Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

LUẬT PHÁP HIẾN PHÁP VÀ CÁC LUẬT ĐỊNH TẠI VIỆT NAM... CHỈ LÀ NHỮNG SẢN PHẨM DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ...?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU







Do Minh Tuyen


Luật định một nơi thi hành một nẻo... và hàng loạt các thông tư, Nghị quyết và Nghị định của chính phủ ban hành trước và sau chồng chéo lẫn nhau... hoặc chỉ được ban hành như sản phẩm, hình thức dùng cho việc trang trí tô điểm cho bộ mặt quốc gia... đó chính là nguyên nhân sâu sắc dẫn đến việc người dân Việt Nam trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế luôn tỏ ra ngờ vực trước những Thông tư, Nghị định, Nghị quyết hay Thông điệp mang tính tốt đẹp hay hơi hướm thay đổi cải tổ từ người đứng đầu Bộ máy chính phủ Nhà nước... đặc biệt là đối với giới đầu tư nước ngoài...


Điển hình như đối với Hiến pháp Nhà nước 1992... hay bản Hiến pháp sửa đổi bổ sung được cho là lấy ý kiến đóng góp từ nhân dân ban hành năm 2013 vừa qua chẳng hạn... hàng loạt các điều khoảng được quy định và ban hành một cách rõ ràng và hết sức cụ thể... thế nhưng, quy định là như thế, nhưng trên thực tế các vị lãnh đạo Đảng...lãnh đạo Nhà nước cộng sản... cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam luôn nói một đằng làm một nẻo... hay chỉ thực hiện một cách sơ sài, qua loa mang tính hình thức... chưa nói đến hiện tượng trên bảo nhưng dưới không nghe... thậm chí xem thường, xuyên tạc và bóp méo sự thật.. ví dụ như trong trường hợp cưỡng chế đất đai trái pháp luật đối với gia đình anh Đoàn Văn Vương cùng một số hộ nuôi trồng thủy sản khác tại đầm Cống Rộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng vào năm 2011, vốn từng gây bức xúc và phẩn nộ nơi dư luận... đó chính là những điều nghịc lý vốn tồn tại lâu dài từ đời nọ sang đời kia trong xã hội Việt Nam... dưới cái gọi là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... theo chủ thuyết cộng sản và tư tưởng Hồ chí Minh hiện nay.


Bên cạnh đó, hàng loạt các Thông tư và Nghị định được chính phủ ban hành một cách sai trái, phi dân chủ và phi đạo đức không hợp lòng dân và trái với những cam kết của chính phủ... như Nghị định 72 nhằm hạn chế việc xử dụng internet... Nghị định 92 nhằm hạn chế và cản trở quyền tự do Tín ngưỡng hợp pháp của người dân và các Tổ chức Tôn giáo... hay Thông tư 28 của Bộ công an vừa mới được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2014 tới đây nhằm hạn chế và cản trở hoạt động hành nghề của Luật sư... đã tiếp tục phơi bày bản chất thật sự của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay, và chính vì lẽ đó... người dân Việt Nam, Cộng đồng Quốc tế và nhất là giới đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hay giao thương làm ăn buôn bán với Việt Nam đề vô cùng dè dặt và nghi ngại. Vâng, một môi trường sống thiếu lành mạnh, một môi trường kinh doanh thiếu trong sáng và không công bằng như thế làm sao có thể khiến giới đầu tư nước ngoài yên tâm... làm sao có thể thuyết phục được Cộng đồng Quốc tế lẫn người dân tin tưởng và mong đợi. Đã đến lúc các Nhà lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam phải khẩn trương thay đổi nếu muốn thu hút giới đầu tư nước ngoài vào làm ăn... nếu muốn tạo dựng lại lòng tin nơi người dân lẫn Cộng đồng Quốc tế... thì việc trước hết cần phải làm đó chính là sự trung thực...trung thực từ lời nói, từ thái độ và hành động trong mọi vấn đề... bao gồm chủ trương, chính sách và đường lối cai trị người dân lẫn điều hành đất nước bằng luật pháp, hiến pháp và luật định một cách nghiêm minh rõ ràng và minh bạch... chứ không phải cách hành xử bằng "Luật rừng" như hiện tại và trong suốt nhiều thập niên qua.





Bản Tin





BBC


Quản lý 'không phải để nhà nước thuận lợi'

Cập nhật: 09:07 GMT - thứ tư, 20 tháng 8, 2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 19/8
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân.
Thông điệp trên được ông đưa ra tại phiên họp thường trực chính phủ ngày 19/8 bàn về dự thảo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư sửa đổi, cũng như việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
"Quản lý nhà nước không phải là giành thuận lợi cho chúng ta, mà quản lý là để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, làm ăn”, ông được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói.
Thủ tướng Việt Nam cũng nhắc lại quy định trong hiến pháp về quyền tự do kinh doanh, trong đó người dân được quyền tự do thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, báo này cho biết thêm.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đã đề xuất giảm con số 51 ngành, nghề, hàng hóa bị cấm đầu tư, kinh doanh hiện nay xuống còn 8.
Việc sửa đổi danh mục các ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện đã được triển khai từ lâu, nhưng lại bị đình trệ do sự chậm trễ từ các bộ ngành.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 19/8 dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói dù bản danh mục đã được "Thủ tướng ký một lần, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký hai lần, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ký một lần" nhưng "chờ mãi mà các bộ khác không gửi danh mục sang".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, kinh tế gia Phạm Chi Lan nói việc này có thể do "có nhiều ý kiến khác nhau, có người ủng hộ, có người ngần ngại, hoặc có doanh nghiệp có nhiều ý kiến muốn đóng góp tiếp."
"Luật thì bao giờ cũng phải Quốc hội thông qua cuối cùng", bà nói
"Trước khi Quốc hội thông qua thì cũng đòi hỏi chính phủ phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng những điều chính phủ định đưa ra trình Quốc hội để sửa đổi, nhất là phải làm rõ những chính sách sửa đổi là gì và phải có những căn cứ, có hỏi ý kiến của những đối tượng liên quan."
"Chính phủ phải dành nhiều ý kiến hơn để lắng nghe, tập hợp các ý kiến, làm sao khi đưa ra trình thì quốc hội có thể thấy thỏa đáng, chấp nhận thông qua."
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là dự thảo hạn chế những lĩnh vực mà nhà nước kiểm soát bằng cách cấm hoặc yêu cầu những ngành nghề có điều kiện và nhất là đòi hỏi điều kiện gì phải đưa ra rõ ràng, và chỉ có chính phủ hoặc trung ương có quyền đưa ra chứ không phải các bộ ngành"
"Lâu nay chính phủ cũng có nghị định của mình nhưng khi về đến địa phương thì họ lại gây cản trở quá nhiều cho doanh nghiệp, khiến những ý tưởng tốt của luật không được thực hiện."

Luật khác thực tế

Theo kinh tế gia Phạm Chi Lan, Luật đầu tư cũng như Luật doanh nghiệp là hai bộ luật thường được các doanh nghiệp quan tâm rất cao, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài.
"Trong thời gian qua hai bộ luật này đã được sửa đổi một số lần mà lần mạnh nhất là vào năm 2005, trước khi Việt Nam gia nhập WTO và đã giúp doanh nghiệp phát triển tốt, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam," bà nói.
Tuy nhiên, bà cho rằng trong quá trình thực hiện, có những điều không được như luật cam kết.
"Luật cam kết bao giờ cũng là tạo ra những môi trường thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của họ và nhà nước chỉ tập trung kiểm soát những lĩnh vực quan trọng, cần thiết và các cơ quan nhà nước phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoạt động."
"Nhưng thực tế thì hệ thống hành chính của Việt Nam cũng gây ra rất nhiều cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp, của người dân."
"Trong mấy năm gần đây thì nền kinh tế cũng không phát triển được như mong muốn. Sự suy giảm của đầu tư từ khu vực tư nhân của Việt Nam, hàng vạn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ngưng hoạt động trong những năm qua cũng làm nhiều người lo ngại."
Theo bà Lan, Luật đầu tư hay Luật doanh nghiệp sửa đổi thì phải hướng tới làm sao "đảm bảo một môi trường thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp hoạt động được tốt để phục vụ cho nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn."
"Nếu doanh nghiệp không cải thiện được thì Việt Nam cũng không thể nâng khả năng cạnh tranh của mình."

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

XEM THƯỜNG PHÁP LUẬT... CHÀ ĐẠP CÔNG LÝ VÀ LƯƠNG TÂM ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI... CHỈ KHIẾN CHO CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN CẦM QUYỀN TẠI VIỆT NAM MAU CHÓNG SỤP ĐỔ.










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



Căn cứ theo Dự thảo luật sửa đổi liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư... đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII... Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 và luật về Luật sư do Quốc hội sửa đổi, bổ sung và ban hành số 65/2006/QH11... trong đó tại Điều 9 đã quy định hết sức rõ ràng và cụ thể về việc nghiêm cấm các cơ quan, Tổ chức và cá nhân có hành vi cản trở các hoạt động hành nghề của luật sư... Như vậy, việc Thông tư 28 được Bộ công an ban hành ngày 07/07/2014 vừa qua quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân liên quan đến hoạt động hành nghề của luật sư... và dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2014 tới đây... sẽ được hiểu như thế nào...?



Là hành vi cửa quyền, xem thường pháp luật... chà đạp công lý... ngồi trên Luật pháp và Hiến pháp của Nhà nước... ? vâng, việc giới lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam bấy lâu nay vẫn thường ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước... vốn là hiện tượng quen thuộc tập trung và phổ biến. Và việc ban hành các Nghị quyết chồng chéo lên nhau... hoặc luật một nơi làm một nẻo... đã không còn là một điều xa lạ đối với người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế. Điển hình như trong Hiến pháp Nhà nước quy định hết sức rõ ràng về các quyền Tự do căn bản của người dân bao gồm Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo, Tự do cư trú đi lại, Tự do Hội họp và Lập hội..v...v... thế nhưng, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ngang nhiên xử dụng vũ lực, xử dụng nhà tù để đe dọa và cản trở người dân thực hiện các quyền Tự do căn bản hợp pháp và chính đáng nói trên của họ. Do vậy, việc ban hành thêm thông tư sai trái và lố bịch nói trên... chỉ như giọt nước làm tràn ly và phản ảnh rõ ràng thêm về bản chất thật... và con người thật của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam mà thôi.



Phổ biến mọi thông tin liên quan đến các hành vi sai trái của chế độ độc tài cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... không những là quyền lợi... mà còn là trách nhiệm chung của mỗi người công dân yêu nước Việt Nam chúng ta. Nhân quyền phải được tôn trọng... công lý phải được hiển thị... và luật pháp phải được thực thi một cách đúng đắn và công bằng... đó là những gì mà người dân Việt Nam hiện nay mong muốn... Cộng đồng Quốc tế mong muốn. Chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam chỉ có thể tồn tại nếu thực hiện được những điều nói trên... và việc tiếp tục ngồi trên luật pháp và Hiến pháp Nhà nước... tiếp tục lạm dụng quyền lực bóp méo sự thật... tiếp tục chà đạp công lý... tiếp tục chà đạp lên lương tâm đạo đức con người... sẽ chỉ làm cho chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay mau chóng tiến đến chỗ sụp đổ mà thôi. Qúa khứ và hiện tại đã chứng minh hết sức rõ ràng và cụ thể về sự thất bại của chủ thuyết cộng sản tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung... về cái gọi là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... mà các vị lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản... và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam bấy lâu nay đã lừa dối người dân... lừa dối chính bản thân và gia đình của họ. Nói chung, thế giới ngày nay đã không còn chỗ cho các chế độ độc tài và cộng sản... vốn đã bị lãng quên, phỉ nhổ... và vứt vào sọt rác lịch sử đã từ lâu.





Bản Tin





BBC

Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?

Cập nhật: 09:05 GMT - thứ ba, 19 tháng 8, 2014

Luật sư Trần Đình Triển nói Thông tư 28 có thể không phải do quyết định từ Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang
Hội thảo của đoàn luật sư TP Hà Nội về một thông tư của Bộ Công an bị hủy sau khi cơ quan quản lý hội trường thông báo “có sự can thiệp" từ bộ này.
Thông tư 28, được ban hành ngày 7/7, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8.
Tuy nhiên, quy định trong thông tư về việc cho phép điều tra viên lập biên bản luật sư nếu có sai phạm đã gây nhiều ý kiến phản đối từ giới luật sư trong nước.
Trả lời BBC ngày 19/8, Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết ban quản lý hội trường ở số 1, Liễu Giai hôm 15/8 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trước ngày diễn ra hội thảo.
"Họ nói rằng họ cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an", ông nói.
"Tôi đã yêu cầu họ trả lời bằng văn bản, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được".
"Nhưng tôi tin chắc rằng có thể có áp lực nào đó vì đoàn luật sư Hà Nội lâu nay vẫn thuê hội trường này".

"Thông tư trái pháp luật"

"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng"
Luật sư Trần Đình Triển
Theo luật sư Triển, Thông tư 28 của Bộ Công an là một văn bản "trái pháp luật".
"Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được," ông nói.
"Đây là một văn bản trái pháp luật, không phù hợp với luật thực định và thực tiễn".
"Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của Nhà nước, của Đảng," ông nhận định.
Ông Triển cho rằng thông tư này "không phải của Bộ trưởng Trần Đại Quang mà do cấp dưới nào đó làm mà không có ý kiến của bộ trưởng".
"Việc hội thảo bị dừng lại gây bức xúc trong xã hội và dù báo chính thống không đăng nhưng lại lan tỏa trên mạng xã hội, rất mất uy tín".
"Hội thảo của các nhà khoa học, các luật sư, chỉ mang ý nghĩa nội bộ, không có phá đám hay phá rối mà người ta lo sợ rồi ngăn cản như vậy thì theo tôi về góc độ nghiệp vụ là sự dốt nát, ấu trĩ."

'Dễ bị lạm dụng'

Trước đó, trong bài viết gửi cho BBC hôm 12/8, Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội cho rằng Thông tư 28 "sẽ dẫn đến sự lạm dụng gây bất lợi cho luật sư khi hành nghề".
"Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được," ông viết.
Ông Trai cho rằng việc lập biên bản, "bản thân nó là một sự cản trở không phù hợp với Luật luật sư đã quy định nghiêm cấm cơ quan tổ chức cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư."
"Đây là tệ trạng đã được nói đến nhiều không có gì mới, vấn đề là giới luật sư nắm luật và làm cái nghề bảo vệ người khác thì phải thấy được quy định trong Thông tư 28 đã sai và phải có trách nhiệm lên tiếng".
"Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" ông nhận định.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

THẾ NÀO LÀ THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG... VÀ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG NGHĨA LÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TẠI VIỆT NAM ...?










                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Bất ổn xã hội và chính trị tại Việt Nam ngày hôm nay và bấy lâu nay... nguyên nhân xuất phát từ đâu...? và cái gọi là thế lực phản động và thù địch mà các vị lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản và chính quyền các cấp tại Việt Nam hiện nay vẫn thường quy chụp và áp đặt đối với các thành phần bất đồng chính kiến trong nước... các Nhà hoạt động Tôn giáo, xã hội và nhân quyền... hoặc đối với những ai có suy nghĩ, thái độ hay hành vi đi ngược lại với chủ trương,chính sách, và đường lối cai trị độc tài độc đảng của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay tại Việt Nam... bao gồm cả thành phần đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã giác ngộ, sinh viên học sinh và người dân xuống đường thể hiện lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược Trung quốc..v..v ... sẽ được định nghĩa và hiểu như thế nào... đặc biệt là trong bối cảnh hiện tình đất nước hiện nay đang với xu hướng và trào lưu hình thành, mở rộng và phát triễn các phong trào, hình thức, diễn đàn... cũng như các Tổ chức Dân chủ xã hội...?



Thật là bất công và phi lý khi các từ ngữ "Thế lực thù địch và phản động"... chỉ được hiểu và được định nghĩa một cách méo mó và vội vàng như thế... mà không tìm hiểu rõ nguồn cơn và căn nguyên sự việc của nó. Điển hình như trong các cuộc xuống đường biểu tình chống hành vi gây hấn và xâm lược biển đảo của Việt Nam từ chính quyền cộng sản Trung quốc... hay những bài hát thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc của các nhạc sĩ yêu nước hiện đang bị cầm tù Nhạc sĩ Việt Khang và Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình... hoặc các Nhà đấu tranh cho Tự do Tôn giáo... cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền đang bị cầm tù hiện nay bao gồm Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Mục sư Nguyễn Công Chính và các bạn thanh niên trẻ Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An...v...v... thậm chí ngay cả đến lời kêu gọi thay đổi và phát huy dân chủ từ các vị đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hay các Nhà lão thành cách mạng... cũng đều không thoát khỏi các ngôn từ "Thế lực thù địch và phản động"...!!!



Như vậy các từ ngữ " Thế lực phản động và thù địch"... mà giới cầm quyền cộng sản tại Việt Nam hiện nay vẫn thường gọi nói trên phải hiểu như thế nào mới đúng... và những ai hoặc những hành vi như thế nào mới chính xác bị liệt vào thành phần nói trên...? với bản thân tôi, dù không được học cao hiểu rộng... nhưng với quan điểm hết sức đơn giản, mộc mạc và dễ hiểu... thì bất kỳ thành phần nào trong xã hội... bất kỳ những ai có hành vi gây khốn đốn cho người dân... cho cộng đồng xã hội... và làm nghèo đất nước... thì thành phần đó và con người đó... chính là thành phần phản động và thù địch. Trên thực tế Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã luôn sẵn sàng quy chụp các ngôn từ "Thế lực phản động và thù địch" lên đầu mọi người nhưng lại không thể chứng minh được một cách rõ ràng cụ thể rằng những con người này đã làm khổ người dân như thế nào... và đã làm nghèo đất nước ra sao... hay đã gây thiệt hại như thế nào cho cộng đồng xã hội...? Nhưng ngược lại, người dân lại sẵn sàng chứng minh được các hành vi làm khổ người dân, gây bất ổn xã hội và làm nghèo đất nước từ phía giới lãnh đạo cầm quyền Nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay... qua những con số cụ thể về những đồng bào Việt Nam bị công an Việt Nam và chính quyền các cấp hành hung và tra tấn đến chết sau khi bị mời lên làm việc tại đồn cảnh sát hay các trại tạm giam... qua các video quay cận cảnh các chiến sĩ công an giao thông Việt Nam đang làm luật và nhận hối lộ... hàng trăm hàng ngàn hộ dân lâm vào cảnh mất nhà mất cửa và gia đình ly tán cùng với sự sụp đổ hàng loạt của các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam... do tham nhũng tiêu cực... hoặc chỉ vì chính sách bất minh sai trái và hành vi cửa quyền của lãnh đạo chính quyền các cấp... và nghiêm trọng hơn nữa là các cam kết, các trao đổi mờ ám liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam giữa các nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam với Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... điển hình như tại Hội nghị Thành đô năm 1990... Công hàm bán nước của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng năm 1958..v...v... đó mới chính là những hành vi và là những con người đáng bị liệt vào cái gọi là"Thành phần phản động hay thế lực thù địch" tại Việt Nam...





Bản Tin





Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-18

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công an trên đường phố.
Công an trên đường phố.
 AFP
Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu mà ra?
Kêu gọi cũ trong tình hình mới!
Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền thống của lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày 16 tháng 8 đã đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.
Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không thể để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất ổn định chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân dân’. Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình thành tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công khai lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong những người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như sau:
‘Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’
NTD
Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.
Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình hình, chính trị xã hội.
Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình để ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho người dân. Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày mai phải tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại trên khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông ta phát biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh, chúng tôi không quan tâm đến điều đó. Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và quyền làm chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là những điều mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại đất nước, không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân xấu đi.
Thực tế hoạt động công an
Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc công an ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân ngay tại đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được bảo đảm.
Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công an không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn công họ.
Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm qua và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:
Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án tham nhũng; thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều tra nhưng không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết. Lúc đó họ bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an phường Hoàng Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì vậy cuối cùng tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.
Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình trạng bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công an không thể trấn dẹp.
Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:
Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh chính trị hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những gì họ nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời
Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm cướp, giết người… Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo hằng trăm ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không thể kiểm soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều không tốt. Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở Sài Gòn trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém; để xảy ra tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra chính quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy; nhưng theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng với những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn như vậy.
Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội:
Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.
Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng rau thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).
Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu vực đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ bởi mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính quyền cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều không thể qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh bỏ lơ thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.
Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng không thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.
Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã hội Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra vì có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật pháp do Nhà nước đề ra.
Hướng đi cần thiết
Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.
Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế lực thù địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng đó.
Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có tiếng trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể các đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.
Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà nước bỏ ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay đổi tư duy mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế lực thù địch, phản động gây ra.