Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Giáo dân Ngọc Long và các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh nô nức ký tên vào Kiến nghị sửa đồi Hiến Pháp do nhóm trí thức khởi xướng









     SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Ký tên tham gia vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước do nhóm 72 Trí thức khởi xướng trên trang mạng Bauxit Việt Nam, một nhu cầu thiết thực của người dân Việt Nam đang trong xu hướng phát triễn thuận lợi và rầm rộ tại nhiều vùng miền, quận huyện và các thành phố lớn tại Việt Nam. Đặc biệt là tại các tỉnh thành nơi có đông giáo dân Công giáo sinh sống và nhất là kể từ sau khi có sự tham gia từ các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như : Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục giáo phận Thanh Hóa, Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công giáo Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục giáo phận Vinh, các Linh Mục và giáo dân cùng với nhân dân Việt Nam sống trong và ngoài nước.

Xu hướng đáng phấn khởi nói trên đã và đang loan truyền rộng rãi tại các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh trong những ngày qua và đặc biệt đang là đề tài phấn khởi thu hút sự chú ý và tham gia rộng rãi của đông đảo giáo dân tại giáo xứ Ngọc Long trong những ngày đầu năm mới của xuân Qúy Tỵ này. Các diễn biến tốt đẹp nói trên cho thấy tính khả thi và đáp ứng được nguyện vọng thiết thực của người dân Việt Nam qua bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước lần này là điều không thể chối cãi. Bên cạnh đó, chiến dịch và các diễn biến của nó còn phản ảnh cả sự khát khao to lớn trong lòng người dân Việt Nam bấy lâu nay về nhu cầu đòi hỏi Dân chủ và việc tôn trọng các quyền căn bản hợp pháp của người dân từ phía chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam.

Mặc dù bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước đã được nhóm Trí thức đại diện người dân chính thức trao cho đại diện Ủy Ban Pháp luật của Quốc Hội Nhà nước Việt Nam hôm thứ hai 04-02-2013 vừa qua, nhưng dư âm khí thế của nó vẫn còn bùng nổ và lan rộng tại khắp mọi miền của Đất nước như là điều thể hiện về nhu cầu đòi hỏi cấp bách và sự mong muốn thay đổi mạnh mẽ thật sự từ chính sách đến cung cách quản lý và điều hành Đất nước từ nhóm lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam vốn yếu kém, trì trệ và mất tư cách lãnh đạo đất nước phát xuất từ việc đạo đức suy đồi và tha hóa dẫn đến tham nhũng lan tràn trong bộ máy Công quyền đẩy nền kinh tế Đất nước đến chỗ suy thoái nghiêm trọng, tạo ra bất ổn và xáo trộn Xã hội cũng như con người và Đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Chúng ta hãy cùng tiếp tay phổ biến rộng rãi và tham gia mạnh mẽ trong chiến dịch ký tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước nói trên để cùng nhau xây dựng và kiến tạo nên một Xã hội Việt Nam công bằng, văn minh và hiện đại, một đất nước Việt Nam tươi sáng, hòa bình và phồn vinh thật sự trong tương lai.



Bản Tin



Nữ Vương Công Lý



GP Vinh: Giáo dân Ngọc Long nô nức ký tên vào Kiến nghị sửa đồi Hiến Pháp do nhóm trí thức khởi xướng




GP Vinh: Giáo dân Ngọc Long nô nức ký tên vào Kiến nghị sửa đồi Hiến Pháp do nhóm trí thức khởi xướng  Những ngày qua, giáo dân các giáo xứ, giáo họ thuộc Giáo phận Vinh bàn tán sôi nổi về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do nhóm trí thức khởi xướng. Điều bàn tán sôi nổi nhất trong những ngày đầu xuân ở các gia đình, các giáo xứ và giáo họ là việc bản Kiến nghị đã được khởi xướng bởi 72 nhân sĩ, trí thức của đất nước, trong đó có Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, được sự hưởng ứng rộng rãi của các Đức Giám mục, các linh mục và giáo dân cũng như nhân dân trong và ngoài nước.

Đáng chú ý là lần đầu tiên, có sự tham gia của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong tinh thần đó, giáo dân Ngọc Long đã cùng nhau ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp này, ngay ngày đầu tiên, hàng trăm giáo dân đã ký tên vào bản Kiến nghị, nói lên ý nguyện của mình.

Giáo xứ Ngọc Long là một giáo xứ ở vùng trung du Nghệ An, một giáo xứ có truyền thống đoàn kết, mạnh mẽ và kiên cường đối trước sự đàn áp tàn bạo và những âm mưu thâm hiểm của nhà cầm quyền trong suốt một thời gian dài. Những đặc điểm nêu trên của giáo dân Ngọc Long sở dĩ được hình thành và hun đúc chính bởi việc nhận thức khá cao của người dân ở đây về luật pháp, tình hiệp thông và sự đoàn kết.

Nhận thức của giáo dân càng được nâng cao hơn khi họ đón nhận linh mục Giuse Trần Văn Phúc, một linh mục cương trực, thẳng thắn và nhiệt tình đối với đời sống giáo dân, rành mạch trong thái độ đối với sự tàn bạo của nhà cầm quyền CSVN và đặc biệt là chăm lo cuộc sống, quyền lợi của người giáo dân cũng như giáo hội. Ngay từ thời gian quản xứ Lưu Mỹ, thuộc huyện Đô Lương, linh mục Giuse Trần Văn Phúc đã thẳng thắn đấu tranh với những sai trái của nhà cầm quyền tại đây với giáo dân, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của người dân cần được hưởng. Chính vì vậy, linh muc Giuse Trần Văn Phúc đã bị nhà cầm quyền Nghệ An chú ý và gây nhiều sự khó khăn, truy bức.

Linh mục Giuse Trần Văn Phúc


Sau khi nhậm chức Giám mục Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã chuyển ngài đến Giáo xứ Ngọc Long thuộc huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. Tại đây, linh mục Giuse Trần Văn Phúc tiếp tục chăm lo đời sống đạo đức và vật chất cho giáo dân. Ngài đã tiến hành xây dựng nhiều công trình cho Giáo xứ và Giáo họ dù thời gian quản xứ của ngài mới được rất ngắn ngủi kể từ khi về đây. Đồng thời, là một linh mục năng nổ, ngài tiếp tục đấu tranh với những hiện tượng hà hiếp, tước đoạt quyền lợi của người giáo dân tại đây của nhà cầm quyền CSVN Tỉnh Nghệ An. Những việc làm tốt đẹp đó của ngài lại tiếp tục làm cho nhà cầm quyền CSVN khó chịu và tìm nhiều cách để tấn công ngài. Nhà cầm quyền Nghệ An đã dùng nhiều trò bẩn thỉu như dùng hệ thống báo chí nhà nước, phát thanh và truyền hình địa phương bôi bẩn, chia rẽ giáo dân, nhục mạ linh mục Trần Văn Phúc.

Sân bóng của Giáo xứ Ngọc Long bị nhà cầm quyền rắp tâm chiếm đoạt


Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, trước những món võ bẩn được đưa ra thi thố nhằm hạ gục linh mục Giuse Trần Văn Phúc, người Giáo dân Ngọc Long đã đoàn kết càng đoàn kết hơn để bảo vệ quyền lợi của mình, chính vì vậy những trò bẩn của nhà cầm quyền Nghệ An hoàn toàn không có tác dụng. Chẳng những linh mục Giuse Trần Văn Phúc đã không gục ngã, trái lại người dân càng nhận thức rõ hơn bộ mặt nhem nhuốc và những âm mưu bẩn thỉu của nhà cầm quyền Nghệ An qua những trận đánh hội đồng đối với một linh mục mà nhiều người đã hiểu từ đâu.

Trong những lá bài cuối cùng, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã nhờ đến bàn tay của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp. Những con bài dối trá, lừa gạt và bội ước đã được đám an ninh áp dụng đối với Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong trường hợp này. Nhiều động tác đã được đưa ra.

Thậm chí, Thái Văn Hằng, Phó chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An đã ngang ngược gửi thẳng công văn đến Tòa Giám mục Xã Đoài vu cáo linh mục Giuse Trần Văn Phúc, đề nghị chuyển linh mục Giuse Trần Văn Phúc đến nơi khác, không để ở Giáo xứ Ngọc Long nữa. Giai đoạn vừa qua, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã ép Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp dùng quyền thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục như một biện pháp trừng phạt, răn đe đối với một số linh mục cứng cỏi, thẳng thắn và mạnh mẽ nhằm thực hiện mưu đồ vô hiệu hóa những vị linh mục này.



Chuyện thế quyền tại Nghệ An có can thiệp được trực tiếp vào giáo quyền hay không, chúng ta cần một thời gian ngắn để xem sự “thành công” đến đâu.

Những ngày tết này, Giáo dân Ngọc Long vẫn nô nức cùng nhau ký tên vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, như một cách để thể hiện ý chí của giáo dân, không chấp nhận chế độ cộng sản, một chế độ đã làm tan nát đất nước, băng hoại  dân tộc và đi ngược lại lợi ích của nhân dân.









Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam chào đón năm mới bằng hành vi chà đạp quyền con người và ngang nhiên thách thức dư luận trong và ngoài nước









      SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Dominhtuyen

Kinh tế gia của Việt Nam, Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh trong cuộc phỏng vấn đầu năm với Ban Việt Ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA đã nhận định rằng: trong bối cảnh nền kinh tế đầy ảm đạm của Việt Nam với thống kê cho thấy có khoảng chừng 100 ngàn doanh nghiệp Việt Nam đã bị phá sản hoặc đóng cửa, trong đó bao gồm cả Doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực tư nhân. Cũng theo báo cáo nói trên thì số doanh nghiệp còn tồn tại ước tính tần suất hoạt động cũng chỉ ở vào khoảng độ 30 đến 40 phần trăm công suất, và doanh nghiệp nào còn đủ nội lực và hoạt động mạnh mẽ nhất cũng chỉ dừng ở cấp độ 70 phần trăm năng xuất hoạt động của doanh nghiệp mà thôi do đó theo lời của Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh, để vực dậy nền kinh tế đất nước một cách hiệu quả, để khôi phục lòng tin với nhân dân, với bạn bè Quốc tế thì trong năm Qúy Tỵ này, Chính quyền Nhà nước Việt Nam không những cần phải cải cách triệt để về lĩnh vực kinh tế mà còn phải cải cách ngay lập tức chính sách và cung cách quản lý cũng như hoạt động đầy bất cập của bộ máy chính quyền Nhà nước.

Không biết chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp thu ý kiến nói trên ra sao và cải cách như thế nào để khôi phục lại lòng tin đã mất nơi nhân dân? Thế nhưng, bằng vào hành vi tiếp tục chà đạp lên quyền con người mới đây ngay trước thềm năm mới đối với công dân Việt Nam, ông Ngô Hào người đã bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ chỉ vì lên tiếng bày tỏ chính kiến ủng hộ vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn và liên lạc với một số cá nhân và trang mạng nước ngoài cho thấy chính quyền đã bỏ ngoài tai mọi sự kêu gọi và đóng góp ý kiến thiết thực của người dân trong nước. Điều này đã phản ảnh một cách đầy đủ và rõ ràng về chính sách và cung cách quản lý điều hành Đất nước mà các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lựa chọn cho mình trong thời gian tới. Đó là chính sách đối đầu với người dân và tiếp tục thách thức cả Cộng đồng Quốc tế.

Quyền Tự do bày tỏ chính kiến của người dân tuy đã được quy định rõ ràng tại điều 69 của Bản Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng như tại điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, thế nhưng vẫn bị chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục chà đạp một cách thô bạo. Bên cạnh đó, các điều như điều 88 và điều 79 trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhà nước Việt Nam tiếp tục bị chính quyền Việt Nam sử dụng một cách bừa bãi cùng với sự diễn giải một cách mơ hồ, tùy tiện nhằm bịt miệng người dân và cản trở quyền được bày tỏ chính kiến hợp pháp của họ. Qua đó cho thấy, mọi nổ lực cố gắng từ người dân và Cộng đồng Quốc tế trong việc xóa bỏ mọi khoảng cách không cần thiết giữa người dân với chính phủ đã như muối bỏ biển không mang lại kết quả như mong muốn và việc trưng cầu dân ý trong sửa đổi Hiến pháp Nhà nước mà chính phủ thực hiện trong thời gian qua cũng chỉ là một trò hề Dân chủ giả tạo. Một kiểu bịp bợm lừa dối nhân dân và công luận Quốc tế. Những quy định rành rành ngay trong Hiến pháp của Nhà nước mà còn không được thực thi, không được tôn trọng thì làm sao người dân Việt Nam và Cộng đồng Quốc tế có thể tin tưởng vào thiện chí mong muốn sửa đổi thật sự từ chính phủ Việt Nam trong chiến dịch tham khảo ý kiến từ người dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước vốn được chính phủ Việt Nam thực hiện rầm rộ hiện nay và trong thời gian qua.




Bản Tin




Bị bắt vì lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Công Án Bia Sơn?

2013-02-11
Ông Ngô Hào, một cư dân Phú Yên, bị bắt hôm 28 Tết sau nhiều ngày bị công an liên tục mời đi làm việc sáng và chiều.
Nguồn cand
Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia.

Mời làm việc rồi bắt giam luôn

Từ thành phố về Phú Yên, con trai ông Ngô Hào cho Thanh Trúc biết nguyên nhân  ông Ngô Hào bị bắt là vì lên tiếng ủng hộ vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn cũng như liên lạc với một số cá nhân và trang mạng ở nước ngoài:

Cháu là Ngô Minh Tâm, con của ông Ngô Hào. Ngày 8 tháng Hai 2013 tức nhằm 28 Tết, khoảng 8 giờ sáng ba con là Ngô Hào được công an tỉnh Phú Yên mời xuống làm việc như bình thường. Sau đó công an mời con lên nhận giấy tờ bàn giao vật dụng của ba trước khi đưa ông vào trại.

Khi con lên cơ quan công an thì lúc đó có ông Hồng, là trưởng cơ quan an ninh điều tra, đọc lệnh bắt người . Con ký biên bản và nhận xe về, sau đó con chở mẹ và em trai lên để xin gặp ba nhưng cơ quan điều tra không cho gặp. Lúc đó cháu có yêu cầu phải có giấy bắt người va lệnh bắt ra sao nhưng hiện tại vẫn không có.

Thanh Trúc: Tức là ông Ngô Hào bị bắt đi ngày 28 Tết mà không có lệnh bắt?

Ngô Minh Tâm: Dạ, không có lệnh bắt. Trước đó, ngày 20 tháng 12 năm 2012, khoảng 9 giờ, theo tình hình mẹ cháu và em cháu kể lại thì lúc đó nhà có mẹ và ba. Ba cháu năm nay khoảng bảy mươi, mẹ sáu mươi tuổi bị bệnh ung thư mà lại gãy tay không làm gì được. Lúc đó hàng trăm công an bố ráp, vây kín tất cả lối ra vào, không cho bố mẹ cháu đi đâu hết. Công an tỉnh, công an thành phố, công an chìm, công an của Bộ, tất cả các ban ngành công an đều có đầy đủ. Ông Lê Thanh Nhanh, người chỉ huy, là phó giám đốc, chánh thanh tra Sở  Thông Tin Và Truyền Thông Phú Yên. Khi bố ráp nhà cửa cháu là không có lệnh của cơ quan chức năng hay là Toà Án hoặc Viện Kiểm Sát. Họ tự tung tự tác vô nhà cháu, lúc máy tính và lục tất cả các giấy tờ liên quan.


Khi kiểm tra máy vi tính thì họ cắm USB của họ vào trong máy của nhà cháu, mở lên thì trong một file có hình lá cờ Việt Nam Cộng Hoà, có những bài vở liên quan mà ba cháu trao đổi với giáo sư Nguyễn Chính Kết và với chú Vũ Quốc Dụng ở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về trường hợp các tù nhân lương tâm và tôn giáo ở Việt Nam, trong đó ba có nhờ can thiệp về trường hợp của ông Nguyễn Văn Lía  là tín đồ của Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống ở miền Nam.

Khi lục máy tính của nhà cháu thì cũng có một cái file của Việt Nam Cộng Hoà Atlanta nói  về việc Đoàn Văn Vương thứ hai tại Phú Yên, nhằm ám chỉ vụ án Bia Sơn mới bị xử tháng rồi.


Công an đang khám xét nơi ở của một người trong vụ án tháng 2/2012. Photo courtesy of phapluat.vn

Công an đang khám xét nơi ở của một người trong 

vụ án tháng 2/2012. Photo courtesy of phapluat.vn


Chỉ lên tiếng qua mạng là “Âm mưu lật đổ chế độ”?


Thanh Trúc: Xin Ngô Minh Tâm cho biết ông Ngô Hào có dính líu gì đến Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn hay không?

Ngô Minh Tâm: Ba không tham gia vụ án nhưng mà ba có lên tiếng, thí dụ có cái file Việt Nam Cộng Hoà Atlanta kể về việc Đoàn Văn Vương thì ba có lên tiếng ủng hộ hành động của họ và thể hiện sự ủng hộ đối với Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn.

Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an Phú Yên chủ trì họp báo và cho biết thông tin về tổ chức phản động ở Khu du lịch sinh thái Đá Bia, ngày 6 tháng 2.,2012


Thiếu tướng Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an Phú Yên chủ trì họp báo và cho biết thông tin về tổ chức phản động ở Khu du lịch sinh thái Đá Bia, ngày 6 tháng 2.,2012 (phuyen.online)





Thanh Trúc: Dưới mắt nhìn của Ngô Minh Tâm thì ba, tức ông Ngô Hào, là một nhà hoạt động, một người bất  đồng chính kiến, một người chống đối hay là một người như thế nào?

Ngô Minh Tâm:Theo con thấy là ba chỉ trao đổi trên mạng về những gì gọi là bất cập của xã hội này để mà góp  để mà sửa đổi chứ ba không có bất cứ hành động nào để gọi là lật đổ chính quyền nhân dân. Mà chính quyền khi lục soát nhà có nói ba vị phạm điều luật, thành lập lực lượng vũ trang chống phá lật đổ chế độ, trong khi đó ba chỉ trao đổi bằng thư tín bằng điện thoại với những cơ quan như tổ chức Nhân Quyền Thế Giới, với giáo sư Nguyễn Chính Kết khối 8406 để nói lên những điều bất cập và bất công của xã hội. Thế nhưng ngược lại nhà nước không tiếp thu mà lại bắt bẻ lại nói ba chống phá lật đổ chế độ nhà nước.

Thanh Trúc: Khi ông Ngô Hào được công an mời đi làm việc rồi sau đó kêu Ngô Minh Tâm lên bàn giao vật dụng để đưa ông vào trại giam thì trước đó có lệnh cảnh cáo hay lệnh khuyến cáo về những hoạt động của ba ở trên mạng không?

Ngô Minh Tâm: Như đã kể là vào ngày 20 tháng 12 năm 2012 công an ập vào nhà thì lúc đó có một biên bản điều tra, và từ 20 tháng 12 tới ngày 8 tháng Hai vừa rồi công an liên tục kêu ba sáng làm việc chiều làm việc. Cha đang bịnh nặng mà công an vẫn tiếp tục làm việc từ đó, liên tục hàng ngày hàng tuần, tới sáng 8 tháng Hai vẫn kêu đi làm việc nhưng khi lên tới nơi thì bị bắt.

Thanh Trúc: Hiện giờ ông Ngô Hào bị giam ở đâu và trong tình trạng như thế nào?

Ngô Minh Tâm: Ba đang bị giam tại trại giam tỉnh, hiện tại gia đình con không được gặp nên không biết ba ra sao.

Các bị cáo trong phiên xử vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn tại Phú Yên.



Các bị cáo trong phiên xử vụ án Hội đồng Công Luật Bia Án Bia Sơn 

tại Phú Yên. Source danlambao



Trường hợp của con là Ngô Minh Tâm đây, do có dính líu với ba một số việc nên từ lúc con học ở trong Sài Gòn khoảng tháng Mười Hai thì con vẫn bị công an điều tra dẫn đi làm việc. Tới khi con về Phú Yên đoàn tụ gia đình ngày Tết con vẫn bị đi làm việc với công an, tới hôm nay vẫn phải đi. Qua Tết ngày mùng Sáu con vẫn phải đi tiếp tục nữa.

Cũng xin nhân đây qua quí Đài, mong mọi người quí đoàn thể quí điễn đàn giúp cho ba con được sớm được tự do sớm được đoàn tụ với gia đình để đón Tết cổ truyền. Nhờ quí diễn  đàn và các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp giùm để ba con khỏi phải chịu những đòn roi của chế độ này khi mà lên tiếng với Đài. Số điện thoại cô đang liên lạc đây cũng đã bị công an theo dõi.

Sau khi nói chuyện với con trai ông Ngô Hào, đường dây viễn liên được nối về số điện thoại của ông Hồng, trưởng phóng điều tra an ninh công an tỉnh Phú Yên, người đọc lệnh bắt giữ ông Ngô Hào hôm 28 Tết:

Ông Hồng: Việc này thì chị đến hỏi thẳng cơ quan điều tra đi, tôi không phải là người tra lời phỏng vấn được đâu.

Thanh Trúc: Thì ông là trưởng phòng điều tra an ninh mà?

Ông Hồng: Biết rồi, nhưng mà ở cơ quan an ninh điều tra nó có câu trả lời việc này rõ ràng lắm. Tôi đang bận lắm, tôi đang có công việc.

Thanh Trúc: Công an muốn bắt ai là bắt, Tết nhứt cũng bắt người ta hả ông?

Ông Hồng: Cái việc bắt là công an đâu nghĩ đến chuyện Tết đâu, Tết là của nhà nước của dân tộc mà ...Tôi đang đi ngoài đường, chị gọi về hỏi công an tỉnh đấy.

Xin được nhắc lại nguyên nhân chính của việc ông Ngô Hào bị bắt giam hôm qua là vì lên tiếng ủng hộ tổ chức tôn giáo có tên Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn. Tổ chức này có điểm kinh doanh du lịch khá nổi tiếng Bia Đá Bia Sơn ở Phú yên, đã bị nhà nước tịch thu vì cho đó là cơ sở kinh tài và tàng trữ vũ khí nhằm lật đổ chính phủ.

Hôm 4 tháng Giêng 2013, hai mươi hai thành viên của Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị mang ra xét xử trước toà án Phú Yên về tội âm mưu cấu kết lật đổ chính phủ . Ông Nguyễn Văn Thu tức Trần Công, được coi là người đứng đầu tổ chức, lãnh án tù chung thân. Hai mươi mốt người còn lại bị tuyên phạt từ mười đến mười bảy năm tù giam cộng năm năm quản chế sau án.

Theo dòng thời sự:



    Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

    LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013


         






          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Dominhtuyen

    Việc đề xuất trao giải Noel Hòa Bình năm 2013 cho hai nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng Việt Nam được nhiều người biết đến, Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của hai Nghị Sĩ Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren là một việc làm đúng đắn, chính xác và tối cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ráo riết gia tăng chính sách đàn áp các Nhà Dân chủ và mọi tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước. Việc đề xuất trao giải Noel Hòa Bình năm nay cho hai Nhà hoạt động Dân chủ nói trên không những tôn vinh, ghi nhận những nổ lực, những đóng góp to lớn của họ cho việc cổ súy Dân chủ tại Việt Nam mà qua đó còn là một hình thức gián tiếp xác nhận những hành vi chà đạp quyền con người của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay và trong nhiều thập niên qua.

    Nhiều người dân Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều biết rất rõ sự hy sinh cao quý, sự cống hiến lớn lao của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, cũng như biết rất rõ và tường tận những năm tháng dài đau khổ mà vị tù nhân lương tâm này đã phải trải qua và gánh chịu trong chốn lao tù đầy khắc nghiệt của chế độ cộng sản vô thần Việt Nam (Tổng cộng 53 năm tù và 10 năm quản chế) chỉ vì mong muốn đòi lại quyền làm người, đòi lại Tự do Dân chủ cho đồng bào Việt Nam vốn đã bị chính quyền cộng sản cướp mất kể từ khi lên nắm chính quyền tại cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam.  Bên cạnh đó, người dân Việt Nam cũng vô cùng tri ân sự đóng góp quý giá cho việc thúc đẩy nền Dân chủ cho Việt Nam từ vị Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong suốt nhiều năm qua, cũng như chia sẻ với những khó khăn và oan ức mà Ngài cũng đã phải gánh chịu nơi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong suốt thời gian Ngài bị quản thúc kể từ năm 2003 cho đến nay.

    Sự cống hiến to lớn và hy sinh cao cả nói trên của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ chính là tấm gương sáng cho người dân Việt Nam noi theo nhất là vô cùng ý nghĩa đối với thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay khi đất nước đang vừa phải đối mặt với những thách thức to lớn, nghiêm trọng và đầy bất ổn trong Xã hội và Đất nước Việt Nam hôm nay, vừa phải đối mặt với sự gây hấn và xâm lược một cách ngang ngược từ Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hiện nay. Việc trao giải Tôn vinh họ từ Uỷ Ban Nobel Hòa Bình thật sự là một hành động vô cùng ý nghĩa và mang tầm quan trọng rất lớn trong tiến trình Dân chủ Hóa Việt Nam và cũng như theo cách nói của Tổ chức Đoàn Kết Thiên Chúa giáo Toàn cầu thì hy vọng rằng qua việc đề cử và trao giải lần này sẽ khiến cho thế giới chú ý nhiều hơn tới tình trạng đàn áp quyền Tự do Tôn giáo và quyềnTự do bày tỏ đối với giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam ngày nay.




    Bản Tin





    Tin tức / Việt Nam

    LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2013




    Từ trái: Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Nick Snyder, Kathleen Peoples, Viên chức Chính trị của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại HCMC, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đức Tăng thống Thích Quảng Độ, Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và ứng viên giải Novel Hòa bình, hình chụp ngày 17/8/2012.




    Kết quả Giải Nobel Hòa Bình 2013 sẽ chính thức được công bố vào tháng 10 năm nay.



    Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

    Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước....mở đường cho Việt Nam trở thành một Đất nước Việt Nam Dân chủ Hòa bình và Thịnh vượng trong tương lai









          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Dominhtuyen

    Bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước đã được nhóm Nhân sĩ Trí thức Việt Nam chuyển đến tận tay Đại diện Uỷ Ban Pháp Luật của Quốc Hội Nhà nước Việt Nam hôm thứ hai 04-02-2013. Như vậy là cuối cùng bản kiến nghị thay mặt cho mọi tầng lớp người dân chuyển đến cơ quan quyền lực cao nhất nước các nguyện vọng chính đáng của người dân Việt Nam liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp Nhà nước ngõ hầu kiến tạo nên một đất nước Việt Nam đổi mới thật sự, Hòa bình, Tự do Dân chủ và phồn vinh thật sự trong tương lai.

    Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và mong đợi sự tiếp nhận bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước nói trên với đầy đủ thiện chí và tinh thần trách nhiệm từ một cơ quan quyền lực cao nhất nước, một cơ quan đại diện cho tiếng nói của người dân trước pháp luật. Mong rằng các Nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam trong đợt sửa đổi bản Hiến pháp lần này thật sự xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thật sự xem trọng lợi ích quốc gia Dân tộc hơn mọi lợi ích của bản thân và gia đình họ. Chúng ta tin tưởng rằng, một khi bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước này được thông qua, được chấp nhận, thì việc mơ ước của người dân được sống trong một Xã hội công bằng, văn minh, và thịnh vượng với đầy đủ các quyền cơ bản con người sẽ không còn là một điều gì đó xa vời với thực tại nữa.

    Điều duy nhất khiến người dân cả nước thật sự yên tâm đó chính là các điều khoảng rõ ràng và thiết thực trong bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp. Nó thật sự đáp ứng được những nguyện vọng mong mỏi chính của người dân Việt Nam khi đảm bảo được đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ mà người dân nghiễm nhiên được thừa hưởng cũng như quy rõ mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước, của chính quyền với nhân dân. Bên cạnh đó, các điều khoảng trong bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước lần này còn thừa nhận quyền được tham gia chính trị và điều hành quản lý Nhà nước. Chính người dân sẽ trực tiếp đào thải những viên chức lãnh đạo chính quyền, những người thật sự không có lương tâm đạo đức và trách nhiệm với đồng bào, với Quốc gia Dân tộc. Do vậy, chúng ta có thể yên tâm và tin chắc rằng, với bản Hiến pháp sửa đổi nói trên, Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam sẽ thật sự hạnh phúc và xứng đáng trở thành tâm điểm cho người dân và chính quyền của các quốc gia khác noi theo.



    Bản Tin






    Trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp



    Ông Nguyễn Đình Lộc và Chu Hảo tại cuộc gặp
    Bản Kiến nghị đã được trao cho đại diện Quốc hội





    Một nhóm nhân sỹ trí thức vừa trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Quốc hội, trong đó có đề xuất bỏ Điều 4 về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

    Những người này cũng chủ xướng một dự thảo Hiến pháp mới, trong đó thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa với người đứng đầu là Tổng thống.



    Nhóm nhân sỹ gồm 15 vị đã tới Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, để trao kiến nghị vào sáng thứ Hai 4/2.

    Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Tư pháp, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Hiến pháp Việt Nam 1992.

    Bản Kiến nghị, nay đã có hàng nghìn chữ ký, đã được trao cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong không khí được ông Lộc mô tả là 'khá dân chủ'.




    Các bài liên quan

    Quốc hội Việt Nam đang tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân về bản Hiến pháp sửa đổi từ nay tới hết tháng Ba.

    Trong cuộc trao đổi kéo dài nửa tiếng đồng hồ với đại diện của Quốc hội, các vị nhân sỹ trí thức đã nêu quan điểm rằng tiến trình đóng góp sửa đổi Hiến pháp phải là quá trình dân chủ, với sự tham gia của mọi tầng lớp người dân.

    Mô hình dân chủ



    Họ cũng đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.

    Ông Nguyễn Đình Lộc, người từng làm Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, thừa nhận Hiến pháp 92 dựa trên mẫu hình Liên Xô, với nhiều phạm trù "nay không còn phù hợp".

    Tuy nhiên ông cũng cho rằng muốn áp dụng Hiến pháp 1946, mà nhiều người cho rằng phù hợp với Việt Nam hơn cả, cũng cần phải cân nhắc "vì hoàn cảnh đã khác rồi".




    "Nay tình hình đã khác, quan hệ quốc tế cũng đã thay đổi. Bản thân ông Hồ Chí Minh, khi sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cũng thừa nhận Hiến pháp 46 đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử và không còn phù hợp nữa."

    Kiến nghị do các vị nhân sỹ trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


    Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

    "Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy."

    Bản kiến nghị viết rõ: "Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước".

    Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể "lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận".

    Thay đổi từng bước


    Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

    Cũng theo cựu bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, những người làm kiến nghị chủ xướng xã hội theo mô hình cộng hòa, với người đứng đầu nhà nước là Tổng thống.

    Tuy nhiên, ông Lộc thừa nhận tiến trình sửa đổi Hiến pháp mới đang đi những bước đầu tiên.

    "Cái mới không phải ai cũng tiếp nhận một cách dễ dàng được, phải biết chờ đợi."

    "Sửa đổi đến đâu cũng phải chờ đợi mới biết, vì có người cần, nhưng cũng có người thấy rằng chưa cần lắm."

    Hiện có trên 2.500 người đã ký tên vào Kiến nghị vừa được chuyển cho Quốc hội.






    >>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


    >>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page







    Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

    Việt Nam tuyên án 22 người về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'










          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Dominhtuyen

    Trong lúc dư luận vẫn chưa hết bức xúc về các bản án bất công và đầy nghịch lý dành cho các thanh niên trẻ Công giáo và Tin Lành yêu nước thuộc tỉnh Nghệ An miền Trung Việt Nam vừa qua thì ngày hôm nay 04-02-2013 tại Phú Yên cũng thuộc miền Trung Việt Nam, chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam một lần nữa tiếp tục chà đạp quyền con người một cách thô bạo và trắng trợn đối với 22 thành viên của một Tổ chức mang tên " Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn " cũng với cáo buộc cùng tội danh "Âm mưu lật đổ chính quyền" theo điều 79 Bộ luật Tố tụng Hình sự Nhà nước Việt Nam. Một trong các điều khoảng bất hợp lý đã được chính quyền diễn giải một cách mơ hồ nhằm chống lại những thành phần bất đồng quan điểm với chính phủ, bấy lâu nay thường bị dư luận trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế lên án.

    Việc thường xuyên sử dụng các điều khoảng mơ hồ bất hợp lý nói trên trong Bộ luật Hình sự của chính quyền cộng sản Việt Nam để áp đặt và ngăn cản quyền Tự do Ngôn luận của người dân từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là một hành động vô cùng nguy hiểm, không những chà đạp lên các quyền cơ bản của người dân, đi ngược lại hoàn toàn với các cam kết của Việt Nam đối với Quốc tế về quyền con người mà còn là một thách thức to lớn đối với cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới. Một mặt, đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản này tuyên bố tham khảo ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc soạn thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của người dân và phù hợp với hiện tình đất nước ngày hôm nay. Mặt khác, Đảng và chính quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục có hành động vi phạm nhân quyền, xem thường luật pháp và Hiến pháp Nhà nước, cũng như thách thức nghiêm trọng Công pháp Quốc tế và lương tâm đạo đức con người.

    Người dân Việt Nam sống trong và ngoài nước hãy mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành động sai trái nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và cần nên có những hành động thiết thực hơn trong việc yêu cầu Quốc tế ngăn chặn không cho chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp người dân trong nước. Mọi người chúng ta hãy tích cực tham gia ký tên ủng hộ bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước năm 2013 hiện đang được nhóm Bauxit Việt Nam xúc tiến. Tiếng nói của hàng triệu người dân được cùng lúc gióng lên sẽ tạo nên một áp lực nhất định đối với chính quyền cộng sản Việt Nam trong việc tôn trọng Nhân quyền cũng như tạo được sự chú ý và quan tâm nhiều hơn nữa từ phía Cộng đồng Quốc tế. Trước sự đòi hỏi rộng lớn từ tập thể đông đảo người dân, và trước áp lực gia tăng từ phía Cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là các quốc gia có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với Việt Nam như Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khối Cộng đồng Châu Âu, thì tin chắc rằng các Nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam phải xem xét lại các chính sách và hành động sai trái của mình hiện nay.



    Bản Tin






    Tin tức / Việt Nam

    Việt Nam tuyên án 22 người về tội 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền'





      Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên ngày 4/2 tuyên phạt những bản án tới mức chung thân đối với 22 thành viên trong tổ chức mang tên Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn về tội danh 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

    Đây là một trong những phiên xử tội “phản động” tại Việt Nam có số bị cáo đông nhất trong những năm gần đây.  



    Tin liên hệ










    Sau phiên tòa kéo dài 5 ngày, người sáng lập tổ chức, ông Phan Văn Thu (tức Trần Công), 65 tuổi, bị kêu án chung thân. Tất cả những bị cáo còn lại lãnh từ 10 đến 17 năm tù. 

    Ông Thu và các cộng sự bị bắt hồi tháng 2 năm ngoái. Ông Thu từng bị bắt đi cải tạo từ năm 1975 đến năm 1983 vì cùng tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ông cũng được xem là người lập ra "Ân đàn đại đạo" vào cuối thập niên 60.

    Việt Nam nói tổ chức của ông Thu núp bóng dưới hoạt động kinh doanh khu du lịch sinh thái Đá Bia ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để chỉ huy các hoạt động chống phá nhà nước như lập 12 ban, 26 pháp hội, và 4 nhóm tại các địa phương; soạn ra các tài liệu “xuyên tạc” đảng và nhà nước; “vu khống, nói xấu” chế độ.

    Cáo trạng mô tả Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn với khoảng 300 thành viên là tổ chức chính trị “bất bạo động” có mục tiêu thành lập nhà nước Đại Nam Kinh Châu thay thế cho nhà nước của đảng cộng sản hiện nay. Cáo trạng nói nhóm của ông Thu đã dự kiến quốc kỳ, quốc ca, bộ máy chính quyền, chức sắc, và thời gian hành động bắt đầu từ năm nay.

    Các bị can không thuê luật sư cho mình, nhưng có 6 luật sư do tòa chỉ định. Luật sư Nguyễn Hồng Quê cho biết tại tòa, ông Thu và các cộng sự đã nhận tội và luật sư cho rằng các bản án thích ứng với tội trạng của họ:

    “Nếu mấy ông ấy đừng có thành lập 'nhà nước Đại Nam Kinh Châu' thì khác. Nhưng do tất cả đều thừa nhận mục đích để thành lập nhà nước đó, ông Thu sẽ lên làm vua, những ông khác được phong thành Bộ trưởng, Thứ trưởng như bây giờ vậy đó.”

    Phản hồi trước bản án dành cho con trai mình là anh Nguyễn Thái Bình, bà Nguyễn Thị Ngọc, bày tỏ bức xúc:

    “Con tôi cũng làm thiện lành thôi chứ đâu có gì đâu. Nó thấy ông Trần Công giảng đạo Cửu Kinh thì nó theo mới có hơn một năm. Bây giờ nhà nước khép nó tội ‘phản động’ thì tôi phải chấp nhận thôi.”

    Một thành viên trong Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn từng làm việc tại khu du lịch sinh thái Đá Bia từ năm 2004 đến năm 2011 và từng bị bắt điều tra nhưng không bị truy tố là ông Nguyễn Tấn Xê.

    Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm khai diễn phiên tòa 28/1, ông Xê nói về Hội đồng mà ông tham gia:

    “Ðặt là Hội đồng Công luật tại vì cộng đồng hợp lại làm việc thiện lành. Công luật là lấy sự công bằng của luật chí công để trở về tính chân, thiện, mỹ. Ông Trần Công thuyết giảng về Cửu Kinh đó rồi anh em bắt đầu in ấn ra để học, học để trở về tính chân, thiện, mỹ.”

    Ông Xê nói các cáo buộc của nhà nước là không có cơ sở và rằng những tín đồ như ông theo ông Trần Công để học và thực hành điều thiện-lành trong Cửu Kinh do ông Trần Công truyền dạy vì một xã hội công bằng.

    “Chúng tôi thành lập khu du lịch sinh thái từ năm 2004. Năm 2003 chúng tôi nhận đất nuôi trồng rừng và năm 2004 mở khu du lịch sinh thái. Chúng tôi là những người tu hành. Chúng tôi là những người thiện lành, làm những điều thiện lành theo Cửu Kinh do ông Trần Công dạy, chứ không có làm gì mà họ bảo chúng tôi là ‘âm mưu lật đổ.’ Chúng tôi không có một tấc thép trong tay mà nói chúng tôi ‘lật đổ’ là ‘lật đổ’ làm sao?”

    Các bản án nặng nề hôm nay là một phần trong chiến dịch trấn áp phản kháng và đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước Việt Nam vốn đang bị quốc tế chỉ trích gay gắt về thành tích nhân quyền xuống cấp trầm trọng.

    Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:

    “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch hết sức quan ngại vì một lần nữa nhà cầm quyền Việt Nam lại dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để quy chụp người ta tội phản động và đưa ra xét xử theo những cách thức vi phạm những nhân quyền căn bản của công dân.”

    Human Rights Watch nói họ hết sức bàng hoàng trước các bản án mà theo họ là một vết đen nữa cho thành tích nhân quyền tệ hại của Việt Nam.

    Phúc trình 2013 về tình trạng nhân quyền trên thế giới do Human Rights Watch vừa công bố đầu tháng này thống kê trong năm qua có ít nhất 33 nhà hoạt động tại Việt Nam bị bỏ tù vì các tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia theo điều 79 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) và điều 88 (tuyên truyền chống phá nhà nước).

    Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo Hà Nội lạm dụng các điều luật này để hình sự hóa việc thực thi ôn hòa các quyền tự do chính trị và dân sự của công dân, những hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền gọi là cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ trong một quốc gia độc đảng như Việt Nam.


    Trong một phiên xử tập thể ở Nghệ An hồi tháng rồi, 13 nhà hoạt động Công giáo và Tin lành lãnh tổng cộng 83 năm tù cũng vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.










    >>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


    >>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page