tìm thấy tại hiện trường. Ảnh: Bradenton Herald.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 11h15 ngày 20/6, Bradenton Herald dẫn lời cảnh sát hạt Manatee, bang Florida, cho hay. Cụ ông 71 tuổi đi tới lối vào khu cộng đồng Silver Lake rồi châm lửa tự thiêu. Cảnh sát tìm thấy hai mảnh giấy tại hiện trường, trong đó một tờ ghi "Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử" có ký tên phía dưới.
Hành động của cụ ông được cho là để phản đối việc Trung Quốc hồi đầu tháng 5 hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Travis Miller và Micha Rhine, lái xe qua Silver Lake, phát hiện sự việc và tìm cách cứu cụ ông. "Chúng tôi nhìn thấy can xăng bốc cháy còn ông ấy nằm bên cạnh, chìm trong ngọn lửa", Rhine nói. "Tôi tóm lấy tay ông ấy và lôi ông ấy ra", Miller cho biết thêm.
Hai người còn tìm cách dập lửa bằng một bình nước và vài cái chăn họ mang theo. "Ông ấy luôn hét lớn 'tôi muốn chết, hãy để tôi chết'", Rhine kể lại. Một cảnh sát lái xe ngang qua dừng lại và gọi hỗ trợ. Cụ ông được đưa tới khoa bỏng, Bệnh viện đa khoa Tampa bằng trực thăng. Bác sĩ cho biết ông đang trong tình trạng nguy kịch.
"Nạn nhân dường như tự tưới xăng lên người rồi châm lửa để tự tử", thông báo từ văn phòng cảnh sát hạt Manatee trong buổi chiều cùng ngày cho biết.
OTsFD-AuSt-69-jpeg-9504-1403499938.jpg
Nhân viên an ninh kiểm tra hiện trường. Ảnh: Bradenton Herald.
Như Tâm


Nguồn :  VN EXPRESS









Nguồn: Kiểm Ngư Việt Nam - VTV
Trong ngày các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc thường xuyên có những hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu kiểm ngư của ta ở khoảng cách 20-70m. Chúng ngăn cản quyết liệt ở khu vực cách giàn khoan 10-12 hải lý và sẵn sàng đâm va khi tàu ta tiến vào gần giàn khoan.
Đặc biệt, lúc 9g30 sáng cùng ngày, tàu kiểm ngư KN-951 của Việt Nam đã bị tàu kéo 284, 285 và tàu hải tuần 11 của Trung Quốc vây ép, tỳ vào mạn phải. Sau đó tàu kéo Hữu Liên 09 dùng tốc độ cao đâm vào mạn phải, và tàu kéo Tân Hải 285 đâm vào mạn trái làm hư hỏng lan can và móp méo cả 2 mạn tàu.
Báo cáo của Cục kiểm ngư cũng cho biết trong ngày phía Trung Quốc duy trì 117-121 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Trong đó có 42-44 tàu hải cảnh, 14-15 tàu vận tải, 18-19 tài kéo, 5 tàu quân sự và 38 tàu cá vỏ sắt.
Theo Cục kiểm ngư, trong ngày 23-6, các tàu kiểm ngư của ta vẫn hoạt động ở cách giàn khoan 10-12 hải lý. Các tàu cá của ngư dân ta vẫn hoạt động sản xuất trên ngư trường truyền thống của mình, tổ chức đánh bắt hải sản ở phía tây tây nam, và cách giàn khoan 35-40 hải lý.
Tại khu vực này, 38 tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc với sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102, 46106 vẫn tiếp tục bài dàn hàng ngang để ngăn cản, chặn hướng và vây, ép các tàu cá của ngư dân ta ra xa khu vực giàn khoan. Nhưng với sự hỗ trợ của các tàu kiểm ngư của ta, các tàu cá của ngư dân Việt Nam vẫn bám sát ngư trường đánh bắt thủy sản, bảo đảm an toàn.

Đ.BÌNH





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét