Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ TỰ DO DÂN CHỦ TẠI HỒNG KÔNG ... BÀI HỌC QUÝ GIÁ VÀ THIẾT THỰC CHO VIỆT NAM ... ?









                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Trưng cầu Dân ý về Tự do Dân chủ tại Việt Nam... chính là nền tảng... và là lối thoát duy nhất mà các Nhà lãnh đạo đảng và giới cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam cần phải lựa chọn, tận dụng và mau chóng tiến hành... đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai Nhà nước cùng chung ý thức hệ cộng sản Việt Nam và Trung quốc đang ngày càng xấu đi và leo thang căng thẳng kể từ khi Trung quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của họ ngay trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Bên cạnh đó, các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo quốc gia cộng sản này từ trước đến nay vẫn luôn hô hào rằng chính quyền hiện nay là của nhân dân ... vì dân mà phục vụ... và làm bất kỳ điều gì cũng đều xuất phát từ ý nguyện của người dân...v..v... thì đây chính là cơ hội... và là thời điểm thích hợp nhất để giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam chứng minh với người dân... chứng minh với Cộng đồng Quốc tế về sự tuyên truyền và mọi cam kết của họ liên quan đến Tự do Dân chủ và Nhân quyền.



Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam và Tổ quốc Việt Nam đã thoát khỏi cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai miền Nam - Bắc đã gần 40 năm qua... và trong suốt nhiều thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam định hướng theo mô hình Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa... bởi chủ thuyết cộng sản và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang lại thành quả gì cho đất nước... cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt Nam... ngoài sự nghèo nàn lạc hậu và sự bất ổn định cả về kinh tế, chính trị lẫn trật tự an toàn xã hội như hiện nay...? Duy trì đường lối Xã hội Chủ nghĩa... kéo dài sự tồn tại thể chế cộng sản... và tiếp tục mù quáng trong mối quan hệ hữu hảo với quốc gia cộng sản anh em đầy tham vọng mưu mô và xảo quyệt là Trung quốc... đã khiến cho tương lai đất nước Việt Nam ngày một đi vào ngõ cụt... đến bên bờ vực thẵm... chưa nói đến những hệ quả... những nguy cơ mà Việt Nam đã và đang phải đối mặt hiện nay... từ sự trung thành tuyệt đối với kẻ thù xâm lược... bằng phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Tất cả mọi thứ đã chứng minh hết sức rõ ràng về cụm từ "Cộng sản"... mà nhân loại đã phỉ nhổ... thế giới đã lãng quên... và vứt vào sọt rác lịch sử đã từ lâu lắm rồi.



Một quốc gia Tự do Dân chủ phồn vinh và ổn định... không còn tiếng thán oán của người dân... không còn cảnh trấn áp người dân vô tội... và đặc biệt là không còn cảnh quỵ lụy cũng như lo sợ sự gây hấn áp bức và xâm lược từ giặc ngoại xâm... không những là ước mong duy nhất của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước... mà còn là vấn đề thiết thực mà hàng ngũ lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam hiện nay phải tìm mọi phương cách để thực hiện. Các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đến lúc phải nói không với cụm từ "Cộng sản"... đã đến lúc phải chấm dứt ngay đường lối độc tài độc đoán trong cách cai trị người dân và điều hành đất nước... đã đến lúc phải đáp ứng mọi nguyện vọng của người dân và lợi ích của quốc gia dân tộc... nếu không muốn trực diện đối đầu với sự phẩn nộ đang ngày một dâng cao trong lòng người dân... cũng như trở thành những kẻ tội đồ muôn đời của lịch sử nước nhà. Tự do Dân chủ và Nhân quyền... đó chính là mục đích... là con đường duy nhất mà cả chính quyền lẫn người dân cần phải hoạch định và vươn tới... và phải luôn tâm niệm một điều rằng thế giới này tuy rộng lớn nhưng đã không còn chỗ cho những quốc gia "Cộng sản và độc tài"... mà hình ảnh sống động, can trường và đầy quyết tâm qua cuộc trưng cầu dân ý mạnh mẽ về Tự do Dân chủ và Nhân quyền của cộng đồng dân cư tại đất nước Hồng Kông ngày hôm nay... chính là một trong những tấm gương... một trong những minh chứng hiển nhiên, rõ ràng và cụ thể nhất.




Bản Tin


HỒNG KÔNG - 
Bài đăng : Chủ nhật 22 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 22 Tháng Sáu 2014

Trưng cầu dân ý về dân chủ, dân Hồng Kông thách thức Bắc Kinh

Người dân Hồng Kông xếp hàng đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về dân chủ cho đặc khu ngày 22/06/2014.
Người dân Hồng Kông xếp hàng đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý về dân chủ cho đặc khu ngày 22/06/2014.
REUTERS/Bobby Yip

Mai Vân
 Sau cuộc bỏ phiếu trên mạng khởi sự cách nay hai ngày, thu hút gần 600.000 người tham gia, dân chúng Hồng Kông vào hôm nay 22/06/2014 đã có điều kiện đến những phòng phiếu cụ thể để cho biết ý kiến về việc cải cách thể thức bầu cử tại Hồng Kông theo đúng hướng dân chủ.

Ban tổ chức đã dự trù 15 phòng phiếu tại đặc khu hành chánh này, để đáp ứng nguyện vọng của những người không sử dụng internet và muốn thực thụ ‘đi bỏ phiếu’.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, cuộc trưng cầu dân ý về cách thức bầu lãnh đạo Hồng Kông trong tương lai – dù bị Bắc Kinh đánh giá là bất hợp pháp, nhưng đã rất được người dân quan tâm, với nhiều hàng người xếp hàng trước các phòng phiếu.
Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI, Florence de Changy :
Cuộc trưng cầu gồm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến thể thức chọn ứng viên vào chiếc ghế lãnh đạo đặc khu hành chánh này. Bắc Kinh đã hứa cho tiến hành cuộc bỏ phiếu năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các nhà dân chủ Hồng Kông đã nêu bật là thể thức phổ thông đầu phiếu đó chỉ có giá trị khi họ có tiếng nói về các ứng viên. Cho đến nay lãnh đạo Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri - mà đại đa số thân Bắc Kinh - tuyển chọn.
Câu hỏi thứ 2 nêu vấn đề là Nghị viện Hồng Kông có quyền phủ quyết hay không trong trường hợp mà đề nghị của chính quyền Hồng Kông không phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Sau khi trong tuần, trang web của cuộc trưng cầu trên mạng (popvote.hk) bị tin tặc tấn công, các nhà tổ chức sự kiện này đã quyết định kéo dài thời hạn bỏ phiếu thêm một tuần.
Văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông đánh giá sự kiện là bất hợp pháp. Ban tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến đã phản bác ngay : « Nếu chính quyền Trung Quốc thấy có điểm bất hợp pháp trong những gì chúng tôi làm, thì hãy nói cho chúng tôi biết hay là bắt chúng tôi đi. Nói trắng ra là chính quyền Trung Quốc không hiểu gì về luật lệ Hồng Kông. ».
TAGS: CHÂU Á - HỒNG KÔNG - TRƯNG CẦU DÂN Ý - DÂN CHỦ - TRUNG QUỐC

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỰC KỲ KHÓ HIỂU CỦA GIỚI LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI CỘNG SẢN VIỆT NAM... ĐẨY ĐẤT NƯỚC ĐẾN BÊN BỜ VỰC THẲM... ?









                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen


Chính sách đối nội và đối ngoại của các Nhà lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam đã và đang đẩy đất nước đến bên bở vực thẵm... đó chính là sự quan ngại cùng cực của hầu hết đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay... trước tình trạng căng thẳng của đất nước dưới sự gây hấn thô bạo và xâm lược một cách trắng trợn biển đảo và lãnh hải của Việt Nam từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc. Và sự im lặng một cách khó hiểu từ phía hai cơ quan đại diện cho cả chính quyền lẫn người dân... được cho là có quyền lực cao nhất nước đó là Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam... đã khiến người dân phẩn nộ bàng hoàng và chua xót. Lý do tại sao... và nguyên nhân gì đã khiến cho hàng loạt cán bộ cấp cao của đảng và Nhà nước bao gồm cả Quốc hội cơ quan đại diện cho tiếng nói của gần 90 triệu người dân Việt Nam... trở nên nhu nhược và ươn hèn như thế...?


Đối với kẻ thù xâm lược thì ươn hèn và nhu nhược như thế... thế nhưng, hành xử đối với người dân trong nước thì lại cực kỳ thô bạo và tàn nhẫn... mà việc xử dụng các lực lượng chức năng và an ninh các loại dùng vũ lực trấn áp, hành hung và đánh đập hết sức tàn nhẫn người dân xuống đường biểu tình thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi xâm lược của chính quyền cộng sản Trung quốc trong thời gian qua là những minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất. Bên cạnh đó, việc bác bỏ nhiều điều khoản khuyến nghị liên quan đến quyền con người mà nhóm làm việc UPR đại diện cho Nhà nước cộng sản Việt Nam vừa mới tuyên bố tại Liên Hiệp Quốc... cho thấy quốc gia cộng sản này đã sẵn sàng và tiếp tục chà đạp lên các quyền căn bản con người của người dân mà chính luật pháp và hiến pháp của Nhà nước này đã thừa nhận, quy định và bảo vệ. Quyền được biểu tình ... quyền được tự do biểu đạt ôn hòa... quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật... và được quyền tham gia đầy đủ trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, cũng như các vấn đề trọng đại của đất nước vốn đã được quy định rất rõ ràng trong các điều khoản của bản Hiến pháp lẫn xưa và nay... thế nhưng đã bị Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam khước từ một cách trắng trợn cả trên mặt lý thuyết lẫn thực tại... là một điều hoàn toàn sai trái, khó hiểu và không thể chấp nhận được.


Việt Nam là một đất nước độc lập có chủ quyền... dân tộc Việt Nam là một dân tộc hiền hòa nhưng kiên cường và bất khuất... vậy mà lãnh đạo của đất nước lại ươn hèn và nhu nhược là điều khó lòng chấp nhận... chưa kể đến những gì khuất tất đằng sau giữa hai đảng cộng sản và hai Nhà nước vốn cùng chung một ý thức hệ cộng sản và chủ trương tương đồng về chính sách "Độc tài đảng trị"... dùng để cai trị người dân và điều hành đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam thì độc tài và vô đạo đức... Quốc hội Việt Nam cơ quan quyền lực cao nhất nước thì lại lệ thuộc và hoàn toàn bị chi phối bởi đảng cộng sản Việt Nam... do vậy mọi hoạt động chỉ nằm trên danh nghĩa hơn là một cơ quan có thực quyền... và đó chính là lý do tại sao mà hai cơ quan vốn được xem là quyền lực cao nhất nước bao gồm Quốc hội và đảng cộng sản Việt Nam... kể từ ngày giặc vào nhà tự tung tự tác đến nay vẫn tỏ ra bàng quang và luôn giữ im lặng một cách cực kỳ khó hiểu. Nếu tình trạng nói trên tiếp tục kéo dài, thì không chỉ là chủ quyền biển đảo hay lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam... mà ngay cả nguy cơ mất nước cũng là điều khó lòng tránh khỏi. Đã đến lúc, người dân Việt Nam phải đồng lòng và mạnh mẽ đứng lên đòi lại quyền con người và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam... trước vận mệnh sống còn của quê hương đất nước hiện nay.




Bản Tin







UPR: Việt Nam bác bỏ 45 khuyến nghị


VRNs (21.06.2014) - Geneva - Vào 15h45 giờ địa phương (tức 20h30 giờ Hà Nội) ngày 20/6/2014, phiên họp toàn thể của UNHRC để thông qua bản báo cáo UPR của Việt Nam bắt đầu tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Việt Nam chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các nước về cải thiện nhân quyền. Dưới đây là tường thuật chi tiết và nhận định của Phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam về phiên thảo luận này.
Như VietnamUPR đã thông báo, tại phiên họp này, các tổ chức dân sự sẽ không còn hoạt động bên lề, mà được tham gia chính thức vào cuộc họp và phát biểu với tư cách là “bên liên quan”. Cho nên, có thể coi đây là một cơ hội vô cùng hiếm hoi cho khối xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam lên tiếng về tình hình nhân quyền nước mình.
Tuy nhiên, do có quá nhiều tổ chức đăng ký phát biểu mà thời gian thì có hạn, nên việc xuất hiện tại diễn đàn quốc tế này là điều mà đến tận khi cuộc họp diễn ra, vẫn không ai dám chắc. Phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách phát biểu. Trên nguyên tắc, nếu có tổ chức nào xếp thứ tự trước mà bỏ cuộc, thì các tổ chức sau sẽ có thêm cơ hội.
Ngoài Việt Nam, phiên họp toàn thể của UNHRC cũng nhằm thông qua báo cáo UPR của ba quốc gia khác (trước Việt Nam), là Eritrea, Cyprus (CH Síp), CH Dominica. Phần thảo luận về Việt Nam tiến hành sau cùng.
140621-UPR VN 1
Quan điểm của Chính phủ Việt Nam: bác bỏ 45 khuyến nghị
Mở đầu phần họp, ông Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Geneva, thông báo Chính phủ Việt Nam đã thành lập Nhóm Làm việc liên bộ để “nghiêm túc và khẩn trương” xem xét các bình luận và khuyến nghị từ các nước cho Việt Nam tại phiên điều trần UPR lần trước (5/2/2014). Tổng cộng, Việt Nam chấp thuận 182 khuyến nghị, và điều đó “là biểu hiện sống động nhất cho việc Việt Nam nghiêm túc, cởi mở và quyết tâm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” – ông Thành khẳng định.
Vị đại diện Chính phủ Việt Nam cũng phát biểu rằng, các khuyến nghị còn lại (45) bị bác bỏ là do “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam, hoặc do dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam”.
Phái đoàn dân sự độc lập đối chiếu và nhận thấy trong số khuyến nghị bị bác bỏ, có những khuyến nghị về việc “thông qua các biện pháp để chấm dứt việc truy bắt những người biểu tình ôn hòa” (số 226, Hy Lạp), “tăng cường sự tham gia chính trị bình đẳng cho công dân của mình, bao gồm tiến hành các bước hướng đến dân chủ đa đảng” (số 177, CH Séc), ngoài ra là các khuyến nghị liên quan đến việc tiến tới xóa bỏ án tử hình, thành lập một cơ quan nhân quyền độc lập, và phê chuẩn các nghị định thư tùy chọn (optional protocol) của một số công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Chẳng hạn, hai nghị định thư tùy chọn của Công ước Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) về việc xóa bỏ án tử hình và cơ chế khiếu nại về nhân quyền đều chưa được Việt Nam phê chuẩn.
(45 khuyến nghị bị bác là các khuyến nghị số 5, 6, 7, 8, 15, 16, 27, 30, 40, 41, 42, 71, 72, 73, 91, 93, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 115, 116, 117, 118, 136, 151, 152, 160, 176, 177, 226. Xem Danh sách 227 khuyến nghị).
Tiếp tục được ngợi khen vì thành tích “xóa đói giảm nghèo”
Sau bài trình bày của ông Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đến phần phát biểu của các quốc gia và tổ chức liên chính phủ, lần lượt là: CH Hồi giáo Iran, CHDCND Lào, Malaysia, Morocco (Ma-rốc), Myanmar, Nigeria, Pakistan, Philippines, Nga, Senegal, Singapore, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Uzebekistan. Ngoài ra, do UAE vắng mặt, nên Mỹ lọt được vào danh sách. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng tham gia trong phần này.
Blogger Phạm Lê Vương Các (Cùi Các) nhận xét: “Tôi nghĩ là có một sự can thiệp, vận động trước nào đó từ phía Việt Nam. Có thể thấy rằng đa số các quốc gia được chọn phát biểu đều là các nước có thành tích nhân quyền tệ hại không kém gì Việt Nam, và đều thân thiện với Việt Nam”.
Nhìn chung, các nước này ghi nhận và hoan nghênh những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam, bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ đạt ngày càng nhiều thành tựu hơn nữa. Họ viện dẫn các vấn đề ít gây tranh cãi như quyền trẻ em, quyền phụ nữ, thành tựu xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, để biểu dương và đánh giá cao Việt Nam. Chỉ duy nhất phái đoàn Mỹ, lọt được vào danh sách nhờ UAE bỏ phát biểu, vẫn nhắc lại khuyến nghị Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, lần này bổ sung thêm Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy.
Đại diện Mỹ cũng khẳng định các điều luật về an ninh quốc gia đang được sử dụng để hạn chế nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có việc hạn chế hoạt động công đoàn, hạn chế việc sử dụng internet thông qua nghị định 72 và yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ.
140621-UPR VN 2Ls. Trịnh Hữu Long và Ts. Nguyễn Quang A tham dự UPR
HRW và AI: Yêu cầu Việt Nam sửa Bộ luật Hình sự
Tiếp sau phần phát biểu của các quốc gia và tổ chức của Liên Hợp Quốc, tới đại diện các NGO, tức các tổ chức nhân quyền quốc tế và khối xã hội dân sự ở Việt Nam nêu ý kiến.
Trong số NGO, có tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch – HRW), Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI), Hiệp hội người đồng tính nam và nữ Quốc tế (International Lesbian and Gay Association), Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người (Agir Ensemble pour les Droits de l’Homme), Giám sát Liên Hợp Quốc (United Nations Watch)…
Đáng chú ý là còn có sự tham gia của một NGO “của Chính phủ” là Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.
HRW và AI bày tỏ quan ngại về các trường hợp tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thúy…, đồng thời thúc giục Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự cho phù hợp với Công ước Quốc tế các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
Do thời gian còn quá ít và phải xếp thứ 12 trong danh sách, Phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam phải chuyển bài phát biểu của mình sang cuộc Thảo luận Chung về UPR vào hôm thứ hai, 23/6. Nội dung bài phát biểu của Phái đoàn, dự kiến trình bày trong 2 phút, sẽ được đưa lên trang web VietnamUPR.com để bạn đọc tiện theo dõi.
Vào phần cuối của phiên họp, bản báo cáo đầu ra của chu kỳ kiểm điểm lần này đã được thông qua mà không có quốc gia nào phản đối.
@VietnamUPR
Nguồn: http://vietnamupr.com/2014/06/upr-viet-nam-bac-bo-45-khuyen-nghi/



Bản Tin



Tại sao Quốc hội vẫn bình thản?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)
Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)
AFP

Đã gần hai tháng từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam người dân vẫn trông mong một nghị quyết của Quốc hội sẽ được loan báo khẳng định ý nguyện toàn dân về vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy gần 500 đại biểu vẫn quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.

Chỉ đưa ra thông cáo báo chí

Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc công khai kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự căm phẫn của người Việt và dư luận quốc tế. Giàn khoan này một lần nữa cho thấy Trung Quốc không giấu diếm quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông và hợp thức hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp của họ.
Hai mươi ngày sau khi giàn khoan đã được cắm xuống vùng biển của đất nước, Quốc hội Việt Nam mới lên tiếng phản đối Trung Quốc trong một thông cáo báo chí do văn phòng Quốc hội soạn thảo, bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
-GS Nguyễn Minh Thuyết
Là một thông cáo báo chí nên văn bản này không mạnh hơn một thông tin và hoàn toàn không có giá trị gì trên mặt pháp lý nếu xảy ra tranh tụng. Đối với cương vị của một định chế cao nhất nước trước hành vi táo bạo nghiêm trọng xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam phải có những động thái rõ ràng, mạnh mẽ nói lên ý nguyện toàn dân. Quốc hội cần phải ra nghị quyết và chỉ có nghị quyết mới nói lên sức mạnh của định chế này.
Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quôc hội hai khóa 11 và 12 nhận xét về việc này:
“Về việc giàn khoan của Trung Quốc thì Quốc hội có nghe báo cáo và các đại biểu cũng đưa ra ý kiến của mình bày tỏ sự phản đối Trung Quốc và yêu cầu Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Nhưng tôi phải nói như thế là chưa đủ bởi vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của người dân thì phải thể hiện được chính kiến của mình trong tình huống như thế này cho nó rõ ý của nhà nước Việt Nam và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

bien-dong-305.jpg
Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014.
Theo tôi thì Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Quốc hội là người đại diện cho toàn dân thì phải lên tiếng một cách mạnh mẽ về vấn đề này. Phải ra nghị quyết chứ không phải chỉ ra một thông cáo báo chí chung chung.”
Trong thông cáo báo chí có đoạn viết “Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”

Quốc hội chờ chủ trương của Đảng?

Ngôn ngữ của thông cáo báo chí này khiến người dân hiểu được lý do tại sao Quốc hội vẫn còn phải chờ đợi mà không có một thái độ dứt khoát. Quốc hội chờ và tin tưởng vào chủ trương của Đảng thay vì ý nguyện của toàn dân. Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc “giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc” mặc dù giàn khoan của Trung Quốc công khai rút ruột tài nguyên đất nước.
Gần một tháng sau trong suốt kỳ họp thứ 7 của quốc hội khóa XIII, nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận nhưng không một lần nào vụ giàn khoan được nhắc tới nữa mặc dù tàu cảnh sát biển Việt Nam ngày ngày phải đưa lưng ra nhận vòi rồng, rượt duổi như kẻ trộm ngay trên đất nhà của mình. Tàu ngư dân tiếp tục bị húc bị quấy phá đến nỗi đã có tàu bị chìm người bị giết.
Quốc hội tránh né giàn khoan như sợ Trung Quốc giận dữ và sự né tránh ấy càng làm cho Bắc kinh thấy rõ yếu điểm của Việt Nam nên ngày càng lộng hành, ngang ngược hơn.
Đảng không có phương cách nào ngăn chặn. Chính phủ chừng như bó tay trước kẻ thù quá mạnh và manh động. Quốc hội tiếp tục im lặng và tránh né sự thật đã khiến dân chúng hoang mang cao độ.
Đối với người dân, việc im lặng của Quốc hội trong lúc đất nước nguy vong là một hành động khó chấp nhận. Nhân dân bầu người đại diện cho họ với mục đích nói lên tiếng nói của mình và khi tiếng nói chính đáng không được cất lên thì chức năng đại diện của các đại biểu không còn hợp pháp dưới cái nhìn của quần chúng. Một công dân thành phố HCM cho biết ý nghĩ của anh:
Cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân.
-Một người dân
“Vấn đề giàn khoan của Trung Quốc và những động thái mới đây của họ đối với Việt Nam thì bất kể một người dân bình thường nào cũng đều cảm thấy bức xúc nếu hiểu vấn đề. Còn những người ở Quốc hội được gọi là đại biều của nhân dân, so nhân dân bầu ra để thay mặt mình đối phó với những vấn đề của đất nước nhưng cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không phải là tiếng nói của nhân dân.
Trong khi tất cả tầng lớp nhân dân đang xôn xao, từ những người buôn bán trên vỉa hè cho tới trí thức đều đã lên tiếng về vụ giàn khoan cũng như xây dựng quy mô ở đảo Gạc Ma và tháo mạ và hăm dọa Việt Nam trên truyền thông vậy mà Quốc hội vẫn im lặng đây là một thất vọng mà tôi có thề nói rằng họ không còn xứng đáng là đại biểu của nhân dân nữa.”
Chiều ngày 19 tháng 6, trong khi Quốc hội thảo luận về Dự án Luật hộ tịch một đại biểu duy nhất trong gần 500 đại biểu là ông Trương Trọng Nghĩa đã đứng lên nói trước nghị trường rằng: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri.
Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”
Ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa ngay lập tức được nhiều tờ báo đăng lại như một phản ứng của báo chí đối với sự im lặng khó chấp nhận của cơ quan quyền lực được cho là cao nhất nước này. Mặc dù kỳ họp thứ 7 sẽ bế mạc vào ngày 24 tháng này nhưng đối với yêu cầu bức thiết của đại biểu Trương Trọng Nghĩa Quốc hội vẫn không có vẻ gì xúc động hay để ý tới.
Người dân không biết dựa vào nơi nào khác khi Đảng quá xa vời và bất lực vì cùng chung ý thức hệ, chính phủ không thoát ra được bế tắt vì kinh tế, quốc phòng quá thua sút đối phương. Cơ quan duy nhất đại diện cho dân lại tỏ ra thờ ơ và chờ đợi vào đảng và chính phủ thay vì chính quốc hội phải chứng tỏ cho Trung Quốc và thế giới thấy rằng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một định chế hợp hiến và có thật.