Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

VI PHẠM PHÁP LUẬT, CHÀ ĐẠP CÔNG LÝ VÀ LƯƠNG TÂM ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI ĐỂ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI DÂN... BẤT CÔNG NÀY ĐẾN BAO GIỜ MỚI CHẤM DỨT...?















                                SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Xử dụng vũ lực cưỡng chế đất đai hợp pháp của người dân... bất kể cả vi phạm pháp luật... bất chấp chà đạp lên công lý và lương tâm đạo đức con người... là nỗi đau của người dân Việt Nam... là nỗi nhức nhối cho toàn xã hội, con người và đất nước Việt Nam bấy lâu nay. Các Nhà lãnh đạo Đảng... lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam và giới lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam hiện nay nghĩ gì... người dân cả nước nghĩ gì... và tất cả mọi người chúng ta sẽ phải làm gì để những cảnh tượng bất công đau lòng này không còn tồn tại... không còn xảy ra việc chính quyền lạm dụng quyền hành, xử dụng vũ lực cưỡng chế đất đai hợp pháp của người dân một cách thô bạo trái pháp luật... cũng như sẽ không còn tồn tại hiện tượng chống đối chính quyền một cách gay gắt từ người dân...?



Tại sao chính quyền Nhà nước thường xuyên phải xử dụng vũ lực một cách thô bạo để cưỡng chế đất đai của người dân khi thực hiện các chương trình được cho là lợi ích cộng đồng và phúc lợi xã hội... như giải tỏa đất để làm đường, xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, khu giải trí...v..v... và người dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước tại sao lại chống đối hoặc phản đối một cách quyết liệt... thậm chí đôi lúc phó cả sinh mạng của mình... trước cái gọi là hoạt động vì lợi ích cộng đồng và phúc lợi xã hội cao quý nói trên...? Mọi người chúng ta ai cũng biết nếu tất cả mọi sự việc xảy ra trên tinh thần tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý, thượng tôn pháp luật và hợp với đạo lý, lẻ công bằng... thì đã không xảy ra những cảnh tượng đau lòng hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Trên thực tế, cái gọi là trưng dụng đất đai của người dân, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng, phục vụ lợi ích cho xã hội đã không hề được thực hiện một cách nghiêm chỉnh như đã đề ra... thay vào đó là hiện tượng kết bè phái từ phía các lãnh đạo chính quyền các cấp thực hiện không đúng với mục đích ban đầu đã đề ra... hoặc mua bán số tài sản đất đai hợp pháp đó của người dân... nhằm tư lợi và chia chác lẫn nhau... 



Mọi người chúng ta ai cũng biết mục tiêu phát triễn xã hội và phục vụ lợi ích cộng đồng là điều hết sức cao quý, đáng trân trọng và tối cần thiết. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân cũng không kém phần quan trọng... do vậy, khi thực hiện các dự án được cho là phục vụ lợi ích cộng đồng đó thì chính quyền trước hết phải thật sự khách quan, công bằng và phải quan tâm đến việc khi xúc tiến thực hiện các dự án phúc lợi nói trên sẽ không làm xáo trộn hay ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân... hay sẽ đặt người dân vào cuộc sống khốn cùng. Tiếc rằng, ở thời điểm hiện tại lẫn trong quá khứ khi tiến hành thực hiện các việc nói trên... các vị lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam đã không hề quan tâm đến cuộc sống của người dân sẽ ra sao sau khi buộc phải di dời hay giải tỏa đất đai... không quan tâm đến việc giải tỏa đất đai đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học hành của con cái họ hay công việc mưu sinh của các hộ gia đình sau khi bị giải tỏa trưng dụng đất đai... thậm chí là ngay cả chưa có kế hoạch để tái định cư họ... hay đền bù hoặc bồi thường đất đai thỏa đáng cho người dân. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc người dân bấy lâu nay quay lưng và bất hợp tác với chính quyền trong công việc giải tỏa và trưng dụng đất đai mà chúng ta đã thấy như tại Tiên Lãng Hải Phòng, Vũ Bản Nam Định, Văn Giang Hưng Yên trong quá khứ... và tại Nghệ An ngày hôm nay. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải nghiêm chỉnh thượng tôn pháp luật... tôn trọng sự thật... tôn trọng công bằng, công lý và lương tâm đạo đức con người... để các mục đích cao quý lúc ban đầu không bị biến tướng méo mó... và nhất là sẽ nhận được sự đồng tình từ các tầng lớp nhân dân... cũng như sự đồng tình mạnh mẽ từ mọi chiều hướng dư luận trong xã hội.





Bản Tin









Nghệ An: Nhà cầm quyền giải tỏa, nhưng không thương lượng với dân


VRNs (17.08.2014) – Nghệ An – Ngày 14.08 vừa qua, có hơn 1000 bà con giáo dân giáo xứ Thuận Nghĩa, thuộc xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, phản đối hành vi cưỡng chế đất của nhà cầm quyền, để giải phóng mặt bằng thi công công trình Quốc lộ 1 A, đoạn đi qua địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
Ông Hương, một người dân thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa chứng kiến sự việc, kể lại: “[Nhà cầm quyền] huy động công an, giao thông rất đông để giải phóng mặt bằng. Khi họ chuẩn bị làm trong khu đất của bà con giáo xứ thì tất cả bà con trong làng [đi ra] bảo vệ quyền lợi cho bà con vì nhà nước chưa đền bù cho những hộ dân bị mất đất. Giáo dân kéo ra đông nên bên công an không làm đường nữa. [Một lát sau] không thấy họ làm gì thì bà con giáo dân kéo nhau về. Máy móc của họ bà con giữ lại, sau đó công an đã xin lấy máy về và bà con đồng ý.”
140815017
Cha Nguyễn Văn Đính quản xứ Thuận Nghĩa, Gp. Vinh, khẳng định đất của bà con có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất: “Đất của họ từ cha ông để lại và có giấy tờ [Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất]. Đến nay, [nhà cầm quyền] vẫn chưa có một quyết định thu hồi đất của bà con, thì bây giờ họ đòi [nhà cầm quyền] thực hiện đúng pháp luật, chứ không thể tự nhiên đưa máy đến múc đất của họ được”.
Nhà cầm quyền chưa có bất kỳ quyết định thu hồi đất, cũng như không có phương thức bồi thường thỏa đáng cho bà con nên người dân kiên quyết bảo vệ quyền của họ. Ông Hương quả quyết: “Chúng tôi đã đi khiếu kiện nhiều lần nhưng chính quyền trả lời rằng, qua các lần mở đường và cắm mốc thì đã đền bù rồi, nhưng thực tế [bà con] chưa được đền bù và chưa ai có quyết định thu hồi đất [của nhà cầm quyền].
Theo ý của bà con giáo dân là không nghĩ đến chuyện đền bù nữa, [thay vào đó] bảo vệ sự thật cho nhân dân, quyền lợi của đất nước trong những sự bất công đó. Anh em trong giáo xứ Thuận Nghĩa thậm chí là những người lương dân sống ở các xã lân cận trong huyện Quỳnh Lưu rất bất bình về chuyện này, họ mong muốn có một sự cứng rắn từ một giáo xứ nào đó [để đòi lại quyền cho bà con] thì họ sẽ hưởng ứng để bảo vệ sự thật, cũng như những sự mất mát và thiệt thòi của người dân mà nhà nước không nhìn thấy. Nếu trước khi nhà nước làm việc này mà cảm thấy không có năng lực để đền bù, thì [nên] ngồi lại với dân, nói với dân và cho dân thấy vì tương lai của đất nước, vì sự phồn vinh thịnh phượng của quốc gia thì nhà nước xin mở đường, làm như thế sẽ dấn đến thành công. Nếu ngược lại, lấy đất của dân mà không được đền bù hay không có một văn bản quyết định thu hồi đất nào mà đến cưỡng chế đất của họ, để làm đường thì người dân rất phẫn nộ.”
140815018
Người dân nơi đây luôn sống trong sự hoang mang lo lắng vì nhà cầm quyền có thể huy động lực lượng công quyền đến cưỡng chế đất của bà con bất cứ lúc nào bởi vì lực lượng công an không còn bảo vệ nhân dân nữa.
Cha Nguyễn Văn Đính nhận định: “Người dân ở đó rất lo lắng, bởi vì họ thấy [nhà cầm quyền] không làm đúng trình tự của pháp luật, nhiều khi còn dùng sức mạnh như đưa công an, dân phòng đến để bảo vệ [những người thi công làm đường]. Cho nên ngày ngày họ cứ sợ [lực lượng công quyền] đến quay phim, chụp hình… Báo Nghệ An đăng tin nhưng xuyên tạc nên người dân sống trong sự hoang mang lo sợ.
Tôi đã gặp chính quyền nhiều lần, tôi đã kiến nghị với họ rằng, chính quyền nên làm như thế nào cho hợp pháp, hợp lòng dân. Còn nếu chính quyền không đền bù được thì làm thế nào đó vận động người dân để họ bằng lòng, họ tin và họ phục. Còn nếu chính quyền làm khác đi thì không đem lại kết quả tốt đẹp nào cả.”
Trước đó, cha Cha Nguyễn Văn Đính đã từng gửi đơn phản ánh về việc UBND huyện Quỳnh Lưu cưỡng chế đất của người dân quanh giáo xứ của ngài.
Trong đơn phả ánh cha Nguyễn Văn Đính yêu cầu nhà cầm quyền 3 điều: Thứ nhất, nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu dừng ngay việc cưỡng chế thu hồi đất. Thứ hai, xem xét đơn khiếu nại và giải quyết theo đúng trình tự mà Luật Khiếu nại đã quy định. Thứ ba, rà soát lại những quy định của Luật Đất đai hiện hành để có quyết định chính xác trên cơ sở pháp luật, đền bù thỏa đáng cho những hộ dân đang có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Được biết vào ngày 28.03 và ngày 22.04 vừa qua, nhà cầm quyền huy động lực lượng công quyền đến cưỡng chế đất của bà con xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu để giải tỏa hành lang nhưng bà con đã kiên quyết phản đối cho đến cùng, bởi vì họ không được đền bù cũng như không nhận được bất kỳ quyết định thu hồi đất.
Theo báo cáo của UBND huyện Quỳnh Lưu, năm 1995, khi thực hiện dự án PMU1 giải tỏa Quốc lộ 1A từ chân đường ra mỗi bên 7m, tương đương từ tim đường ra mỗi bên 13,5m, hầu hết các hộ chưa được bồi thường, hỗ trợ về đất (kể cả nguồn gốc đất có trước 1980), chỉ có một số trường hợp phải di chuyển tái định cư, mới được áp giá về đất và chuyển vào khu tái định cư. Nhưng vướng mắc lớn nhất là người dân yêu cầu bồi thường đất và tài sản trên đất trong phạm vi PMU1, là  phạm vi đã giải tỏa hành lang an toàn giao thông thuộc dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A do Ban Quản lý PMU1 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư từ năm 1993 đến 1998.
PV. VRNs

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

VẬN ĐỘNG CHO MỘT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ... THỰC SỰ TỰ DO DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN.










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nhân quyền chính là nền tảng cho việc ổn định xã hội và phát triễn đất nước... và lâu nay vẫn luôn là tiêu chí trong các lĩnh vực hợp tác giữa các quốc gia Tự do đối với các nước chậm phát triễn... hoặc đang phát triễn trong khu vực và trên toàn thế giới ... bao gồm hợp tác kinh tế thương mại, quốc phòng, văn hóa và xã hội. Điển hình như các Hiệp ước Mậu dịch mà Việt Nam và các quốc gia cộng sản độc tài khác trên thế giới đã và đang tham gia hoặc mong muốn được phê chuẩn trong tương lai như : Hiệp ước Thương mại Toàn cầu (WTO)... Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)... hoặc Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái bình dương (TTP)...v...v... là những Hiệp ước, Hiệp định Kinh tế Thương mại và phát triễn... luôn đính kèm các điều khoảng và điều kiện liên quan đến quyền con người... và lý do tại sao người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế lại quan tâm sâu sắc trong các lĩnh vực nói trên đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và đối với các quốc gia cộng sản và độc tài khác trong khu vực và trên toàn thế giới nói chung...?



Kinh nghiệm từ những bài học quý giá có được trong quá khứ cho thấy... Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã luôn nổ lực và cố gắng chứng minh cho Cộng đồng Quốc tế thấy thiện chí mong muốn cải thiện tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam trước những cơ hội hội nhập với Cộng đồng Quốc tế bao gồm ân xá trả tự do trước thời hạn cho một vài trường hợp tù nhân chính trị, và tù nhân lương tâm... nhưng đó chỉ là những thiện chí giả tạo mà Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dàn dựng nhằm che mắt và lừa dối công luận... vì chẳng bao lâu ngay sau khi đạt được những mong muốn nói trên... thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam lại quay trở lại tình trạng hết sức tệ hại như lúc ban đầu... thậm chí còn tệ hại hơn... và đó chính là lý do mà đồng bào Việt Nam, người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế luôn tỏ ra nghi ngờ về thiện chí, quan điểm, thái độ và cách hành xử của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lẫn những thông điệp đầy hứa hẹn, đầy tốt đẹp trên giấy và ngay cả từ miệng các Nhà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... liên quan đến việc phê chuẩn các Hiệp định, Hiệp ước và tôn trọng quyền con người tại Việt Nam.



Trò chơi nào cũng có nguyên tắc của nó... phần thưởng nào cũng đều có cái giá phải trả... và những mong muốn được tham gia hiện nay của Việt Nam đối với các Hiệp ước, Hiệp định Tự do Mậu dịch và phát triễn Kinh tế Thương mại bao gồm Hiệp Định Tự do Mậu dịch (FTA) với Liên Hiệp Châu Âu... hoặc Hiệp Định Đối tác Kinh tế Thương mại xuyên Thái bình dương (TTP) đối với chính phủ Hoa Kỳ... cũng không ngoại lệ. Việt Nam cần phải chứng minh hết sức rõ ràng về thiện chí cũng như kết quả chắc chắn có thể nhìn thấy được đối với các yêu cầu cải thiện tình trạng nhân quyền vốn vô cùng tệ hại bấy lâu nay tại Việt Nam... qua việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm... cũng như đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các cam kết của Việt Nam đối với Cộng đồng Quốc tế trong mọi lĩnh vực liên quan đến quyền con người, bao gồm Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do xuất cảnh, Tự do Hội họp và Lập hội...v...v... Mọi người chúng ta hết sức hoan nghênh và tán đồng với các điều kiện Nhân quyền đính kèm với các thỏa thuận và Hiệp ước Hiệp định về Tự do Mậu dịch, Tự do Kinh tế và phát triễn Thương mại mà Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế và Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam đã yêu cầu đối với Uỷ hội Châu Âu khi tiến hành đàm phán mọi Hiệp ước và Hiệp định Thương mại Mậu dịch với Việt Nam. Mọi người chúng ta hãy cùng nhau nổ lực vận động cho một đất nước Việt Nam tươi đẹp... một Quê hương Việt Nam sáng lạng, thực sự Tự do Dân chủ và Nhân quyền... như nhiều quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực.





Bản Tin



Đại diện LĐQT Nhân quyền trả lời RFA về vụ kiện Ủy hội Châu Âu

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2014-08-14

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Gaelle-Dusepulchre2-305.jpg
Bà Gaelle Dusepulchre, người đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại Liên Âu ở Brussels.
Courtesy photo

Hôm 7.8, hai tổ chức Nhân quyền Quốc tế ở Paris nộp đơn khiếu kiện Ủy hội Châu Âu đã không chịu đặt vấn đề nhân quyền khi thương thảo với Hà Nội để tiến tới Hiệp ước Tự do Mậu dịch. Để tìm hiểu vụ khiếu kiện này có thể đưa tới lợi ích gì cho nhân quyền Việt Nam, chúng tôi phỏng vấn bà Gaelle Dusepulchre, là người đại diện Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại Liên Âu ở Brussels.

Ombudsman

Ỷ Lan: Thưa bà Dusepulchre, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam vừa khiếu kiện với Ombudsman Liên Âu về việc Ủy hội Châu Âu từ chối đặt vấn đề Nhân quyền trong các cuộc thương thảo về Mậu dịch và Đầu tư với Việt Nam. Chữ Ombudsman khá lạ với nhiều người, xin bà giải thích Ombudsman là gì?
Gaelle Dusepulchre: Ombudsman là cơ cấu được Liên Âu thiết lập để thu nhận những khiếu kiện hay khiếu nại trong những trường hợp bộ phận hành chánh sai lạc tại các cơ quan Châu Âu, để bó buộc các cơ quan này phải sửa đổi. Một thủ tục cho phép mỗi người đều có quyền hồi đáp luận chứng của người khác, gặp khi không giải quyết được, Ombudsman, tức Người trung gian hoà giải của Liên Âu, sẽ viết bản phúc trình và đưa ra những khuyến nghị để chấn chỉnh sự sai lạc hành chánh tại một cơ quan có vấn đề.
Ombudsman là cơ cấu được EU thiết lập để thu nhận những khiếu kiện hay khiếu nại trong những trường hợp bộ phận hành chánh sai lạc tại các cơ quan EU, để bó buộc các cơ quan này phải sửa đổi.
-Gaelle Dusepulchre
Ỷ Lan: Mục tiêu khiếu kiện của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam là gì thưa bà?
Gaelle Dusepulchre: Mục tiêu nhắm vào cuộc thương thuyết hiện đang tiếp diễn giữa Liên Âu và Việt Nam về vấn đề mậu dịch và đầu tư, để tiến tới ký kết Hiệp ước Tự do Mậu dịch (Free Trade Agreement), là hiệp ước mang lại nhiều quyền lợi quan trọng cho Việt Nam. Từ hơn một năm qua, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thỉnh cầu Ủy hội Châu Âu mở cuộc nghiên cứu tác động nhân quyền để lượng giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và sự tác hưởng đối với một Hiệp ước Mậu dịch tại Châu Âu và tại Việt Nam. Nhưng Ủy hội Châu Âu từ chối. Điều này sẽ mang một hậu quả trực tiếp cho Hiệp ước Tự do Mậu dịch, khi cuộc thương thuyết hai bên thiếu thông tin để ấn định các điều phải bổ sung nhằm bảo đảm sự tôn trọng nhân quyền thông qua các trao đổi mậu dịch.

Buộc mở cuộc nghiên cứu về nhân quyền


000_Par7465613-250.jpg

Một phiên họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg miền đông nước Pháp vào tháng 2 năm 2013. AFP photo.
Ỷ Lan: Nhưng Ủy hội Châu Âu có bị bó buộc phải mở cuộc nghiên cứu về nhân quyền không, thưa bà?
Gaelle Dusepulchre: Đương nhiên. Luật quốc tế và luật Âu châu bắt buộc như thế. Hơn nữa, trong hai năm 2011 và 2012, Liên Âu đã thông qua “Đường lối chỉ đạo” (Guidelines) và Khung Tổng quát liên hệ đến lĩnh vực nhân quyền trong quan hệ đối ngoại, để bó buộc sử dụng nghĩa vụ này nghiên cứu tác động nhân quyền trong mọi thoả thuận mậu dịch và đầu tư.
Ỷ Lan: Trong thông cáo chung, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam có mối lo lắng nghiêm trọng với tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Bà có thể khai triển thêm vấn này không?
Gaelle Dusepulchre: Đương nhiên, tình hình ở Việt Nam đặt ra một số lo lắng. Trầm trọng nhất là vi phạm tự do ngôn luận và tự do lập hội, với sự kiểm duyệt khắt khe, đặc biệt đối với internet và các mạng xã hội. Tiếp đến là vấn nạn kỳ thị trầm trọng đối với các tôn giáo và dân tộc ít người, những cuộc cưỡng chiếm đất đai, quyền pháp lý của dân chúng, v.v…
EU đã thông qua “Đường lối chỉ đạo” và Khung Tổng quát liên hệ đến lĩnh vực nhân quyền trong quan hệ đối ngoại, để bó buộc sử dụng nghĩa vụ này nghiên cứu tác động nhân quyền trong mọi thoả thuận mậu dịch và đầu tư.
-Gaelle Dusepulchre
Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng một Hiệp ước Mậu dịch mà không chịu ấn định sự bảo vệ đầy đủ, nhằm ngăn chặn những vi phạm nhân quyền vốn không ngừng xẩy ra tại Việt Nam, và đâu đó, Liên Âu cũng phải mang trách nhiệm trực tiếp trong các cuộc vi phạm nhân quyền trong tương lai tại Việt Nam.
Ỷ Lan: Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam chờ đợi gì qua cuộc khiếu kiện, thưa bà?
Gaelle Dusepulchre: Chờ đợi nhiều điều. Một là, cuộc khiếu kiện sẽ thuyết phục Ủy hội Châu Âu chấp thuận việc nghiên cứu nhân quyền, và bổ sung vào Hiệp ước Mậu dịch một số điều, cũng như một số cơ chế bảo vệ. Nếu Ủy hội tiếp tục từ chối, thì Người trung gian hoà giải của Liên Âu sẽ đưa ra các khuyến nghị, mà chúng tôi sẽ sử dụng các khuyến nghị này để mở chiến dịch vận động chính trị, khiến Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu can thiệp, áp lực lên Ủy hội Châu Âu, bắt phải đưa vào Hiệp ước các điều khoản bảo vệ nhân quyền.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng đây là phương tiện mở đột phá khẩu nhằm cải tiến pháp quyền tại Việt Nam, bởi vì nếu Liên Âu đặt ra những quá trình giải quyết khi có vi phạm nhân quyền, thì Việt Nam sẽ phải chấp nhận thôi, nhờ vậy những cải tổ có cơ tiến hành trên thực địa.
Ỷ Lan: Xin cám ơn bà Gaelle Dusepulchre.

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

NHÂN QUYỀN CHO NGƯỜI DÂN VIỆT NAM... CHO CÁC TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ LẪN TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM.


                               






                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU



Do Minh Tuyen



Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Cần Thơ Việt Nam sang công tác tại Hoa Kỳ và sau đó trốn ở lại không về... hiện tượng này nói lên điều gì... và thực chất ra sao về toàn cảnh bức tranh nhân quyền tại Việt Nam ...? Trong thời gian qua, nhiều cán bộ viên chức thuộc hàng lãnh đạo trong bộ máy cộng sản cầm quyền tại Việt Nam đã đào tị ra nước ngoài xin tị nạn chính trị... và nhiều đảng viên cán bộ Nhà nước cộng sản Việt Nam đang tại nhiệm lẫn hưu trí đã nối tiếp nhau tuyên bố rời bỏ khỏi hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy... sự bất mãn sâu sắc của họ đối với chế độ, thể chế, đường lối và chính sách cai trị người dân lẫn điều hành đất nước... từ các Nhà lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam... cũng như lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam hiện nay.



Nhân quyền... vốn luôn là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm lẫn quan ngại sâu sắc từ người dân Việt Nam sống trong và ngoài nước lẫn Cộng đồng Quốc tế... đặc biệt là số phận bi đát của hàng trăm, hàng ngàn tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm... những người hiện đang bị cầm tù chỉ vì bày tỏ quan điểm chính trị ... thể hiện quyền Tự do biểu đạt... Tự do ngôn luận... và Tự do Tôn giáo một cách ôn hòa tại Việt Nam... đau lòng nhất là ngay cả những đồng bào Việt Nam thể hiện lòng yêu nước phản đối các hành vi chà đạp quyền con người... phản đối hành vi gây hấn và xâm lược của Nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc... qua việc sáng tác những ca khúc đầy lòng yêu nước như trường hợp của nhạc sỹ Việt Khang và nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình... cũng đều cùng chung số phận. Và giờ đây, đồng bào Việt Nam trong nước và hải ngoại đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao hàng loạt các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã tuyên bố từ bỏ đảng... và nguyên nhân tại sao nhiều cán bộ viên chức lãnh đạo trong bộ máy chính quyền hiện nay trốn ra nước ngoài xin tị nạn chính trị... trong lúc sự nghiệp chính trị và tương lai của họ đang đầy hứa hẹn và sáng lạng...



Đồng bào Việt Nam, người dân Việt Nam... đặc biệt là các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm... đã trãi qua thời kỳ đen tối nhất của đất nước... đã phải gánh chịu quá nhiều tang thương và khổ đau dưới ách cai trị hà khắc vô nhân đạo của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đã đến lúc phải đòi lại quyền sống và quyền làm người cho bản thân, cho gia đình, cho người thân, cho bạn bè và cho Cộng đồng Xã hội. Mỗi người chúng ta hãy là một chiến sỹ thông tin... hãy cùng nhau đoàn kết và bằng mọi cách phơi bày sự thật cho thế giới... cho Cộng đồng Quốc tế lẫn đồng bào và người dân Việt Nam trong và ngoài nước thấy được, hiểu được một cách rõ ràng và đúng đắn về bộ mặt thật... bản chất thật của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam... cũng như bức tranh toàn cảnh về tình trạng vi phạm và chà đạp Nhân quyền thục sự tại Việt Nam ngày hôm nay... mà việc làm nói trên ngày hôm nay của một số đồng bào Việt Nam tại Muechen thuộc Cộng hòa liên bang Đức đã làm... thật đáng hoan nghênh và cần nên được phổ biến nhân rộng khắp mọi nơi. Tiếng nói hợp nhất từ một người, từ trăm người và từ hàng vạn con người Việt Nam sống trong và ngoài nước... sẽ là nhân tố quyết định sự ra đi của chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam hiện nay.




Bản Tin





















Hoạt động nhân quyền cho tù nhân lương tâm VN tại Muechen


VRNs (13.08.2014) – Muechen, Đức - Ngày 09.08.2014 tại Muechen, Germany một số anh em người Việt sinh sống tại đây đã tổ chức một buổi biểu diễn âm nhạc đường phố với mục đích  kêu gọi quan tâm cho các tù nhân lương tâm đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm.  
Địa điểm tổ chức diễn ra tại quảng trường Karlsplatz trung tâm thành phố Muechen. Nơi rất đông du khách và người dân thành phố qua lại, nhất là vào những ngày nghỉ. 
Buổi biểu diễn âm nhạc thu hút sự quan tâm của những người Đức, trong trang phục áo dài, ca sĩ trong trang phục áo dài Việt Nam trình diễn hai nhạc phẩm của một nhạc sĩ đang bị cầm tù. Bài hát Anh Là Ai được dịch ra tiếng Đức và giữ nguyên phần nhạc khi cất lên lập tức đã khiến nhiều người phải lắng nghe. Khi được các tình nguyện viên giải thích về nội dung bài hát và tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt là người nhạc sĩ trẻ sáng tác bài hát này đã phải bị bỏ tù vì nó. Những người Đức rất xúc động. 
Buổi biểu diễn kết hợp với việc phát tờ rơi nội dung về tình trạng nhân quyền hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là những tù nhân lương tâm bị bắt giữ và kết án tù rất nặng nề hơn mười năm vì  đã can đảm đòi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cho Việt Nam. 
140812007140812008140812009140812010
Các tấm hình cho thấy hoạt động rất được người dân Châu Âu quan tâm, chú ý một cách nghiêm túc.  Gần đây các tổ chức nhân quyền, tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã có nhiều chương trình hoat động tiếp xúc với các chính khách, chính phủ , quốc hội …của nhiều nước trên thế giới để đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra công luận thế giới. Để ủng hộ cho những hoạt động của các tổ chức này, trong điều kiện hẹp và khả năng không lớn, một số anh em Việt Nam ở Muechen đã rất  cố gắng tổ chức buổi biểu diễn âm nhạc nhân quyền này để đưa thông tin về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đến với người dân sở tại.
Các thông tin trong tờ rơi được chắt lọc, cô động và gây chú ý ngay lập tức cho người đọc, những tấm hình trên đã nói rõ về điều đó. Hy vọng trong tương lai các anh em người Việt trên khắp thế giới nhân rộng mô hình này, để đưa thông tin về những tù nhân lương tâm ở Việt Nam đến với người dân khắp nơi trên thế giới. Góp phần tăng hiệu quả những cuộc tiếp xúc báo cáo nhân quyền của các tổ chức nhân quyền, xã hội dân sự đang nỗ lực thông báo cho các cơ quan chính phủ, quốc hội quốc tế. 
Nhóm anh em trẻ ở Muechen đã từng tổ chức những chương trình ca nhạc, nấu ăn để gây quỹ ủng hộ cho những tù nhân lương tâm. Vào tháng 1 năm 2015 tới đây họ sẽ có một chương trình ca nhạc tiếp tục gây quỹ cho các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Trọng tâm trong các hoạt động của họ hướng sự quan tâm tới các tù nhân lương tâm của người dân quốc tế cũng như kiều bào Việt Nam.
Rất mong những hoat động của họ mỗi ngày nhận được thêm sự ủng hộ của đồng bào Việt Nam ở xa quê hương.
Người Buôn Gió



Bản Tin                                                        


BBC

Cán bộ Việt Nam trốn ở lại Mỹ?

Cập nhật: 08:27 GMT - thứ tư, 13 tháng 8, 2014

Ông Trần Ngọc Phi Long từng là cán bộ quản lý tại Sở Ngoại vụ Cần Thơ
Một cán bộ thuộc diện lãnh đạo của Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ được cử đi công tác ở Mỹ hơn một tháng nay ‘cơ bản vẫn chưa quay về’, một cán bộ giấu tên ở cơ quan này xác nhận với BBC.
Theo báo chí trong nước thì người cán bộ này là ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, phó Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Sở Ngoại vụ Cần Thơ.

‘Gửi đơn nghỉ việc’

Báo mạng Dân Trí dẫn lời ông Phạm Thế Vinh, giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ, cho biết người cán bộ này ‘đã gửi (về Sở) một phong bì có đóng dấu bưu điện từ Mỹ, bên trong có đơn xin nghỉ việc’.
“Hiện chúng tôi đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật,” ông Vinh được dẫn lời nói.
Báo mạng VietnamNet cũng dẫn lời ông Vinh cho biết thêm là trong đơn xin nghỉ việc ông Long chỉ ghi lý do là ‘vì gia đình và sức khỏe’ mà ‘không nói cụ thể gì thêm’.
Cũng theo tờ báo này thì ông Long được cơ quan cử đi học một khóa ngắn hạn ở Mỹ kéo dài 13 ngày kể từ ngày 30/6 theo chương trình hợp tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tuy nhiên, đến ngày kết thúc khóa học, ông Long đã không quay về Việt Nam mà ở lại Mỹ, theo VietnamNet.
Dân Trí cho biết ông Trần Ngọc Phi Long thuộc diện ‘cán bộ nguồn’ (tức được quy hoạch cho tương lai) từng được Nhà nước cho đi học thạc sỹ tại Anh trong một năm rưỡi bằng tiền ngân sách.
Cũng theo tờ báo này thì thành phố Cần Thơ đã bỏ ra ‘khoảng 300 triệu đồng’ cho ông Long đi học.
Sau khi đi học về, ông Long được nhận nhiệm sở tại Sở Ngoại vụ và được miêu tả là ‘một cán bộ giỏi ngoại ngữ cũng như chuyên môn’.
BBC đã tìm cách liên lạc với Sở Ngoại vụ ở Cần Thơ để hỏi thêm về vụ việc nhưng được biết các cán bộ của Sở đã được lệnh không được phép nói bất cứ điều gì về việc này với báo chí.
Cách nay hơn hai năm, hai tuyển thủ quốc gia bộ môn đua thuyền của Việt Nam là Nguyễn Phương Đông, 22 tuổi, và Lương Đức Toàn, 20 tuổi, cũng đã bỏ trốn khi đang tập huấn ở Úc chuẩn bị cho vòng loại Olympic London.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan