Thứ hai, 30/12/2013

Tin tức / Văn hóa

Việt Dzũng: Giấc mơ chưa thực hiện

CỠ CHỮ 
Một nhạc sĩ được nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại mến mộ, Việt Dzũng, đã ra đi trong những ngày cuối cùng của năm 2013. Tên tuổi Việt Dzũng gắn liền với Phong trào Hưng ca, anh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng về thân phận người tỵ nạn và tấm lòng của người ra đi đối với quê hương và những người thân còn ở lại. Một người hoạt động lâu năm với Việt Dzũng, nhạc sĩ và MC Nam Lộc, nói Việt Dzũng là một 'con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái'. Trong mục Đời sống Văn hóa do Hoài Hương phụ trách tuần này, Nam Lộc chia sẻ kỷ niệm khi lần đầu ông gặp Việt Dzũng, và những cảm nghĩ của ông về những đóng góp của Việt Dzũng cho làng nhạc của người Việt ở nước ngoài, và hoài bão chưa thực hiện của Việt Dzũng là xây dựng một trung tâm văn hóa của người Việt tại thủ đô của người tỵ nạn ở California.

VOA: Thưa ông, đối với ông, nhạc sĩ Việt Dzũng không những là một người bạn thâm giao mà còn là một nghệ sĩ đồng hành, dùng văn nghệ và âm nhạc như một công cụ đấu tranh, xin ông chia sẻ với độc giả của đài những cảm xúc của ông về sự ra đi của Việt Dzũng?

Nam Lộc: “Dạ vâng, chị diễn tả như vậy thì cũng đã nói lên được sự xúc động của tôi khi mà nghe tin người bạn đồng hành, một người mà tôi cũng ngưỡng mộ, một nhân vật đấu tranh, một nghệ sĩ và đồng thời cũng là một người em mà tôi quý mến từ lâu, vì thế cho nên dĩ nhiên sự xúc động đến với tôi một cách hết sức mạnh mẽ. Đối với tôi đây là một sự mất mát rất lớn lao. Vâng thưa chị, đấy là cảm nghĩ bất chợt đến với tôi khi nghe tin Việt Dzũng qua đời.”

VOA: Thưa ông, ông đánh giá những cái đóng góp của Việt Dzũng cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại như thế nào?

Nam Lộc: “Vâng, Việt Dzũng là một người có lòng và có tâm huyết đối với quê hương đất nước, đối với nhân loại nói chung, và đối với đồng bào của mình nói riêng. Khi hoạt động bên cạnh Việt Dzũng, tôi thấy anh ấy là một người đa tài, hoạt động trong nhiều lãnh vực, luôn luôn quan tâm đến tự do dân chủ và nhân quyền ở quê hương mình, luôn luôn quan tâm đến người thấp cổ bé miệng, không nói lên được tiếng nói của mình. Có thể nói một cách tóm gọn là Việt Dzũng là một con người sắt đá nhưng có trái tim nhân ái. Nhưng bên cạnh đó anh là một người dễ xúc động. Chính 2 điểm đó đã giúp Việt Dzũng nói lên được những bất hạnh trên cuộc đời này, những bất hạnh của đồng hương, của nhân loại, nhưng đồng thời cũng là một người dấn thân để mà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền nói chung, và cho quê hương mình nói riêng.”

VOA: Thưa ông xin ông chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp Việt Dzũng trong hoàn cảnh nào và ca khúc nào của Việt Dzũng đã gây nhiều ấn tượng nhất?

Nam Lộc: “Đối với tôi thì một bài hát gây ấn tượng rất là mạnh và có thể là đã tạo cái hình ảnh về Việt Dzũng trong đầu óc của tôi là bài 'Lời Kinh Đêm'. Tôi nhớ mãi đó là thời điểm đầu thập niên 1980. Tôi có nghe tên Việt Dzũng trước đó nhưng đó là lần đầu tiên tôi gặp anh bằng xương bằng thịt là thời gian chúng tôi có một buổi sinh hoạt tôi điều khiển chương trình gây quỹ của sinh viên Đại học Long Beach. Khi tôi giới thiệu Việt Dzũng thì tôi thích ngay bởi vì một người nghệ sĩ trẻ, tóc dài, ôm cây đàn trông rất là nghệ sĩ tính. Anh trình bày một bài hát, giọng rất là ngọt ngào truyền cảm, giọng nói từ tốn, thu hút, tôi thích Việt Dzũng ngay, nhưng khi nghe Việt Dzũng hát thì sự yêu thích quý mến của tôi còn lên gấp bội lần nữa tại vì bài hát anh hát nó ý nghĩa quá. Nhưng mà đến khi tôi biết anh ấy là tác giả bài hát này thì phải nói rằng tất cả sự ngưỡng mộ đưa đến cảm phục quý mến của tôi kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay.”

VOA: Dạ thưa ông, sự ra đi của Việt Dzũng ở tuổi 55, hãy còn quá trẻ, đã gây sốc cho một số fan hâm mộ anh, nhưng có lẽ đối với người thân và bạn bè thì có thể không phải là một ngạc nhiên. Như vậy nhạc sĩ Việt Dzũng có thì giờ để tâm sự với ông về những hoài bão mà Việt Dzũng muốn thực hiện trước khi ra đi không ạ?

Nam Lộc: “Chị nói đúng, Việt Dzũng cũng biết là cái tình trạng bệnh trạng của anh cũng không có khả quan, đôi khi tôi tránh đề cập đến, nhưng mà anh em chúng tôi ngồi cạnh nhau cũng không thể không đề cập đến được, nhất là lại có những chương trình, dự án làm việc dự tính làm chung với nhau. Có hai điều, thứ nhất là Dzũng mong mỏi một ngày được trở về quê hương, và những mơ ước của anh không những là anh được về quê hương mà còn được gặp lại đồng bào mình sống dưới một chế độ tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đó là hoài bão lớn của anh. Đối với Việt Dzũng, anh nghĩ rằng ngày đó không xa. Nhưng mà hoài bão gần nhất đối với anh em chúng tôi có lẽ ít người biết là tôi và Việt Dzũng đã âm thầm hoạt động cùng với một số những người có lòng ở Nam California,chúng tôi chia sẻ hoài bão là làm thế nào để dựng lên một cái trung tâm văn hóa của người Việt tại nơi gọi là thủ đô của người tỵ nạn Việt Nam bởi vì sự thành công của người Việt với những công trình xây dựng hay thương mại rất lớn nhưng hầu như chúng ta chưa có một chỗ nào để tạo ra một trung tâm văn hóa hầu giữ lại cái lịch sử thành lập cái thủ đô tỵ nạn, có thể nói là một nơi mà người Việt Nam chúng ta sinh sống và tạo dựng sự nghiệp. Đấy là những điều mà anh Việt Dzũng rất là mong mỏi, hầu cho thế hệ trẻ đi sau biết được cha ông của họ đã làm những gì, đã hy sinh như thế nào và đã bỏ ra bao nhiêu mồ hôi nước mắt để tạo dựng được. Các em trẻ đến thăm khu Little Saigon, các em không có một địa điểm, có chỗ nào để các em tìm hiểu được lịch sử ở đâu, các em chỉ nhìn thấy khu Phước Lộc Thọ chẳng hạn, rồi thấy cái tượng Phước Lộc Thọ, nhiều khi dẫn những người bạn ngoại quốc hay bản xứ, họ lại hiểu lầm hay là đây là tổ tiên của người Việt? Thì đấy là cái hoài bão và quan tâm rất lớn của Việt Dzũng cũng như của anh em chúng tôi.”

VOA: Dạ thưa xin cám ơn ông đã chia sẻ hoài bão đó, nhưng mà hoài bão đó đã trở thành một dự án chưa, và dự án đó có khả thi hay không dựa trên những điều kiện kinh tế hiện nay?

Nam Lộc: “Dạ vâng thưa chị, dự án đó đi có lẽ mới được 1 phần 3 đường, tức là muốn thực hiện được điều đó, như chị đã nói đó là cần phải có một cái dự án tài trợ rất là lớn. Chúng tôi cũng xúc động là chúng tôi cũng đã tiếp xúc được những người có khả năng tài chính để có thể làm điều này, thậm chí có những người có cả địa điểm, đất đai để có thể cống hiến vào công việc này. Tuy nhiên cái vấn đề quan trọng là chúng ta cần nhiều người nắm tay lại, đây là một dự án có tính cách lưỡng lợi cho những người làm thương mại, họ sẽ đóng góp, chia sẻ những sự tốn kém để tạo dựng nên cái trung tâm này. Anh Việt Dzũng và chúng tôi đã gặp được một số các nhân vật đó, và hiện chúng tôi hy vọng là có thể theo đuổi được cái hoài bão này, đặc biệt những người đó là thuộc thành phần trí thức trẻ, thành công trong sự nghiệp và muốn đóng góp một phần vào việc đó. Họ cũng đồng ý với chúng tôi là nếu không thành lập trung tâm này thì một ngày nào đó, những người đi trước không còn hiện diện nữa thì những chi tiết, những tin tức, những cam kết của họ sẽ mất đi thì khó có thể thực hiện được. Thưa chị trả lời câu hỏi của chị thì đây là một công việc không phải là dễ làm nhưng mà nó đã bắt đầu và đã có những người hỗ trợ, thưa chị.”

VOA: Dạ xin cám ơn ông chia sẻ cái hoài bão đó của ông, và cũng là của nhạc sĩ Việt Dzũng. Thay mặt cho Đài VOA và độc giả của đài, xin cám ơn và chúc ông thành công.

Nam Lộc: “Vâng thành thật cám ơn chị và cám ơn độc giả của Đài VOA.”

Hoài Hương-VOA







MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐÁM TANG CỦA

NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG.


Nguyễn Nam Lộc


 vietdungfuneral
2
ikla.jpg
   Buổi sáng hôm nay các hội đoàn đến thăm viếng Dũng lần cuối. Chương trình của 1, 2 ngày trước
sẽ có phần phủ cờ. Nhưng giờ chót vào buổi tối cùng ngày Anh Nam Lộc thông báo lễ phủ cờ sẽ bải bỏ
vì có người không tán thành và vì nghi lễ này chỉ dành cho quân đội và các người chết hoặc công lao
vì chiến trận
3
3h2b.jpg
BĐQ Nam Cali với đủ ban chấp hành và anh Hội Trưởng Phan Thái Bình đã đến tham dự. Lễ phủ cờ
sẽ chuyển thành Lễ trao cờ cho thân mẫu Dũng. Liên Hội cựu Chiến Sĩ cùng các hội  Không quân, Hải
Quân, Dù, BĐQ, XDNthôn.v.v. và đầy đủ các hội đoàn Liên Tôn, các Hội Đoàn trong cộng  đồng người
Việt tỵ nạn sẽ thực hiện nghi lễ này
4
92j7.jpg
5
ig6l.jpg
   BĐQ Phạm Trần Thế đại diện gia đình BĐQ San Diego lên tham dự
6
ff00.jpg
7
lsyi.jpg
8
xhcq.jpg   B
Ban trật tự làm việc chặt chẽ cho cá nhân và hội đoàn. Tới phiên Hội BĐQ nam Cali vào thăm viếng.
Đợi sẵn thành 2 hàng dọc khi bước vào đường chính giữa.
9
uo2y.jpg
Mỗi người đưọc phát nhang ngay lối vào. Việc này vừa thứ tự vừa giảm bớt thời gian khi đứng trước
bàn thờ
10
0olk.jpg
  BĐQ Lê Hữu Phúc từ DC mới đáp chuyến bay tối hôm qua để sáng nay có mặt tại đây với BĐQ nam
Cali
11
ytfc.jpg
12
38w3.jpg
13
kzb1.jpg
14
vsm7.jpg
   Việt Dũng có xứng đáng được phủ cờ hay không. Về mặt lý luận và quy tắc thì rất đúng. Xưa kia và
nay chỉ có những chiến sĩ trong quân đội chết vì trận mạc, hy sinh ngoài chiến trường mới được nghi lễ
phủ cờ. Họ là những người hy sinh mạng sống để bảo vệ lý tưởng, là những người yêu nước.
   Việt Dũng cũng là ngưòi yêu đất nước. hầu như cả cuộc đời anh dùng tài năng, ngòi bút, khả năng
chuyên biệt để cùng với những người đồng chí hướng đấu tranh cho dân chủ tự do, đến nỗi quỷ Satan
đã kết án tử hình anh khiếm diện. Vì thế quy tắc phủ cờ có được cảm thông, nới lỏng ?
   Thực ra, ý kiến phản đối chỉ có tỷ lệ 0, 000000000000000000 o/o và chỉ đếm trên đầu ngón tay, để tránh
những phiền phức và cũng để tạo cho buổi tang lễ an bình, ban tổ chức và gia quyến đã xin bải bõ
15
7wc4.jpg
16
xwy4.jpg
17
l6d7.jpg
   Thân nhân của Việt Dũng đứng trước linh cửu vái lậy đáp lễ mỗi khi khách viếng thắp  nhang và cúi
trước bàn thờ Việt Dũng
18
ftwg.jpg
  Phái đoàn hội BĐQ Nam Cali với anh Hội Trưởng đã đến trước bàn thờ Dũng cúi lậy
19
2dyb.jpg
20
6yu7.jpg
21
oo1m.jpg
22
vietdungfuneral
23
13u0.jpg
24
vtu4.jpg
25
fnez.jpg
26
c81s.jpg
27
isa7.jpg
28
2tpv.jpg
29
l4a7.jpg
30
nfnb.jpg
31
vietdungfuneral
32
ave9.jpg
   Một, hai cá nhân nào đó phản đối chắc đã hả hê nhưng bây giờ trong căn nhà nhỏ của Dũng bằng
những tấm ván có lấy được lá cờ của anh ra không. Một chiến sĩ miệt mài đấu tranh cho dân chủ tự
do không kém một chiến sĩ ngoài mặt trận. Chiến đấu bằng cặp nạng mang theo người suốt thời thơ ấu
đến trưởng thành.
31
icxr.jpg
Các chiến sĩ DÙ đang thăm viếng trước linh cửu của Dũng.
                                       NGHI LỄ TRAO CỜ
32
vietdungfuneral
MC của buổi lễ thông báo trịnh trọng xin dành chỗ để phái đoàn của Liên Hội Cựu chiến sĩ bao gồm
các quân Binh chủng Không Quân, Hải Quân, dù, Xây dựng nông Thôn, Biệt Động Quân v.v thực
hiện NGHI LỄ TRAO CỜ. Thân nhân chiến sĩ VIỆT DŨNG gồm có Thân Mẫu của Dũng đứng sẵn
theo sắp xếp của ban tổ chức
33
v727.jpg
   Chủ Tịch LH/CCS đứng chào tay trưóc bàn thờ. Đằng sau 1 TSQ trịnh trọng hai tay đang nâng lá
Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã được xếp gọn ghẽ
34
nq9o.jpg
   Vị Chủ Tịch LH/CCS đọc lời tri ân cảm tạ trước thân quyến Việt Dũng vì những đóng góp công lao
to tát của người quá cố và xin trân trọng trao lá cờ danh dự và vinh danh này cho thân mẫu của Dũng
   Bên phải 1 phụ nữ áo đen không phải là thân nhân ruột thịt của Dũng nhưng lại mang vành khăn tang
Một nhân vật đặc biệt sẽ được nói đến sau.
35
vietdungfuneral
Xong lời phát biểu. Vị chủ tịch LH đón nhận lá cờ để chuẩn bị trao cho thân nhân người chiến sĩ quá cố.
36
8udb.jpg
Lá cờ được Vị Chủ tịch LH/CCS trao tận tay bà quả phụ Nguyễn Ngọc Bảy là thân mẫu của chiến sĩ
VIỆT DŨNG
37
xqt3.jpg
38
d95a.jpg
Một thân nhân mang lá cờ lên linh cửu Dũng và sẽ để lên thi hài của Dũng
39
qocs.jpg
Các thành viên trong LH/CSS lần lượt cúi đầu trước linh cửu chiến sĩ Việt Dũng
40
gjq2.jpg
41
r44p.jpg
  Dũng bây giờ có đến 2 lá cờ phủ lên người Em. Hai lá cờ phủ lên người Anh. Hai lá cờ phủ lên người
chiến sĩ
   (Những tấm hình lấy rất khó vì quá đông phóng viên và phải nhân nhượng nhau)
42
r80e.jpg
    Nhân vật đặc biệt này chính là Nguyệt Ánh tác giả của ca khúc đấu tranh nổi tiếng "Em vẫn mơ". Cô
và MC Minh Phượng là 2 người chị kết nghĩa với Việt Dũng. Việt Dũng lại là Nghĩa Tử của thân phụ
cô tức cố Đại Tá Nguyễn Văn Y, 1 trong những Sĩ Quan đầu tiên khai sinh binh chủng Biệt Động Quân
 trong những năm 60.
     Ngày cố Đại Tá Nguyễn Văn Y từ trần Dũng đã lên thăm và chít khăn tang cho Nghĩa Phụ
43
fx4w.jpg
   Người chị kết nghĩa này đã phát biểu trong ngày tiễn biệt thật cảm động. Lời phát biểu như đã biến
thành bài diễn văn. Đến nỗi các ống kính quay phim và mọi người đổ dồn về chị quên đi những chiến
hữu trong đoàn Liên Hội Cựu chiến Sĩ vẫn còn đang lên thắp nhang kính viếng.
44
r5d3.jpg
45
w0ll.jpg
   Có ai ngờ rằng ẩn bên trong đôi mắt diễm lệ này lại là một Anh Thư thốt lên những tâm tình biểu lộ
  tràn đầy nhiệt huyết yêu nước đấu tranh. "Người đi dưới trăng" trong tuyệt phẩm "Em vẫn mơ" không
phải chỉ là 1 nhạc sĩ tầm thường.
   "Bài diễn văn" của cô rất dài nhưng ý nghĩa từng câu, từng dấu chấm.
46
vietdungfuneral
   Lệ trào ra khóe mắt. Bên phải là thân mẫu Việt Dũng cũng đẫm lệ quanh mắt Bà
47
3gc6.jpg
48
limq.jpg
49
djtu.jpg
   Phần quan trọng của buổi lễ trao cờ đã chấm dứt. Những tấm ảnh trước khi ra về
50
pczz.jpg
51
l5l3.jpg
52
xzis.jpg
                         TRUYỀN HÌNH ONLINE BĐQ.