Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

GIÁO DỤC VIỆT NAM HẾT CẢI TIẾN RỒI LẠI CẢI LÙI TRONG SUỐT NHIỀU THẬP NIÊN QUA... RỒI ĐÂY, TƯƠNG LAI THẬT SỰ CỦA CÁC THẾ HỆ TRẺ LẪN NỀN GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM SẼ RA SAO DƯỚI CÁI GỌI " MÁI TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA " ... ?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nhiều thập niên qua, ngành giáo dục Việt Nam dưới chế độ độc tài cộng sản...được định hướng Xã hội Chủ nghĩa liên tục hết cải tiến rồi lại cải lui... tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng mỗi kỳ từ nguồn ngân sách quốc gia... từ nguồn tiền thuế đóng góp từ người dân và đồng bào cả nước... nhưng xem ra chẳng thu được bất kỳ kết quả khả quan nào... không những thế, dường như ngày một đi vào ngõ cụt, bế tắc luẩn quẩn mà không lối thoát...!!! Lý do tại sao... và phương hướng nào cho việc khắc phục hiệu quả tình trạng bi đát nói trên của ngành giáo dục Việt Nam... để không còn tình trạng lãng phí nguồn tiền, của cải và nhân lực được đóng góp từ người dân...?



Quan điểm xuất phát từ những chuyên gia và cán bộ Nhà nước trực thuộc ngành giáo dục Việt Nam đã phản ảnh hết sức rõ ràng về những điều bất cập đã và đang là những nhân tố tiêu cực cản trở sự phát triễn và hệ thống cải cách liên quan đến ngành giáo dục Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực bao gồm: cải cách hệ thống sách giáo khoa giáo dục phổ thông ... cải tiến hệ thống giáo dục giảng dạy... và một số lĩnh vực liên quan khác. Bên cạnh đó, các quan điểm và những ý kiến đóng góp nói trên cũng đã phản ảnh một cách hết sức rõ ràng và cụ thể về những quan ngại hết sức thiết thực và thực tế từ việc phân bổ ngân sách như thế nào trong hệ thống đổi mới chương trình giáo dục cho hợp lý... cũng như đánh giá đúng mức về hiệu quả thu được thật sự từ việc đề nghị đổi mới và cải cách hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay.



Đóng góp ý kiến và quan điểm xây dựng là thế... nhưng tất cả đều còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và tiếp thu như thế nào từ các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam nói chung... và các vị lãnh đạo các Bộ ngành thuộc hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng...? Liệu rằng lợi ích chung của xã hội Việt Nam, của con người và đất nước Việt Nam... cũng như lợi ích thiết thực của các thế hệ trẻ Việt Nam bao gồm cả con cái của các quan chức cán bộ lãnh đạo lẫn con cái của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội... có đủ lớn để che khuất... để vượt lên... hay loại bỏ những tư duy ích kỷ nhỏ nhen... những lợi ích riêng tư cá nhân... hay các mưu toan và ý đồ nhằm phục vụ cho các mục đích chính trị hay mục tiêu tham nhũng hay không...? tất cả đều còn bỏ ngỏ và chờ câu trả lời cùng cách hành xử thỏa đáng và thích hợp từ các vị lãnh đạo Nhà nước... các vị lãnh đạo chính quyền các cấp... và lãnh đạo các ban ngành đoàn thể liên quan hoặc trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam...?





Bản Tin




BBC

Về dự thảo giáo dục 35.000 tỷ

Cập nhật: 06:26 GMT - thứ năm, 17 tháng 4, 2014

Ông Nguyễn Vinh Hiển nói gói 35 nghìn tỷ chưa bao gồm khoản đầu tư vật chất cho những nơi khó khăn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 14/4 đã thảo luận về Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, các báo trong nước đưa tin.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển được dẫn lời tại cuộc họp cho biết đề án cải cách giáo dục sẽ cần khoảng gần 35.000 tỷ đồng, chưa kể số tiền phải đầu tư vào những cơ sở còn gặp khó khăn về vật chất.
Ông Hiển cũng cho biết chương trình, sách giáo khoa mới theo đề án cải cách này sẽ được sử dụng ổn định đến năm 2030.
Tuy nhiên, ngày 15/04, ông Đỗ Ngọc Thống, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, thường trực ban soạn thảo Đề án, cũng lên tiếng khẳng định rằng số tiền này chỉ mới là ước tính ban đầu và không chỉ để dành làm chương trình, sách giáo khoa mà còn cho những 7-8 khoảng khác.
BBC mới có cuộc phỏng vấn với Nhà giáo ưu tú, GS TS Trần Ngọc Vương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xung quanh chủ đề giáo dục.
BBC: Ông nghĩ thế nào về gói 35.000 tỷ mà Bộ Giáo dục đang đề xuất cho chương trình cải cách giáo dục?
GS TS Trần Ngọc Vương: 35.000 tỷ đối với một nền giáo dục thì cũng không phải quá lớn, tuy nhiên cách sử dụng đồng tiền và phân bổ thế nào thì mới là vấn đề. Nếu không biết chi thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn.
Tôi chưa nhìn thấy được định hướng chi tiêu của 35.000 tỷ đấy cho chương trình và sách giáo khoa. Chương trình và sách giáo khoa đều không tốt và còn quá tù mù. Chính vì nó không rõ ràng về mặt đường hướng nên chưa thể nói là chi tiêu như thế là hợp lý.
Tôi thấy cách đặt vấn đề và sự góp ý trong thực tế chưa tập hợp được kinh nghiệm và tâm huyết của những nhà giáo dục có tiếng nói quan trọng. Sự tham khảo chương trình của các quốc gia có nền giáo dục tiến bộ vẫn không hợp lý lắm, nhất là những môn khoa học xã hội.

'Giáo dục lại người làm giáo dục'

"Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại. Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế."
GS TS Trần Ngọc Vương
BBC: Ông nghĩ gì về những bất cập trong việc đầu tư ngân sách và chất xám cho giáo dục hiện nay?
GS TS Trần Ngọc Vương: Lẽ ra muốn bàn cải cách giáo dục, phải tiến hành những hội thảo chuyên đề và mời cho bằng được những chuyên gia có tri thức, có kinh nghiệm, có tâm huyết và có suy nghĩ độc lập, mạnh dạn trong lĩnh vực giáo dục.
Bên cạnh đó, phải tổng kết cho bằng được những thành tựu của các nền giáo dục trước đây, cũng như những thành tựu mà các thể chế chính trị Việt Nam trước đây đã mang lại, dù là những chính thể tồn tại hàng nghìn năm hay chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn trong đó có nền giáo dục nhà Nho ngày xưa, nền giáo dục của chính phủ Trần Trọng Kim hay của chính phủ Hồ Chí Minh trong thời kỳ đầu.
Trong một thời kỳ rất ngắn, người ta đã xóa được mù chữ, phát triển được những định hướng phát triển khoa học và khai thác được tiềm năng của đội ngũ trí thức, phục vụ rất có hiệu quả cho các mục tiêu xã hội.
Sau này người ta làm chính sách giáo dục theo lối đóng khung lại ở trên cùng, và chỉ những người nào đó mới được có ý kiến và đưa ra phán quyết mà không phải là sự tổng kết nghiêm túc.
Người làm giáo dục ở bậc vĩ mô thì tôi nghĩ là cần phải được giáo dục lại.
Họ không có tri thức, kinh nghiệm, không có thực tế, không có những suy nghĩ về các chương trình giáo dục và vì thế lúc nào cũng áp đặt vào mà không chấp nhận những ý kiến phản biện.
Rất nhiều người tâm huyết và cũng là những người có kinh nghiệm, có thực tế và đã đạt được những thành tựu lớn trong giáo dục đã đưa ra rất nhiều những lộ trình nhưng không được lắng nghe.
Tôi cho rằng hiện nay, khi áp dụng chương trình giáo dục cho các môn, chúng ta cần tổng kết rất nghiêm túc các môn học trên thế giới được thiết kế theo cách như thế nào và đặc điểm các chương trình phổ thông của những nền giáo dục tiên tiến là ra sao.
Nhiều nhà giáo dục cũng đang đề cập đến chuyện thay đổi triết lý giáo dục. Giáo dục 5% khác với giáo dục 100%, giáo dục cộng đồng khác với giáo dục tinh hoa.
Mục tiêu ngắn hạn trước mắt của nền giáo dục phục vụ cho cái gì, trong lâu dài phục vụ cho cái gì? Những điều đó phải rất rõ ràng thì lúc đó mới có thể đưa ra những khung chương trình phù hợp và ngân sách dành cho nó mới thỏa đáng được so với điều kiện kinh tế của Việt Nam bây giờ.

Giáo dục và chính trị


Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp giáo dục Việt Nam đứng thứ 7 trong 8 nước ASEAN
BBC: Ông có cho là nền giáo dục hiện nay bị sử dụng để phục vụ quá nhiều cho mục tiêu chính trị?
GS TS Trần Ngọc Vương: Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị.
Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.
Tôi nhắc lại là không có nền chính trị nào mà không cần giáo dục phục vụ. Nền chính trị nào mà không được nền giáo dục phục vụ thì nền chính trị đó cũng đều là hư hỏng.
Tuy nhiên phải xác định rõ rằng bản thân nền chính trị đòi nền giáo dục phục vụ ấy đã được định hình một cách chính xác chưa, và có chuẩn chưa, thì đó là một câu hỏi khác.
BBC: Ông có nói đến tầm quan trọng của việc tích cóp những thành tựu về giáo dục của các thể chế tồn tại hàng nghìn năm, cũng như những thể chế chỉ tồn tại về ngắn hạn. Ông nghĩ gì về nền giáo dục của miền Nam Việt Nam trước 1975?
GS TS Trần Ngọc Vương: Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc.
Hơn 20 năm ấy không thể nào bị phủ định sạch trơn một cách đơn giản được, có những thành tựu dứt khoát phải được kế thừa.
Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.
Trước đây nhiều nhà chính trị có vai trò lớn trong giai đoạn những năm 80-90 cũng đã từng khai thác những thành tựu giáo dục của miền Nam cũ và nhiều người trong số họ giờ đây vẫn có những đóng góp rất quan trọng.
Họ là sản phẩm kết tinh của một nền giáo dục hệ thống chứ không thể nói nền giáo dục cũ không có thành tựu gì mà lại đẻ ra họ được, và vì vậy, tôi nghĩ cần có một thái độ cầu thị nghiêm túc.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét