Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 165 (15-02-2013)



                






      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Bản Tin






Kính gởi tới Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Độc giả
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 165 phát hành ngày 15-02-2013,
- Bài xã luận của bán nguyệt san.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và tiếp tay phổ biến, nhất là phổ biến ngược về trong nước cho Đồng bào thân yêu.
Ban biên tập báo TDNL


Độc quyền lãnh đạo, độc hữu tài nguyên, độc dụng công lực !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 165 (15-02-2013)

            Hiến pháp đúng nghĩa của mọi nước dân chủ văn minh là một «khế ước xã hội » (nguyên từ của triết gia Jean-Jacques Rousseau) xác định các quyền của nhân dân và nghĩa vụ của nhà nước qua các điều khoản kết thành một thể thống nhất, chặt chẽ. Trong các nước độc tài lạc hậu thì trái ngược, cái được gọi là «Hiến pháp» lại xác định các quyền của nhà nước và nghĩa vụ của nhân dân, cũng qua nhiều điều khoản kết thành một thể chặt chẽ, thống nhất. Thật ra đó chỉ là cương lĩnh của chính đảng độc tôn đang nắm trọn quyền thống trị quốc gia dân tộc.

            Cái mà thường dân ngây thơ và trí thức lầm lẫn gọi là «Hiến pháp» của Việt Nam dân chủ cộng hòa (1959) rồi của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980 và 1992), nơi đảng Cộng sản mặc sức tung hoành, làm mưa làm gió suốt gần 60 năm qua, cũng chỉ là cương lĩnh của đảng không hơn không kém. Nó càng lúc càng củng cố quyền lực mạnh mẽ cho nhà nước (tức cho đảng) và gia tăng các nghĩa vụ ngặt nghèo cho nhân dân. Điều này nay thấy rõ hơn nữa trong «Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013» đang được gởi ra công luận để gọi là «lấy ý kiến» nhân dân (chứ không phải để được nhân dân phúc quyết).

            Dự thảo 124 điều này, được biên soạn do các thành viên Quốc hội kiêm thành viên của đảng CS, mà đa phần thông thạo luật rừng hơn luật pháp, tựu trung có lẽ chỉ quy về 3 điểm : độc quyền lãnh đạo, độc hữu tài nguyên và độc dụng công lực. Ba điểm này liên hệ chặt chẽ với nhau.

            1- Độc quyền lãnh đạo của đảng thì đã quá rõ qua điều 4. Trong đó các đồ đệ của Hồ Chí Minh vừa vỗ ngực tự khen: «Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc», vừa mù quáng ảo tưởng: «lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng», vừa nghênh ngang lộng quyền: «là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội», vừa mỵ dân lường gạt: «Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình», vừa khiêm tốn đểu giả: «Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật».

            Người ta biết rằng đây chẳng phải là sáng kiến gì mới của đảng CSVN. Điều 4 đó đã cảm hứng từ Điều 6 Hiến pháp năm 1977 của Liên bang Xô viết: «Đảng CS Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và hướng dẫn xã hội Xô viết, là trọng tâm của hệ thống chính trị, mọi tổ chức nhà nước và tổ chức quần chúng. Đảng CSLX hiện hữu vì dân và phục vụ nhân dân. Đảng CSLX trang bị bởi chủ thuyết Mác-Lê, quyết định tổng quát đường hướng phát triển xã hội cho các chính sách đối nội và đối ngoại của LB Xô viết, lãnh đạo công tác xây dựng vĩ đại của nhân dân Xô viết... Mọi cơ cấu của đảng hoạt động trong phạm vi hiến pháp LB Xô viết » Và điều 6 này cũng đã cảm hứng từ bộ luật ngày 14-7-1933 của chế độ phát xít Hitler, quy định «Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa [gọi tắt là Đảng Quốc Xã] là đảng chính trị duy nhất ở Đức. Bất kỳ người nào duy trì cơ cấu tổ chức của một đảng chính trị khác hoặc thành lập một đảng chính trị mới sẽ bị phạt với mức án đến ba năm khổ sai hoặc với án tù giam từ sáu tháng đến ba năm, nếu hành động không chịu hình phạt cao hơn chiếu theo quy định khác».

            Gần đây, tuyên giáo trung ương đảng bắt đầu tung ra nhiều luận điệu biện hộ cho điều 4 này. To miệng nhất là ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH kiêm Trưởng ban biên tập «Dự thảo sửa đổi HP». Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, tay chủ nhiệm này đã ngoác mồm biện minh cho điều 4 hiến pháp bằng bốn luận điểm. Thứ nhất là vì công trạng : đảng đương nhiên độc quyền vì đã được “lịch sử cách mạng chứng minh”. Đây là kiểu “ăn mày dĩ vãng” khi hiện tại đã quá bệ rạc. Thứ hai là vì đảng khẳng định như thế : «đảng phải tiếp tục cai trị, phải giữ vai trò lãnh đạo”. Đây là lối ngụy biện ngang ngược khi nhân dân bắt đầu chống đối. Thứ ba là vì thực tế cuộc sống «cũng yêu cầu liên tục khẳng định và duy trì điều 4”. Đây là sự khỏa lấp hiện tình bi đát và ảm đạm của xã hội. Thứ tư là vì «muốn nhấn mạnh trách nhiệm của đảng». Đây là kiểu cố đấm ăn xôi, tham quyền cố vị sau khi đã hoàn toàn vô trách nhiệm trước nhân dân và đất nước.

            Dĩ nhiên trước sự độc quyền lãnh đạo muôn niên này thì nhân dân chỉ có một nghĩa vụ là vâng lời và các chính đảng khác chỉ có một số phận là bị tiêu diệt.

            2- Độc hữu tài nguyên : Muốn giữ quyền thì đương nhiên đảng phải có tiền. Tiền ở đâu ra? Chính là ở tài nguyên đất nước. Do đó, bất chấp phản đối của toàn dân, đảng tiếp tục khẳng định qua Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18): «Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật». Chỉ cần phất một câu trong bộ luật tối cao này, đảng đã thu tóm ngon ơ mọi đất đai mà các cá nhân đã làm chủ từ bao đời và mọi công điền công thổ do tổ tiên để lại mà nhà nước chỉ có bổn phận quản lý.

            Ở đây cần nói thêm về tài nguyên đất nước. Đó là tài sản của toàn dân, vì chính hàng triệu người qua bao thế hệ đã chiến đấu, đã sống gian khổ, thậm chí đã chết thảm thương để gìn giữ, bảo vệ và phát triển nó. Ngày nay việc khai thác tài nguyên này là độc quyền của nhà nước, trong khi nhà nước ấy do đảng lãnh đạo. Lãnh đạo các tập đoàn khai khoáng lại là người của đảng. Chưa hết, truyền thông về chuyện này đảng nắm, luật lệ về chuyện này đảng ra… trên dưới một giuộc, thì dễ hiểu hiểu tài sản chung này bị thất thoát, bị ăn chia đến mức nào. Và thực tế chứng tỏ đã bi thảm như vậy qua các tin tức như «Tập đoàn dầu khí để ngoài sổ sách hơn 10 ngàn tỷ», «Biếu không cho nước ngoài mỏ than tốt nhất Việt Nam»… Đang khi đó thì cái nhà nước tự gọi là «đầy tớ nhân dân» này -qua bao năm tháng- đã chẳng hề công khai và tự nguyện cho nhân dân biết đã khai thác những gì, bán cho ai, thu về bao nhiêu tiền bạc và tiền bạc ấy đã chi dùng vào việc gì.

            Quyền độc hữu tài nguyên còn bày tỏ qua Điều 58 : «2- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích...». Tất cả đều là ân huệ của nhà nước (của đảng) còn nhân dân, kẻ thuê mướn đất, thì chỉ có nghĩa vụ và nghĩa vụ. Chưa hết, «3- Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng... trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế xã hội ». Không có trong Điều 18 HP 1992,  điểm mới này một đàng hợp thức hóa những dự án đã làm đổ máu và nước mắt của nhân dân tại Văn Giang, Thủ Thiêm, Tiên Lãng, Vụ Bản, Dương Nội... và mở đường cho các đảng viên cao cấp kiêm đại gia tư bản tiếp tục tước ngay cả quyền sử dụng còn sót lại của nhân dân.

            3- Độc dụng công lực. Đã có quyền (ngai vàng) và tiền (túi bạc), mà có một cách bất chính, thì đảng phải bảo vệ cả hai cho tới cùng. Do đó mà có Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45) : «Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng CSVN, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế». Đây là điều hết sức mới mẻ, mới mẻ một cách quái đản, vì HP 1946 không có điều khoản riêng về Lực lượng vũ trang này. HP 1959, Điều 8 chỉ nói «Lực lượng vũ trang là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hòa bình của nhân dân». HP 1980, Điều 51 và HP 1992, Điều 45 chỉ xác định «các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước». Nghĩa là ngay trong các HP 1980 và 1992, khi đang ở đỉnh cao của quyền lực, đảng CS cũng chưa dám khẳng định là lực lượng vũ trang phải trung thành với đảng. Hôm nay, khi chủ nghĩa và chế độ CS quốc tế đã hoàn toàn tan rã vì bị nhân loại phỉ nhổ, khi đảng CSVN không hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ biên cương hải đảo của Tổ quốc, khi việc đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc bị phơi trần bộ mặt, khi nhân dân ngày càng coi đảng như kẻ thù (và ngược lại) thì đảng lại ma giáo đòi hỏi mọi lực lượng vũ trang (quân đội, công an, dân phòng...) phải tuyệt đối trung thành với đảng và phải bảo vệ đảng trước cả nhân dân đất nước. Luận điệu này đã được những tên tướng tá đê hèn như Phạm Tuấn Quang, Võ Tiến Trung, Nguyễn Tiến Bình bênh vực một cách trơ trẽn và ngu xuẩn. Quân đội được nhân dân sinh ra và tốn công  nuôi nấng thì phải phục vụ nhân dân, bảo vệ giang sơn đất nước chứ đâu phải tuyệt đối trung thành với đảng để rồi phải tuyệt đối xả thân bảo vệ cái nền tảng tư tưởng Mác-Lênin chết tiệt. Tệ hại hơn nữa, vì cái nền tảng tư tưởng quái dị ấy mà phải dấn thân làm đồ đệ cho một “mẫu quốc” nào đó như lập trường của Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh trước Tàu cộng hiện nay.

            Kết : Rõ ràng cái gọi là «Dự thảo HP» với 3 mục tiêu (độc quyền lãnh đạo, độc hữu tài nguyên và độc dụng công lực) chỉ là một mệnh lệnh ngang ngược của «chủ đảng» với «tớ dân» không hơn không kém. Theo lẽ thường, trước việc lấy ý kiến mang tính chất lường gạt công luận, khinh rẻ quốc dân và đầy mưu mô thâm độc như thế, toàn dân phải đồng loạt xuống đường đả đảo, thậm chí hỏi tội những tên đã ngang ngược viết ra nó. Nhưng với sự cố chấp và ngạo mạn của các lãnh đạo Cộng sản, sự mù quáng và tàn bạo của các lực lượng vũ trang sẵn sàng đàn áp dân lành, phải chăng toàn dân nên dùng một hình thức biểu tình khác là gởi thư đến Quốc hội Cộng sản Việt Nam để bày tỏ lập trường, thẳng thừng phản đối điều 4 và các điều liên hệ?

            BAN BIÊN TẬP
Tu do ngon luan so 165 (15-02-2013).docTu do ngon luan so 165 (15-02-2013).doc
854K   View   Download  

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

CPJ: Việt Nam, một trong 5 nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Việt Nam, một trong 5 quốc gia được đánh giá là quốc gia có số lượng Nhà báo, Ký giả và Blogger bị cầm tù nhiều nhất trên thế giới theo bản báo cáo phúc trình thường niên về tình hình Tự do Báo chí Toàn cầu của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế (CPJ) hôm 14 / 02 vừa qua. Điều này cho thấy chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam không những không có thiện chí cải thiện tình trạng Nhân quyền vốn vô cùng tồi tệ của mình trong nhiều năm qua, mà còn đang từng bước, từng bước vươn lên vị trí quốc gia dẫn đầu thế giới về vi phạm nhân quyền qua chính sách leo thang đàn áp các tiếng nói bất đồng ôn hòa trong nước, cũng như chà đạp một cách thô bạo các quyền cơ bản hợp pháp của người dân Việt Nam.

Người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế đang ngày càng tỏ ra quan ngại nhiều hơn trước hành động xem thường dư luận của người dân và Công pháp Quốc tế từ chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam qua việc chính quyền thường xuyên viện dẫn các lý do an ninh quốc gia một cách mơ hồ và lạm dụng các điều khoảng bất hợp lý, đầy bất cập của Bộ luật Hình sự như tại các điều 88 (Tuyên truyền chống chế độ) hoặc điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền).....được diễn giải một cách tùy tiện và xử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm cầm tù các Nhà Báo, Ký giả, các Blogger, các Nhà hoạt động Tôn giáo, hoạt động Nhân quyền....chống tham nhũng, chống tiêu cực và ngay cả đối với các sinh viên học sinh yêu nước, các Văn Nghệ sĩ và những người xuống đường phản đối hành động xâm lược của kẻ thù Trung Quốc trong thời gian qua.

Chính sách và hành động sai trái của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong nhiều thập niên qua đã gây chia rẽ và làm xáo trộn Xã hội. Người dân thì mất lòng tin nơi chính quyền, không còn tin tưởng vào pháp luật Nhà nước, cũng như không còn tin rằng có Công lý tại Việt Nam. Nội bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước thì nghi kỵ đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, tranh giành vị trí lãnh đạo mà bỏ qua các lợi ích chính đáng của người dân, lợi ích của Quốc gia và Dân tộc. Ngay cả vì lợi ích của bản thân và gia đình mà bán rẻ cả lương tâm đạo đức của chính mình. Trước viễn cảnh đen tối của Đất nước hiện nay, mọi người chúng ta không thể tiếp tục làm ngơ nhìn đất nước đang ngày ngày tiến gần hơn đến bên bờ vực thẵm. Chúng ta không thể tiếp tục trơ mắt nhìn đồng bào ruột thịt của chúng ta, người thân của chúng ta và bạn bè của chúng ta chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước mà phải trả giá bằng những năm tháng nghiệt ngã và khổ đau trong chốn lao tù, trong lúc giới lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước thì vẫn tiếp tục sống hưởng thụ, sống phè phỡn trên xương máu của đồng bào và trên nỗi nỗi đau của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam.




Bản Tin






Tin tức / Việt Nam

CPJ: Việt Nam, một trong 5 nước bỏ tù nhiều ký giả nhất thế giới



Ông Bob Dietz, Phối Hợp Viên Chương Trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả Quốc tế CPJ
Ông Bob Dietz, Phối Hợp Viên Chương Trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả Quốc tế CPJ




Báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ, nhan đề 'Các cuộc tấn công báo chí' nói rằng năm 2012 là năm có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất, với 70 ký giả bị sát hại. Năm qua cũng như có số ký giả bị cầm tù cao kỷ lục là 232 người.

Theo CPJ, các nhà báo bị bỏ tù tại Việt Nam chủ yếu vì bị cáo buộc tội 'chống phá nhà nước', một trong những tội danh mà Việt Nam thường dùng để trấn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ.  


Tin liên hệ





Ông Bob Dietz, Phối Hợp Viên Chương Trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả Quốc tế CPJ, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Bản phúc trình thường niên 2012 này của chúng tôi điểm lại tình hình tại các nước trong năm qua. Qua đó, ta thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do báo chí và tự do internet của công dân. Số người thể hiện quan điểm cá nhân qua các bài viết hay trên mạng internet bị bỏ tù tại Việt Nam tiếp tục tăng. Báo chí trong nước đều của nhà nước và bị kiểm soát chặt chẽ. Còn những ai nói lên những gì nhà nước không thích thì lại bị đi tù. Đây là một xu hướng hết sức đáng quan ngại.”

Ông Dietz cho biết Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia là ba nước đáng chú ý nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Những nước CPJ ghi nhận quyền tự do báo chí bị trấn áp nhiều nhất trong năm 2012​​ 

Những nước CPJ ghi nhận quyền tự do báo chí 
bị trấn áp nhiều nhất trong năm 2012


  Phúc trình của CPJ chỉ ra rằng các chính phủ ở khu vực này trong năm qua đã tìm cách giới hạn quyền tự do Internet bằng các quy định hạn chế, theo dõi, kiểm duyệt và đe dọa bỏ tù những người cầm bút bằng các tội danh liên quan đến “an ninh quốc gia”. Các chiến thuật Việt Nam áp dụng để đàn áp quyền tự do báo chí bị CPJ nêu lên trong phúc trình bao gồm sử dụng các luật lệ mơ hồ về “chống phá nhà nước” để trấn áp các ký giả mạng, dùng công an mạng để theo dõi các hoạt động trên net, thành lập đội ngũ các “dư luận viên” tuyên truyền có lợi cho nhà nước và phản biện các ý kiến chỉ trích nhà nước trên các diễn đàn mạng.

Báo cáo của CPJ nêu lên rằng trong những năm gần đây, Việt Nam đã áp dụng một loạt các luật lệ cho phép nhà cầm quyền tăng cường kiểm duyệt internet và truy tố các blogger có quan điểm trái với nhà nước.

Một nghị định hồi năm 2008 quy định việc truy cập vào các trang web bị nhà nước cấm trong đó có các trang cổ xúy dân chủ đa đảng hay chỉ trích chính sách cai trị của đảng cộng sản là bất hợp pháp.

Trong cùng năm, một chỉ thị của Bộ Văn hóa Thông tin ban hành yêu cầu các trang blog cá nhân không được bàn đến các vấn đề chính trị và phải gỡ bỏ các bài viết mà chính quyền cho là “nhạy cảm” kể cả các bài báo nước ngoài được in lại hay dịch lại.

CPJ cũng nhắc tới một dự thảo nghị định hồi cuối năm ngoái yêu cầu các công ty kỹ thuật quốc tế thành lập các trung tâm dữ liệu và văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này khiến các cư dân mạng lo ngại về mức độ an toàn đối với địa chỉ IP khi họ truy cập internet. Nghị định này cũng không cho phép các blogger nặc danh hay ẩn danh.

CPJ nói nghị định vừa kể buộc các công ty internet và các nhà cung cấp dịch vụ phải hợp tác với chính quyền thực thi các luật lệ bao quát không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và đề ra một mối đe dọa lớn đối với quyền riêng tư và tự do bày tỏ quan điểm của công dân.

CPJ cho biết chiến dịch trấn áp internet của nhà nước Việt Nam nhắm vào các blogger đang ngày một gia tăng, với 13 nhà báo tự do lãnh án tù hồi gần đây chủ yếu vì các bài viết trên mạng.

Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, ba blogger nổi tiếng trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG bị kêu án với mức cao nhất 12 năm vì các bài viết mà Hà Nội cho là lạm dụng internet để phá hoại lòng tin nhân dân đối với nhà nước.
Hồi tháng 8, hai blogger Đinh Đăng Định và Lê Thanh Tùng bị tuyên án tổng cộng 11 năm tù vì tội danh tương tự, “tuyên truyền chống nhà nước”.

Theo CPJ, các ký giả mạng tại Việt Nam là một thách thức trước sự kiểm duyệt độc tài lâu nay của nhà nước đối với báo chí, truyền thông. Việc phê phán chính phủ và phanh phui tham nhũng của quan chức nhà nước trên mạng đã khiến giới hữu trách xem các luồng thông tin qua mạng lưới này là một mối đe dọa cho quyền hành của họ.  

Trước báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), cuối tháng rồi, Việt Nam bị tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ở Pháp liệt kê là một trong 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất toàn cầu, với vị trí giữ nguyên 172/179 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do RSF thực hiện.

Phóng viên Không biên giới cũng nhận xét rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và Việt Nam từ vị trí thứ ba đã nhảy lên hàng thứ hai trong danh sách các nước cầm tù nhiều cư dân mạng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.











Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Tham gia ký tên ủng hộ bản kiến nghị kêu gọi trả tự do cho các Nhà hoạt động yêu nước Công giáo và Tin Lành là trách nhiệm chung của toàn Xã hội Việt Nam trong tiến trình Dân chủ hóa Đất nước








     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Hàng ngàn người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp trong Xã hội đã nô nức ký tên tham gia ủng hộ bản kiến nghị kêu gọi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải triệt để thực thi pháp luật một cách nghiêm chỉnh và dừng ngay việc bắt giữ người sai trái, tùy tiện, phi pháp và đi ngược lại với Công pháp Quốc tế và trái với Hiến pháp cũng như luật pháp của Việt Nam. Bản kiến nghị đồng thời cũng kêu gọi chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam mau chóng trả tự do cho những người dân yêu nước đang bị Nhà cầm quyền bắt giữ với những tội danh gán ghép một cách vô lý dựa trên các điều khoảng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam vốn được diễn giải một cách mơ hồ và tùy tiện bao gồm các điều như: điều 88 (Tuyên truyền chống chế độ), điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền).....

Tất cả mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều biết rất rõ về tình trạng người dân Việt Nam trong nước bao gồm mọi tầng lớp người dân từ Trí thức đến nông dân (dân oan bị chiếm đoạt đất đai trái phép tập trung xuống đường khiếu kiện) từ các em học sinh sinh viên yêu nước đến những người xuống đường thể hiện lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược Trung Quốc trong thời gian qua đều bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và bị bắt giữ giam cầm một cách trái phép chỉ vì lòng yêu nước và khát khao Dân chủ của mọi người. Một điều vô cùng nghịch lý những tưởng chỉ có trong phim ảnh hay các câu chuyện thần thoại thế nhưng đã và đang xảy ra ngay tại trên đất nước Việt Nam, một quốc gia luôn tự cho mình là một Nhà nước pháp quyền với một Xã hội công bằng trong đó mọi quyền cơ bản của người dân luôn được chính quyền tôn trọng....!!!

Trước thái độ thù địch và cách hành xử ngày một vô lý và ngang ngược hơn của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều tỏ ra vô cùng phẩn nộ. Hàng loạt các kiến nghị từ việc kêu gọi sửa đổi Hiến pháp cho đến kiến nghị yêu cầu trả tự do cho các công dân Việt Nam yêu nước bị cầm tù một cách trái phép và trước đó bao gồm các chiến dịch vận động cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền như: "We, the people" trực tiếp trên trang mạng của Lầu Năm Góc, hay như chiến dịch "Triệu con tim một giọng nói" do Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc Trung tâm ca nhạc hải ngoại Asia tại Hoa Kỳ khởi xướng mới đây đều thu hút được sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Điều này cho thấy người dân Việt Nam phần đông đều không đồng thuận với những hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam và cùng chung một ước nguyện mở rộng Dân chủ tại Việt Nam.

Để chia sẻ với mọi khổ đau và gian truân với đồng bào Việt Nam trong nước, cũng như thể hiện lòng yêu nước và đồng hành cùng với đồng bào ruột thịt của chúng ta trong tiến trình Dân chủ hóa Đất nước. Chúng tôi tha thiết kính mời tất cả mọi người dân Việt Nam cả nước, không phân biệt Tôn giáo, Sắc tộc, thành phần Xã hội, chính trị và giai cấp hãy chung tay góp sức trong công cuộc xây dựng và kiến tạo một Đất nước Việt Nam tự do Dân chủ, công bằng và phồn vinh nơi mọi khổ đau áp bức không còn nữa và mọi người dân Việt Nam thật sự là chủ bản thân mình, chủ gia đình mình và chủ đất nước của mình mà không hề phải lo sợ bất kỳ thế lực xấu xa đen tối nào trù dập hay đe dọa. Thêm một chữ ký, đồng nghĩa với việc thêm một phần trăm cho cơ hội và ước nguyện chung của mỗi người chúng ta trong giai đoạn đất nước Việt Nam đầy bất ổn ngày hôm nay.

Ký tên tham gia xin mời click vào:

http://thanhnienconggiao.blogspot.com.au/p/banlentieng.html




Bản Tin





Tin tức / Việt Nam

Hàng ngàn người ký tên kêu gọi phóng thích các nhà hoạt động Công giáo, Tin lành



17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.




Hàng ngàn người Việt trong và ngoài nước ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Công giáo và Tin lành đang bị giam cầm vì các hoạt động kêu gọi dân chủ-nhân quyền, cổ xúy cho công lý và đa đảng tại Việt Nam.

Bản lên tiếng trên trang blog Thanh niên Công giáo được phát động từ ngày 27 tháng 1 phản đối các bản án từ 2 đến 13 năm đối với các nhà hoạt động trẻ đa phần thuộc Dòng Chúa Cứu Thế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà nước tuân thủ Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của người dân, tôn trọng nhân quyền căn bản của công dân, chấm dứt tình trạng bắt giữ tùy tiện, phóng thích giới bất đồng chính kiến, tù nhân lương tâm và những người yêu nước bị tù đày vì “những tội danh gán ghép” dựa trên điều 79 và 88 Bộ Luật Hình sự. Hai điều luật này bị công luận thế giới lên án là mơ hồ, trái với Hiến pháp Việt Nam và công pháp quốc tế.



Tin liên hệ











Anh Đậu Văn Thông, em trai nhà hoạt động Đậu Văn Dương bị kêu án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" hồi tháng 5 năm ngoái, nói với VOA Việt ngữ:

“Gia đình chúng em mong muốn bản lên tiếng này có hiệu nghiệm và được nhà nước chấp nhận.”

Anh Thông cho biết trong lần thăm gặp hằng tháng mới đây, anh Đậu Văn Dương có nhờ gia đình chuyển lời tri ân tới những người ủng hộ cả trong lẫn ngoài nước:

“Anh Dương cũng gửi lời cảm ơn tất cả mọi người, những người Việt kiều, những người ngoại quốc đã giúp đỡ anh bằng cách này hay cách khác, đã cầu nguyện cho anh, và mong rằng sẽ có nhiều người cầu nguyện hơn.”

Ông Trần Đức Trường, thân phụ của nhà hoạt động Trần Hữu Đức bị 39 tháng tù giam về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, nói ông cảm kích trước sự ủng hộ dành cho bản lên tiếng này. Tuy nhiên, ông không tin rằng sẽ có sự thay đổi trong các bản án:

“Chỉ mong rằng coi như mọi người có tiếng nói để yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho các thanh niên đó. Mình chỉ biết lên tiếng đấu tranh đòi công lý như vậy thôi, chứ nhà nước Việt Nam này, khó lắm. Mong mọi người, đồng bào hải ngoại và trong nước, hãy lên tiếng thêm, có tiếng nói để giúp đỡ hầu có công lý và hòa bình trong đất nước này.”

Tính đến ngày 14/2, bản lên tiếng đã nhận được trên 4.200 chữ ký của người Việt khắp nơi, đa số là người trong nước. Trong số này có đông đảo các chức sắc Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và các nhà dân chủ tại Việt Nam như Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội, Đức Giám mục Phaolô - Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám mục giáo phận Vinh - Nghệ An, Thượng Tọa Thích Không Tánh, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, ông Lê Quang Liêm, Mục Sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Tân, nhà dân chủ thuộc khối 8406 Đỗ Nam Hải v..v.

Trao đổi với VOA Việt ngữ tối ngày 14/2, một người ký tên trong bản lên tiếng là linh mục Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, cho biết:

“Tất cả những người mà tôi ký tên ủng hộ trong bản lên tiếng không làm gì vi phạm pháp luật mà bị bắt và bị xét xử một cách hết sức bất công. Cho nên, tôi cùng với nhiều người cảm thấy phải lên tiếng để Việt Nam nhận ra những việc làm sai trái của họ và thả những nhà hoạt động này. Như vụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân vừa rồi, khi có sự lên tiếng cần thiết đủ mạnh thì họ buộc phải thả thôi. Trường hợp của những người trong nước khó khăn hơn vì họ là quốc tịch Việt Nam, không có sự hỗ trợ nhiều bằng ông Nguyễn Quốc Quân. Họ thật sự cần sự lên tiếng, hỗ trợ nhiều hơn. Ký tên vào bản lên tiếng, ai cũng mong được kết quả. Chưa có tiền lệ nào trước nay cho thấy tù nhân lương tâm trong nước được thả sau khi có các thỉnh nguyện thư như thế cả, nhưng việc mình cần làm, mình cứ làm thôi. Tôi thấy càng ngày số người ý thức được việc phải lên tiếng ký tên càng đông. Đó cũng là một tiếng nói đáng kể chứ không phải như trước đây.”

Linh mục Thoại nói phản hồi của nhà nước đối với bản lên tiếng này dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ là một thông điệp cho thấy mức độ tôn trọng nhân quyền của Hà Nội đối với người dân trong nước:

“Nếu bản lên tiếng đạt kết quả như mong đợi, người ta sẽ nhìn thấy thiện chí của Việt Nam trong việc thực thi công lý, pháp luật. Còn nếu họ vẫn cứ giữ nguyên như vậy thì thế giới sẽ nhìn Việt Nam với một con mắt khác vì chính quyền Việt Nam dù sao cũng còn phải giao tiếp với nước này nước khác. Ngay việc anh bắt giam bất công, trái pháp luật những người không có tội cho thấy anh không thể nào tương giao được với các nước dân chủ, văn minh khác. Nhà cầm quyền sẽ bị những hậu quả xấu trong việc vẫn tiếp tục giam giữ những người này.”

Ngày 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt 14 nhà hoạt động trẻ tổng cộng 83 năm tù giam về tội “âm mưu lật đổ chế độ” sau khi tuyên án 4 thanh niên Công giáo khác lên tới mức 3 năm rưỡi tù giam vào giữa tháng 5 năm ngoái về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Các bản án dành cho những thanh niên tích cực dấn thân trong các hoạt động xã hội này đã khiến giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới và công luận quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu, và Liên hiệp quốc lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền tồi tệ của Việt Nam. 













Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Quốc tế lên án Việt Nam khống chế Internet, đàn áp quyền Tự do Ngôn luận của người dân và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho các cây viết mạng








     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam trong báo cáo mới đây đã cực lực lên án Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp các tiếng nói phản kháng ôn hòa trong nước bao gồm các Blogger, các Nhà đấu tranh trên mạng đồng thời yêu cầu chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức đối với họ. Việc chính quyền gia tăng đàn áp quyền Tự do Ngôn luận tại Việt nam khiến Cộng đồng Quốc tế ngày càng tỏ ra quan ngại hơn cho tình trạng an ninh đối với các blogger, những người bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa nhưng không được chính quyền Việt Nam chấp nhận và trong thời gian gần đây thường bị sách nhiễu, bắt bớ và bị kết án với các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia theo điều 88 và điều 79 Bộ luật Hình sự, những cáo buộc mà Quốc tế và người dân trong nước cho là vô căn cứ, mơ hồ và tùy tiện.

Việc gia tăng đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước và bắt giam người một cách tùy tiện không tuân thủ theo các quy định và trình tự pháp luật không những gây bức xúc đối với người dân Việt Nam trong và ngoài nước, đối với Cộng đồng Quốc tế và loài người tiến bộ trên thế giới mà còn khiến cho bộ mặt của Việt Nam vốn đã không mấy tốt đẹp, giờ đây càng trở nên hoen ố hơn nữa. Trong lúc Chính phủ Việt Nam vẫn luôn tuyên truyền Việt Nam là một quốc gia pháp quyền và luôn tôn trọng các quyền Tự do căn bản của người dân. Nhưng trên thực tế, lời nói và hành động của họ lại không đi đôi với nhau. Các quyền Tự do cơ bản của người dân bao gồm quyền Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Hội họp và Lập hội.....không những đã không được chính quyền Việt Nam tôn trọng mà ngày càng bị chà đạp thô bạo hơn nữa.

Điều gì khiến cho Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua tỏ ra xem thường dư luận người dân, xem thường Công pháp Quốc tế và ngang nhiên hành động một cách tùy tiện bất chấp cả việc tuân thủ luật pháp và Hiến pháp Nhà nước? Điều duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy được đó là sự quan tâm nửa vời và không đủ mạnh từ phía người dân trong nước lẫn Cộng đồng Quốc tế. Tuy vẫn thường xuyên lên án các hành động sai trái vi phạm nhân quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam, nhưng Cộng đồng Quốc tế lại không có biện pháp trừng phạt đủ mạnh để buộc chính phủ Việt Nam phải tuân thủ và thực thi đầy đủ, đúng đắn các cam kết của họ đối với Quốc tế về quyền con người. Về phía người dân do lâu ngày sống trong sự kềm kẹp của chế độ cộng sản vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi được nỗi ám ảnh và sợ hãi do đó phần lớn bộ phận người dân chỉ biết an phận và ngậm ngùi cho số phận của mình.

Đã đến lúc người dân Việt Nam phải mạnh mẽ đứng lên đòi lại quyền làm người của mình. Và cũng đã đến lúc Cộng đồng Quốc tế cần phải có hành động mạnh mẽ và thiết thực hơn nữa trong việc tạo áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tôn trọng triệt để các cam kết Quốc tế  của họ về Nhân quyền. Chúng ta quyết không thể để chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục hành động một cách tùy tiện hơn nữa. Người dân Việt Nam trong và ngoài nước hãy mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước do nhóm Trí thức Việt Nam phát động trong thời gian qua và hãy cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ để biến các nguyện vọng chính đáng của mọi người chúng ta trong bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp lần này sớm trở thành hiện thực. Đã qua rồi cái giai đoạn Đảng cộng sản tự tung tự tác, và cũng đã qua rồi cái gọi là Xã hội Chủ nghĩa theo chủ thuyết cộng sản và tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều duy nhất mà người dân Việt Nam cần hiện nay là Tự do Dân chủ, là một Xã hội công bằng là một đất nước an bình và thịnh vượng thật sự, chứ không cần một Xã hội chủ nghĩa suy thoái, lạc loài và hoang tưởng trong đó hạnh phúc của người dân, công bằng của Xã hội chỉ được thực hiện trên giấy, và bằng những lời hứa vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô đạo đức của tập đoàn lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam.





Bản Tin






Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet


Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định, trong phiên xử hôm 20/01/2010 (Reuters /VNA)

Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và 
Lê Công Định, trong phiên xử hôm 20/01/2010 (Reuters /VNA)





Hôm nay, 13/02/2013, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam đã ra báo cáo lên án chính quyền Hà Nội gia tăng trấn áp các Blogger dưới cái cớ « xâm phạm an ninh quốc gia », đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, trả tự do cho những người viết blog, nhà báo tự do đang bị cầm tù vì đã bày tỏ chính kiến cá nhân.

Với đề tựa « Blogger và những nhà ly khai trên mạng đằng sau song sắt nhà tù : Sự khống chế của Nhà nước với internet », bản báo cáo 42 trang nêu lên thực tế từ năm 2010 chính quyền Việt Nam đã gia tăng trấn áp các blogger và những nhà ly khai đấu tranh trên mạng internet.

Báo cáo của FIDH và Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam nêu con số 32 blogger hiện đang phải thi hành những bản án nặng nề vì lý đã đưa lên mạng internet những bài viết, những ý kiến bị chính quyền đánh giá là có nội dung nhằm mục đích « lật đổ » chế độ. Chính những bài viết trên blog chuyển tải chính kiến ôn hòa về những vấn đề chính trị xã hội của đất nước đã khiến không ít các blogger ở Việt nam phải chịu án tù từ 2 đến 16 năm.

Trong vòng một năm qua, theo bản báo cáo, tại Việt Nam có 22 người viết blog và ly khai mạng đã bị kết án tống cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì hình thức đấu tranh bất bạo động trên internet này. Điển hình là ngày 09/01/2013, tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án 14 người gần 100 năm tù cộng lại, cũng chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của một cách tự do.

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu lên 18 trường hợp các nhà đấu tranh ôn hòa đang còn ở trong tù bị kết án theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự, một điều luật áp cho tội danh mơ hồ « tuyên truyền chống Nhà nước », nhưng lại là một công cụ trấn áp đối lập thường xuyên được chính quyền sử dụng.

Theo báo cáo, hiện tại chính quyền Việt Nam đang chuẩn bị ra một sắc lệnh mới quản lý internet với nhiều điều khoản được biết đến là không phù hợp với chuẩn mực quốc tế về bảo vệ nhân quyền.

Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, ông Souhayr Belhassen nhận định, Việt nam có môi trường kinh tế phát triển thuận lợi, nhưng lại là « một trong những nước có chế độ trấn áp tự do ngôn luận mạnh mẽ nhất trên thế giới ». Còn tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) so sánh Việt Nam như là « nhà tù lớn thứ 2 trên thế giới của các công dân mạng, sau Trung Quốc ».





Bản Tin





Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng


Blogger Điếu Cày

Blogger Điếu Cày là một trong những người 
được nhắc tới trong báo cáo 42 trang


Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa đưa ra danh sách 32 công dân mạng bị tạm giữ hay tù đày và kêu gọi thả họ vô điều kiện. 

Ủy ban này, vốn là thành viên của Hiệp hội Quyền con Người Quốc tế, nói án tù cho những người dùng mạng internet để bảy tỏ chính kiến ở mức từ hai tới 16 năm tù giam.
Họ nói chỉ riêng từ tháng 1/2012 tới tháng 1/2013, 22 blogger và công dân mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế.
Đặc biệt trong phiên tòa hôm 9/1/2013, 13 người đã bị kết án cả thảy hơn 100 năm "chỉ vì thực hiện [quyền] tự do biểu đạt một cách hòa bình".

Các bài liên quan




Chủ đề liên quan





Chủ tịch Ủy ban, ông Võ Văn Ái, nói với BBC rằng báo cáo được đưa ra vào lúc sự trấn áp các công dân mạng lên cao và trước khi có phiên họp về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Geneva tới đây.
Trong báo cáo hơn 40 trang mang tên 'Blogger và công dân mạng bị giam giữ: Hạn chế tự do Internet ở Việt Nam', Ủy ban nói Việt Nam đã không tôn trọng cam kết họ đưa ra với cộng đồng quốc tế về đảm bảo tự do ngôn luận cho công dân của chính mình.
Mặc dù Hà Nội luôn nói rằng họ chỉ bắt những người vi phạm luật pháp, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dẫn tuyên bố của Nhóm Làm việc Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Võ đoán hồi tháng Tám năm 2012 nói 'ngay cả khi việc giam giữ phù hợp với luật lệ quốc gia, Nhóm Làm việc phải đảm bảo rằng nó cũng phù hợp với các điều khoản có liên quan của luật quốc tế".

'Án tù nghiệt ngã'




Ủy ban nhắc lại rằng hồi năm 2009 Việt Nam đã chấp nhận khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc về chuyện các thành viên cần "hoàn toàn đảm bảo quyền nhận, tìm kiếm và phát tán thông tin và ý tưởng phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự."


Mặc dù vậy báo cáo vừa ra dẫn lời Cao ủy trưởng phụ trách nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Navi Pillay nói hôm 25/9/2012 theo sau bản án tổng cộng 26 năm tù và 13 năm quản chế cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Điếu Cày:
"[C]ác án tù nghiệt ngã đối với các blogger minh chứng cho sự hạn chế tự do nghiêm trọng ở Việt Nam."
Blogger Điếu Cày, người bị mức án 12 năm tù giam và năm năm quản chế, cũng từng được Tổng thống Barack Obama nhắc tới khi nói về tự do ngôn luận.
Trong danh sách 32 blogger và công dân mạng mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đưa ra có một số tên tuổi ít được nhắc tới như Lô Thanh Thảo, người bị bắt ở Sài Gòn khi phỏng vấn nông dân biểu tình qua Skype hồi năm 2012 hay Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, tác giả của một số bài báo kêu gọi đa đảng bị bắt ở Hà Nội hồi năm 2011.
Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia và tổ chức quốc tế tăng sức ép đối với Việt Nam và coi cải thiện nhân quyền là điều kiện để có quan hệ gần gũi hơn.
Theo báo cáo, số người dùng internet ở Việt Nam đã tăng đột biến từ hai triệu hồi năm 2000 tới 31 triệu ở mức hiện nay.
Mặc dù Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phát triển kinh tế nhưng chính quyền cũng tăng cường trấn áp các nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng toàn cầu để nói lên tiếng nói của họ, Ủy ban nói.


Bản Tin
.




Phúc trình về blogger và công dân mạng bị giam cầm


2013-02-14
Một bản phúc trình mới có tên “Những bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” vừa được ra đời hôm 13 tháng 2 tại Paris nói về tình trạng đàn áp mà chính quyền Việt Nam áp dụng lên giới blogger, công dân mạng.

RFA
Trang bìa của bản Phúc Trình "Bloggers and netizens behind bars" .

Bản phúc trình dài 42 trang, được thực hiện bởi Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH). Trả lời Quỳnh Chi hôm 13 tháng 2, ông Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho biết:

Quyền tự do ngôn luận bị bóp nghẹt
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi – Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam soạn thảo một phúc trình để nói lên hiện trạng mà pháp luật Việt Nam đang đàn áp những  blogger và công dân mạng. Họ bị kết án rất nặng từ những phiên tòa như những bản án 6 năm hay 12 năm … Trong khi đó họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet và những bài viết hoàn toàn ôn hòa để đòi hỏi cho nhân quyền, dân chủ. Chúng tôi làm một bản phúc trình 42 trang để nói lên tình trạng đó. Chúng tôi cũng đưa ra một danh sách trên 100 người hiện đang bị cầm tù vì lý do tự do ngôn luận.
Chúng tôi cũng đưa ra hình ảnh của những blogger đã bị kết án quá nặng nề bằng một điều gọi  là “an ninh quốc gia”. Trong khi đó những blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần chỉ muốn nói lên những ý kiến đòi hỏi
Rất nhiều blogger, nhạc sĩ, nhà văn...bị bắt oan ức được bản Phúc Trình nêu lên...
Rất nhiều bloggers, nhạc sĩ, nhà văn...bị bắt oan ức được bản Phúc Trình nêu lên...
nhân quyền và dân chủ đa nguyên tại Việt Nam hoặc những ý kiến chống tham nhũng. Đó là những ý kiến rất bình thường trong các nước dân chủ nhưng tại Việt Nam nếu nói lên các điều đó thì bị những điều như 79, 88, 259 BLHSVN kết án rất nặng nề từ 2 đến 20 năm. Chúng tôi muốn cho công luận quốc tế thấy rõ tình trạng đàn áp blogger và công nhân mạng tại Việt Nam.
Pháp luật VN đang đàn áp những blogger và công dân mạng. Họ bị kết án rất nặng từ 6 năm hay 12 năm. Trong khi đó họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận trên Internet và những bài viết hoàn toàn ôn hòa để đòi hỏi cho nhân quyền, dân chủ.
Ông Võ Văn Ái
Quỳnh Chi: Ông có đề cập đến các số liệu được đính kèm trong bản phúc trình của mình. Xin hỏi các thông tin đó được dựa vào đâu?
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi đưa ra tên tuổi rõ ràng của 32 blogger và công dân mạng đã bị cầm tù hay sắp được mang ra xét xử. Trước nhất chúng tôi đọc thông tin đó từ báo chí Nhà nước thông qua các phiên xử, những cuộc bắt bớ và tố cáo. Đồng thời chúng tôi cũng một mạng lưới bạn bè hiện đang hoạt động tại Việt Nam cho vấn đề nhân quyền, dân chủ đa nguyên. Mạng lưới này cũng cung cấp cho chúng tôi những tin tức mà chúng tôi không tìm thấy được trên báo chí chính thống. Tuy nhiên, khi những nguồn tin ấy đến được với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam thì được kiểm soát rất kỹ càng. Tất cả những cái đó là sự thật của thực tại Việt Nam ngày hôm nay.
Luật để bảo vệ dân hay để trói buộc và bắt bớ?
Quỳnh Chi: Theo ông, nội dung bản phúc trình có điều gì đáng chú ý nhất?
Ông Võ Văn Ái: Điểm đáng chú ý là chúng tôi đưa ra những chứng liệu và đặc biệt là chúng tôi nói rất rõ ràng và mạnh mẽ trong vấn đề pháp lý tại Việt Nam. Ví dụ có những chương về an ninh Việt Nam mà chúng tôi cho là rất mơ hồ, nó không phân biệt được giữa những người khủng bố, dùng bạo động với những người chỉ nói lên tiếng nói ôn hòa của tự do ngôn luận – được bảo đảm trong HP Việt Nam 1992 và Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự Chính trị mà Việt Nam là thành viên từ năm 1982.
Cũng không ít các nhà dân chủ, luật sư, nhà văn, trí thức...bị giam oan ức được bản Phúc Trình nêu lên...
Cũng không ít các nhà dân chủ, luật sư, nhà văn, trí thức...bị giam oan ức được bản Phúc Trình nêu lên...
Các bộ luật là để bảo vệ công dân nhưng trái lại các bộ luật tại Việt Nam được đưa ra để đàn áp, bắt bớ, khủng bố người dân. Cho nên trong bản phúc trình 42 trang này chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề đàn áp những blogger và các công dân mạng.
Các bộ luật là để bảo vệ công dân nhưng trái lại các bộ luật tại Việt Nam được đưa ra để đàn áp, bắt bớ, khủng bố người dân. Cho nên trong bản phúc trình chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh pháp luật Việt Nam trong vấn đề đàn áp những blogger và các công dân mạng
Ông Võ Văn Ái
Quỳnh Chi: Theo ông, những blogger và các công dân mạng đóng một vai trò như thế nào trong việc nói lên các sự kiện tại Việt Nam cũng như trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam?
Ông Võ Văn Ái: Tôi thấy rất quan trọng. Trong 2, 3 năm vừa qua có sự bùng nổ của các blogger, các trang mạng… chưa hề có tại Việt Nam trước đây. Thông qua những bài viết, những sự rộ nở của hàng nghìn blogger như thế cho thấy một nền văn hóa phản kháng đã hình thành và nổi bật tại Việt Nam. Nhờ Internet mà văn hóa phản kháng xuất hiện và phổ biến tại Việt Nam mà chúng ta chưa hề thấy 10 hay 20 năm trước. Chúng tôi cũng nghĩ rằng chính quyền Việt Nam đã sai khi tố cáo những blogger, công dân mạng là các thế lực thù địch muốn lật đổ chính quyền bởi những bài viết hay sự lên tiếng của họ chỉ đòi hỏi một cách ôn hòa. Không thể nào dập tắt được cao trào Internet, blogger, công dân mạng… bằng cách đưa họ vào sau chấn song nhà tù.

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt hôm 14 tháng 10, 2012 vì viết những bài thơ chống Trung Quốc...
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt hôm 14 tháng 10, 2012 vì viết những bài thơ chống Trung Quốc...
Quỳnh Chi: Ông đánh giá thế nào về tình trạng đàn áp blogger ở Việt Nam trong những năm vừa qua? Theo ông việc này có tiến triển gì không?
Ông Võ Văn Ái:Tuyệt đối không có tiến triển mà chỉ có độc tài toàn trị và đàn áp khóc liệt. Vừa qua, blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào trại tâm thần. Do áp lực quốc tế mà ông được về nhà sau 12 ngày. Còn rất nhiều những trường hợp khác như trường hợp của nhà dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh hiện nay đã bị đưa vào BV tâm thần ở Hà Nội. Pháp lệnh 44 đã được sử dụng để xử phạt hình chính tất cả những ai nói lên tiếng nói đòi hỏi nhân quyền và dân chủ.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối cùng thưa ông. Ông nói rằng một trong những mục đích chính của bản phúc trình này là nhằm lên tiếng cho thế giới biết về tình hình tại Việt Nam. Thưa, ông đã gởi bản phúc trình này đến những cơ quan nào?
Ông Võ Văn Ái: Chúng tôi gởi đến tất cả các cơ quan, chính quyền dân chủ trên thế giới và các cơ quan truyền thông. Trong khóa họp tới vào tháng 3 về Nhân quyền LHQ ở Geneva chúng tôi sẽ công bố và đưa phúc trình này lên LHQ. Các cơ quan báo chí lớn từ Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á… đều có bài viết rất trang trọng đối với phúc trình này. Ví dụ sáng hôm nay, thứ Tư, tôi đã đọc được một bài rất dài và đầy đủ trong tờ LA Times nói về bản phúc trình của chúng tôi.
Quỳnh Chi: Cám ơn ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam.

Theo dòng thời sự: