Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Bản xếp hạng về Tự do Báo chí tại Việt Nam của Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới, một Tổ chức Nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Pháp là hoàn toàn chính xác, phản ảnh đúng và đầy đủ về thực trạng Nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay trong đó bao gồm Tự do Báo chí. Mọi người chúng ta ai cũng biết rõ rằng tuy có cả một hệ thống Báo chí đồ sộ với sự tham gia của khoảng hơn 600 tờ báo các loại. Tuy nhiên, tất cả mọi trang báo trong nước đều phải trải qua một quy trình kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt dưới sự quản lý, giám sát và chỉ đạo từ hệ thống chính quyền Trung ương và Đảng cộng sản Việt Nam. Mọi bài viết chỉ được phép đăng tải sau khi có sự đồng ý từ lãnh đạo đảng và chính quyền.

Ngoài ra, Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam còn bao gồm cả việc định hướng cho tất cả các trang báo các loại về tư duy khi viết bài phổ biến trên mạng nhất là những bài viết mang tính thời sự chính trị, hoặc có liên quan đến các vấn đề mang tính chất nhạy cảm như tố cáo tham nhũng, tố cáo tiêu cực hoặc các đề tài có liên quan đến chính quyền Nhà nước, các vị lãnh đạo cao cấp....đều phải qua một hệ thống kiểm duyệt khá gay gắt....và mọi hoạt động Báo chí nếu cố tình hoặc ngay cả vô ý gây bất lợi hoặc tạo ảnh hưởng không tốt với dư luận xã hội đều bị nghiêm trị thích đáng. Điều này dẫn đến tình trạng Báo chí thiếu trung thực và nghèo đói thông tin vì chỉ được phép thông tin một chiều và đôi khi còn phải tuân thủ lãnh đạo chính quyền buộc phải truyền tải thông tin sai sự thật...

Và điều tệ hại nhất của ngành Báo chí Việt Nam khi bị xếp vào bảng một trong mười nước có nền Tự do Báo chí tệ hại nhất đó chính là không một ai được phép chỉ trích hay phê bình Đảng và chính quyền nếu không được sự cho phép. Và đúng như nhận định khách quan từ Tổ chức Phóng Viên không Biên giới thì Việt Nam là Nhà tù lớn thứ hai trên thế giới về cầm tù công dân mạng chỉ đứng sau Trung Quốc. Trong những năm gần đây, việc viết blog cá nhân và đăng tải trên các trang mạng xã hội tương đối phổ biến tại Việt Nam và điều này chính là mối lo ngại và quan tâm lớn từ phía Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam khi càng lúc càng xuất hiện nhiều thông tin và bình luận phơi bày và tố cáo sai trái từ phía chính quyền Nhà nước liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, áp bức người dân.....gây bất lợi và ảnh hưởng không tốt đến giới lãnh đạo các cấp và đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc hàng chục blogger và Nhà báo đã bị chính quyền cầm tù trong suốt thời gian qua.




Bản Tin





Tin tức / Việt Nam

Việt Nam thuộc 10 nước có nền tự do báo chí tồi tệ nhất thế giới








WASHINGTON, D.C. — Việt Nam tiếp tục đứng thứ 172/179 quốc gia được đánh giá trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 do tổ chức Phóng Viên Không Biên (RSF) giới thực hiện. Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp này nhận xét rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang ngày càng xuống cấp trầm trọng và Việt Nam từ vị trí thứ ba đã nhảy lên hàng thứ hai trong danh sách các nước cầm tù nhiều cư dân mạng nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.



Tin liên hệ







Trong cuộc trao đổi với Trà Mi Ban Việt ngữ, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, cho biết:

Ông Benjamin Ismail: Dù vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013 không thay đổi so với bảng xếp hạng 2011-2012, tình hình tự do báo chí tại Việt Nam đang xuống dốc tệ hại. Nói về thứ hạng, ở vị trí như Việt Nam 172/179 quốc gia được đánh giá, tức thuộc nhóm 10 nước có nền tự do báo chí tệ nhất trên thế giới, không dễ bị rớt hạng xuống thấp hơn nữa.

VOA: Thứ hạng của Việt Nam không thay đổi so với năm ngoái, vì sao tình hình tự do báo chí tại Việt Nam năm qua lại bị đánh giá là tuột dốc thay vì là vẫn y nguyên như năm trước?  

Ông Benjamin Ismail: Do vị trí thứ hạng là một dữ liệu tương đối. Vì phương pháp nghiên cứu của chúng tôi năm nay có thay đổi, cho nên không thể so sánh điểm số khảo sát của Việt Nam năm nay so với năm ngoái, nhưng tình hình thực tế thì xuống dốc so với năm trước. Chúng tôi cũng cập nhật con số các cư dân mạng bị cầm tù tại Việt Nam từ các thông tin mới mà chúng tôi có thể xác nhận. Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có số cư dân mạng bị cầm tù nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Đối chiếu trên tỷ lệ dân số, thì Việt Nam là nhà tù lớn nhất thế giới đối với cư dân mạng. Năm trước, Việt Nam giữ vị trí hàng thứ ba trong danh sách các nước giam cầm nhiều công dân mạng nhất trên thế giới, sau Trung Quốc và Iran, nhưng đã vọt lên hàng thứ hai trong năm vừa qua. Tại Việt Nam hiện có 34 cư dân mạng bị cầm tù và ít nhất 12 blogger hay công dân mạng đã bị tuyên phạt với các bản án lên tới mức cao nhất 13 năm tù trong khi số ký giả hay cư dân mạng bị giam cầm trong năm trước là khoảng 19 người. Điều này chứng tỏ sự đàn áp của đảng cộng sản Việt Nam đối với quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận của công dân ngày một gia tăng.

VOA: Những điểm nào được xem là đáng lưu ý nhất về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam trong năm qua, thưa ông?

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 
của tổ chức RSF Benjamin Ismail.


​​Ông Benjamin Ismail: Hoàn toàn không có chỗ cho bất kỳ một sự chỉ trích nào đối với nhà cầm quyền, các chính sách của nhà nước, hệ thống chính trị, hay các quan chức nhà nước. Các bản án dành cho những blogger trong nhóm 14 nhà hoạt động Công giáo và Tin lành gần đây thật sự gây phẫn nộ công luận. Việt Nam cáo buộc đảng Việt Tân ở hải ngoại là khủng bố và bất kỳ ai có liên hệ với đảng phái này đều bị Hà Nội dán nhãn khủng bố rồi cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Trong số những nhà bất đồng chính kiến trên mạng và những blogger bị tù đày có trường hợp của blogger Paulus Lê Văn Sơn. Việt Nam cáo buộc Sơn đã tham gia khóa huấn luyện kỹ năng đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức ở Thái Lan cuối tháng 7/2011 nhưng thật ra đó là khóa huấn luyện kỹ năng báo chí độc lập do chính tổ chức Phóng viên Không biên giới của chúng tôi tổ chức. Chúng tôi có thể cung cấp bằng chứng, vật chứng để xác minh điều này. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ hủy bỏ bản án cho blogger Lê Văn Sơn vì nó dựa trên những lời cáo buộc sai sự thật.

VOA: Bảng Chỉ số về Tự do Báo chí trên thế giới của tổ chức Phóng viên Không biên giới có giá trị và vai trò như thế nào so với các khảo sát khác của những tổ chức bảo vệ nhân quyền khác?

Ông Benjamin Ismail: Bảng xếp hạng này rất quan trọng vì kể từ khi ra đời năm 2002 tới nay, chúng tôi hằng năm đều cải tiến phương pháp khảo sát, nghiên cứu. Năm nay số câu hỏi trong bảng khảo sát đã được tăng lên gấp đôi từ 40 câu trong năm trước lên thành 80 câu năm nay. Chúng tôi phối hợp các dữ kiện thống kê, các nguồn thông tin thu thập được trong cả năm, và nhận xét từ giới ký giả, giới chuyên gia phân tích kể cả các chuyên gia trong giới truyền thông và các chuyên gia chuyên nghiên cứu về Việt Nam, giới blogger, giới hoạt động nhân quyền cả trong và ngoài nước về mức độ tự do báo chí của từng quốc gia một.

VOA: Cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Trong số 10 nước chót bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2013, sau Việt Nam là Trung Quốc, Iran, Somalia, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea. Trong khu vực Châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, và Bắc Triều Tiên bị xem là các nước không có dấu hiệu cải thiện về tự do báo chí.


















Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền con người và thách thức Cộng đồng Quốc tế









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU



Dominhtuyen

"Tuyên truyền chống Nhà nước" và "Âm mưu lật đổ chính quyền" là một những điều khoảng đầy bất cập trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và được chính quyền diễn giải một cách mơ hồ đến phi lý nhằm bỏ tù các tiếng nói phản kháng bất đồng trong nước. trong thời gian qua. Việc mang ra xét xử 22 thành viên của một giáo phái mang tên "Hội đồng Công luật Công án Bia sơn" cũng với tội danh cáo buộc theo điều 79 Bộ luật Hình sự "Âm mưu lật đổ chính quyền" cho thấy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách đàn áp quyền Tự do bày tỏ chính kiến ôn hòa và hợp pháp của người dân.

Trước tình trạng gia tăng sự bất mãn trong lòng người dân về các chính sách và hành động đầy bất cập liên quan đến đất đai, liên quan đến các quyền tự do cơ bản con người bao gồm: quyền Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Hội họp và Lập hội......Chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam ráo riết tìm mọi cách đối phó bao gồm cả việc xử dụng bạo lực để trấn áp, răn đe và phổ biến nhất là bỏ tù ngay lập tức bất cứ ai dám có tư tưởng hay hành vi đối kháng, bất đồng quan điểm với chính quyền Nhà nước. Bên cạnh đó còn thường xuyên xử dụng các phương tiện truyền thông và báo chí trong nước thông tin sai lạc các vụ án, vu khống và bóp méo sự thật nhằm bôi nhọ giảm uy tín đối với các Nhà đấu tranh Dân chủ để tranh thủ sự đồng thuận từ phía dư luận người dân và ngụy biện, che đậy và bảo vệ hành vi sai trái của chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam.

Thay vì lắng nghe tiếng nói tâm tư nguyện vọng của người dân để giải quyết các sự việc một cách thấu tình đạt lý thì chính quyền cộng sản Việt Nam lại lựa chọn phương cách đối đầu với người dân mà hàng loạt các vụ việc đàn áp, sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm trái phép đối với các tiếng nói bất đồng trong nước trong thời gian qua và đối với 22 thành viên của "Hội đồng Công án Công luật Bia sơn" ngày hôm nay là những minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất. Chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam cho thấy đang ngày càng vi phạm nghiêm trọng hơn đến quyền các quyền cơ bản hợp pháp của người dân và thách thức cả Cộng đồng Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi sự hổ trợ mạnh mẽ từ phía Cộng đồng Quốc tế, từ các cường quốc có các mối liên quan sâu sắc với Việt Nam như Hoa Kỳ và các quốc gia khối Cộng đồng Châu Âu nhằm tạo áp lực nhiều hơn nữa trong việc buộc chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các cam kết của họ đối với Quốc tế về quyền con người. Và thiết thực nhất là sự trỗi dậy ngay chính từ người dân Việt Nam trong nước, những người đã và đang chịu đựng sự đọa đày khắc nghiệt từ phía chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam.



Bản Tin






VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN - 
Bài đăng : Thứ hai 28 Tháng Giêng 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 28 Tháng Giêng 2013

Việt Nam : Xử 22 người bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền »





Núi đá bia - Phú Yên Hôm nay 28/01/2013, tại tỉnh Phú Yên, miền Trung Việt Nam, bắt đầu phiên sơ thẩm xét xử 22 thành viên một giáo phái mang tên « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », bị buộc tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Các nhà bảo vệ nhân quyền lo ngại, việc bắt bớ và truy tố các bị cáo với tội danh kể trên là một nỗ lực của chính quyền nhằm gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến và ngăn cản quyền tự do hội họp của người dân.

Phiên tòa xét xử người đứng đầu của tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn », cùng với 21 thành viên của nhóm, dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày. Các bị cáo bị cáo buộc có các « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân » thông qua một chiến lược « bất bạo động ». Tư pháp Việt Nam cũng cáo buộc tổ chức kể trên « vu khống, nói xấu chế độ hiện tại, ca ngợi chủ thuyết công bản để tuyên truyền mê hoặc một bộ phận quần chúng nhân dân (…) làm phai nhạt niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… ».

Cách đây gần một năm, đầu tháng 2/2012, công an tỉnh Phú Yên đã bất ngờ bắt giữ 18 thành viên của nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Sau vụ bắt bớ này, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch, trong khuyến nghị « Đối thoại Úc – Việt Nam về nhân quyền », đã kêu gọi chính quyền Việt Nam « ngay lập tức cho phép tất cả các thành viên của nhóm được tiếp xúc các nguồn hỗ trợ pháp lý và cho phép thân nhân của họ được thăm gặp ». Theo truyền thông chính thức trong nước, phiên tòa vừa khai mạc không hề nhắc đến sự tham gia của luật sư.

Cũng theo báo chí trong nước, « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » hoạt động từ năm 2003 đến 2012 dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Thu (tên thật là Trần Công), 65 tuổi. Ông Trần Công là người sáng lập giáo phái « Ân đàn đại đạo » trước năm 1975 và từng bị tù cải tạo nhiều năm sau ngày Việt Nam Thống nhất. Tổ chức « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » có khoảng 300 thành viên, cư trú tại nhiều tỉnh và thành phố miền Trung và miền Nam Việt Nam, và sinh hoạt theo nhiều nhóm nhỏ. Giáo thuyết chủ yếu của nhóm này được phổ biến công khai trên mạng.

Vụ án xét xử nhóm « Hội đồng Công luật công án Bia Sơn » lại là một dịp khiến giới bảo vệ nhân quyền lo ngại chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trong năm vừa qua, hàng chục nhà ly khai và bất đồng chính kiến đã bị chính quyền kết án tù. Chỉ riêng đầu tháng 1/2013, 14 người Thiên chúa giáo, đại đa số là thanh niên, đã phải nhận những án tù rất nặng, vì bị buộc tội tham dự các khóa học về « đấu tranh bất bạo động » do đảng Việt Tân tổ chức.


TAGS: NHÂN QUYỀN - PHÁP LUẬT - VIỆT NAM






>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page




Tại sao cứ bắt người yêu nước bỏ tù?










            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

" Tại sao chính quyền Nhà nước Việt Nam lại bắt bỏ tù những người yêu quê hương và mang họ ra xét xử như những tội phạm?". Những câu hỏi thật đơn sơ mộc mạc của các bạn trẻ thanh thiếu niên tham dự trong Thánh lễ Cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình tại Việt Nam tối 27-01-2013 tại Nhà thờ Kỳ Đồng quận 03 TP. Hồ Chí Minh. Nhiều người trong số họ đã bày tỏ cảm xúc riêng của mình về hành động sai trái của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam liên quan đến các vụ việc đàn áp quyền Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận và quyền được biểu tình thể hiện lòng yêu nước chống hành động xâm lược của kẻ thù, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Họ cũng cho biết, qua cơ hội được tham dự Thánh lễ nói trên, họ mới biết được Xã hội Việt Nam ngày càng đàn áp, bắt bớ người dân một cách phi lý nhiều hơn.

Thật vậy, trong xã hội và Đất nước Việt Nam ngày hôm nay khi các quyền Tự do căn bản con người bị chính quyền Nhà nước hạn chế, áp đặt và cấm cản triệt để thì làm sao Công lý còn tồn tại? Mọi Sự thật, mọi thông tin Xã hội đều bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra sức bưng bít và đôi khi cố tình bóp méo sự thật nhằm ngụy biện và che đậy các hành vi sai trái tội lỗi của họ nên khi tiếp cận được các thông tin và hiểu được sự việc một cách rõ ràng đúng đắn, người dân không khỏi ngỡ ngàng và cảm thấy bức xúc hơn bao giờ hết. Ngay cả lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược của người dân mà còn bị chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam bóp méo, xuyên tạc và giễu cợt thì còn việc gì mà Đảng và chính quyền Nhà nước Việt Nam không dám làm. 

Chúng ta đã từng chứng kiến những công dân yêu nước nhiệt thành phải hy sinh cả tuổi trẻ và tương lai của mình, phải đánh đổi sự Tự do bằng những năm tháng tù đày khắc nghiệt, những tháng ngày sống trong đọa đày áp bức, sách nhiễu và tra tấn....chỉ vì dũng cảm bày tỏ quan điểm chính kiến của mình, đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng và chống lại hành động xâm lược của kẻ thù bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào thoát khỏi nguy cơ trở thành nô lệ cho kẻ thù Trung Quốc trong tương lai như trường hợp của các blogger bất đồng chính kiến bao gồm blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, 2 nhạc sĩ trẻ yêu nước Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, nữ sinh viên trẻ yêu nước Phương Uyên, 17 thanh niên Công giáo và Tin Lành yêu nước tại Nghệ An.....và hàng trăm trường hợp khác nữa. Chúng ta tin rằng, sự hy sinh của các bạn trẻ yêu nước đó sẽ không trở thành những sự hy sinh oan uổng mà sẽ trực tiếp cũng như gián tiếp thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước đấu tranh trong lòng mọi người Việt Nam chúng ta. Hãy mạnh mẽ chung tay vì mọi người, vì Đất nước Việt Nam tươi sáng trong tương lai, quyết tâm dập tắt bạo quyền đòi lại quyền con người và tạo mọi cơ hội có thể để Công Lý tiếp tục được hiển thị trở lại trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày hôm nay.




Bản Tin






Tại sao cứ bắt người yêu nước bỏ tù?

Đăng bởi lúc 5:33 Sáng 28/01/13

VRNs (28.01.2013) – Sài Gòn – Em mới tham dự thánh lễ cầu cho Công Lý & Hòa Bình được 3 lần và em rất bất ngờ vì đất nước chúng ta còn quá nhiều những bất công và không còn tình đồng loại. Tại sao lại bắt những người yêu quê hương bỏ tù và bị xét xử như một tội phạm – Bạn Minh Tuyền 27 tuổi ở Tân Bình đã chia sẻ như vậy sau thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và hòa bình tối hôm qua, ngày 27.01.2013, tại Kỳ Đồng.
Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và hòa bình đầu tiên của năm 2013 do Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành Giám tỉnh DCCT Việt Nam chủ tế và giảng lễ, cùng đồng tế có Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên và Cha Giuse Lê Quang Uy, phó xứ ĐMHCG.
Đầu lễ Cha Giuse Đinh Hữu Thoại nêu lên các ý cầu nguyện như sau: cầu nguyện cho các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các quyền tự do khác của con người trong đất nước Việt Nam còn rất ảm đạm và bi đát. Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang giam giữ nhiều tù nhân lương tâm mà đáng ra họ phải thả tự do cho những người này đó là Cha Nguyễn Văn Lý, những người yêu nước như là nhà giáo Đinh Đăng Định, luật sư Lê Công Định… đó là 14 thanh niên Công Giáo và Tin lành, hai nhạc sĩ sáng tác những bài hát yêu nước, hai sinh viên Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên bị qui chụp cho những tội danh rất mơ hồ và phi lý…
Trong thánh lễ này chúng ta vui vẻ chào đón, cũng cầu nguyện cho những anh chị em an ninh, mật vụ họ đến đây hàng tháng để làm nhiệm vụ cấp trên giao phó cho họ, nhưng chúng ta biết rằng họ cũng có ý thức và lương tâm biết phân biệt phải trái. Những giá trị mà chúng ta khao khát trong thánh lễ cầu cho Công lý & Hòa Bình cũng là những giá trị mà các anh chị ấy khao khát như chúng ta…
Tất cả những bất công trên đất nước chúng ta ngày càng gia tăng bởi những chính sách sai lầm về đất đai, bởi những phiên tòa xét xử vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng.
Mở đầu Thánh lễ Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành mời gọi cộng đoàn hiệp ý qua bài hát “Gặp gỡ Đức Kitô” sẽ tìm được nguồn sống cho chính cuộc đời của mình với niềm tin ấy chúng ta cùng kết hợp với Đức Kitô tế lễ trên bàn thờ này với lễ vật là chính Đức Kitô để cầu nguyện cho Công lý cho Hòa Bình, cho Sự thật, cho tình yêu thương, cho lẽ công bằng được ngự trị trên quê hương đất nước chúng ta, được ngự trị trong mỗi gia đình chúng ta và trong mỗi người chúng ta.
Sau phần chia sẻ Lời Chúa cộng đoàn cùng thắp nến tuyên xưng đức tin của mình đồng thời cũng dâng lên những lời nguyện xin lên Chúa.

Cha Giám Tỉnh DCCT chia sẻ Lời Chúa
Sau thánh lễ cộng đoàn cùng thắp nến ra hang đá Đức Mẹ và cầu nguyện với Đức Mẹ cùng bài hát Kinh Hòa Bình như một cuộc lữ hành ngắn và bài hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam trới u ám bất công lan tràn…” và tiếp đến là Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành ban phép lành cuối lễ cho cộng đoàn, sau cùng Cha Uy mời gọi cộng đoàn cùng hát bài Thắp Sáng Lên Trong Con Tình Yêu Chúa.
Chị Thu Huyền ở Quận 9 thì cho biết thật là bất công và tàn ác khi bắt bỏ tù những người yêu nước như các thanh niên, các Blogger, hai nhạc sĩ và còn biết bao người khác nữa mà chúng ta chưa biết, tôi không hiểu nổi chính quyền Việt Nam đang làm gì nữa. Cầu xin cho Công Lý, Công Bằng và Hòa Bình ngự trị trên quê hương chúng ta như Cha giảng lễ có nói để những người dân oan những người yêu nước được tự do. Tôi nhờ đi lễ này mà càng ngày càng biết thêm xã hội Việt nam ngày càng đàn áp bắt bớ người dân một cách phi lý nhiều hơn. Chúng ta cùng cầu nguyện và cầu nguyện nhiều hơn cho đất nước mau có được Công Bình.
Trong thánh lễ hôm qua, có sự tham dự của chị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, từ Bình Thuận vào. Cô sinh viên Phương Uyên đã bị nhà cầm quyền bắt hoàn toàn sai tiến trình tố tụng, hiện nay đã tạm giam 4 tháng, vẫn chưa đưa ra xét xử.
GieraT, VRNs









>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page








Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Tâm sự thiết thực từ tận đáy lòng của một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam về thực trạng đau lòng trong hàng ngũ Đảng cộng sản và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam










       SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Đọc những lời nói và suy nghĩ thiết thực từ tận đáy lòng của một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, những trăn trở của ông về thực trạng đau lòng trong Xã hội, trong Đất nước Việt Nam ngày hôm nay trước viễn cảnh đầy tăm tối dưới sự lãnh đạo bất lực, yếu kém, tha hóa và vô đạo đức của tập đoàn lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay, những con người cộng sản vô thần luôn chủ trương xử dụng bạo lực và chính sách đàn áp để cai trị dân, cũng như luôn đặt lợi ích và quyền lợi của bản thân và gia đình họ lên trên lợi ích của đồng bào, Quốc gia và Dân tộc, khiến mọi người chúng ta không khỏi không chạnh lòng và đầy ngao ngán.

Ước gì hàng triệu đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam khác cũng có những suy nghĩ và trăn trở tương tự như trên đối với đồng bào Dân tộc, và đối với quê hương Đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Bản thân tôi, là một người Việt Nam may mắn được sinh ra và lớn lên tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ tự do của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Do vậy, tôi thật sự không thể hình dung một cách chính xác về cái gọi là " lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc" mà những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gieo vào đầu người dân khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tại cả hai miền Nam Bắc Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, khi thấy sự liều lĩnh và không quản ngại hy sinh gian khó, thậm chí cả mạng sống của mình từ những người chiến sĩ cộng sản miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, tôi có thể hiểu được một điều rằng, những tư tưởng mà họ nhồi nhét vào đầu người dân miền Bắc Việt Nam trước đây, nhất là trong thế hệ trẻ Việt Nam có lẽ là những tư tưởng mang tính ý thức dân tộc tuyệt vời nhất.

Và rồi ngay sau ngày cưỡng chiếm hoàn toàn miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước thì sự thật về viễn cảnh cuộc sống đói khổ và nô lệ của đồng bào ruột thịt của mình tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ-Ngụy như những gì mà các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn thường rêu rao và tuyên truyền  mạnh mẽ trước đó đã được phơi bày. Tất cả mọi điều đều khác biệt và trái ngược hoàn toàn với những gì Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã nói. Hình ảnh đói khổ nhọc nhằn của người dân Việt Nam đâu chẳng thấy, chỉ thấy một Xã hội đang phồn vinh thật sự tại miền Nam Việt Nam. Thật trớ trêu thay cho cái gọi là "chính sách mị dân" của những con người cộng sản vô thần đầy dối trá và luôn sống trong dối trá đúng như những gì mà người đảng viên Đảng cộng sản ngày hôm nay mô tả. Dù sao thì mọi việc cũng đã rồi, không thể thay đổi hay làm gì khác hơn được. Thế rồi để tự biện minh cho cái lý tưởng cao đẹp lỡ làng đó, những Đảng viên cộng sản Việt Nam tự cho mình quyền được sống hưởng thụ để bù đắp những tháng ngày sống gian khó trong rừng sâu nước độc và cơ hội vun quén một cách bất chính để trở nên giàu sang phú quý cho bản thân mình và gia đình mình. Để rồi kể từ đó tiếp tục trượt dài trong hố sâu tội lỗi và sai trái dẫn đến viễn cảnh Đất nước đầy tăm tối của ngày hôm nay.




Bản Tin






Tâm sự của một Đảng viên

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Tưởng niệm và cầu nguyện cho 74 tử sĩ Hoàng Sa, cầu nguyện cho sự an bình của đất nước Việt Nam trước hành động xâm lược của chính quyền cộng sản Trung Quốc









             SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Vào thời điểm này cách đây gần 40 năm, những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh mạng sống của mình bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải của Việt Nam trước hành động xâm lược của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Sự hy sinh cao cả đó của các anh thật đáng trân trọng và là tấm gương sáng cho giới trẻ Việt Nam thuộc mọi thế hệ. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang một lần nữa phải đối mặt với cuộc xâm lược bất hợp pháp từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Điều đáng buồn và đầy lo ngại cho tương lai đất nước Đất nước Việt Nam hôm nay là thái độ và cách hành xử yếu kém, nhu nhược và mờ ám khó hiểu của tập đoàn lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đối với kẻ thù xâm lược Trung Quốc hiện nay.

Chúng ta nghiên mình kính phục và hiệp lòng cầu nguyện cho 74 tử sĩ nói trên. Và để xứng đáng với sự hy sinh cao quý đó của các anh, người dân Việt Nam chúng ta không những cần phải sống sao cho thật xứng đáng với sự hy sinh cao cả đó mà còn phải tiếp bước các anh trong việc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam thân yêu trước kẻ thù xâm lược Trung Quốc đầy dã tâm và ngang ngược. Ngoài việc lên tiếng bày tỏ thể hiện lòng yêu nước của chúng ta, mọi người Việt Nam chúng ta cần nên quan tâm nhiều hơn nữa đến hiện tình đất nước, đến vận mệnh sống còn của quốc gia và nhất là cho chính bản thân và gia đình của mỗi người chúng ta trước nguy cơ một lần nữa trở thành kẻ nô lệ cho cộng sản Trung Quốc trong tương lai.

Ngoài việc hiệp lòng cầu nguyện cho các Tử sĩ anh dũng của Việt Nam, chúng ta cũng hiệp lòng cầu nguyện cho các Nhà lãnh đạo Việt Nam sớm ý thức được trách nhiệm đúng đắn của mình đối với người dân và Đất nước. Cầu nguyện cho một Đất nước Việt Nam an bình và phồn vinh thật sự, nhất là trong giai đoạn Xã hội và đất nước đầy bất ổn hiện nay bên cạnh mối đe dọa nghiêm trọng từ kẻ thù to lớn phương Bắc của chúng ta. Song song với việc nhiệt thành cầu nguyện, người dân Việt Nam chúng ta cũng cần phải có những hành động thiết thực hơn trong việc chuyển hóa tư tưởng của các Nhà lãnh đạo Nhà nước Việt Nam đối với lợi ích Quốc dân và đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Như nhận định và kêu gọi từ Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc trung tâm ca nhạc Asia vừa qua. Chúng ta hãy thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta trên tinh thần "Triệu con tim, một tiếng nói". Xin mọi người đừng thờ ơ trước vận mệnh nghiên ngã của Đất nước Việt Nam ngày hôm nay.




Bản Tin





Tưởng niệm và cầu nguyện cho 74 tử sĩ Hoàng Sa

Đăng bởi lúc 2:29 Sáng 19/01/13

VRNs (19.01.2013) – Sài Gòn – Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, “Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi; Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay”.
Cũng theo Wikipedia, diễn tiến trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 như sau:
Phát hiện hải quân Trung Quốc và chiếm lại các đảo: Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) sau khi đưa một phái đoàn công binh Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Thiếu tá Hồng dẫn đầu (trong đó có một người Mỹ tên Kosh thuộc Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Ðà Nẵng) thăm dò một số đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi đạo ngắn đã phát hiện hai ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật (còn được gọi không chính xác là “đảo Cam Tuyền”), đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (còn được gọi không chính xác là “đảo Vĩnh Lạc”).
Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không chấp thuận yêu cầu, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa chở theo một toán người nhái (biệt hải) và một đội hải kích đổ bộ xuống Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh để nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó lính Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Theo hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, toán biệt hải rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16. Cùng trong ngày hai Liệp tiềm đĩnh loại Kronstad số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Trung Quốc quyết định chiếm Hoàng Sa: Đêm 17 tháng 1 năm 1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình Hoàng Sa từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý !”, và nói rằng, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là trận đánh đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi mới được phục chức sau 7 năm đi “cải tạo”.
Việt Nam Cộng hoà khai chiến: Việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về Bộ tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải. Chừng ít phút sau đó (vào khoảng 9 giờ 30 sáng, ngày 19 tháng 1) phó đô đốc Hải quân Việt nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại theo chỉ thị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra khẩu lệnh vắn tắt “khai hỏa” cho Đại tá Ngạc trên băng siêu tần số SSB (single side band) và không có chi tiết gì khác hơn.
Ban đầu đại tá Ngạc dự định cho hạm đội bắn pháo lên đảo để dọn đường cho lính thủy đổ bộ. Sau đó do các hạm trưởng khác phản đối, đại tá Ngạc quyết định tiêu diệt các tàu địch trước. Lúc 10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam Cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát rất hạn chế, nên từ Tuần dương hạm HQ-5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10. Do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng nên Soái hạm chỉ có thể liên lạc với các chiến hạm còn lại bằng máy PRC 25.
Tình hình chiến sự: Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ rồi chìm, HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy bị nghiêng trên 10 độ phải rút lui về phía tây. Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại tác xạ nên không phát huy được hoả lực buộc phải lùi ra xa. Theo trưởng khối hành quân HQ-5, Bùi Ngọc Nở, HQ-5 sau 15 phút chiến đấu bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và 40 ly bị vô hiệu hoá.
Khoảng 11 giờ 25, sau khi nhận được tin HQ-16 trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10, đồng thời phát hiện một chiến hạm của Trung Quốc loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng hỏa tiễn kép loại hải cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao, Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5, rút lui về phía đông nam, hướng về vịnh Subic, Philippines vì ông nghĩ rằng Hải đội không thể để bị thiệt hại một khu trục hạm trong khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ có tổng cộng 2 chiếc.
Nhưng theo trung tá Thự, đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì “lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng” “nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa”. Ông cho rằng chuyện phía đông xuất hiện một chiến hạm Trung Quốc có trang bị hỏa tiễn chỉ là tưởng tượng vì “cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn”. Các tàu phía Trung Quốc cũng bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy, không đủ sức đuổi theo.
Việt Nam Cộng hoà rút lui: Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Số tàu chiến chi viện của Trung Quốc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể bao gồm 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 thuộc lớp tàu Hải Nam. Phó đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết “Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam”. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối. Sau khi Bộ tư lệnh cân nhắc tương quan lực lượng, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút.
Khoảng 14 giờ 30 ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì HQ-5 được lệnh của Tư lệnh hải quân từ Ðà Nẵng: “HQ-4 và HQ-5 phải quay trở lại Hoàng Sa, nếu cần thì ủi bãi”. Nhưng không lâu sau đó có một lệnh tiếp theo từ Ðà Nẳng, cho HQ-4 và HQ-5 trở về lại Ðà Nẳng.
Kết thúc chiến sự: Đêm hôm đó, 3 chiến hạm Việt Nam Cộng hòa bị hư hại được lệnh rút về căn cứ. Về đến Đà Nẵng, khi kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước gặp sức cản của nước bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: “Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó”. Còn hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và chìm. HQ-4 rút lui từ đầu do trở ngại tác xạ nên chỉ bị thiệt hại nhẹ. Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở HQ-5 thiệt hại rất nặng: “đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm”.
Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa: Sau khi nghe báo cáo tình hình chiến sự tại Hoàng Sa, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh. Ngày 20 tháng 1, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc”.
Hôm nay tròn 39 năm các tử sĩ nằm xuống để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa. Là con dân nước Việt, chúng ta tưởng niệm và cầu nguyện cho các vị anh hùng dân tộc này.
Sau đây là danh sách 74 tử sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19.01.1974:
* Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10:
1/ HQ trung tá Ngụy Văn Thà, HT/ HQ 10
2/ HQ thiếu-tá Nguyễn Thành Trí, HP/ HQ 10
3/ HQ đại-úy Vũ Văn Bang
4/ HQ đại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch
5/ HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân
6/ HQ tr/úy Phạm Văn Ðồng
7/ HQ tr/úy Ngô Chí Thành
8/ Th/sĩ nhất TP Châu quản nội trưởng
9/ Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng
10/ Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt
11/ Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc Lễ (nhiều tuổi nhất)
12/ Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung
13/ Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân
14/ Tr/sĩ GL Vương Thương
15/ Tr/sĩ TP Nam
16/ Tr/sĩ TP Ðức
17/ Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang
18/ Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng
19/ Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận
20/ Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn
21/ Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn
22/ Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng
23/ Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân
24/ Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý
25/ Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ
26/ Tr/sĩ CK Trần Văn Ba
27/ Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân
28/ Tr/sĩ BT Trần Văn Ðàm
29/ HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây
30/ HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thu
31/ HS1/TP Nguyễn Quang Mến
32/ HS1/vận chuyển Ngô Sáu
33/ HS1/CK Ðinh Hoàng Mai
34/ HS1/CK Trần Văn Mộng
35/ HS1/DV Trần Văn Ðịnh
36/ HS vận-chuyển Trương Hồng Ðào
37/ HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ
38/ HS/GL Nguyễn Xuân Cường
39/ HS/GL Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
40/ HS/TP Phan Văn Hùng
41/ HS/TP Nguyễn Văn Thân
42/ TT/DT Thanh
43/ TT/TP Thi Văn Sinh
44/ Th/sĩ DT Thọ
45/ HS/TP Nguyễn Văn Lợi
46/ HS/CK Trần Văn Bảy
47/ HS/CK Nguyễn Văn Ðông
49/ HS/PT Trần Văn Thêm
49/ HS/CK Phạm Văn Ba
50/ HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa
51/ HS/ÐK Trần Văn Cường
52/ HS/PT Nguyễn Văn Phương
53/ HS/PT Phan Văn Thép
54/ TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa
55/ TT1/TP Nguyễn Văn Ðức
56/ TT1/TP Lý Phùng Quy
57/ TT1/VT Phạm Văn Thu
58/ TT1/PT Nguyễn Hữu Phương
59/ TT1/TX Phạm Văn Lèo
60/ TT1/CK Dương Văn Lợi
61/ TT1/CK Châu Túy Tuấn
62/ TT1/DT Ðinh Văn Thục
* Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4:
63/ HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá
64/ HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh
65/ Biệt hài Nguyễn Văn Vượng
* Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5:
66/ HQ trung-úy Nguyễn Văn Ðồng
67/ Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào
68/ TS1/TP Nguyễn Ðình Quang
* Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16:
69/ TS/ÐK Xuân
70/ HS/QK Nguyễn Văn Duyên
* Lực Lượng Người Nhái:
71/Trung-úy NN Lê Văn Ðơn
72/HS/NN Ðỗ Văn Long
73/TS/NN Ðinh Hữu Từ
74/TT/NN Nguyễn Văn Tiến
Pv.VRNs





Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Thế giới tiếp tục quan tâm đến tình trạng Nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn của Việt Nam hiện nay









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Dominhtuyen

Thế giới tiếp tục quan tâm đến tình hình nhân quyền vốn đang ngày càng tồi tệ hơn tại Việt Nam. Bản phúc trình " Tự do Thế giới 2013 " của Tổ chức Freedom House liệt kê Việt Nam vào danh sách một trong 47 quốc gia trên thế giới không có Tự do trong lĩnh vực quyền tự do Chính trị và các quyền tự do Dân sự của công dân đã phản ảnh một cách rõ nét và đúng đắn về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay. Hàng loạt các vụ việc bắt giữ, giam cầm và kết án sai trái vi phạm nghiêm trọng luật pháp, hiến pháp và luật Tố tụng Hình sự của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước trong thời gian gần đây không những đi ngược lại các cam kết Quốc tế của chính phủ Việt Nam về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền Tự do Dân sự và Chính trị mà còn là sự thách thức to lớn đối với người dân Việt Nam, đối với Cộng đồng Quốc tế và đối với thế giới loài người tiến bộ.

Kể từ khi lên nắm chính quyền tại cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam và giới lãnh đạo Ba Đình Hà Nội đã tự cho mình quyền ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước qua việc vận dụng Điều 4 của bản Hiến pháp như một định chế bất khả xâm phạm dẫn đến việc lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Đảng xem thường pháp luật và ngày càng trượt dài. lún sâu trong sai trái và tội lỗi bất chấp luật pháp hiến pháp Nhà nước, bất chấp Công pháp Quốc tế và lương tâm đạo đức con người. Tham nhũng lan tràn trong Xã hội đẩy nền kinh tế đất nước rơi vào suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng, tạo nên Xã hội đầy bất ổn cộng với hành vi xử dụng bạo lực hà hiếp người dân một cách tùy tiện từ phía chính quyền các cấp khiến cho tiếng than oán của người dân vang vọng khắp mọi nơi và ngày càng đánh mất niềm tin của họ vào chính quyền dẫn đến các sự phản kháng, đối đầu với chính quyền ngoài ý muốn đó chính là toàn cảnh bức tranh hiện thực về con người và Đất nước Việt Nam ngày hôm nay.

Trước tình trạng bất ổn hiện nay, thay vì xem xét lại bản thân mình và lắng nghe tiếng nói của người dân, thì các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam lại lựa chọn phương cách đối đầu với người dân cả nước mà quyết định ra sức bảo vệ và tiếp tục duy trì sự tồn tại của điều 4 bản Hiến pháp, cũng như gia tăng các hoạt động đàn áp và chà đạp quyền con người tại Việt Nam hiện nay là những minh chứng rõ ràng cụ thể nhất. Đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục một tay che lấp bầu Trời, không thể tiếp tục xem thường áp lực của Cộng đồng Quốc tế và nhất là không thể xem thường ý chí kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của người dân. Các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy của mình để phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của người dân về Nhân quyền và xu hướng Dân chủ hóa Toàn cầu hiện nay. Về phía người dân, cũng đã đến lúc cần phải lựa chọn cho mình những bước đi đúng đắn và tích cực hơn nữa trong việc đòi lại quyền làm người, thay vì tiếp tục cam chịu và nhẫn nhịn như đã từng chịu đựng trong suốt nhiều năm qua.




Bản Tin





Tin tức / Việt Nam

Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự



Phúc trình hàng năm của Freedom House




Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nayPhúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.”

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”.

Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.

Nguồn: Freedom House Report/VOA Interview














>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page