Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Phúc trình thường niên của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) về tình hình Nhân quyền thế giới năm 2013 trong đó đề cập đến việc đàn áp có hệ thống của chính quyền Nhà nước Việt Nam đối với các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước









       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Phúc trình thường niên của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch (HRW) tại New York hôm 31-01-2013 về tình hình Nhân quyền trên thế giới trong đó nhận định Chính phủ Việt Nam  "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước" đã phản ảnh một cách trung thực và rõ nét về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trở nên tồi tệ hơn tại Việt Nam. Bất cứ ai và dù thuộc bất kỳ thành phần nào trong xã hội mà dám có tư tưởng bất đồng quan điểm với chính phủ hoặc có hành vi được xem là gây bất lợi ảnh hưởng không tốt đến quyền lực và vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng và Nhà nước chính quyền cộng sản Việt Nam đều có thể bị liệt vào phần tử "phản động" theo cách gọi hiện nay của Nhà cầm quyền và hầu hết đều bị cáo buộc với tội danh theo các điều 88 "Tuyên truyền chống Nhà nước" hoặc điều 79 "Âm mưu lật đổ chính quyền"....

Việc đàn áp các tiếng nói ôn hòa bất đồng chính kiến trong nước của chính quyền các cấp tại Việt Nam ngày càng có hệ thống và trở nên tinh vi hơn. Chính quyền cộng sản Việt Nam luôn viện dẫn những lý do an ninh quốc gia một cách mơ hồ để tùy tiện áp bức, sách nhiễu và bắt bớ trái phép người dân bất chấp luật pháp, hiến pháp Nhà nước và Công pháp Quốc tế, cũng như bất kể về lương tâm đạo đức con người để bảo vệ và che đậy hành vi sai trái và đầy tội lỗi của các giới chức chính quyền. Điều 88 và điều 79, hai điều khoảng được diễn giải một cách mơ hồ và phi lý của Bộ luật Tố tụng Hình sự thường xuyên được Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xử dụng như quân bài chính để đàn áp và trừng trị các tiếng nói bất đồng quan điểm với chính phủ và cũng là lá chắn tốt nhất và hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng và chính quyền Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam.

Mặc dù thường xuyên bị Quốc tế lên án chỉ trích, nhưng Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước sau như một vẫn tiếp tục phớt lờ dư luận trong và ngoài nước. Không những thế, chính sách đàn áp quyền Tự do Ngôn luận và Tự do Tôn giáo đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trở nên khốc liệt hơn mà việc kết án nặng nề đối với các blogger bất đồng chính kiến và hàng chục thanh niên trẻ Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An trong thời gian qua là những bằng chứng cụ thể rõ ràng nhất. Quyền con người tại Việt Nam đang ngày càng bị chính quyền chà đạp một cách thô bạo và trắng trợn hơn bao giờ hết đến nỗi chính phủ Hoa Kỳ, một quốc gia đồng minh lớn của Việt Nam và cũng là đối trọng tiềm năng duy nhất có thể đối kháng với chính quyền cộng sản Trung Quốc mà Việt Nam kỳ vọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông đã phải hủy bỏ cuộc đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ năm 2013 vốn được tổ chức hàng năm giữa hai nước vì thành tích Nhân quyền tệ hại và kém cõi của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua.




Bản Tin






VN 'đàn áp có hệ thống'



Blogger Điếu Cày nói mình vô tội trong phiên tòa ngày 28/12/2012



Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước".
Tài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York vừa công bố hôm 31/1.


Các bài liên quan








Chủ đề liên quan





HRW cáo buộc Việt Nam "tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động".

Họ bị "áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia".

Đấu đá phe phái

HRW cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn"

"Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền."

Chi tiết đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhắc Thủ tướng về "văn hóa từ chức" được HRW dẫn ra như ví dụ cho thấy ở bề nổi, ngôn luận cá nhân, báo chí, chính trị "được tự do hơn".

Nhưng vẫn có "bàn tay đàn áp" với những ai "có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản".

Ngày 5/8 năm ngoái, hơn 100 người tuần hành bằng xe đạp để cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính lần đầu tiên. Sự kiện diễn ra yên lành.

Nhưng cùng ngày hôm đó, hơn 20 người bị tạm giữ vì "gây rối" khi tuần hành ở Hà Nội phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Điều luật 'mơ hồ'

Nhạc sĩ Việt Khang là một trong những người bị 
tống giam theo điều 88


HRW tiếp tục chỉ trích trong năm 2012, chính quyền Việt Nam dùng những điều luật hình sự "mơ hồ" để bỏ tù "ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác".

Bên cạnh đó, ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử.

Báo cáo đề cập các vụ xử gây chú ý như phiên tòa với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải, hay hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) xử theo điều điều 88 bộ luật hình sự.

Trong phần về các đối tác quốc tế, báo cáo nhận định quan hệ "phức tạp" với Trung Quốc "đóng vai trò then chốt" trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam.

"Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp."

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ "tiếp tục phát triển" khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy vậy, HRW nói các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã bày tỏ rằng "thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ".

Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói: "Năm qua nên là sự thức tỉnh cho những nước như chính phủ Nhật vẫn làm ăn bình thường trong khi công dân Việt Nam thường xuyên bị án tù dài chỉ vì bày tỏ ý kiến."











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét