Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Đàn áp Tôn giáo...sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm người dân trái pháp luật...đến bao giờ mới chấm dứt...!!!











    SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do minh Tuyen

Đàn áp Tôn giáo, ngăn cấm và hạn chế Tự do Tín ngưỡng của người dân...cùng với việc thực hiện các hành vi sách nhiễu, hành hung, bắt bớ và giam cầm trái pháp luật đối với giáo dân vẫn là những vấn nạn gây nhiều bức xúc trong dư luận người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Quốc tế. Cho đến nay, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước hàng loạt các động thái được cho là những hứa hẹn tốt đẹp và mang dấu chỉ tích cực trong việc cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước hiện nay...sau các chuyến đi của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Trương tấn Sang...đặc biệt là đối với những tuyên bố chung mang tính "Hợp tác toàn diện" được ký giữa hai Nhà lãnh đạo hai nước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Nhà nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang...trong đó bao gồm các vấn đề thời sự liên quan đến quyền con người tại Việt Nam.

Ngoài việc giảm án và trả tự do ngay tại Tòa đối với trường hợp nữ sinh viên trẻ yêu nước Nguyễn phương Uyên...thì tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam vẫn không có các dấu chỉ nào cho thấy sự khởi sắc...nếu không nói là ngày càng mang tính thụt lùi hơn...mà việc các an ninh Việt Nam công khai ngăn chặn người giáo dân hành hương về Linh địa Trại Gáo trong thời gian qua...trong đó bao gồm cả việc bắt giữ và giam cầm trái pháp luật đối với hai giáo dân giáo xứ Mỹ Yên thuộc Giáo phận Vinh là ông Ngô văn Khởi và anh Nguyễn văn Hải...là một trong những vụ điển hình mới nhất về đàn áp quyền Tự do Tôn giáo của Nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam. Sự việc sai trái nói trên không những đã tạo nên làn sóng căm phẫn đối với hàng ngàn giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên nói riêng...mà còn gây nhiều bức xúc nơi dư luận người dân Việt Nam trong và ngoài nước...nhất là đối với hàng triệu tín đồ KiTô hữu tại Việt Nam. 

Mọi người chúng ta luôn ủng hộ những cuộc đấu tranh ôn hòa bất bạo động từ người dân phản đối hành động sai trái và xem thường pháp luật của lãnh đạo chính quyền các cấp...nên việc hàng ngàn người dân tập trung nhau kéo đến Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc đòi người và yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An phải tôn trọng pháp luật...là điều hết sức cần thiết và hoàn toàn đúng đắn...rất cần sự khích lệ và nhân rộng trong tất cả mọi giáo xứ trên đất nước Việt Nam. Người giáo dân nói riêng và đồng bào Việt Nam cả nước nói chung không thể cứ mãi tiếp tục nhắm mắt làm ngơ đứng nhìn quyền con người tại Việt Nam bị Nhà cầm quyền hết lần này đến lần khác chà đạp một cách hết sức thô bạo và trắng trợn...đặc biệt là liên quan đến Đức tin Tôn giáo của người dân...quyền Tự do thiêng liêng nhất vốn đã được luật pháp và Hiến pháp Nhà nước Việt Nam cũng như Công luận Quốc tế thừa nhận và bảo vệ. Chúng ta kiên quyết đấu tranh không mệt mỏi cho Tự do Dân chủ...cho công bằng xã hội...và cho tất cả quyền căn bản hợp pháp chính đáng của người dân tại Việt Nam.



Bản Tin



    Khẩn – Trực tiếp: Nghệ An, giáo dân Mỹ Yên bao vây Ủy Ban xã Nghi Phương đòi thả người bị bắt trái pháp luật

    Khẩn – Trực tiếp: Nghệ An, giáo dân Mỹ Yên bao vây Ủy Ban xã Nghi Phương đòi thả người bị bắt trái pháp luật

    Tin khẩn:
    Nữ Vương Công Lý vừa nhận được thông tin: Giáo dân xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An đang kéo đến bao vây UB Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An để đòi trả lời về việc giáo dân tại đây bị nhà cầm quyền bắt cóc theo hình thức khủng bố và không ai chịu trách nhiệm về việc bắt giữ, cũng như không hề nhận được thông tin từ các giáo dân bị bắt cách đây khá lâu.

    Như chúng ta đã biết, sau khi công an Nghệ An cho người trà trộn vào phá đám Thánh lễ cầu nguyện của bà con giáo dân Nghi Phương, ở xứ Trại Gáo và đã bị phát hiện bắt giữ. Nhà cầm quyền đã muối mặt rút lui và lập mưu trả thù hèn hạ. Công an đã bí mật bắt một số giáo dân không có lý do và không hề có thông tin cho người thân. Việc bắt bớ bằng cách đón dọc đường khi họ ra khỏi làng đi làm ăn, đi thăm người thân… Cho đến khi Công an Tỉnh thông báo là đã bị bắt.
    Number of View: 2868
    Vào khoảng 8h sáng nay, ngày 3/9/2013, hai người vợ có chồng bị bắt cóc đã đến xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An để làm việc theo hướng dẫn của Công an tỉnh Nghệ An. Tại buổi làm việc sáng nay, có hai cán bộ của xã và 3 cán bộ của huyện. Tuy nhiên, những viên cán bộ này đã không trả lời được về lí do bắt cóc, giam giữ tùy tiện ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải. Thậm chí, hai viên cán bộ xã Nghi Phương còn tuyên bố là xã không liên quan đến việc bắt giữ này.
    Vì quá bức xúc trước việc làm mờ ám của chính quyền trong hơn hai tháng qua, thân nhân và bà con trong xã Nghi Phương đã kéo đến trụ sở UBND xã Nghi Phương căng băng rôn, khẩu hiệu để phản đối và yêu cầu làm rõ việc bắt cóc hai thân nhân của họ. Như VRNs đã đưa tin, sau 8 ngày kể từ khi ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải bị mất tích, hai gia đình bất ngờ nhận được thông báo của Công an tỉnh Nghệ An về việc bắt giữ và khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
    NghiPhuong_Doinguoi (1)
    NghiPhuong_Doinguoi (2)
     NghiPhuong_Doinguoi (3)
    NghiPhuong_Doinguoi (4)
    NghiPhuong_Doinguoi (5)
    NghiPhuong_Doinguoi (6)
    Bà con đang yêu cầu 5 cán bộ (2 cán bộ xã Nghi Phương và 3 cán bộ huyện Nghi Lộc) trả lời về việc bắt giữ trái pháp luật hai người thân của họ.
    NghiPhuong_Doinguoi (7)
    NghiPhuong_Doinguoi (8)
    NghiPhuong_Doinguoi (9)
    Chiếc kẻng được bà con đưa đến trước cổng UB xã để làm hiệu lệnh
    NghiPhuong_Doinguoi (10)
    NghiPhuong_Doinguoi (11)
    NghiPhuong_Doinguoi (12)
    NghiPhuong_Doinguoi (13)
    Hai người vợ đã có chồng là ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ.
    NghiPhuong_Doinguoi (14)
    NghiPhuong_Doinguoi (15)
    NghiPhuong_Doinguoi (16)

    Trong hơn tháng qua, hai gia đình đã tìm mọi cách để được thăm nuôi nhưng phía Công an Nghệ an gây rất nhiều khó khăn. Trong lần thăm nuôi cuối tháng 8 vừa qua, qua hai lớp kính của nhà giam, ông Ngô Văn Khởi và anh Nguyễn Văn Hải đã ôm bụng ra hiệu là mình bị đánh và thân hình rất tiều tụy. Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục về việc này.
    15h: một số người được công an xã Nghi Phương huy động đến để quấy rối nhưng bà con vẫn giữ bình tĩnh, ôn hòa.
    16h: Bà con kéo đến bao vây UB xã ngày càng đông, nhất là sau khi nhận được tin xã cho thêm công an và người đến để đe dọa
    Không phải đến hôm nay bà con giáo dân mới lên tiếng, mà giáo dân đã phản ứng từ những ngày trước đây, nhưng với bản chất lỳ lợm và những âm mưu, hành động hèn hạ, nhà cầm quyền Nghệ An không thể trả lời bà con minh bạch việc bắt giữ người trái pháp luật:
    MyYen
    MyYen1
    Băng rôn phản đối đã căng lên từ các ngõ xóm, đường đi từ cả tuần nay
    Lúc 15h30: Linh mục Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Nhân Hòa cùng với 2 linh mục trong giáo hạt đã đến chia sẻ với bà con giáo dân. Bà con đã hết sức cảm động trước sự quan tâm của các chủ chăn, đồng thời đã hết sức bức xúc với cách hành xử rất côn đồ và rừng rú của nhà cầm quyền Nghệ An.
    16h40: Bà con đang rất quyết tâm bám trụ để chờ phía chính quyền trả lời, trả người.
    Trước tình hình nhà cầm quyền chây ỳ và dọa nạt, bà con đã chuẩn bị bám trụ lâu dài, kể cả nấu ăn tại chỗ, kẻng báo động cũng đã sẵn sàng đề phòng việc nhà cầm quyền lợi dụng bóng tối để cắn trộm họ.
    17h: Biết thông tin về việc giáo dân Yên Mỹ gặp nạn, nhiều giáo dân đã kéo đến hiệp thông ngày một đông.
    Những khẩu hiệu tiếp tục được giương lên: “Giáo xứ Mỹ Yên thắp lên ngọn lửa tin yêu trong bóng tối bạo quyền”

    YenMy1
    YenMy2
    Giáo xứ Mỹ Yên thắp lên ngọn lửa tin yêu trong bóng tối bạo quyền

    17h10: Đã có một số giáo dân các xứ Xuân Mỹ, Mẫu Lâm, Bình Thuận, Nhân Hòa đến hiệp thông với bà con nhân dân xã Nghi Phương và giáo xứ Mỹ Yên.


    Nghe vợ của giáo dân bị bắt nói về việc ngày hôm nay:





    17h28: Hiện nay, bà con đang làm việc với Chủ tịch UBND Xã Nghi Phương, cùng làm việc với bà con có cả cán bộ quân đội thuộc Quân Khu 4, công an Huyện Nghi Lộc. Số lượng giáo dân ngày hôm nay vây UBND Xã khoảng hơn 1.000 người.
    Chủ tịch xã đã buộc phải thừa nhận với bà con việc bắt người trái pháp luật và hứa hẹn sẽ trả người vào một thời điểm nhất định sau này. Bà con giáo dân đang yêu cầu phải có biên bản hứa thời gian trả người.
    Hiện nay , dù rất bức xúc nhưng cũng như cả ngày, bà con giáo dân và nhân dân đã rất ôn hòa, dùng luật pháp và lý lẽ để đấu tranh. Tinh thần bà con giáo dân rất cao.
    17h45: Như thường lệ, vào mỗi thứ 3 hàng tuần, người dân tìm về Linh địa trại Gáo để tham dự Thánh Lễ. Hôm nay, sau khi kết thúc Thánh Lễ, hàng ngàn người đã tìm đến để chia sẻ với bà con giáo xứ Mỹ Yên đang chờ câu trả lời của các cấp chính quyền từ 8h sáng đến nay tại UBND xã Nghi Phương.
    Mỗi khi có sự cố đàn áp giáo dân hoặc bắt người hay làm những việc khuất tất chọc lên cơn giận của giáo dân, nhà cầm quyền Nghệ An thường chạy lên Đức Giám mục đề nghị can thiệp. Lần trước đây, khi giáo dân đang dâng Thánh lễ, một đám công an mặc thường phục giả dạng côn đồ vào phá đám Thánh lễ đã bị giáo dân phát hiện. Vì thái độ phá phách, ngỗ ngược cậy là công an, nên đã bị giáo dân bắt giữ. Khi đó, Công an Nghệ An và nhà cầm quyền đã khẩn cứu nhờ Đức Giám mục giáo phận can thiệp và ngài đã thân chinh đến nơi giải tỏa những kẻ vào phá đám Thánh lễ của giáo dân, chọc tức cơn giận của giáo dân, nhờ vậy đám Công an giả dạng côn đồ mới được tha về. Sau đó chúng giở trò bẩn thỉu và hèn hạ bắt cóc giáo dân như đã nói ở trên.
    Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được thì hôm nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã đến cầu cứu Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, nhưng ngài đã không đến và thông báo cho nhà cầm quyền: Hãy thả người bị bắt trái pháp luật, giáo dân sẽ tự giải tán. Sở dĩ như vậy, vì những người bị bắt đã vào gặp Đức Cha sau khi thả các công an giả dạng côn đồ rồi giáo dân bị bắt cóc và ngài cho biết là phía nhà cầm quyền đã hứa thả họ.
    Nhưng, lời thề hứa của cộng sản đã đẩy giáo dân vào tình thế hôm nay.
    17h55: Cho đến hiện tại, nhà cầm quyền đã 4 lần hứa sẽ giải quyết nhưng huyện Nghi lộc và tỉnh Nghệ An vẫn thông báo là “đang họp”. Người dân vẫn đang rất ôn hòa, đang ngồi cùng 5 cán bộ của xã và huyện Nghi Lộc tại phòng Chủ tịch xã Nghi Phương.
    Họ tuyên bố sẽ chờ đợi đến khi được đón người và câu trả lời về việc bắt người trái pháp luật của nhà cầm quyền Nghệ An.
     18h30: Số người đã hơn 2.000 người đến bao vây UB xã Nghi Phương, Chủ tịch Huyện Nghi Lộc đã có mặt khi bà con giáo dân bao vây UB xã và bà con đã buộc ông ta phải ở đó để giải quyết yêu cầu của bà con.
    19h: Sau một ngày hai bên giằng co, số cán bộ bị giữ tại UBND đã phải hứa sẽ thả người. Để tình hình không thêm căng thẳng và giữ hòa khí, cha xứ đã đến đề nghị bà con giáo dân tạm tin vào lời hứa của các cán bộ lần này và giải tán cho các cán bộ được nghỉ ngơi. Giáo dân vâng lời cha xứ, để cho chủ tịch Huyện, Xã và một số cán bộ công cụ khác về nhà sau một ngày căng thẳng và đã hứa sẽ thả người vào chiều mai.
    Bà con cũng sẽ giải tán sau một ngày vất vả, tuy rằng nhiều bà con vẫn thống nhất với ý kiến của Linh mục quản xứ, song vẫn muốn giải quyết dứt điểm vấn đề. Mặc dầu vậy vẫn bảo nhau: Cứ tạm tin thế để xem thái độ của nhà cầm quyền và lời hứa của họ ra sao.

    (Cập nhật thông tin liên tục. Bấm F5 để theo dõi)
    Nữ Vương Công Lý








    Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

    Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp










          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






    Do minh tuyen

    Bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp Nhà nước 1992 vẫn đang trong thời gian thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân cả nước...do vậy, để tránh tình trạng thực hiện chiếu lệ...mang tính hình thức...và Dân chủ giả tạo...kính mong tất cả mọi người Công giáo nói riêng và đồng bào Việt Nam cả nước nói chung hãy lên tiếng...và cùng nhau đóng góp những tử tưởng hay nhất, những ý kiến tốt nhất, thiết thực nhất...ngõ hầu giúp ra đời một Bản Hiến pháp Nhà nước mới hoàn toàn khả thi, công bằng và đúng đắn...phù hợp với quyền lợi quốc gia...lợi ích của người dân...và nhất là phù hợp với mọi điều khoảng được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế... và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính Trị...mà Việt Nam đã tham gia ký kết kể từ năm 1982.


    CHÚNG TÔI XIN TRÂN TRỌNG GỞI ĐẾN QUÝ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM CẢ NƯỚC VĂN BẢN GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NHÀ NƯỚC 1992.




                                               


    Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam
    gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
    nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp

    Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp.
    Việt Nam (WHÐ. 01-03-2013) - Sáng ngày 01 tháng 03 năm 2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HÐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam cho Thường trực Ban biên tập - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Ðình, Thành phố Hà Nội.
    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam:

    Hội đồng Giám mục Việt Nam
    40 Phố Nhà Chung - HàNội

    Các Giám Mục Công Giáo Việt Nam
    Nhận Ðịnh Và Góp Ý
    Dự Thảo Sửa Ðổi Hiến Pháp Năm 1992 (Sửa Ðổi Năm 2013)

    Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã công bố bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2.1.2013 đến ngày 31.3.2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

    I. Quyền con người
    Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10.12.1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền căn bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo pháp luật trong thực tế?
    Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm nhập là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.
    Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thật sự được "Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật" (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.
    Dự thảo khẳng định tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu. Dự thảo lai khẳng định đảng cầm quyền là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng" (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuận và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
    Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trải qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

    Do dó, chúng tôi để nghị:
    1. Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng.
    2. Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.
    3. Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.
    4. Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.
    5. Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc tự do theo hay không theo một tôn giáo nào, tự do thực hành các nghi lễ tôn giáo, cá nhân hoặc tập thể. Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập... Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế...

    II. Quyền làm chủ của nhân dân
    Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân và vì dân" (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Ðồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.

    Do đó, chúng tôi đề nghị:
    1. Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" (Ðiều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.
    2. Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (x. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.
    3. Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Ðiều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.
    4. Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...

    III. Thi hành quyền bính chính trị
    Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðể những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mỗi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.
    Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Ðiều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiếp pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.
    Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất"; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự cho tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?
    Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc hội (điều 74-90), về Chủ tịch nước (điều 91-98), về Chính phủ và Thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền. Ðang khi đó, thực tế là Tổng bí thư nắm quyền hành cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên luật pháp và ngoài luật pháp, chứ không thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!
    Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.

    Do đó, chúng tôi đề nghị:
    1. Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là "cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất", do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.
    2. Xác định tín độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.
    3. Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.

    Kết luận
    Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.

    Tòa Tổng Giám mục Hà nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013

    TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam

    Chủ tịch
    (đã ký)
    Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
    Tổng Giám mục Hà nội

    Tổng thư ký
    (đã ký)
    Cosma Hoàng Văn Ðạt
    Giám mục Bắc Ninh

    (Ban Thường vụ / HÐGMVN)







    Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục hành vi xem thường tính mạng và tài sản nhân dân...tiếp tục ngồi trên Luật pháp và Hiến pháp Nhà nước




               
            Video: An ninh Việt Nam giả dạng côn đồ hành hung người dân






          SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU



    Do minh tuyen

    Trong thời gian qua, hành vi an ninh Việt Nam giả dạng côn đồ tấn công người dân...đặc biệt là đối với các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước...các Nhà đấu tranh Dân chủ...và các chức sắc Tôn giáo...các Tu sĩ hoặc những tín đồ thuộc các Tôn giáo bị Nhà nước nghiêm cấm hoạt động như: Hội Thánh Tin Lành Mennonite, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo, Cao Đài....đã gây bức xúc nơi dư luận trong và ngoài nước. Tình trạng xem thường tính mạng và tài sản của nhân dân...cũng như dẫm đạp lên pháp luật nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn liên tục xảy ra...được lập đi lập lại một cách có hệ thống và ngày càng tinh vi hơn...bất chấp sự chỉ trích và phản đối gay gắt từ công luận trong và ngoài nước...cũng như bất chấp cả lương tâm đạo đức con người.

    Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế...tham nhũng lan tràn và Xã hội đầy bất ổn...cộng với áp lực ngày một gia tăng từ Cộng đồng Quốc tế...và làn sóng phản đối dâng cao từ người dân trong cả nước...đã tìm mọi cách đối phó và tháo gỡ bằng mọi thủ đoạn như : phát động chiến dịch lấy ý kiến đóng góp từ người dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp Nhà nước...một chiến dịch mang tính dân chủ giả tạo đã phải hạ màn nhanh chóng ngay sau khi bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp Nhà nước do nhóm 72 trí thức hàng đầu của Việt Nam soạn thảo được đệ trình lên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam hôm 04-02-2013...cũng như sự ra đời văn bản góp ý sửa đổi Hiến pháp từ Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam. Rồi kế đến là những thỏa thuận hợp tác toàn diện được ký kết giữa các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam - Hoa Kỳ...và giữa Việt Nam với Trung Quốc...sau chuyến thăm và làm việc của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Chủ tịch Trương Tấn Sang...trong đó bao gồm những cam kết liên quan đến việc thực thi quyền con người tại Việt Nam.

    Thế nhưng dường như mọi nổ lực và cố gắng từ Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhằm xoa dịu công luận...và tranh thủ niềm tin từ phía Cộng đồng Quốc tế đã không mang lại kết quả tốt đẹp như mong muốn...do bởi một điều duy nhất đó là: Đảng và giới cầm quyền cộng sản hiện nay tại Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì cái quyền tự cho mình ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước...tiếp tục những hành vi chà đạp quyền con người và xem thường tính mạng tài sản của nhân dân (Hành vi giả dạng côn đồ tấn công người dân vào ngày 20-08-2013 tại Bà rịa Vũng tàu...)... tiếp tục hành vi cản trở và đàn áp tín ngưỡng của người dân (đối với các Tu sĩ và tín đồ Phật giáo Hòa hảo liên tục kể từ năm 2012...cho đến nay)....tiếp tục chà đạp quyền Tự do Ngôn luận và Tự do Thông tin của người dân (Qua việc ban hành Nghị định 72 về quản lý và hạn chế Internet của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, và ban hành... có hiệu lực kể từ ngày 01-09-2013). Qua mọi thiện chí sửa đổi và khắc phục mang tính đối phó và giả tạo từ Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...giờ đây, lòng tin nơi Cộng đồng Quốc tế ngày một vơi dần...và hố sâu ngăn cách giữa người dân với chính quyền càng lúc càng rộng thêm hơn...thôi thúc lòng yêu nước và khát khao dân chủ trong lòng người dân Việt Nam vốn âm ỉ lâu nay...có cơ hội bộc phát mãnh liệt.




    Bản Tin


    Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam

    Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam










    An ninh giả dạng côn đồ giết người và cố ý hủy hoại tài sản

    Đăng bởi lúc 4:21 Sáng 1/09/13

    VRNs (01.09.2013) – Bà Rịa – “…để đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền chính đáng Công dân, tạo niềm tin vào công lý, vào pháp luật cho người dân, chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng xem xét hành vi tội phạm cố ý giết người và hủy hoại tài sản của 3 tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước, ba trong số những tên tham gia trực tiếp giết người, phá xe chúng tôi. Buộc chúng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác chúng gây ra và bồi thường mọi thiệt hại về tinh thần, vật chất bọn chúng gây ra cho chúng tôi.” Đó là những đề nghị trong Đơn tố cáo của Bà Trần Thị Nga, người đi trên xe ô tô của doanh nhân Lê Quốc Quyết ngày 20/8/2013 và bị rất đông an ninh mặc thường phục mượn tay CSGT chặn xe ô tô lại cho an ninh hành hung dã man bằng hung khí và đập phá tài sản trước mặt CSGT. Doanh nhân Lê Quốc Quyết là em trai luật sư Lê Quốc Quân đang bị giam giữ trái phép quá thời hạn pháp luật qui định.
    VRNs đăng tải Đơn tố cáo của Bà Nga:
    ————————–
    Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 27 tháng 8 năm 2013
    ĐƠN TỐ CÁO
    V/v: Hành vi “giết người” và “cố ý hủy hoại tài sản”
     của Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước.
    Kính gửi:      CÔNG AN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
    Tôi tên là         : TRẦN THỊ NGA                Sinh ngày: 28/04/1977
    CMND số       : 168125829
    Thường trú tại : Tổ 8, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
    Kính trình Quý Cơ quan Đơn tố cáo với nội dung sau:
    1.    Nguyên vào khoảng 9 giờ sáng ngày 20/08/2013, Tôi (Trần Thị Nga) và con nhỏ (9 tháng tuổi) là Cháu Trần Văn Tài cùng Ông Lê Quốc Quyết, Ông Đinh Xuân Thi (sinh năm 1978, ngụ tại Xã Nghi Long, H. Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An); và Ông Lê Đình Nguyên (sinh năm 1988, ngụ tại Xóm Vĩnh Hoàng, Xã Hợp Thành, H. Yên Thành, Tỉnh Nghệ An) có đi từ nhà số 106 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về TP. Hồ Chí Minh bằng xe ô tô (biển số: 30T -7887).
    Tới khoảng 9 giờ 30 phút sáng cùng ngày, khi xe chúng tôi đi tới đoạn đường Quốc lộ 51, Cổng chào TP. Vũng Tàu, thì có 3 Cảnh sát giao thông (“CSGT”) đeo bảng tên: Phạm Đức Nam, Nguyễn Minh Thái, Nguyễn Minh Tuấn ra hiệu lệnh dừng xe, trong khi xe của chúng tôi không hề vi phạm Luật Giao thông.
    Sau khi đã cho xe dừng lại theo hiệu lệnh của CSGT, hai Ông Lê Quốc Quyết và Đinh Xuân Thi đã xuống xe để hỏi rõ lý do CSGT dừng xe. CSGT trả lời do nhận được tin báo.
    2.    Trong lúc Ông Lê Quốc Quyết đang yêu cầu CSGT phải làm đúng pháp luật, không được dừng phương tiện đang tham gia giao thông tùy tiện khi xe không có dấu hiệu vi phạm Luật, thì có khoảng 6, 7 tên thanh niên hung dữ (mà sau này chúng tôi mới phát hiện chúng chính là những tên an ninh, côn đồ đã rình rập, đeo bám, đánh chúng tôi ngay tại một khách sạn ở Sài Gòn. Chúng bám theo, rình rập chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi ngụ tại nhà số 106, Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và rời khỏi nhà này đến đoạn đường như kể trên). Những tên thanh niên này tiến tới trao đổi gì đó với 3 CSGT.
    Ngay sau đó, 6, 7 tên này bất ngờ lao vào tấn công hai Ông Lê Quốc Quyết và Đinh Xuân Thi. Chúng hung hãn túm tóc, đánh và lôi kéo Ông Đinh Xuân Thi, nhưng sau đó Ông Thi chạy thoát vào trong xe. Nguy hiểm hơn, chúng dùng gạch, đá đánh tới tấp Ông Lê Quốc Quyết và đập phá xe ô tô trong sự sợ hãi của Tôi cùng con nhỏ và những người đang ngồi trong xe là Ông Lê Đình Nguyên, Đinh Xuân Thi. Điều đáng nói là chúng hung hãn tấn công, đập phá tài sản ngay trước mặt 3 CSGT và rất nhiều người dân chứng kiến, bất chấp những lời la hét của Tôi: Công an (“CA”) chặn xe cho an ninh, côn đồ giết người …..
    3.    Một hồi sau, có thêm lực lượng mặc đồng phục CA tới, và nhiều người khác, có ba trong số những tên đã đánh chúng tôi và đập phá xe ô tô mới bị khống chế một cách chiếu lệ. Chúng tôi đã yêu cầu lột bỏ khẩu trang của bọn chúng để quay phim, chụp hình làm bằng chứng nhưng CSGT ngăn cản. Ngay cả khi Ông Lê Quốc Quyết tiến tới cũng bị ngăn cản. Chúng tôi cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trường, khám xét ngay bọn chúng để tước hung khí giấu trong người và thu thẻ ngành của chúng làm bằng chứng. Đồng thời lập Biên bản hiện trường có CSGT và người dân chứng kiến. Nhưng CA không chịu giải quyết và nhanh chóng giải thoát, đưa 3 tên bị khống chế rời khỏi hiện trường.
     Chúng tôi được CSGT tên Phạm Đức Nam dẫn chúng tôi về đồn CA TP. Bà Rịa sau đó bỏ đi. Tại trụ sở CA TP, chúng tôi không được giải quyết và cũng không được cung cấp thông tin về những tên đã tấn công mình. Chúng tôi yêu cầu quyết liệt phải lập Biên bản phạm pháp quả tang, phải có 3 CSGT, những người dừng xe chúng tôi cho bọn chúng tấn công, đập phá và nhất là phải có mặt 3 tên giết người, phá hủy tài sản…Nhưng CA tỏ ra thờ ơ, chiếu lệ …Mãi đến khoảng 12 giờ trưa, có một Khiểm sát viên đến chứng kiến, CA mới tiến hành lập Biên bản. Không nói gì đến hành vi giết người của những tên an ninh, côn đồ, mà tài sản hư hỏng do bị chúng cố tình đập phá được ghi nhận là “do tai nạn giao thông”. Chúng tôi phản đối cách làm việc và không chịu ký Biên bản sai sự thật này.
     Chúng tôi quyết liệt đấu tranh, vừa ôn hòa, kiên quyết cùng một vài người bạn khác, yêu cầu CA xử lý đúng sự thực, đúng pháp luật. Đến 14 giờ 30 chiều, CA mới chịu đưa CSGT đến, nhưng những tên an ninh, côn đồ thì CA nhất quyết bao che, không đưa đến, cũng không cung cấp thông tin chúng hiện ở đâu, chịu xử lý như thế nào? Lúc này, chúng tôi mới được biết ba tên giết người, cố ý phá hủy tài sản chúng tôi là Phan Nhật Tân, ngụ tại Tân Lập Thượng, H. Củ Chi, TP HCM; Lê Quốc Phong và Nguyễn Thành Phước, ngụ tại Dĩ An, Bình Dương. Quá trình làm việc, CA đã phải thừa nhận chặn xe sai, không đủ sức bảo vệ dân. Nhưng lại thể hiện thái độ coi thường dân, những người bị hại, cố tình kéo dài thời gian, cố tình không để ba tên bị không chế ra làm việc hoặc cho biết mặt. Họ cũng làm nhẹ đi hành vi cố ý giết người của những tên này. Còn hành vi cố ý đập phá chiếc xe ô tô, hủy hoại tài sản Công dân của những tên này được CA bao che bằng kết luận tại Biên bản nguyên nhân do“tai nạn giao thông” như đã nêu Chúng tôi sẽ tìm thêm chứng cứ để xem xét, tố cáo trước cơ quan pháp luật và công luận hành vi bao che, hoặc đồng lõa, thiếu trách nhiệm của những CSGT, CA từ hành vi ban đầu chặn xe chúng tôi trái pháp luật làm nguyên cớ cho an ninh, côn đồ tấn công, đập phá tài sản. Khi sự việc xảy ra thì can thiệp chậm, chiếu lệ, không kiên quyết và sau cùng thì cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án…
    4.    Chúng tôi xét thấy:
    a)    Những tên này (trong đó có ba tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước) đã có hành vi cố ý tấn công người khác vô cớ bằng gạch, đá vào những vùng nguy hiểm như đầu, mặt, quyết thực hiện hành vi đến cùng, coi thường mạng sống người dân, xem thường pháp luật bất chấp mọi can ngăn của CSGT, ngay giữa ban ngày, nơi trung tâm đô thị, có đông người dân chứng kiến… Những tên này cũng đã ý thức rõ hậu quả chết người chắc chắn xẩy ra khi dùng gạch, đá (được Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP xác định là hung khí nguy hiểm) bổ thẳng vào đầu người khác. Vì vậy, hành vi của những tên này rõ ràng nhằm cố ý tước đoạt sinh mạng của Ông Lê Quốc Quyết trái pháp luật. Hậu quả chết người chưa xẩy ra là nằm ngoài mong muốn của những tên này, khi Ông Lê Quốc Quyết né tránh kịp, nên chỉ bị thương tích ở cổ, vai.
    b)    Song song đó, nhằm khủng bố tinh thần những người đang ngồi trong xe, bọn chúng hung hãn, xem thường pháp luật, ngang nhiên cố ý đập phá, làm hư hỏng xe ô tô của chúng tôi ngay trước mặt CSGT, giữa ban ngày, nơi trung tâm đô thị có đông đảo người dân chứng kiến…
    5.    KIẾN NGHỊ:
    Từ trình bày trên, để đảm bảo tôn trọng pháp luật, đảm bảo quyền chính đáng Công dân, tạo niềm tin vào công lý, vào pháp luật cho người dân, chúng tôi yêu cầu cơ quan chức năng xem xét hành vi tội phạm cố ý giết người và hủy hoại tài sản của 3 tên Phan Nhật Tân, Lê Quốc Phong, Nguyễn Thành Phước, ba trong số những tên tham gia trực tiếp giết người, phá xe chúng tôi. Buộc chúng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ác chúng gây ra và bồi thường mọi thiệt hại về tinh thần, vật chất bọn chúng gây ra cho chúng tôi.
    Chúng tôi gửi kèm theo đây là những hình ảnh chứng cứ chứng minh tội phạm của những tên này. (http://www.youtube.com/watch?v=nINmiG5jfMc)
    Trân trọng,

    TRẦN THỊ NGA
    Biên bản được lập tại trụ sở công an TP. Bà Rịa
    Chi phí sửa chữa xe ô tô bị an ninh đập phá





    >>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English


    >>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page