Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Hồ sơ lưu trữ hơn 600 bài viết của Blogger Đỗ Minh Tuyến đã đăng tải trên trang VN.Yahoo blog kể từ tháng 06/2009 cho đến tháng 01/2013



        HỒ SƠ LƯU TRỮ:


Tổng số hơn 600 bài viết trên trang VN. yahoo blog của blogger Đỗ Minh Tuyến đăng tải kể từ tháng 06-2009 đến tháng 01-2013  nay được lưu trữ tại trang blogspot kể từ khi Yahoo blog VN đóng cửa kể từ ngày 17/01/2013.

Trân trọng kính mời mọi người vào xem theo các đường links dưới đây:(Từ bài viết mới nhất đến cũ nhất).

-Lưu ý: Do trang blog Yahoo của Việt Nam đã đóng lại nên không thể bấm trực tiếp vào đường link để xem. Vì vậy khi xem các bạn nên copy địa chỉ link sau đó pass vào trang Google mới xem được. Chân thành cáo lỗi cùng quý độc giả vì sự cố phiền phức nói trên đã mang đến phiền toái nơi Quý vị. Trân trọng

Blogger, Đỗ Minh Tuyến

















































































































































































































































































































302-  XUÂN NHÂM THÌN01/22/2012 11:49 pm



















































































































































449-  DUY TRI BIEU TINH TAI VIETNAM08/23/2011 03:13 pm

450duy tri bieu tinh tai Vietnam08/23/2011 10:39 am























































































































































601-  HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM11/23/2009 08:57 am



604-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM11/18/2009 08:32 am

605-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM11/12/2009 08:32 am

606-  nhan quyen cho Vietnam11/02/2009 08:19 am

607-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM10/20/2009 08:18 amNhan quyen cho Viet Nam10/14/2009 08:11 am

608-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM10/02/2009 11:00 pm

609-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM08/27/2009 11:00 pm

610-  nhan quyen06/27/2009 08:07 am

611-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM06/18/2009 08:11 am

612-  thu ngo06/06/2009 05:21 pm
 HỒ SƠ LƯU TRỮ:


Tổng số hơn 600 bài viết trên trang yahoo blog.VN của blogger Đỗ Minh Tuyến kể từ tháng 06-2009 đến tháng 01-2013 lưu trữ tại trang blogspot kể từ khi Yahoo blog VN đóng cửa kể từ ngày 17/01/2013.

Trân trọng kính mời mọi người vào xem theo các đường links dưới đây:(Từ bài viết mới nhất đến cũ nhất)















































































































































































































































































































302-  XUÂN NHÂM THÌN01/22/2012 11:49 pm



















































































































































449-  DUY TRI BIEU TINH TAI VIETNAM08/23/2011 03:13 pm

450duy tri bieu tinh tai Vietnam08/23/2011 10:39 am























































































































































601-  HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM11/23/2009 08:57 am



604-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM11/18/2009 08:32 am

605-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM11/12/2009 08:32 am

606-  nhan quyen cho Vietnam11/02/2009 08:19 am

607-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM10/20/2009 08:18 am

608-  Nhan quyen cho Viet Nam10/14/2009 08:11 am

609-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM10/02/2009 11:00 pm

610-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM08/27/2009 11:00 pm

611-  nhan quyen06/27/2009 08:07 am

612-  NHAN QUYEN CHO VIETNAM06/18/2009 08:11 am

613-  thu ngo06/06/2009 05:21 pm

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Nghị quyết ngăn không cho giới chức Việt nam ghé thăm thành phố Santa Ana và một số thành phố lân cận khác tại Hoa Kỳ thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam tại Hải ngoại đối với đồng bào Việt Nam trong nước nhằm phản đối hành vi chà đạp quyền con người của chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam










     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Sau Garden Grove và Wesminter nay đến thành phố Santa Ana, một trong những thành phố có đông người Việt sinh sống nhất tại Hoa Kỳ vừa mới thông qua Nghị quyết ngăn cản các quan chức Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua các thành phố này. Nghị quyết 55B đã được Hội đồng Thành phố Santa Ana thuộc tiểu bang California Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua với tỉ lệ áp đảo và được Thị trưởng Miguel Pulido ký ban hành vào chiều ngày 19/02. Điều này cho thấy không chỉ đồng bào Việt Nam trong nước mà phần lớn người dân Việt Nam sống tại Hải ngoại không riêng tại Hoa Kỳ đã quan tâm chia sẻ và đóng góp hành động cực lực phản đối hành vi chà đạp quyền con người ngày càng nghiêm trọng của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, các cộng đồng người Việt tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ đã có nhiều thành tích đóng góp trong tiến trình Dân chủ hóa tại Việt Nam qua những nổ lực vận động các chính quyền sở tại nơi họ sinh sống có những biện pháp thiết thực để phản đối hành vi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời ra sức cổ súy cho nền Dân chủ tại Việt Nam thông qua những cuộc tuần hành rầm rộ trước các lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới yêu cầu chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam phải dừng ngay các hành vi đàn áp và chà đạp quyền con người một cách thô bạo tại Việt Nam, cũng như yêu cầu các giới chức Việt Nam phải triệt để tuân thủ và thực thi đúng đắn, đầy đủ các cam kết của họ đối với Quốc tế liên quan đến Nhân quyền.

Sau các thành phố Garden Grove, Wesminter và Santa Ana, một số thành phố khác tại Hoa Kỳ như Fountain Valley...cũng đã có ý định thông qua các Nghị quyết tương tự mà tiêu biểu là việc Phòng Thương mại thành phố Fountain Valley vừa mới quyết định hủy bỏ ý định đón tiếp phái đoàn giới chức chính phủ và các doanh nhân từ Việt Nam tới thăm và làm việc vào tháng 3 tới đây trước sự phản đối mạnh mẽ từ Phó Thị trưởng thành phố là một người Mỹ gốc Việt. Hy vọng rằng trong thời gian tới không chỉ có các thành phố có đông người Việt sinh sống như Garden Grove, Wesminter, Santa Ana hoặc Fountain Valley......phản đối hành động vi phạm nhân quyền của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà nhiều thành phố khác, nhiều tiểu bang khác tại Hoa Kỳ, cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới cũng ý thức được việc cần thiết tạo áp lực buộc chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam phải dừng ngay lập tức vô điều kiện các hành vi đàn áp các quyền tự do căn bản con người của người dân vốn tồn tại lâu dài và đang trong xu hướng gia tăng một cách có hệ thống và tinh vi tại Việt Nam.




Bản Tin




Tin tức / Việt Nam

Thành phố Santa Ana thông qua nghị quyết ngăn giới chức VN tới thăm


Thị trưởng thành phố Santa Ana Miguel Pulido.

Thị trưởng thành phố Santa Ana Miguel Pulido.




Santa Ana, một trong những thành phố ở Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống nhất, vừa thông qua nghị quyết ngăn cản quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua thành phố này.



Nghị quyết được Hội đồng thành phố Santa Ana, bang California, (Hoa Kỳ) bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ áp đảo vào chiều ngày 19/2 đã được Thị Trưởng Miguel Pulido ký ban hành.

Nghị quyết 55B nêu rõ thành phố Santa Ana không khuyến khích đại diện của chính quyền cộng sản Việt Nam tới đây cho đến khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế xác định hay chứng nhận rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.



Tin liên hệ





Theo Nghị quyết, giới chức Việt Nam phải thông báo cho cảnh sát thành phố Santa Ana trước ít nhất là 2 tuần nếu muốn ghé thăm hay du hành qua thành phố để cảnh sát trình báo với Thị trưởng và Hội Đồng thành phố về chuyến đi.

Nghị quyết quy định thành phố Santa Ana có quyền buộc các đơn vị đứng ra mời giới chức Việt Nam tới đây chi trả tất cả các phí tổn mà thành phố Santa Ana phải tiêu tốn vì các chuyến thăm này.

Thị trưởng thành phố Santa Ana, ông Miguel Pulido, cho VOA Việt ngữ biết:

“Thông điệp chính của nghị quyết này nhằm bày tỏ tình đoàn kết với cộng đồng người Việt trên khắp thế giới không hoan nghênh sự hiện diện hay thăm viếng của giới chức chính quyền cộng sản Việt Nam để phản đối những vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn trầm trọng của Hà Nội đối với người dân trong nước. Hoa Kỳ đứng về các giá trị nhân quyền của con người trên khắp thế giới. Chúng ta cần phải áp lực không ngừng để Việt Nam phải có những cải thiện về nhân quyền. Giữa hai nước Việt-Mỹ có thể quan hệ giao thương và nhiều thứ khác nữa, nhưng những vấn đề cần được ưu tiên phải làm trước đã. Tôi hy vọng các tiểu bang khác và những nơi khác sẽ theo chân chúng tôi ban hành những nghị quyết tương tự thế này để thúc đẩy cho nhân quyền Việt Nam.”

Thành phố Santa Ana, tâm điểm của quận Cam, bang California, là nơi định cư đầu tiên và lớn nhất của người Việt Nam tị nạn cộng sản.

Nghị quyết 55B nói Việt Nam thường xuyên vi phạm nhân quyền và bội ước với cam kết quốc tế về quyền dân sự và chính trị của công dân. Cho nên, các chuyến thăm chính thức của quan chức nhà nước Việt Nam gây ra sự chống đối của cộng đồng người Việt ở Mỹ, dẫn tới những thiệt hại tài chánh và nhân sự cho thành phố trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự.

Sau khi Hội Đồng thành phố Santa Ana bỏ phiếu đồng ý soạn thảo Nghị quyết 55B hồi tháng 11 năm ngoái, giới chức của thành phố đã gặp sự chống đối mạnh mẽ từ lãnh sự quán và đại sứ quán của Việt Nam tại Mỹ. Tuy nhiên, cộng đồng cư dân tại đây vẫn nhất quyết xúc tiến quá trình soạn thảo Nghị quyết.  

Trước Santa Ana, hai thành phố Garden Grove và Westminster lân cận đã thông qua các nghị quyết tương tự yêu cầu được thông báo trước về các chuyến thăm của giới chức Việt Nam.

Thành phố Fountain Valley gần đó cũng đang tính đến chuyện thông qua một nghị quyết như vậy. Phòng Thương mại thành phố Fountain Valley vừa hủy ý định đón tiếp phái đoàn giới chức và doanh nhân từ Việt Nam tới thăm và làm việc vào tháng 3 tới đây trước sự phản đối mạnh mẽ từ Phó Thị trưởng thành phố là một người Mỹ gốc Việt.

Ông Michael Võ dẫn lý do rằng cộng đồng người Việt tại Mỹ không chấp nhận chuyến thăm chính thức của giới chức từ một quốc gia không có nhân quyền và không tôn trọng quyền tự do của công dân như Việt Nam, và việc này sẽ gây tiêu tốn cho thành phố trong chi phí giữ gìn an ninh trước các cuộc biểu tình phản đối.

Tháng 9 năm ngoái, hàng trăm người biểu tình đã tập trung để phản đối nghệ sĩ kịch nói Hồng Vân, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, sang biểu diễn tại Saigon Performing Arts Center, khiến thành phố Fountain Valley tốn 8.000 đô la chi phí an ninh.

Người ta vẫn chưa quên một cuộc biểu tình rầm rộ của người Việt tại thành phố Westminster vào năm 1999 kéo dài gần 2 tháng, quy tụ hơn 15 ngàn người tham gia khi cờ cộng sản và ảnh của ông Hồ Chí Minh được treo trong tiệm video của ông Trần Trường. Thành phố Westminster đã chi gần 200.000 đô la cho công tác giữ gìn trật tự trong vụ đó.











Trưng cầu dân ý trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước, trò hề Dân chủ mới của Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam









     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Chỉ chưa đầy hai tháng, một sự kiện quốc gia mang tính sống còn của cả Dân tộc Việt Nam, Đất nước Việt Nam đã bị Đảng và Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam biến thành trò hề mang ra đùa cợt trước người dân cả nước và Cộng đồng Quốc tế. Niềm vui chung cả nước mới vừa lóe lên kể từ khi chiến dịch lấy ý kiến đóng góp từ người dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước được Đảng và chính quyền Nhà nước Việt Nam phát động một cách rầm rộ, và niềm vui đó được nhân đôi sau tuyên bố hùng hồn của ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập của Ủy Ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp, nơi được phân bổ trách nhiệm soạn thảo Bản Hiến pháp khẳng định rằng: "Ở đất nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp Nhà nước" cũng như trong phát biểu trước đó, ông Lý cũng mạnh mẽ tuyên bố rằng"không có bất kỳ điều cấm kỵ nào đối với người dân trong việc góp ý soạn thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước lần này....

Tưởng chừng như đất nước sẽ được thay đổi sau nhận thức thay đổi tốt đẹp từ phía Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam khi thực hiện việc trưng cầu ý dân và soạn thảo sửa đổi bản Hiến pháp một cách dân chủ. Thế nhưng, niềm vui của nhân dân cả nước vẫn chưa trọn vẹn thì Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam đã vội dội lên đầu người dân những gáo nước lạnh một cách trâng tráo. Hóa ra đó chỉ là những màn kịch vụng về của Đảng và chính quyền Nhà nước nhằm ru ngủ người dân Việt Nam và đánh lừa Cộng đồng Quốc tế. Thật là xót xa và cay đắng khi cả người lớn, trẻ em, các cụ già trong đó bao gồm mọi thành phần sắc tộc, Tôn giáo từ Trí thức đến nông dân, từ các em học sinh sinh viên cho đến giới công nhân, thành phần lao động, và ngay cả các cán bộ lão thành, các viên chức chính quyền, tướng lĩnh, còn tại vị lẫn hưu trí đều bị Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam bỡn cợt xem như một đứa con nít nhỏ.

Điều gì đã khiến cho các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam lại lừa dối người dân và Cộng đồng Quốc tế một cách sống sượng và trâng tráo như vậy? Do lo sợ người dân nổi dậy cướp chính quyền, lật đổ chế độ nên trưng dụng kiểu trò hề Dân chủ nhằm trấn an và xoa dịu người dân hay do thói quen lừa dối mọi người, một bản tính cố hữu bấy lâu nay của những người cộng sản nay đã trở thành hành động quen thuộc không thể sửa đổi hay từ bỏ được? Dù bằng phương cách nào và cho dù với bất kỳ lý do gì thì các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng không thể ngụy biện cho hành vi gian dối trắng trợn của mình trừ phi nghiêm chỉnh và thành thật tiếp nhận sự đóng góp ý kiến của nhân dân mà tiêu biểu là bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước lần này do nhóm 72 Nhân sĩ Trí thức hàng đầu của Việt Nam đã khởi xướng. Mong rằng các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền ý thức được một điều duy nhất rằng Hiến pháp tốt đẹp nhất và hữu hiệu nhất cho công cuộc xây dựng và phát triễn đất nước chính là bản Hiến pháp được xây dựng từ ý kiến hợp nhất của mọi tầng lớp nhân dân, và đáp ứng được mọi nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam, cũng như đáp ứng được các quyền lợi thiết thực của Quốc gia và Dân tộc.




Bản Tin





Những câu trả lời lạc hướng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-02-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vietnamnet ngày 29 tháng 12, 2012.
Vietnamnet ngày 29 tháng 12, 2012.
Screen cap
Bức thư được công bố trên trang mạng Bauxit Việt Nam do ông Phan Trung Lý ký tên gửi cho nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời về bản kiến nghị Dự thảo Hiến pháp năm 1992 cho thấy quan điểm của Ủy Ban Soạn thảo Hiến Pháp tỏ ra rất khập khiễng khi thực hiện việc thu thập ý kiến của người dân mà ở đây là 72 nhân sĩ trí thức cùng với hơn 4 ngàn người đồng ký tên.
Nói một đằng làm một nẻo
Điều 1 của bức thư ghi rõ: Ý kíên đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố dự thảo Hiến Pháp do ông Lộc và một số công dân soạn thảo là không đúng với quy định tại Điều 1 của Nghị quýêt số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội ghi rằng “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.
Đọc nội dung của điều 1 trong bức thư nhiều người không khỏi kinh ngạc khi ông Phan Trung Lý lấy Nghị quyết 38 của Quốc hội để từ chối sự đóng góp ý kiến của 72 nhân sĩ trí thức trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều này đi ngược hoàn toàn những tuyên truyền rộng khắp đang diễn ra trên khắp các cơ quan truyền thông nhà nước hiện nay.
Người ta ghi nhận sự đánh tráo khái niệm trong cách sử dụng chữ nghĩa của ông Phan Trung Lý khi bác bỏ kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức bằng Nghị quyết nhưng sau đó vẫn khăng khăng chào mời người bị ông từ khước là nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc với câu chữ bóng bẩy trong đoạn văn kế tiếp:
“Các ý kiến của các cơ quan tổ chức trong đó có ý kiến của ông sẽ được tập hợp nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự

Ông Phan Trung Lý phát biểu tại Thường vụ Quốc hội.  Photo: N.H/vnexpress

Ông Phan Trung Lý phát biểu tại Thường vụ Quốc hội. Photo: N.H/vnexpress
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo đúng yên cầu của Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội.
Rồi lại ngay sau đó ông Phan Trung Lý đã đi quá xa khi nhắc nhở một cựu Bộ trường Tư pháp phải thực hiện đúng quy định của pháp luật khi viết:
nhiều người không khỏi kinh ngạc khi ông Phan Trung Lý lấy Nghị quyết 38 của QH để từ chối sự đóng góp ý kiến của 72 nhân sĩ trí thức trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Điều này đi ngược hoàn toàn những tuyên truyền rộng khắp đang diễn ra trên khắp các cơ quan truyền thông nhà nước
Vì vậy, trân trọng đề nghị Ông thực hiện đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết số 38/2012 của QH về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.
Vừa đen lại vừa trắng. Vừa phản bác vừa hứa sẽ xem xét. Không ngại ngùng khi đưa ra cảnh cáo người đóng góp ý kiến phải tôn trọng pháp luật chỉ trong một bức thư ngắn ngủi khiến người dân nghi ngờ về khả năng của ông Phan Trung Lý khi lãnh trọng trách trưởng ban biên tập của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nơi có bổn phận soạn thảo bản Hiến pháp với ngôn từ rõ ràng, trong sáng và nhất là không thể được diễn giải theo nhiều cách.
Người đọc báo còn nhớ tại cuộc họp báo vào chiều ngày 29/12, ông Phan Trung Lý đã khẳng định: “Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp”.
Ông Lý cũng đựơc báo chí trích lời và in đậm hàng chữ "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả".
Không có gì cấm kỵ vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái, chỉ một hơn tháng sau đã bị vất đi vào ngày 07 tháng Hai năm 2013 trong bức thư gửi cho 72 nhân sĩ trí thức.
Phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân?
Ngay khi bức thư được công bố, nhóm nhân sĩ trí thức 72 người đã ra thông báo phản hồi, trong đó mạnh mẽ từ khước sự độc quyền của Quốc hội khi là nơi duy nhất có quyền sửa Hiến Pháp, tức quyền lập hiến của nhân dân bị bẻ gãy. Thông báo có đoạn viết:
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi HP lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp
Nhóm nhân sĩ trí thức

Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992

Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992. RFA file
-Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Chúng tôi đề nghị Ủy ban tôn trọng và đưa ra công khai một cách trung thực các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, kể cả những ý kiến khác với dự thảo của Ủy ban, để nhân dân bàn bạc, tranh luận; đó là điều kiện nhất thiết phải có để đi tới tổ chức trưng cầu ý dân nhằm xây dựng một bản Hiến pháp đúng là của nhân dân Việt Nam.
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, một dân biểu đối lập trong Quốc hội VNCH thuộc đơn vị Sàigòn từ năm 1967-1975, không thể nói rằng ông hoàn toàn không hiểu khả năng từ chối này sẽ xảy ra nhưng cứ ký tên vào kíên nghị. Ông Hồ Ngọc Nhuận cho biết cảm tưởng của mình khi nhận được bức thư của ông Phan Trung Lý:
-Tất nhiên bây giờ ở trong nứơc dưới chế độ này nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi cùng với những người có tâm huyết đều phải tham gia thôi. Người ta nói sửa đổi hiến pháp thì mình cũng tham gia ý kiến nhưng mà thú thật trong thâm tâm tôi, riêng cá nhân tôi thì tôi hỏi ai sửa?
Tôi cũng ký kiến nghị tôi hoan nghênh hết nhưng tôi chỉ thử coi thôi chứ tôi không lạ gì chuyện họ trả lời. Nếu mà sửa, tôi là Hồ Ngọc Nhuận, tôi đề nghị sửa nhưng mà ai sẽ sửa? Tôi đâu có ngồi trong Quốc hội mà sửa? Tôi cũng không ngồi ở trong Đảng để mà sửa. Mà tôi ngồi trong đảng đi nữa nhưng đứng hạng thứ hai, ba triệu thì tôi sửa gì được? Thì cũng là mấy ông chóp bu trong đảng, rồi cái Quốc hội này cũng là đảng thì mấy ổng sửa với nhau thôi …nhưng mà mấy ổng có chịu sửa đâu?
Khi nào người ta kêu mình góp ý thì mình góp ý vậy thôi, mình nói thẳng bởi ví mình không tẩy chay, mình không giận lẫy cũng không chống lại gì cả. Người ta kêu mình góp ý thì mình làm nhưng mà thâm tâm tôi không tin chút nào hết tại vì họ có chịu sửa hay không? Mà họ có sửa đi nữa thì đâu có chịu sửa những điều mà rất cấm kỵ?
Tôi ở chế độ cũ, chế độ mới đã bao nhiêu năm rồi. Có nhiều thứ họ đâu cho mình có ý kiến đâu. Bây giờ có cho lấy ý kíên nhưng mình nói là một chuyện mà họ sửa hay không là chuyện khác. Tôi không bao giờ tin họ sửa đâu!
Ông Phan Quang Tuệ, Thẩm phán tòa án liên bang San Francisco cho chúng tôi biết cảm nghĩ của ông về sự đóng góp của 72 nhân sĩ trí thức:
-Tôi đặt trường hợp của tôi ở trong nước, tôi nghĩ rằng người ở trong nước dù là đảng viên hay không khi đặt bút ký cùng với tên tuổi, địa chỉ đòi sửa đổi hiến pháp, và trong bản dự thảo đó của họ không thấy có hình bóng nhắc nhở gì đến Đảng Cộng sản thì tôi cho đó là hành động can đảm. Dù mình không hỗ trợ cho kiến nghị đó thì mình vẫn hỗ trợ cho hành động can trường của những người đó. Họ dám đứng lên, họ dám làm.
Ông Hồ Ngọc Nhuận khẳng định rằng chỉ có một Quốc hội Lập Hiến do người dân bầu ra một cách tự do mới có thể hình thành một bản hiến pháp đúng nghĩa, ông nói:
Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên
ông Phan Trung Lý
-Tôi nói thật, ngày nào mà họ nói rằng cho chúng tôi bầu cử, bầu cử tự do nha! Bầu cử một Quốc hội lập hiến của nhân dân đàng hoàng để làm hiến pháp mới thì cái đó may ra còn tin được còn vần đề ai bầu cái Quốc hội lập hiến ấy thì còn hạ hồi phân giải nữa chứ còn bây giờ tôi có đựơc bầu ai đâu? Thành thử cái này không có được thí dụ như đìêu bốn hiến pháp, sao cứ để trên đầu tôi hoài?
Trong buổi nói chuyện vào ngày 29 tháng 12 năm ngoái ông Phan Trung Lý, người đang chịu trách nhiệm trưởng ban biên tập Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp có nêu một ý kiến rất quan trọng mà nếu chú ý thì mọi nỗ lực góp ý của nhân sĩ trí thức đều là muối bỏ biển. Ông Lý nói rằng: “Mỗi lần trình và thảo luận đều có những vấn đề cụ thể được sửa đổi, nhưng những định hướng lớn, nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên”.
Những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản ấy là điều 2 và điều 4 của Hiến pháp hiện hành đã được 72 nhân sĩ trí thức bác bỏ trong đề nghị của họ. Câu hỏi đặt ra: cách giải thích của một viên chức thẩm quyền theo thói quen tùy tiện và coi thường khả năng diễn giải của nhân dân có phải là chính sách khuyến khích người dân góp ý cho bản Hiến pháp hay ngược lại?

Theo dòng thời sự:

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước Việt Nam đe dọa sự tồn vong của cả Dân tộc hay đe dọa chính bản thân Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam, một chế độ độc tài tàn bạo thối nát đã bị mọi người phỉ nhổ và muốn ném vào sọt rác lịch sử?










      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Đọc những lời lẽ lý luận và cung cách ngụy biện lừa dối cả Dân tộc Việt Nam vừa được đăng tải trên trang báo Quân đội Nhân dân cuối tuần vừa qua của Nhà văn, phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú khiến chúng ta không khỏi cảm thấy nực cười. " Bỏ điều 4 Hiến pháp là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả Dân tộc" một nhận xét dối trá đáng khinh bỉ của một Nhà văn quân đội, một nhà trí thức với học hàm, học vị cao trong xã hội đang cố gắng làm tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ vai trò lãnh đạo vốn mong manh của Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam. Bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo độc tôn, độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đe dọa sự tồn vong của cả Dân tộc hay chỉ đe dọa riêng đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ cộng sản độc tài thối nát của Việt Nam ngày hôm nay?

Xét các khía cạnh của vấn đề và các diễn biến bất ổn, xáo trộn và suy thoái mọi mặt bao gồm cả về Kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội thì mọi người chúng ta đều có thể thấy rõ về sự yếu kém trong vai trò lãnh đạo, và cung cách quản lý điều hành Đất nước cũng như sự tha hóa về đạo đức nghiêm trọng của hầu hết các đảng viên đảng cộng sản Việt nam ngày hôm nay. Do vậy việc xóa bỏ điều 4 Hiến pháp phủ nhận vai trò và quyền hạn lãnh đạo độc tài độc tôn của Đảng cộng sản Việt Nam trong Xã hội, con người và Đất nước Việt Nam trong tương lai là điều hoàn toàn hợp lý, đúng đắn. Trong suốt nhiều thập kỷ qua kể từ khi lên nắm chính quyền tại cả hai miền Nam - Bắc Việt nam, các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn viện dẫn những điếu đại loại như: đất nước vừa mới hết chiến tranh đang còn trong quá trình xây dựng và kiến thiết Đất nước.....cũng như đang trong thời kỳ chuyển tiếp Xã hội chủ nghĩa.....và ....hàng trăm hàng ngàn lý do khác nữa cũng đã được bộ sậu lãnh đạo Đảng và chính quyền đưa ra để ngụy biện cho việc đẩy nền kinh tế đất nước đến chỗ suy thoái nghiêm trọng và khủng hoảng chính trị Xã hội ngày hôm nay.

Ai cũng biết, khủng hoảng chính trị, kinh tế suy thoái và Xã hội bất ổn tại Việt Nam hiện nay nguyên nhân chính xuất phát từ lãnh đạo Nhà nước yếu kém, nhân phẩm và đạo đức suy đồi, đảng viên lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo chính quyền chỉ lo vun quén cho bản thân và gia đình mình nhằm thừa hưởng một cuộc sống hưởng thụ mà quên đi vai trò, chức năng và trách nhiệm thật sự của một người lãnh đạo Đất nước. Chúng ta cứ nhìn và nhẩm tính về con số hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn tỉ đồng mà đa phần là thất thoát từ nơi các công ty xí nghiệp "Quốc doanh" của Nhà nước gây thiệt hại về kinh tế một cách vô cùng nghiêm trọng mà những người đứng đầu chính phủ, lãnh đạo Đảng, từ Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng....cho đến các lãnh đạo các Bộ, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể......không một ai bị truy cứu trách nhiệm, bị chế tài hay bị xử lý trước pháp luật!!! Qua đó mọi người chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước ngày hôm nay sẽ là điều cần thiết như thế nào trong việc vực dậy nền kinh tế yếu kém và Xã hội đầy bất ổn xáo trộn của ngày hôm nay.

Còn về việc Tiến sĩ Nhà văn quân đội, Trung tá Nguyễn Thanh Tú cho rằng: (Xin trích dẫn)

 “Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh,”
“Chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...” 

Xin được hỏi rằng: Đảng đã đưa đất nước Việt Nam phát triễn và lớn mạnh như thế nào trong suốt nhiều thập kỷ qua? phát triễn Đất nước hay làm nghèo Đất nước với con số nợ quốc gia kỷ lục hiện nay ( hơn 60 tỷ đô la và tăng dần đến năm 2012-2013 tổng cộng hơn 75 tỷ USD (Theo báo cáo của Bộ Tài chính Việt Nam). Đây chính là sự hợp lý của việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam.

Về điều Tiến sĩ Trung tá Nguyễn Thanh Tú cho rằng: mọi người cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu...trong sự nghiệp giải phóng Dân tộc.....Điếu này càng nực cười hơn nữa vì ông Tú càng cố gắng ngụy biện thì lại càng phơi bày những điều lừa lọc dối trá của Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam. Ai cố tình quên đi lịch sử? ai cố tình quên đi những cống hiến xương máu....? Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú vội vàng nói mà quên đi một điều rằng trong chiến tranh Đảng hay người dân và chiến sĩ hy sinh xương máu? và ngày hôm nay, ai đã quên đi tất cả những chuyện đó. Về lịch sử, thì chính Đảng cộng sản Việt Nam ngày hôm nay đã xóa bỏ dấu vết của một cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và khốc liệt do chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động vào năm 1979, và đã nhẫn tâm quên đi sự cống hiến to lớn, sự hy sinh bằng chính xương máu và tính mạng của đồng bào và chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến khốc liệt và tàn bạo năm đó. 

Không những thế, các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam ngày hôm nay không những đã quên đi lịch sử, quên đi sự cống hiến và hy sinh tính mạng của đồng bào và chiến sĩ của mình mà còn trâng tráo đội kẻ thù của mình lên đầu một cách kính cẩn bằng 16 chữ vàng và 4 tốt. Qua tất cả mọi việc, chúng ta xét thấy rằng việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp Nhà nước, xóa bỏ tư cách và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ngày hôm nay là một điều chính xác và thiết thực do bởi Đảng cộng sản Việt Nam đã không còn đủ tư cách, đạo đức và năng lực để tiếp tục lãnh đạo Đất nước Việt Nam trong tương lai. Chúng ta hãy mạnh mẽ cổ súy cho một Đất nước Việt Nam Tự do Dân chủ, nơi đó quyền con người thật sự được tôn trọng và mỗi người dân đều có quyền tham dự vào việc quản lý và điều hành đất nước theo nguyện vọng của họ bằng chính lá phiếu hợp pháp mà họ tham gia trong các cuộc bầu cử công bằng và tự do.



Bản tin





Bỏ điều 4 'đe dọa sự tồn vong dân tộc'


Cập nhật: 12:16 GMT - thứ hai, 18 tháng 2, 201





Một nhà văn quân đội ở Việt Nam vừa cho rằng bỏ điều 4 Hiến pháp “là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”.


Bài đăng trên trang báo của Quân đội Việt Nam hôm cuối tuần 17/2/2013 đã lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền và cho rằng “khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”.

Các bài liên quan





Chủ đề liên quan





Dù không nhắc lại cụ thể các kiến nghị đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà văn, phó giáo sư, tiến sỹ BấmNguyễn Thanh Tú cũng tin rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình”.

Trung tá Tú giải thích như sau:

“Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh,”

“Chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...”

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc đòi bỏ điều 4 “có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này”.

Hiện giữ chức Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông Tú không nêu tên mà chỉ gián tiếp nói những người đòi bỏ điều 4 Hiến pháp là “cơ hội”:

“Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng.”

Về phía Đảng, ông cũng nêu cảnh báo rằng “thể chế chính trị nào không được dân tin, không được dân ủng hộ lại bị thế lực nước ngoài can thiệp, o bế, nuôi dưỡng, giúp đỡ lực lượng phản động bên trong thì thể chế chính trị ấy sớm muộn sẽ bị diệt vong”.

Theo ông, giải pháp là Đảng phải tăng cường hơn nữa niềm tin của dân vào Đảng và để làm được điều đó thì “Đảng phải tự làm trong sạch mình, tự mình trau dồi bản lĩnh, trí tuệ của mình bằng cách tăng cường mối liên hệ mật thiết với dân”.

Tuy vậy, về đối nội, Trung tá nhà văn Nguyễn Thanh Tú nghiêm khắc khẳng định rằng chính quyền của Đảng phải sẵn sàng “chủ động chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và trấn áp các phần tử đi ngược lại lợi ích dân tộc”.

Mãi một niềm tin


Kết thúc bài viết, ông Tú dẫn lời Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du (Dẫu rằng vật đổi sao dời; Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh) để khẳng định “một bản lĩnh, một lập trường, một niềm tin” mà theo ông, đó là “bản lĩnh cộng sản”.

Phải chủ động trấn áp các phần tử đi
 ngược lại lợi ích dân tộc"
Trung tá Nguyễn Thanh Tú


Trong thời gian từ đầu năm đến hết tháng 3/2013, tại Việt Nam đang diễn ra kỳ ghi nhận ý kiến người dân và các tổ chức xã hội vềBấmDự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Dù có những ý kiến cho rằng đợt lấy ý kiến của dân này sẽ không đem lại kết quả gì cụ thể, nhiều cựu quan chức, trí thức vẫn nêu lên tiếng nói của họ về thể chế chính trị cần phải có để phù hợp với tình hình tại Việt Nam.

Một nhóm nhân sỹ, trí thức mà đại diện là cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đề nghị công bố bản dự thảo Hiến pháp của họ đi kèm các kiến nghị sửa đổi Hiến pháp.

Họ cũng cho rằng bản dự thảo chính quyền đưa ra có "nhiều điều vi hiến" và bất hợp lý.

Trong các xu hướng khác nhau, có các ý kiến như của ông Vũ Mão, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội đề xuất bổ sung điều 4 Hiến pháp sửa đổi để làm rõ hơn sự giám sát của dân với Đảng.

Trước đó, trong một hội thảo 'Xây dựng Đảng' ở Hà Nội, giáo sư Nguyễn Văn Huyên cũng cảnh báo rằng "Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài" hay là không.

Ngược lại, về phía tiếp tục bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Đảng cũng có các cách nhìn khác nhau.

Nhà báo Hữu Thọ, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Ủy viên Trung ương Đảng thì bày tỏ lo ngại về nguy cơ suy thoái, “đe dọa sự tồn vong” của Đảng Cộng sản và kêu gọi không "khoanh tay đứng nhìn Đảng tan rã" như ở Liên Xô cũ.

Còn quan điểm của trung tá Nguyễn Thanh Tú trong bài mới nhất, cũng như đại tá Trần Đăng Thanh hồi cuối năm 2012 thì cho rằng cần sẵn sàng bảo vệ Đảng và thể chế chính trị bằng mọi giá.