Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

SỰ THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ "THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"...VÀ BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CẦM QUYỀN TẠI VIỆT NAM









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Trong giai đoạn đất nước Việt Nam đầy khó khăn và bất ổn...bên cạnh sự gia tăng đàn áp người dân về mọi mặt từ phía Nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam hiện nay...là sự bất bình đang ngày một lan rộng trong xã hội...bao gồm cả trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam và hàng ngũ lãnh đạo Nhà nước với nhau...Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay, những người sinh ra và lớn lên trong môi trường cộng sản...trong một xã hội đầy dẫy bất công và áp bức...trong một đất nước luôn tự hào với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến...cộng với những truyền thống đạo đức cách mạng tốt đẹp nhất theo chủ thuyết cộng sản và Tư tưởng Hồ Chí Minh...đó là tất cả những gì mà thế hệ trẻ ngày hôm nay đã được tiếp thu dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa. Nhằm giúp cho mọi người...nhất là thế hệ trẻ ngày hôm nay hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về con người cộng sản vô thần...chế độ cộng sản cầm quyền và tất cả sự thật đã từ lâu được chế độ cộng sản Việt Nam ra sức che đậy...xin trân trọng gởi đến tất cả mọi người một bài viết khá thú vị từ tác giả Lê Thu Hà, một bạn trẻ từng là sinh viên dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa...xuất thân là một gia đình cộng sản đích thực... nhưng đã sớm nhận thức được bản chất thực sự của người cộng sản và cái gọi là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa" do cộng sản Việt Nam tô vẽ... trong một cơ hội hết sức hiếm hoi và thú vị.



Bản Tin 





Hành trình tôi trở thành phản động


VRNs (24.10.2013) - Facebook - Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.
Tôi, con nhà nòi cộng sản, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và cả ba tôi đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại. Ba tôi từng là Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4, từng tập kích vào chiến trường B, tham gia chỉ huy những trận đấu ở Quảng Trị, và gặp mẹ tôi. Năm 1982, khi mẹ hạ sinh 2 anh em sinh đôi là tôi và anh trai, ba quyết định xuất ngũ với chế độ về hưu mất sức lao động. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt và một niềm tự hào lớn lao về quê hương, xứ sở, về những chiến tích lẫy lừng của cha ông. Điều kỳ lạ là, từ khi tôi biết nhận thức cho đến ngày ba tôi mất, ông chưa hề một lần kể cho chúng tôi nghe về những chiến công hay những khó khăn gian khổ trong chiến tranh mà ông đã trải qua, cũng chưa một lần định hướng cho anh em tôi gia nhập vào đội ngũ của Đảng. Ông là người khá kín tiếng, mực thước, tinh anh, với vốn kiến thức uyên bác, có tầm nhìn rộng và những nhận định sắc bén về mọi vấn đề trong cuộc sống. Hàng xóm và người dân trong khu phố đều kính trọng ông. Những năm tháng còn học phổ thông, tôi để ý thấy ba hay theo dõi thời sự, và đặc biệt là ban đêm, ba tôi hay mở đài BBC, VOA và RFA để nghe, những đài mà với hiểu biết của tôi là phản động. Tôi thường thấy ba ngồi lặng lẽ ưu tư, trầm mặc. Nhưng hồi đó, với tuổi ăn tuổi lớn, tôi quên bẵng những ưu tư đó của ba và cứ thế hồn nhiên va vào cuộc sống. 
Và rồi, có một sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về những điều cố hữu mà tôi từng tin, từng cho là đúng. Đó là năm tôi học đại học năm thứ 2, một lần đi học tiết chính trị thay cô bạn (dạo đó sinh viên thường hay học thế cho nhau) ở một trường đại học khác, thầy dạy môn chính trị hôm đó có quá chén với bạn, trong hơi men, thầy đã khóc. Thầy bảo với chúng tôi rằng thầy vô cùng đau đớn khi phải đứng trên bục giảng, ngày ngày say sưa rao giảng về những mớ lý thuyết rất cao cả, nhân văn nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, với vô vàn những khuất tất mà nhà nước này cố tình che đậy, giấu giếm, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống, thầy đành chấp nhận cắn răng chịu đựng, và làm điều ngược lại với lương tâm của mình, khiến thầy vô cùng đau khổ và day dứt. Tôi bàng hoàng, sửng sốt. Tôi không muốn tin vào những điều tai đang mình nghe. Nhưng cũng từ đó, tôi bắt đầu âm thầm tìm hiểu. Sự tò mò, hiếu kỳ và bản năng luôn tìm kiếm thông tin từ đó bắt đầu đưa tôi bước sang một bước ngoặt khác. Những năm tháng đó, Internet cũng đã có mặt ở VN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và tôi cũng chưa được tiếp cận với nhiều luồng thông tin như hiện nay. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc ba vẫn đêm đêm nghe những đài mà tôi tin là phản động, và tôi cũng đã nghĩ ba nghe chỉ để cảnh giác, đối phó với những thứ gọi là diến biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của những thế lực thù địch ấy. Ban đầu, tôi hoang mang, vì những thông tin ấy hoàn toàn trái ngược với những gì tôi luôn có niềm tin mãnh liệt. Tôi như bơi giữa dòng nước lớn, ngộp thở, bất định. Rồi tôi dần dần tiếp cận, dần dần phân tích bằng những lập luận khoa học, logic, và đối chiếu với thực trạng của đất nước, của bộ máy công quyền, tôi mới bắt đầu hiểu, những thứ mà mình vẫn có niềm tin cố hữu kia, những điều mà mình luôn đinh ninh là đúng, nó hoàn toàn ngược lại. Tôi chua xót. Và tôi nghĩ, có lẽ sự trầm mặc, ưu tư của ba cũng bắt nguồn từ những phân tích nhận định như trên, mà cho đến cuối đời, ông chưa hề hé răng nói một lần, và cũng có lẽ, ông đã mang theo xuống mồ những bí mật nào đó mà tôi không hề biết được. Sau này, tôi gặp gỡ và kết thân với nhiều người bạn, họ cũng là con em cán bộ cộng sản như tôi, và họ kể cho tôi nghe về những khuất tất trong cuộc chiến, những cuộc thanh trừng chính trị, những toan tính không hề mang dáng dấp của một cuộc chiến lẫy lừng vĩ đại mà thế hệ tôi vẫn từng được học.
Điều tôi đau đớn nhất, đó ko phải là những gì mình trải nghiệm, mà đó là sự bi hài, oái oăm mà lịch sử đã để lại cho dân tộc này những niềm tin lệch lạc, mù quáng. Giá họ biết được rằng mình sống trong một giai đoạn lịch sử mà mọi sai trái khó lòng được sửa chữa nhưng vì quyền lực tối đa của nhà nước đặt lên trên mọi quyền lợi của nhân dân nó lớn quá, khó có thể một sớm một chiều thay đổi mà cố cắn răng âm thầm chịu đựng thì tôi đã phần nào bớt đau đớn. Đằng này, sự bi ai và đáng sợ của nó lại nằm ở chỗ, đa số mọi tầng lớp nhân dân đều tin tưởng đến cuồng dại cái thể chế sai lầm và lừa phỉnh lòng dân này, đó mới chính là nỗi đau đớn tột cùng.
Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!
Lê Thu Hà
















Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

HÀNG TỈ ĐÔLA THẤT THOÁT DO THAM NHŨNG...VÀ NỖI ÁM ẢNH KINH HOÀNG TRONG TƯƠNG LAI TỪ NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM...








      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Dự án xây dựng sân bay Long Thành với kinh phí đầu tư dự trù vào khoảng 8 tỉ đôla, tương đương 168 ngàn tỉ đồng Việt Nam (tính theo thời giá hiện nay)...một dự án khổng lồ đang chờ Quốc hội Việt Nam phê duyệt...hiện đang vấp phải sự chống đối từ công luận...do tính thiếu khả thi, phi thực tế...không những không mang lại hiệu quả kinh tế như hoạch định từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan đầu tư chủ quản...mà còn gây ra lãng phí và thất thoát...cũng như sẽ tạo thêm nợ nần đổ lên đầu người dân...trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng...do nạn tham nhũng lan tràn trên phạm vi cả nước trong suốt nhiều năm qua...và dấy lên sự nghi ngờ từ công luận về khả năng có bàn tay tham gia từ các "Nhóm lợi ích" về nguồn vốn ODA hiện nay tại Việt Nam...là hoàn toàn có cơ sở cần phải được mang ra mổ xẻ một cách minh bạch.

Trong nhiều thập niên qua, dưới sự lãnh đạo và đường lối cai trị độc tài, độc đoán và chuyên quyền của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...người dân đã bị bịt miệng và hoàn toàn mất đi tư cách tham gia chính sự hợp pháp của mình...như đã được quy định cụ thể trong bản Hiến pháp Nhà nước...và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc. Việc tham khảo ý kiến đóng góp từ người dân trong các vấn đề chính trị quan trọng và to lớn của đất nước như trong chiến dịch trưng cầu dân ý về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp của Nhà nước vừa qua...hoàn toàn chỉ mang tính hình thức Dân chủ giả tạo. Trên thực tế, mọi quan điểm và ý kiến đóng góp từ người dân...chẳng hạn từ Nhóm 72 Trí thức hàng đầu của Việt Nam...từ Hội đồng Giám Mục Việt Nam...và công luận trong và ngoài nước...nhưng được xem là trái với quan điểm của Nhà nước đều bị bỏ qua một cách thẳng thừng...thậm chí ngay cả đến Quốc Hội Việt Nam, cơ quan được cho là quyền lực cao nhất nước...cũng chỉ là một cơ quan bù nhìn...với quyền lực ảo được tồn tại trên giấy.

Chính những điều nghịch lý nói trên đã khiến cho xã hội Việt Nam thêm bất ổn...và đất nước ngày càng rơi vào suy thoái ngày một trầm trọng hơn...do tham nhũng không bị trừng trị và kiểm soát đến nơi đến chốn. Đa số các thành viên Quốc Hội và cán bộ chính quyền các cấp đều là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam...và hầu hết họ dường như đã được bảo vệ một cách hữu hiệu trước pháp luật bởi lá chắn của điều 4 trong bản Hiến pháp...cho phép (Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước duy nhất)...điều này tương ứng với Kim bài miễn tử của Vua Chúa ngày trước...chính là một trong những nguyên nhân khích lệ cho cán bộ đảng viên Nhà nước phạm tội, tham nhũng và tiêu cực...mà hàng loạt các vụ việc đình đám do tham nhũng gây ra trước đây như: PMU18, Vinashin, Vinalines...là những minh chứng hùng hồn nhất. Nếu Việt Nam tiếp tục tồn tại những hệ lụy nói trên mà không có bất kỳ sự thay đổi thực tế nào...thì đừng nói gì đến việc ngăn chặn tham nhũng tiêu cực một cách hữu hiệu...mà ngay cả số phận của đất nước Việt Nam trong tương lai... sẽ trở nên đen tối, cũng là lẽ đương nhiên khó lòng tránh khỏi.




Bản Tin


VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ ba 22 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Mười 2013

Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA?

Họa đồ dự án sân bay Long Thành (DR)
Họa đồ dự án sân bay Long Thành (DR)

Thụy My
Trước khi Quốc hội Việt Nam khóa 13 bắt đầu kỳ họp thứ 6 vào hôm qua 21/10/2013, công luận cũng đã nêu nhiều ý kiến phản đối một dự án khổng lồ. Đó là dự án xây dựng sân bay Long Thành với số tiền lên đến 8 tỉ đô la, tạo thêm gánh nợ nần cho người dân Việt trong lúc kinh tế đang u ám, và nhất là khi các sân bay hiện tại còn chưa khai thác hết công suất.

Dư luận đặt dấu hỏi, liệu có bàn tay của các nhóm lợi ích về vốn ODA trong đó hay không? RFI cũng đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà bình luận Phạm Chí Dũng - Saigon
22/10/2013
by Thụy My
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã nhận trả lời phỏng vấn. Anh có nhận xét gì về dự án sân bay Long Thành, mà vốn đầu tư nếu quy theo tỉ giá ngày hôm nay lên đến trên 168 ngàn tỉ đồng Việt Nam?
Không thể nói khác hơn là dự án sân bay Long Thành của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam lại một lần nữa gây bức xúc lớn trong dư luận trong những ngày gần đây. Đặc biệt là khi kỳ họp thứ 6 khóa 13 của Quốc hội bắt đầu.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã trình ra một dự án có thể nói với một số vốn có thể nói là kinh hoàng: 8 tỉ đô la, chiếm đến 6% GDP toàn quốc để làm sân bay Long Thành! Trong thuyết minh, Tổng công ty này cho là sẽ xây dựng một thành phố sân bay với 70.000 dân, tạo công ăn việc làm cho 40.000 người. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến phản bác.
Ngay những ngày gần đây, cử tri ở một số nơi, chẳng hạn như cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội cần xem xét lại dự án sân bay Long Thành. Với một số vốn kinh khủng như thế thì có cần thiết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng như thế này hay không? Đồng thời họ so sánh luôn cả với việc sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa khai thác được hết công suất, thì làm sao có thể xây dựng những sân bay khác ?
Một trong những lý lẽ phản bác sâu sắc nhất, theo tôi là của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống. Ông giảng dạy ở trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và là người trước đây từng có nhiều ý kiến phản biện về các vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông Nguyễn Thiện Tống đã phải dùng cụm từ “một sự tin tưởng mù quáng” để nói về những dư luận đã được thuyết phục bởi những số liệu của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không đưa ra.
Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể đón tối đa 25 triệu khách một năm, không tăng lên được nữa. Do sự quá tải đó, tới năm 2020 cần phải dời ra một địa điểm khác là sân bay Long Thành để có thể đón khách quốc tế được nhiều hơn.
Nhưng ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng luận cứ của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không hoàn toàn không đúng. Ông đơn cử, chẳng hạn sân bay Changi của Singapore có diện tích 1.300 hecta, lớn gấp rưỡi sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay (800 hecta), có công suất lên đến 50 triệu khách. Như vậy với 800 hecta của Tân Sơn Nhất, bằng 2/3 Changi, thì lượng khách có thể tăng lên 35 triệu khách một năm rồi. Mà đó chỉ là một so sánh tương đối về diện tích mà thôi.
Ông Nguyễn Thiện Tống cũng đưa ra những cứ liệu đánh giá khá chuẩn xác, đầy đủ và công bằng, so sánh giữa Niên giám thống kê của Cục Thống kê Thành phố, với cứ liệu của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, cho thấy hai con số khác xa nhau. Theo Cục Thống kê, từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ số chuyến bay quốc tế giảm từ 56,5% xuống còn 35,5%. Bên dự án sân bay Long Thành đã dự báo 90% tổng lượng khách là khách quốc tế, chỉ có 10% là nội địa. Trong khi đó, ở Tân Sơn Nhất thì ngược lại: tới 90% là nội địa, chỉ có 10% là khách quốc tế. Ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng khả năng sân bay Long Thành không có khách là điều chắc chắn.
Sự khác biệt giữa hai kết quả tính toán là rất lớn. Như vậy người ta đã cố tình phóng đại số liệu này để xây sân bay Long Thành. Và ông cũng nghi ngờ là nếu cố làm phác ra cho nhiều lên để dự báo nhu cầu tương lai nhiều là điều rất nguy hiểm.
Cũng có một yếu tố khác: nếu so sánh với sân bay các nước trong khu vực, thì nhận định về tăng trưởng đối với hàng không Việt Nam càng rõ ràng hơn. Chẳng hạn như số liệu tỉ lệ tăng trưởng chung ở các sân bay của Singapore, Malaysia, Bangkok cũng thấy tỉ lệ bình quân thấp, và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng mà Cục Hàng không Việt Nam tính toán cho 10 đến 20 năm tới.
Đó cũng là một lý do mà những người phản biện như PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng khi dự báo về sản lượng hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất thì cần phải được kiểm chứng một cách độc lập. Điều này là cần thiết nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng sân bay ở Long Thành. Vì với những số liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật như vậy mà cứ cố tình đầu tư vào thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm.
Tôi cũng thấy là vấn đề kiểm chứng độc lập rất cần thiết, vì thực ra ở Việt Nam hiện nay chưa có những tổ chức giám kiểm độc lập đối với những lãnh vực được coi là nhạy cảm như ODA. Mà ODA thì trong một thời gian dài vừa qua đã có sự thất thoát rất lớn, kể cả những dấu hiệu tham nhũng trong đó nữa.
RFI: Anh có thể nêu một số ví dụ về lãng phí vốn ODA?
Vấn đề lãng phí vốn ODA đã được nêu ra từ rất lâu, và có nhiều ví dụ để dẫn chứng. Tiêu biểu nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, qua đó trưởng ban PMU18 là Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, một kẻ đã tắm bằng bia trong quan hệ với gái. Ăn chơi sa đọa đến mức như vậy mà vẫn mang danh nghĩa là đảng viên, quan chức trung cấp của nhà nước, đủ thấy là đã xài tiền ODA như thế nào. Đó là một vụ lớn, nhờ báo chí phát hiện ra nên không thể ém nhẹm, sau đó đã phải đưa Bùi Tiến Dũng cùng một số đồng phạm ra xử.
Năm 2011, cũng lại là Bộ Giao thông đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tốc độ 300-400 km/giờ với kinh phí lên đến 55 tỉ đô la! Tức là chiếm một nửa GDP của toàn quốc vào thời điểm đó.
Có thể nói đây là một dự án khủng khiếp mà không hiểu sao các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông, lại gần như nhắm mắt chấp thuận đề nghị do bên Đường sắt đưa ra, và trình lên chính phủ. Nhưng sau đó dư luận đấu tranh rất quyết liệt, và cuối cùng rất may mắn là năm 2013 dự án đường sắt cao tốc đã bị hủy. Chỉ có điều hủy dự án 55 tỉ đô la nhưng người ta vẫn thực hiện một phần, tức vẫn làm nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Ngoài ra cần phải nói thêm về trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải. Việc bộ này đưa ra những dự án rất lớn, ngốn rất nhiều tiền – tiền từ ngân sách, tiền đi vay mượn của nước ngoài – trong những năm mà nền kinh tế gần như suy thoái toàn diện. Vào tháng 4/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bước vào năm suy thoái thứ tư, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra dự án dùng 10.000 tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng trụ sở mới. Ngay lập tức dư luận đã phản ứng rất dữ, cho là một đề xuất kỳ quái, hoàn toàn vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Còn những năm trước, liên quan đến vấn đề ODA, báo chí Nhật Bản – chứ không phải báo chí Việt Nam đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Bùi Ngọc Sĩ, theo tôi nhớ thì số tiền hối lộ cho ông ta là trên 800.000 đô la. Sau đó ông Sĩ đã phải nhận mức án tù cao.
Cũng có những minh họa khác về vấn đề lãng phí và tham nhũng trong ODA. Gần đây nhất, năm 2012 là Đan Mạch ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, chính Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng ¾ dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền 69 tỉ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron.
Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Chẳng hạn trong một lần hiếm hoi tôi đọc thấy trên báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng… thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phụ nữ này đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%;
Sau đó nguồn vốn ODA từ Nhật đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80.000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8.000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Và do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều phải giảm quy mô và chất lượng.
Từ những hiện tượng tham nhũng, thất thoát ODA trong suốt những năm vừa qua, cho thấy ở Việt Nam đã hình thành những nhóm lợi ích ODA. Đó là nhóm lợi ích căn cứ vào hoạt động độc quyền và đặc thù của chính sách, câu kết với những nhóm thân hữu kể cả với các chính khách để móc ráp, có được những hợp đồng đặc quyền về ODA và phân bổ cho các địa phương, nhận hoa hồng.
Trong 15 năm vừa qua, Việt Nam đã nhận đến 30 tỉ đô la từ nguồn vốn ODA để thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, hệ thống điện, kể cả xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh. Nhưng nên hiểu một điều thế này, không phải ODA tất cả đều cho không, mà một phần rất nhỏ là viện trợ không hoàn lại, chỉ chiếm 3-5% mà thôi. Còn lại chủ yếu là tiền cho vay với lãi suất thực ra không hoàn toàn ưu đãi.
Do vậy nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí tuy vẫn được nhà nước nhắc đến là phải thực hiện một cách quyết liệt nhưng mà thực ra không có gì quyết liệt cả. Đa số các vụ phát hiện về ODA đều do người dân và báo chí, hoàn toàn không phải do nhà nước phát hiện.
RFINhư vậy dự án sân bay Long Thành chỉ là một trong những ví dụ về việc sử dụng vốn ODA mà thôi?
Thực ra vấn đề sân bay Long Thành hay những dự án sân bay khác chỉ là một phần. Cách đây vài năm người ta đã nói có một trào lưu xây dựng cảng biển ồ ạt ở Việt Nam, cũng với nguồn vốn ODA. Có những chuyên gia phản biện độc lập đã nêu ra rằng những dự án cảng biển cũng dự kiến trong luận chứng kinh tế kỹ thuật là có lượng tàu và hàng hóa lớn. Nhưng hiện nay các cảng biển đó vẫn bỏ trống.
Một ví dụ nữa, chẳng hạn giáo sư Tô Văn Trường, một người có kinh nghiệm trong giao thông vận tải và thủy lợi, đã nêu ra một số kinh nghiệm thực hiện dự án ODA liên quan đến một số quan chức. Chẳng hạn dự án cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng đã cho thấy rõ là có vai trò của một số tổ chức, và sự thúc ép của một số quan chức nhà nước đối với các nhà khoa học. Ngay cả khi báo cáo của dự án Lạch Huyện còn đến khoảng 20 điểm chất vấn của Hội đồng khoa học liên quan đến phương pháp luận, các vấn đề về kỹ thuật tính toán, các tác động xấu về môi trường… chưa được giải trình rõ ràng, nhưng giới quan chức vẫn vận động cơ quan chức năng cho mở một số gói thầu, coi như việc đã rồi.
Giáo sư Tô Văn Trường cũng đưa ra một số ví dụ nữa khá sắc nét. Chẳng hạn dự án điện của TKV ở Cẩm Phả, hay dự án cao tốc Bến Lức, Long An dài có 58 km thôi nhưng đã đội giá từ 1,6 tỉ lên 2,2 tỉ đô la. Hoặc dự án métro Hà Nội chỉ dài có 12 km, mà giá tới trên 900 triệu đô la, tức khoảng 75 triệu đô la một km chiều dài. Métro ở Thành phố Hồ Chí Minh giá cũng tương tự, và giá nhà ga T2 ở Nội Bài cũng đến 900 triệu đô la.
Ông đặt câu hỏi: Chính phủ, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, làm sao có thể giải thích cho người dân hiểu vì lý do gì mà dự án giao thông ở Việt Nam có suất đầu tư quá cao so với những nước giàu có như Mỹ và Hàn Quốc?
Cho đến năm 2020, lúc đó theo quy hoạch cảng hàng không thì Việt Nam sẽ có 26 cảng được đưa vào khai thác so với 21 cảng hiện nay, tức là có thêm 5 cảng hàng không nữa. Có nghĩa là cũng có thể sẽ có 5 dự án nữa cũng khủng khiếp như sân bay Long Thành, và sẽ lại xuất hiện nhiều tiêu cực. Lúc đó trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Rất nhiều cử tri, người dân cho đó là một cách để đẩy nợ cho tương lai, và đổ nợ lên đầu con cháu.
RFITrong khi định xây thêm sân bay mới ở Long Thành, nơi chưa có hạ tầng cơ sở, thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn chưa sử dụng hết, được đem cho thuê 157 hecta để làm sân gôn. Tuy bị dư luận chỉ trích, nhưng theo quận Tân Bình thì dự án sân gôn Tân Sơn Nhất đã xây sắp xong dù vẫn chưa có giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy liệu đây có sẽ là một chuyện đã rồi nữa hay không?
Cách đây hai năm, báo Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên nêu khá sâu về vấn đề này, và sau đó nhiều tờ báo khác nêu lên các câu hỏi. Tại sao phải xây dựng một sân gôn ở trong sân bay, trong khi vẫn chưa sử dụng hết công suất sân bay? Tại sao thiếu một số thủ tục mà dự án sân gôn vẫn được duyệt? Và gần đây là tại sao chưa được duyệt mà đã xây dựng những khách sạn, nhà hàng của sân gôn ở trong sân bay?
Vừa rồi cử tri Thành phố Hồ Chí Minh phải thốt lên là chưa thấy một sân bay trên thế giới nào lại có sân gôn ở trong đó. Huống chi là sân gôn ở Việt Nam đã quá tải: gần 120 sân vào năm 2011.
Trước đó, dư luận cho là dự án sân gôn này thuộc về một đơn vị quân đội. Không biết đó có phải là một lý do rất tế nhị và nhạy cảm hay không, mà sau đó dường như có chỉ đạo từ Tuyên giáo trung ương, nên các báo một thời gian khá dài đã lặng lẽ, không đăng về vấn đề này nữa.
Chỉ đến thời gian gần đây, khi vấn đề sân gôn nổi lên và có những chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Đảng là phải hạn chế lấy đất trồng lúa để làm sân gôn, thì lúc đó mới được người ta nhắc lại. Và cho tới lúc này, kèm với vấn đề sân bay Long Thành, thì việc xây dựng sân gôn ở trong sân bay Tân Sơn Nhất mới được nói đến. Rõ ràng đó là việc đặt vào thế đã rồi.
Thật ra hội thảo về dự án sân bay Long Thành đã được tổ chức từ tháng 7/2013. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam hy vọng vào tháng 10 này, tức là hiện nay, Quốc hội sẽ chính thức thông qua dự án.
Thủ tục phải theo quy trình như thế này. Luận chứng kinh tế kỹ thuật phải được Hội đồng Nhà nước thẩm định, rồi chờ Chính phủ thông qua, sau đó mới trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Dự án này là dự án rất lớn của quốc gia thành thử phải có Quốc hội tham gia. Như vậy là đặt trách nhiệm lên vai các đại biểu Quốc hội. Và tại Quốc hội đang diễn ra một kỳ họp được coi là quan trọng, trong đó sẽ cập tới một số vấn đề kinh tế xã hội.
Quốc hội cũng sẽ bàn thảo, yêu cầu Chính phủ phải báo cáo thêm một số vấn đề nữa về Vinashin và Vinalines. Mà Vinashin với ít nhất 4 tỉ đô la thất thoát, vụ Vinalines cũng có thể đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng, là những vụ án rất lớn.
Bây giờ nếu thực hiện những dự án như sân bay Long Thành mà không có hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát lớn, thì nợ nần trong tương lai trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Nhưng tôi nghĩ chắc chắn Chính phủ trước sức ép của dư luận và bức xúc của người dân, sẽ phải xem lại vấn đề này.
RFI: Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.










>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English

>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page


NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI NGHỆ AN LỢI DỤNG TÌNH TRẠNG LŨ LỤT HIỆN NAY TẠI MIỀN TRUNG...LÉN LÚT XÉT XỬ CÁC GIÁO DÂN MỸ YÊN.









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Nhà cầm quyền Nghệ an đang lợi dụng tình trạng lũ lụt tại miền Trung hiện nay...lén lút mang các giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên ra xét xử dự trù vào ngày 23-10-2013, nhằm né tránh sự quan tâm và ủng hộ của đại đa số đồng bào giáo dân tại các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh nói riêng, và đồng bào Công giáo cả nước nói chung. Đây là một thủ đoạn xấu xa và hèn hạ của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...Kính mong mọi người hãy tiếp tay phổ biến thông tin này...nhằm giúp ngăn chặn mọi ý đồ gian manh và hèn hạ của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với các nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên... trong chiến dịch đàn áp Tôn giáo thô bạo tại giáo xứ Mỹ Yên vừa qua...và hiện đang bị Nhà cầm quyền giam giữ trái pháp luật. Bên cạnh việc phổ biến rộng rãi thông tin nói trên...xin mọi người cùng nhau Hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân tại giáo xứ Mỹ Yên và Giáo phận Vinh nói riêng...cũng như cho Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung. 




Bản Tin



    TIN KHẨN: Nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An định xử lén các giáo dân Mỹ Yên vào ngày kia 23/10/2013?

    TIN KHẨN: Nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An định xử lén các giáo dân Mỹ Yên vào ngày kia 23/10/2013?
    Theo thông tin Nữ Vương Công Lý nhận được nhà cầm quyền Nghệ An sẽ đưa hai giáo dân là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải ra xét xử vào sáng ngày thứ tư 23/10/2013 tại Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An, Địa chỉ: Số 105A- Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Vinh.
    Hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải trong vụ việc công an không mặc thường phục, đóng giả côn đồ chặn xe khám xét bất hợp pháp các giáo dân tại Linh địa Trại Gáo, thuộc Giáo xứ Mỹ Yên vào đêm 22/5/2013 nhằm ngăn cản giáo dân về Linh địa cầu nguyện, đã gây nên sự xô xát và sau đó những công an giả dạng côn đồ này mới bị lộ mặt là công an với quần áo, trang phục công an giấu trong cốp xe.
    Sự việc chẳng có gì phức tạp, bởi sau đó nhà cầm quyền Nghệ An đã nhờ Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp đến giải tỏa cho ba cán bộ công an này. Thế nhưng sau đó, nhà cầm quyền Nghệ An đã bắt có theo hình thức khủng bố một số giáo dân Mỹ Yên đi làm ăn và đi công việc riêng ra khỏi làng hoàn toàn trái pháp luật. Thậm chí, khi giáo dân đến hỏi nhà cầm quyền mới thừa nhận đã bắt người. Trước đòi hỏi của người dân,  nhà cầm quyền đã hứa trả tự do cho hai giáo dân bị cầm tù hơn hai tháng vào chiều 4/9/2013.
    Đúng hẹn, giáo dân đến nhận người thì được nhà cầm quyền đón tiếp bằng dùi cui, lựu đạn nổ, quả nổ, chó và đủ các thứ bạo lực. Hàng chục người bị trọng thương, nhà cầm quyền trở mặt đánh đập, đàn áp giáo dân khốc liệt mà Nữ Vương Công Lý đã trường thuật trực tiếp ngay từ đầu sự kiện này xảy ra.

    Đặc biệt, chúng tôi mong các độc giả sẽ thông báo cho các giáo dân nêu cao tinh thần cảnh giác trước vụ lén lút này để nhân dân, nhất là giáo dân không bị đột ngột khi đồng đạo mình bị đem xét xử khuất tất. Cho đến giờ này, thông tin này các giáo xứ, các giáo dân và hàng giáo phẩm vẫn chưa nhận được. Nữ Vương Công Lý loan tin với sự dè dặt cần thiết và vô cùng cảnh giác. Xin mọi người hãy tỉnh thức trước những đòn hèn hạ của nhà cầm quyền CSVN.
    Từ đó, hệ thống tuyên truyền cộng sản từ địa phương đến trung ương đã có một chiến dịch truyền thông vu cáo độc địa nhắm thẳng vào Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc giáo phận Vinh. Chiến dịch này được khởi động sau hàng loạt các hoạt động nhằm chia rẽ nội bộ Giáo phận, giữa Đức Giám mục với các Linh mục bằng cách khen cha nhưng đánh con, bằng cách chia rẽ giáo dân với nhau, giáo dân với linh mục… và khi điều kiện đã chín muồi, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã trực tiếp tấn công bằng nhiều mặt vào Giáo phận Vinh.
    Thời gian qua, hàng loạt các hoạt động nhằm vào Giáo hội công giáo đã được tổ chức, các văn bản báo cáo Thủ Tướng, vu cáo giáo dân, giáo sĩ và đề nghị được sử dụng quân đội đàn áp tôn giáo. Trước đó, nhà cầm quyền đã huy động một số xe bọc thép nhằm Tòa Giám mục mà ngắm nòng súng. Gần đây, họ tập trận, huy động mọi tầng lớp trong việc chống lại Giáo hội Công giáo…
    Giáo dân Thái Hà ra dự tòa 8 nạn nhân ngày 27/3/2009
    Giáo dân Thái Hà ra dự tòa 8 nạn nhân ngày 27/3/2009
    Trước những sự đấu tranh bền bỉ, bất bạo động và ôn hòa của giáo dân, nhà cầm quyền CS Nghệ An đang hoảng hốt và theo tin chúng tôi nhận được, họ sẽ đưa hai giáo dân Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải ra xét xử lén lút vào sáng 23/10/2013.
    Nếu thông tin này là chính xác, thì hành động này của nhà cầm quyền CS Nghệ An đã tự bộc lộ sự hèn hạ, bất minh của vụ án.
    lut
    Lũ lụt tại một giáo xứ ở Quảng Bình.
    Ai cũng biết rằng, một vụ án được đưa ra xét xử, cần phải có quy trình hẳn hoi đúng các yêu cầu pháp luật quy định. Đồng thời, gia đình, những người liên quan phải được biết và lựa chọn việc mời luật sư, các thân nhân được thông báo. Nhưng ở đây, mọi chuyện đã hết sức khuất tất.
    Mặt khác, miền Trung Việt Nam nhất là ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình liên tiếp đang bị nạn lụt lội hoành hành, đời sống nhân dân trong đó có nhiều khu vực là giáo dân gieo neo và đang nguy cấp. Cả nước đang hướng về họ để chia cơm, sẻ áo cho họ. Thậm chí, viêc gây nên lụt lội, chìm ngập ở đây còn có bàn tay của nhà cầm quyền can thiệp trong việc xả lũ bất ngờ, cứu trợ bất minh…
    Lợi dụng hoàn cảnh các tỉnh thuộc GP Vinh đang lụt lội và đời sống nhân dân điêu đứng, nhà cầm quyền CS Nghệ An đưa vụ án này xét xử nhằm trốn tránh sự theo dõi, tham dự của giáo dân GP Vinh đối với vụ án bất minh với đồng đạo mình mà tự nhà cầm quyền biết sẽ là con số rất lớn.
    Nhận được thông tin này, những người yêu chuộng công lý, hòa bình, sự thật hãy lên tiếng, thông báo kịp thời âm mưu thâm độc và nham hiểm này của nhà cầm quyền CSVN đối với các giáo dân vô tội Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Đồng thời cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, đánh úp, đánh lén của nhà cầm quyền vào giáo dân và giáo sĩ.
    Đặc biệt, chúng tôi mong các độc giả sẽ thông báo cho các giáo dân nêu cao tinh thần cảnh giác trước vụ lén lút này để nhân dân, nhất là giáo dân không bị đột ngột khi đồng đạo mình bị đem xét xử khuất tất. Cho đến giờ này, thông tin này các giáo xứ, các giáo dân và hàng giáo phẩm vẫn chưa nhận được. Nữ Vương Công Lý loan tin với sự dè dặt cần thiết và vô cùng cảnh giác. Xin mọi người hãy tỉnh thức trước những đòn hèn hạ của nhà cầm quyền CSVN.
    Nữ Vương Công Lý sẽ theo dõi và phản ánh sự việc này khi có thông tin mới.
    22h ngày 21/10/2013