Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM XỬ DỤNG CÁC ĐIỀU KHOẢNG MƠ HỒ VÀ ĐƯỢC DIỄN GIẢI MỘT CÁCH TÙY TIỆN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ... NHẰM BỊT MIỆNG NGƯỜI DÂN... ?










                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen


Việc hàng trăm người dân tộc thiểu số H'Mong tập trung phản đối Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tùy tiện bắt giữ đồng bào của họ... một lần nữa cho thấy Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục áp dụng các điều khoảng mơ hồ và được diễn giải một cách hết sức tùy tiện trong Bộ luật Hình sự để trấn áp, bỏ tù nhằm bịt miệng người dân... bất chấp dư luận, bất kể vị trí vai trò và trách nhiệm hiện nay của Việt Nam trên trường Quốc tế. Với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Việt Nam hiện nay... thì việc bỏ qua các tiêu chí trong lĩnh vực nhân quyền... phớt lờ vai trò và trách nhiệm của mình hiện nay về quyền con người là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.


Cộng đồng Quốc tế và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước bấy lâu nay vẫn luôn cực lực phản đối việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp dụng các điều khoảng mơ hồ và đầy bất cập của Bộ luật Hình sự bao gồm : Điều 88 (Tuyên truyền chống Nhà nước), Điều 79 (Âm mưu lật đổ chính quyền) hoặc điều 258 được áp dụng phổ biến hiện nay với tội danh cáo buộc (Lợi dụng các quyền Tự do Dân chủ, có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước)...nhằm bịt miệng người dân và trừng phạt những ai không cùng quan điểm với chính quyền Nhà nước... mà việc bắt giữ tùy tiện đối với người dân tộc thiểu số H'Mong ngày hôm nay... cũng như hàng chục hàng trăm đồng bào Việt Nam khác trong thời gian qua là những minh chứng rõ ràng cụ thể nhất.


Trong phiên kiểm điểm định kỳ Phổ quát Nhân quyền (UPR) của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 vừa qua tại Geneva Thụy Sĩ...phái bộ đại diện Nhà nước cộng sản Việt nam đã mạnh mẽ báo cáo về thành tích tốt đẹp liên quan đến quyền con người tại Việt Nam... trong lúc hầu hết các quốc gia thành viên khác lại phản bác và cực lực chỉ trích thành tích nhân quyền tệ hại bấy lâu nay của Việt Nam... mà 227 khuyến nghị được Liên Hiệp Quốc trao cho phía Việt Nam sau khi kết thúc phiên điều trần... so với 123 khuyến nghị nhân quyền của chu kỳ I (UPR) mà Nhà nước cộng sản Việt Nam nhận được trước đó vào năm 2009... chính là sự khẳng định không thể chối cãi về bước thụt lùi nhân quyền nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay. Để nhận được sự tin tưởng từ Cộng đồng Quốc tế... và để phù hợp với vị trí, vai trò và trách nhiệm hiện nay của Việt Nam với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc...điều cấp thiết phải thực hiện trước tiên đó là dừng ngay lập tức và vô điều kiện việc lạm dụng các điều khoảng mơ hồ bất cập trong Bộ luật hình sự nói trên để sách nhiễu, trấn áp và bỏ tù... nhằm bịt miệng người dân trong nước.




Bản Tin






Đồng bào H'Mong tập trung đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-03-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hàng trăm người H'mong tập trung trướcTòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua sáng ngày 18 tháng 3 năm 2014
Hàng trăm người H'mong tập trung trướcTòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua sáng ngày 18 tháng 3 năm 2014
RFA
Sáng nay, ngày 18 tháng 3 năm 2014, hàng trăm đồng bào H'Mong từ nhiều tỉnh phía Bắc đã kéo nhau tới Tòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua, bị tòa xét xử theo điều 258 Bộ luật hình sự.
Luật sư Trần Thu Nam người bảo vệ quyển lợi của ông Mua cho chúng tôi biết về trường hợp của ông như sau:
-Ông Thào Quán Mua bị khởi tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 của Bộ luật hình sự. Theo cáo trạng thì người ta nói ông có nhiều hành vi liên quan đến vấn đề tập trung nhiều người xây dựng nhà tang lễ mà người dân tộc người ta gọi là nhà bé hoặc là nhà đòn dùng để chứa đồ tang lễ.

Hàng trăm người H'mong giơ cao các biểu ngữ trên đường đếnTòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang  ngày 18 tháng 3 năm 2014. RFA
Hàng trăm người H'mong giơ cao các biểu ngữ trên đường đếnTòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ngày 18 tháng 3 năm 2014. RFA


Nhà nước nói rằng ông ấy theo cái tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và khi bà con theo tổ chức bất hợp pháp này thi không nhận sự hỗ trợ của nhà nước, hay đi khiếu kiện đông người. Không nhận lúa giống, không nhận học phí không cho con em đến trường. Không đi bầu cử cho nên việc làm củ ông ấy người ta cho là xâm phạm lợi ích của nhà nước nên bị khởi tố. Tóm tắt là như vậy.
Vào giờ chót phiên tòa đã bị hoãn vì nguyên đơn không có mặt tại tòa do cấp cứu ruột thừa, Luật sư Trần Thu Nam cho biết:
-Cái phiên tòa đã hoãn lại đến ngày 27 mới xử vì nguyên đơn dân sự của vụ án này là bà chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Hương bị cấp cứu vì bị ruột thừa nên không đến được.
Theo như chúng tôi được biết số người theo ông Dương Văn Mình ngày càng đông đã dấy lên sự lo ngại của nhà nước. Ngoài việc cô lập ông Mình không cho ông chữa trị nhiều chứng bệnh nguy hiểm, an ninh vẫn thường xuyên sách nhiễu những người chung quanh ông cũng như theo ông thực hành việc thờ phụng.
Có 4 người theo ông bị bắt và đã hoặc sắp bị xét xử theo điều 258. Đó là các ông Hoàng Văn Sang, Lý Văn Dinh, Dương Văn Tu và hôm nay là ông Thào Quán Mua. Tất cả đều là đồng bào H’mông và theo đạo Dương Văn Mình.

PHÁP LỆNH CHO PHÉP CẢNH SÁT QUYỀN NỔ SÚNG... HAY PHÁP LỆNH CHO PHÉP CẢNH SÁT QUYỀN HỢP PHÁP GIẾT DÂN... ?





                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Chưa có pháp lệnh cho phép cảnh sát quyền được nổ súng... thì người dân Việt Nam cũng đã khổ lắm rồi... và việc lạm dụng quyền lực xử dụng vũ lực, xử dụng dùi cui roi điện hành hung và áp bức người dân một cách tùy tiện bấy lâu nay từ ngành công an Việt Nam đã gây ra biết bao cái chết thương tâm và oan ức cho người dân vô tội... gây nên cảnh con khóc cha, vợ khóc chồng... dẫn đến bức xúc và phẩn nộ toàn xã hội... đặc biệt là trong bối cảnh quyền con người bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chà đạp một cách thô bạo và trắng trợn tại Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh sự nhận định và diễn giải một cách hết sức mơ hồ và tùy tiện của chính quyền các cấp tại Việt Nam về cái gọi là " Tụ tập gây rối, phá hoại an ninh " hay " Biểu tình trái pháp luật "... thì việc ra đời pháp lệnh cho phép cảnh sát Việt Nam quyền được nổ súng chẳng khác nào tiếp thêm sức mạnh cho các đối tượng được mệnh danh là đại diện Nhà nước thực thi pháp luật, thực thi công lý và bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân... nhưng lại xem tính mạng người dân chẳng ra gì... thường xuyên ỷ thế cậy quyền xem thường pháp luật và chà đạp lên sự thật, công lý... bất chấp dư luận, lẫn bất chấp cả lương tâm đạo đức con người... 

Đơn cử như việc " Biểu tình trái pháp luật" hay " Gây rối trật tự trị an "... sẽ được hiểu như thế nào...? trong khi hiến pháp Nhà nước đã quy định rất rõ ràng về quyền biểu tình của người dân... và việc gây rối cũng sẽ được định nghĩa và hiểu một cách méo mó hay tùy tiện như trường hợp đã xảy ra đối với chị Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn 21 người vừa qua khi đang lưu thông trên đường thì bị hàng trăm công an Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp ngang nhiên chặn đường hành hung... sau đó bị quy chụp là gây rối, cản trở lưu thông hay chống người thi hành công vụ..v..v...? Nói chung, việc ra đời pháp lệnh ngày hôm nay cho phép công an nổ súng... đồng nghĩa với việc Nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ qua mọi tiếng than oán từ công luận... và phớt lờ mọi tai tiếng vốn có của ngành công an bấy lâu nay... chỉ nhằm mục đích tăng cường sức mạnh cho ngành công an vốn được xem là công cụ duy nhất và đắc lực trong việc bảo vệ và duy trì sự tồn tại của cái chế độ độc tài thối nát này... bất chấp mạng sống của người dân lương thiện... bất chấp lương tâm đạo đức con người và bất chấp cả quyền con người của người dân đã và đang bị chà đạp mỗi ngày tại Việt Nam.




Bản Tin







Cảnh sát cơ động được nổ súng theo quy định của luật


Cảnh sát cơ động được nổ súng theo quy định của luật
(PLO) - Đây là một trong những quy định được Trung tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an thông tin tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào hôm qua (17/3).
Cùng với đó là công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Trình tự thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND.
16 nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động
Cụ thể, theo Pháp lệnh CSCĐ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/12/2013, gồm 5 chương, 24 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014, CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 
Việc nổ súng của CSCĐ trong trường hợp xảy ra bạo loạn vũ trang, tụ tập đông người phá hoại an ninh được thực hiện theo quy định của luật. Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng của CSCĐ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Lực lượng CSCĐ sẽ có 16 nhiệm vụ, quyền hạn bao gồm tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin, trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí, giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật; tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
Ngoài chế độ chính sách chung đối với Công an nhân dân, CSCĐ còn được hưởng chính sách ưu đãi đặc thù theo tính chất, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động. Sĩ quan CSCĐ công tác ổn định lâu dài ở địa bàn đóng quân độc lập được bố trí nhà ở công vụ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia phối hợp với CSCĐ  thực hiện nhiệm vụ cũng được xét khen thưởng; nếu bị thiệt hại về vật chất, sẽ được bồi thường; trường hợp bị thương hoặc hy sinh thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Công khai, dân chủ trong áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Cũng trong buổi họp báo, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn đã giới thiệu về Pháp lệnh Trình tự thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND. Pháp lệnh gồm 5 chương, 42 điều, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20/1/2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Theo đó, thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý cho đến thời điểm Tòa án mở phiên họp, người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án đã thụ lý. Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ có thể được thực hiện tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện.
Phó Chánh án Nguyễn Sơn nhấn mạnh, Pháp lệnh đã tăng cường tính công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; đồng thời bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, đặc biệt là quyền của người chưa thành niên trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.



Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

TRẢ THÙ HÈN HẠ CÁC TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VÀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM... NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ THẾ NÀY ĐÂY SAO ...?









                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

Gây khó khăn, sách nhiễu và cho người vào tận buồn giam hành hung... đó chính là chính sách trả thù hèn mạt của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm trong hệ thống ngục tù của cộng sản Việt Nam hiện nay... những trận đòn thù mà blogger Tạ Phong Tần đón nhận ngày hôm nay, cũng như đối với nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác phải gánh chịu trong thời gian qua là những minh chứng hùng hồn và cụ thể nhất. Nhà nước pháp quyền mà tập đoàn lãnh đạo cộng sản Ba Đình Hà nội vẫn thường rêu rao trước công luận và Cộng đồng Quốc tế là thế này đây sao ...?

Với chính sách và cung cách trả thù hèn hạ như thế của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì không chỉ người thân của các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm Việt Nam phẩn nộ... mà ngay cả người dân Việt Nam cả nước lẫn Cộng động Quốc tế cũng đều phẩn nộ. Chưa kể đến việc Nhà nước cộng sản Việt Nam đã từng ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tra tấn, chống xử dụng nhục hình, những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác và hạ nhục nhân cách... cũng như với vai trò và trách nhiệm của một quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay... mà chỉ xét riêng về mặt đạo đức và lương tâm con người không thôi, thì cách hành xử hèn hạ và dã man như thế của giới lãnh đạo cộng sản cầm quyền tại Việt Nam... là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Ngay cả nếu như những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm như Blogger Tạ Phong Tần thật sự là những người vi phạm pháp luật thì các bản án mà họ đang thụ hình đã là kết quả mà họ phải nhận lãnh cho hành vi phạm tội của họ rồi... huống chi những tù nhân chính trị, những tù nhân lương tâm này chỉ vì lòng yêu nước, vì lòng yêu quê hương dân tộc mà phải trả giá quá đắt cho bản thân họ ngày hôm nay... thì việc phải đón nhận thêm cách hành xử trả thù hèn hạ vô đạo đức nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... là một điều phi nghĩa và bất công. Chúng ta cực lực phản đối và kêu gọi sự quan tâm từ mọi tầng lớp người dân... từ các Tổ chức nhân quyền Quốc tế... cũng như từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới và những ai thật sự yêu mến Tự do Dân chủ hãy quan tâm và tạo mọi áp lực cần thiết để yêu cầu Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi chà đạp quyền con người một cách thô bạo, phi nghĩa và vô đạo đức nói trên.





Bản Tin







Blogger Tạ Phong Tần bị đánh trong phòng giam


VRNs (14.03.2014) – Sài Gòn - ”Từ trại giam Thanh Hóa, chị Tần gọi điện thoại về cho tôi, chị nói là, chị đang bị bệnh và ho rất nhiều. Có một số tù nhân mới vào ở chung phòng chị Tần, họ sỉ nhục chị Tần, nếu chị Tần chống cự lại thì sẽ bị họ đánh. Họ [có hành vi phỉ báng lên] di ảnh của mẹ [bà Đặng Thị Kim Liêng]. Chị Tần đã làm đơn khiếu nại. Chị Tần nói, nếu tháng sau chị Tần không điện thoại về nhà [tức là] tụi nó đánh chị”. Cô Tạ Minh Tú, em gái Blogger Tạ Phong Tần cho VRNs hay.
Cô Tú phẫn uất: “Tôi buồn với chế độ này. Người đã khuất rồi mà không để yên. Thử hỏi nếu không có người chống lưng tù nhân thì tù 1403140001nhân nào dám hành sự như thế?”
Blogger Thanh Nghien tức giận: “… Không có điều gì đáng ghê tởm và đáng khinh bỉ hơn là xúc phạm tới người đã khuất. Nhất đó lại là một người mẹ vĩ đại. Đây là trò của bọn cai tù. Tôi đã từng ở đây nên tôi biết. Thường thì những người tù rất nể và sợ những Tù Nhân Lương Tâm.”
Hiện nay, Blogger Tạ Phong Tần đang bị giam tại trại số 5, Yên Định, Thanh Hóa, thuộc Bộ công an.
Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của Blogger Tạ Phong Tần và cô Tạ Minh Tú đã uất ức tự thiêu ngay tại trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu ngày 30.07.2012. Điều này đã gây xôn xao công luận trong và ngoài nước. Lúc này, con gái bà là Blogger Tạ Phong Tần đang bị tạm giam tại số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh, Sài Gòn.
Blogger Tạ Phong Tần bị nhà cầm quyền cộng sản kết án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 2 điều 88 BLHS trong phiên tòa sơ thẩm hồi ngày 24.09.2012, và y án trong phiên tòa phúc thẩm ngày 28.12.2012. Blogger Tạ Phong Tần đã phản đối bản án bất công này.
Blogger Tạ Phong Tần là chủ trang blog Công Lý và Sự Thật. Cô có hơn 700 bài viết vạch trần các tệ nạn xã hội như ngược đãi trẻ em, nạn tham nhũng, tịch thu đất một cách bất hợp pháp của các quan chức đảng tại các địa phương, các phân tích chuyên môn về pháp ý …
Trước khi trở thành một nhà báo tự do, cô Tạ Phong Tần đã là nữ cảnh sát trong guồng máy của Hà Nội. Điều này đem lại cho cô một cái nhìn sâu sắc về hoạt động của hệ thống cai trị hiện hành.
Pv.VRNs


GẠC MA ... DƯỚI LĂNG KÍNH TỘI PHẠM CHIẾN TRANH.









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen

64 Bộ đội Công binh thuộc Hải quân Việt Nam... đã bị các binh sĩ Hải quân Trung Quốc tàn sát một cách hết sức man rợ vào ngày 14-03-1988 trong cuộc tấn công cưỡng chiếm bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam... không những là nỗi đau chung của toàn dân Việt Nam... mà còn là nỗi kinh hoàng, là vết nhơ và là tội ác lịch sử đối với quân đội Trung Quốc vốn được xem là lực lượng quân sự hùng mạnh nhất nhì trên thế giới. Bên cạnh đó, việc tưởng niệm 64 Bộ đội Công binh của Hải quân Việt Nam vào ngày 14 tháng 03 hàng năm chính là cơ hội duy nhất giúp thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu một cách rõ ràng và đúng đắn về cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền cộng sản Trung Quốc... về các tội ác dã man mà họ đã gây ra cho đất nước vốn được xem là người cộng sản anh em... và luôn trân trọng kính cẩn đội họ lên đầu bằng 14 chữ vàng và 4 tốt... đã không được giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam quan tâm... !!!

Nỗi đau và sự mất mát to lớn từ gia đình và người thân của các binh sĩ Việt Nam tử trận tại bãi Gạc Ma quần đảo Trường Sa nói riêng... và đối với đồng bào Việt Nam cả nước nói chung là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, đối với tất cả mọi người còn nỗi đau tinh thần khác to lớn không kém đó là cảm giác đau đớn của những người bị phản bội... ? vâng, những người lính can trường ngay cả không tiếc mạng sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải cho đất nước... thế nhưng, lãnh đạo của họ đã làm gì để tôn vinh những thành tích kiên cường đó... tôn vinh sự hy sinh cao cả đó... hay đã làm gì để có thể phần nào xoa dịu được nỗi đau trước sự mất mát từ gia đình và người thân của họ...? không có, các vị lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam không những không có hành động bù đắp cho sự mất mát... cho sự hy sinh cao cả đó, trái lại còn tìm mọi cách trấn áp và dập tắt mọi ý tưởng liên quan đến việc tưởng niệm cuộc chiến đau thương nói trên....?

Còn nỗi đau nào to lớn hơn nỗi đau của những người trong cuộc bị phản bội...? và xót xa thay cho một đất nước luôn tự cho mình là của nhân dân, do dân và vì dân mà phục vụ... lại có thể đang tâm quay lưng lại với người dân của mình ... có thể đang tâm cười cợt trên nỗi đau của đồng bào mình, những người đã vì danh dự Tổ quốc... vì bảo tồn non sông đất nước đã anh dũng hy sinh trước những cuộc chiến tranh xâm lược tàn ác của Nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Một Hoàng Sa anh dũng, một Trường Sa kiên cường... và một biên giới phía Bắc đầy tội ác của những người lính Trung Quốc ... đã không thể nào mai một trong lòng người dân Việt Nam, nhưng tiếc thay các nhà lãnh đạo đất nước của họ đã dễ dàng và mau chóng quên đi... không những thế, còn tiếp tay cho kẻ thù xâm lược ra sức che đậy những vết nhơ lịch sử tang thương này. Lịch sử không thể bị méo mó hay biến dạng... cho dù với bất kỳ lý do nào. Các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam hãy mau chóng trả lại sự thật và lẽ công bằng cho lịch sử nước nhà... cho những người trong cuộc nói riêng, cho dân tộc và cho quê hương đất nước Việt Nam nói chung.





Bản Tin




Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-03-13

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
gac-ma-305.jpg
Tàu HQ 604 của Việt Nam trước trận chiến Gạc Ma.
File photo
Mỗi năm vào ngày 14 tháng 3 các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma lại ngậm ngùi nhớ về những phút giây bị tàu Trung Quốc tấn công và cách hành xử vô nhân đạo của họ đối với bộ đội Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, những giờ phút kinh hoàng đó vẫn đọng lại trong nhiều người tuy với suy nghĩ khác nhau nhưng cái chung vẫn là sự dã man của lính Trung Quốc.

Cuộc chiến không cân sức

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đưa quân đánh chiến đảo Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó những đảo này còn rất hoang sơ mặc dù Việt Nam đã tổ chức tuần tra theo dõi nhưng vẫn chưa xây dựng kịp những căn cứ tạm thời chứng minh chủ quyền trên đó.
Trong lần đem bộ đội công binh hải quân ra đảo để xây dựng căn cứ, ba tàu vận tải của Việt Nam không được trang bị như tàu chiến mà chỉ có vũ khí cá nhân để tự vệ đã bị 6 tàu chiến Trung Quốc tấn công. Kết quả là ba tàu Việt Nam bị chìm, 64 bộ đội công binh hải quân hy sinh, 11 người khác bị thương trong khi đó Trung Quốc cũng báo cáo là có 24 binh sĩ bị giết.
Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng.
-Đại tá Phạm Xuân Phương
Cuộc chiến không cân sức này đã để lại không những dấu ấn lịch sử đối với người dân Việt Nam về sự mất mát đất đai của ông cha mà nó còn hằn sâu nỗi đau của những anh bộ đội công binh hải quân, những người may mắn sống sót nhưng trong ký ức họ vẫn đọng lại những hình ảnh dã man của giặc.
Anh Lê Hữu Thảo, một trong vài nhân chứng còn sống sót kể lại giây phút chính anh chứng kiến lính Trung Quốc bắn vào đồng đội đang ngụp lặn dưới biển khi tàu của họ đã bị chìm. Mặc dù họ không còn khả năng tự vệ hay không thể sống sót nếu không được vớt lên nhưng lính Trung Quốc vẫn điềm nhiên nhìn họ chết dần dưới biển. Anh Thảo kể:
“Hành động của Trung Quốc quá là dã man, nó dã man như thế này: nó sử dụng vũ khí, dùng lê nó đâm và nó bắn luôn bộ đội mình. Bộ đội mình thì chủ yếu là tay không trên tay chỉ có mấy cái xẻng, xà beng để làm việc xây dựng thôi chứ không phải chiến đấu. Nó dã man nhiều chỗ lắm, khi bộ đội mình bị tàu chìm rồi thì nó vẫn bắn giết. Nó bắn chết người đang trôi trên biển. Nó không làm đúng như trong nghĩa vụ quốc tế là khi đối phương bị rơi xuống biển không còn vũ khí nữa thì phải có trách nhiệm cứu vớt. Nó không hề cứu vớt, nó không làm gì cả. Nó rất dã man đề cho mình tự chết hoặc nó bắn cho mình chết để cho cá mập ăn."
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của Cục Chính trị xác nhận những chiếc tàu này là tàu vận tải, hoàn toàn không trang bị vũ khí như các tàu chiến nhưng vẫn bị Trung Quốc tấn công:

edu.vn-250.jpg

Một buổi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ tử trận trong trận chiến Gạc Ma 1988. Photo courtesy of edu.vn
“Cái trận đó không phải là trận chiến đấu giữa hai lực lượng hải quân với nhau mà bộ đội Việt Nam là bộ đội đi xây dựng, không vũ khí mà tàu là tàu xây dựng chở nguyên vật liệu xây dựng. Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng hai chuyện rất khác nhau. Chúng tôi cho rằng giữ được lá cờ và cố cho tàu đổ bộ lên trên đảo là hành động đáng khen ngợi trong hoàn cảnh như thế.”
Quy luật của chiến tranh là giết chóc và dành chiến thắng trên máu của quân thù, thế nhưng sự giết chóc nào cũng bị lên án nếu vượt quá phạm vi đạo đức con người cho phép. Ngay trong chiến tranh, sự đau thương mất mát và các hành vi tàn sát đối phương hàng loạt trong các trận chiến vẫn là nỗi ám ảnh nhân loại dẫn đến việc khai sinh Luật Nhân đạo quốc tế, một phần chủ yếu trong Công Pháp quốc tế bao gồm các quy tắc nhằm bảo vệ những người đã bị loại khỏi vòng chiến, hay không còn khả năng chiến đấu. Luật Nhân đạo quốc tế được bốn nước Liên xô, Mỹ, Anh và Pháp ký ngày 8 tháng 8 năm 1945.

Trái công ước quốc tế

Bên cạnh đó Công ước Geneve ra đời tiếp theo sau đã quy định cụ thể từng hành vi được định nghĩa là tội phạm chiến tranh nhằm hạn chế việc giết người của kẻ chiến thắng hay của một đạo quân, một nhóm, thậm chí một cá nhân đi ngược lại với những quy định trong công ước này.
Công ước Geneva năm 1949, còn gọi là Công ước Geneve thứ hai, và các Nghị định thư bổ sung I và II năm 1977 ghi thêm điều khoản bảo vệ cho các người bị ốm, bị thương trên chiến trường hay trong các trận hải chiến. Điều này cũng bao gồm việc bảo vệ cho các quân nhân bị đắm tàu​.
Những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết.
-GS Vũ Minh Giang
Trung Quốc tỏ ra không cần hiểu về nguyên tắc này nên quân đội của họ vô tư bắn vào kẻ thất trận, hơn nữa bỏ mặt nạn nhân giữa biển khơi cho cá mập ăn thịt là hành động của thời ăn lông ở lổ chứ không thể nói là của một quân đội nhất nhì thế giới. Những tuyên truyền về sự gìn giữ hòa bình của họ chỉ làm xấu thêm bộ mặt thật qua hai cuộc chiến với Việt Nam là cuộc chiến Biên giới 1979 và Gạc Ma năm 1988.
GS-TSKH Vũ Minh Giang Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết bất cứ ai cũng có thể lên án hành động sát nhân này, và cảm xúc ấy cần truyền lại cho người trẻ hơn để họ thấy và hiểu được lịch sử Việt Nam qua những cuộc chiến tranh giữ nước đối với giặc phương Bắc, ông nói:
“Cái cảm xúc của một con người, cảm xúc của một người bình thường thôi trước những hành vi vô nhân tính, dã man thì sẽ như thế nào? Đối với tôi những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết được cái đó. Với ý nghĩa đó sự kiện Gạc Ma thì như thế này: thứ nhất đây là câu chuyện có thể nói nó nằm trong cái mà chúng ta xác định đó là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.
Với ý nghĩa đó rồi đây lịch sự thậm chí trong sách giáo khoa tức là phần phổ biến lịch sử phải ghi vào vì là đây là sự việc thiêng liêng của Việt Nam đã chuyển rất nhiều đời mà vẫn còn chuyển đến mai sau, chắc chắn là như thế và chúng tôi kiên quyết làm việc này bằng được.”
Nhìn Gạc Ma dưới lăng kính tội phạm chiến tranh không phải để mang Trung Quốc ra tòa hay cổ vũ cuộc chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng không thể không nhắc nhở sự tàn ác này của quân đội Trung Quốc nhất là mỗi ngày nó mỗi lớn mạnh và tỏ ra nguy hiểm hơn đối với Việt Nam.
Và lại càng phải nhắc tới khi từng phần chủ quyền đất nước đang mòn dần nếu cứ tiếp tục im lặng trên cái nền của lý thuyết phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước cộng sản anh em.