Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

ĐẾN BAO GIỜ CÔNG AN VIỆT NAM MỚI THÔI ĐÀN ÁP VÀ SÁCH NHIỄU NGƯỜI DÂN... VÀ ĐẾN BAO GIỜ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM MỚI Ý THỨC ĐƯỢC TRÁCH NHIỆM DUY NHẤT CỦA MÌNH LÀ CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ QUỐC ... ?











                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen








Do Minh Tuyen



" Quân đội trung với nước hiếu với dân" và công an "Vì nước quên thân...vì dân phục vụ"... những ngôn từ hoa mỹ đó dường như chỉ được dùng để trang trí... để tô điểm cho chế độ cộng sản phi nhân bản tại Việt Nam hiện nay và trong suốt nhiều thập niên qua. Trên thực tế, Công an các loại bao gồm sắc phục và thường phục... cùng với đủ mọi thành phần như côn đồ, dân phòng và an ninh đã thực hiện tấm lòng vì nước quên thân và vì dân phục vụ ... bằng lối hành xử đầy thô bạo và tàn ác một cách vô cùng ngoạn mục... và lực lượng quân đội ... vốn được cho là xuất thân từ người dân cũng đã thể hiện tấm lòng hiếu với dân của họ qua những lần dàn quân quy mô và phô trương sức mạnh một cách hùng hậu... nhưng không phải là để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... chống kẻ thù xâm lược... mà cốt chỉ dành để đàn áp người dân tiếp tay với chính quyền các cấp cưỡng chiếm trái pháp luật tài sản đất đai của người dân...?



Điển hình trong những vụ cưỡng chế trái pháp luật nhằm chiếm đoạt đất đai và phá hủy tài sản hợp pháp của nhân dân như trường hợp đối với gia đình anh Đoàn Văn Vương và một số hộ dân  tại "Đầm Cống rộc" huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng... hay các trường hợp khác tại Vụ bản Nam định, Văn giang Hưng yên trong quá khứ và đối với hàng trăm hộ dân tại Dương nội, quận Hà đông Hà nội ngày hôm nay...v..v... quân đội và công an thậm chí là các thành phần côn đồ bất hảo trong xã hội cũng đã được huy động để tấn công và đàn áp người dân một cách hết sức dã man và thô bạo. Bên cạnh đó, để bảo vệ chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam, lực lượng công an các loại đã mặc nhiên trở thành lá chắn hữu hiệu cho chế độ... đã ngang nhiên tự cho mình quyền ngồi trên pháp luật... ngồi trên hiến pháp của Nhà nước mà không bị chế tài bởi các quy định của pháp luật... thậm chí là ngay cả quyền đàn áp lòng yêu nước chống kẻ thù xâm lược của nhân dân...? 



Thật ra công an và quân đội được hình thành để làm gì và phục vụ cho ai trong đất nước cộng sản vốn luôn rêu rao và tự cho mình là "Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa"... ? và lý do tại sao hầu hết người dân Việt Nam trong và ngoài nước lại luôn xuất hiện câu "Hèn với giặc...ác với dân"...trong đầu họ khi nghĩ hay đề cập về các thành phần lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội và công an nói trên...? những hình ảnh tiêu biểu mà chúng ta nhìn thấy ở đây ngay trong bài viết này cùng với thực trạng đã và đang xảy ra trong xã hội... trong quá khứ ... và tại thời điểm hiện tại đã là câu trả lời chính xác, rõ ràng và cụ thể nhất. Lãnh đạo đảng... lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam sẵn sàng dùng quân đội để trấn áp người dân khi thực hiện cưỡng chế đất đai trái pháp luật... và sẵn sàng cho phép các lực lượng công an và côn đồ tấn công người dân khi họ bất đồng quan điểm với chế độ... khi họ lên tiếng đòi hỏi Nhân quyền, đòi hỏi Tự do và Dân chủ một cách ôn hòa bất bạo động... thậm chí là sự phản đối của người dân đối với hành vi xâm lược của Trung quốc trong thời gian qua cũng không ngoại lệ... ? Và đó cũng chính là câu hỏi duy nhất và rõ ràng nhất từ mọi tầng lớp nhân dân rằng... đến bao giờ công an Việt Nam mới thôi không còn đàn áp và sách nhiễu người dân... cũng như quân đội đến bao giờ mới nhận thức được trách nhiệm duy nhất của mình là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc... chứ không phải là công cụ của đảng cộng sản Việt Nam dùng để trấn áp người dân nhằm cưỡng chế chiếm đoạt tài sản đất đai hợp pháp của họ một cách trái pháp luật... như đã từng trong suốt nhiều năm qua. 





Bản Tin




Công an còn trấn áp, sách nhiễu người dân đến bao giờ?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Công an thường phục trấn áp blogger Anh Chí - Nguyễn Chí Tuyến và nhiều người yêu nước khác nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 vừa qua tại Hà Nội
Công an thường phục trấn áp blogger Anh Chí - Nguyễn Chí Tuyến và nhiều người yêu nước khác nhằm đàn áp cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào chiều ngày 19/6/2014 vừa qua tại Hà Nội
 Citizen photo (Fb Bạch Hồng Quyền)
Vấn đề an ninh theo dõi, canh giữ rồi bắt bớ, hành hung những tiếng nói công khai đòi hỏi quyền con người tại Việt Nam một cách phi pháp khiến người trong cuộc phải chính thức nêu vấn đề lên đến cấp lãnh đạo cao nhất nước.
Kháng nghị vì vi phạm luật pháp
Nhà văn, cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng vào ngày 8 tháng 9 gửi thư kháng nghị đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bộ trưởng công an Trần Đại Quang.
Thư kháng nghị nêu ra những hành xử mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là vi phạm pháp luật Việt Nam của công an nơi địa phương ông này đang cư trú. Ông nêu cụ thể là vào những ngày 24 tháng 8 và 18 tháng 5 năm nay, công an đã bắt giữ ông trái pháp luật. Trong thư ông nói rõ ngày 26 tháng 8 là ngày xử bà Bùi thị Minh Hằng và hai thân hữu tại Đồng Tháp; còn ngày 18 tháng 5 là ngày có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ông cho biết thêm từ ngày 24 tháng 8 cho đến ngày viết thư kháng nghị, nhà ông bị chốt chặn bởi chiếc xe từng bắt ông hôm đó cùng 6 đến 10 nhân viên an ninh mà ông quen mặt.
Những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định ông là một công dân lương thiện, yêu nước. Một nhà văn chỉ có trái tim đập cùng nhịp với cuộc sống đang lúc nhiều cam go, thách thức của nhân dân, đất nước.
Vào sáng ngày 9 tháng 9, nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết việc an ninh bắt giữ ông như vừa qua và chốt chặn ông như hiện nay là vi phạm những quyền được ghi trong Hiến pháp Việt Nam đối với một công dân như ông:
Đây là việc làm vi phạm rất nghiêm trọng đến quyền con người, những quyền tối thiểu của con người mà không được công an tôn trọng. Hiến pháp qui định rõ ràng: công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú… Công an hành xử không cần biết đến pháp luật, họ hành xử một cách không có lễ nghĩa trong một xã hội con người.
Đối với một người già, một nhà văn mà họ coi như con giun, con dế, họ muốn đánh, đạp, muốn xỉ vả thế nào thì họ xỉ vả; không còn gì là một xã hội con người nữa.
Tôi không có gì là phạm pháp. Nếu tôi phạm pháp thì cứ chiếu theo pháp luật mà các ông ấy hành xử, chứ không thể chà đạp lên quyền con người, chà đạp lên con người một cách như thế được.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Chị Trần thị Nga
Chị Trần thị Nga, một người công khai lên tiếng đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam lâu nay và cũng đang trong tình trạng bị thương do những phần tử không rõ danh tánh đánh cũng như thường xuyên bị an ninh canh gác theo dõi, cũng đồng ý với nhà văn Phạm Đình Trọng những hành vi như thế đối với công dân là vi phạm. Chị nói:
Trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm
Trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh đã đánh gãy cổ gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng vào đầu năm 2011, chỉ vì ông Tùng đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm
Thứ nhất họ vi phạm vào Công ước Quốc tế Nhân quyền. Thứ hai họ vi phạm vào hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Chính luật họ đưa ra nhưng họ vẫn vi phạm. Như quyền tự do đi lại, quyền được sống, quyền tự do ngôn luận… tất cả những quyền đó họ đều vi phạm hết đối với chúng tôi.
Chúng tôi là người dân, nếu chúng tôi phạm tội, công an và Viện Kiểm sát phải đưa lệnh ra để bắt; chứ không thể tùy tiện bắt cóc, đánh đập, cướp tài sản, truy sát.
Sự thờ ơ của công an
Vào ngày hôm qua, chị Trần thị Nga cùng ba người tham gia đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền khác tại Việt Nam là anh Trương Văn Dũng, cựu tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh và cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cũng bị những người mặc thường phục theo dõi rồi chặn xe taxi họ đang đi và lôi anh Trương Minh Đức xuống đánh đến bị thương.
Chị Trần thị Nga cho biết có gọi điện cho cảnh sát 113, nhưng không thấy lực lượng này xuất hiện; mãi sau họ mới trả lời. Chị kể lại:
Lúc đó tôi có gọi điện cho Cảnh sát 113, tôi báo tình trạng chúng tôi bị truy sát, một người bị ngất sắp chết…Chúng tôi ngồi chờ rất lâu nhưng không hề thấy công an đến mà lại có hai người (công an) mặc thường phục đến mà lại rất hùng hổ. Chúng tôi gọi công an mà công an không đến mà lại chính những người an ninh thường phục như thế bao vây khách sạn, đi theo và đánh đập, nên chúng tôi quyết định đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu. Hơn nửa tiếng sau tôi mới nhận được điện thoại của một nhân viên 113 của quận Đống Đa gọi đến hỏi tình trạng chúng tôi thế nào rồi, chúng tôi đang ở đâu. Tôi nói rõ đã đưa anh Trương Minh Đức đi cấp cứu…

Sau khi rời khỏi nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, 3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị 5 công an giả côn đồ dùng tuýp sắt đánh trọng thương gãy tay và chân ngay trước mặt 2 con nhỏ, chiều ngày 25/5/2014
Sau khi rời khỏi nhà blogger Nguyễn Tường Thụy, 3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị 5 công an giả côn đồ dùng tuýp sắt đánh trọng thương gãy tay và chân ngay trước mặt 2 con nhỏ, chiều ngày 25/5/2014


Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả…
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng
Anh ta có hỏi chúng tôi lý do vì sao bị truy sát, tôi trả lời cho anh ta biết chúng tôi là những người đấu tranh nhân quyền, chúng tôi thường xuyên bị công an, an ninh, mật vụ bắt cóc, đánh đập, truy sát. Hôm nay chúng tôi bị truy sát cũng vẫn do ngành an ninh, công an. Anh ta nói các chị đưa anh ta đi cấp cứu cho tốt lành đi rồi về công an của Khâm Thiên trình báo từ cấp cơ sở.
Đối với trường hợp bản thân bị hành hung đến thương tích nặng ngay tại địa bàn công an quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chị Trần Thị Nga đã làm đơn báo với đơn vị này cũng như cơ quan chức năng cao nhất nước; thế nhưng chị nhận được trả lời như sau:
Sau khi bị truy sát tôi có làm đơn đến Công an Thanh Trì. Họ cứ cho rằng tôi là người dân phải quỵ lụy họ. Họ thích thì điều tra, không thích thì thôi. Tôi đã đem đơn đến Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao. Đến Viện Kiểm Sát Tối cao nộp đơn, ông Nguyễn Duy Thuần, cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao sau khi xem đơn và các bằng chứng tôi đưa ra là đã rất nhiều lần công an, an ninh, mật vụ tỉnh Hà Nam cũng như Hà Nội đàn áp, bắt bớ, đánh đập, rải truyền đơn đe dọa giết và đặc biệt là truy sát, ông ta nói không nhận hồ sơ của tôi. Tôi hỏi lý do vì sao thì ông ta nói vì chị đi đấu tranh nhân quyền nên công an đánh cho là phải.
Nguy hiểm cho xã hội
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng cho rằng việc làm của lực lượng an ninh và công an đối với bản thân ông cũng như những người vì lòng yêu nước lên tiếng cho xã hội tốt đẹp hơn như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội. Ông nhận định:
Việc làm này đề cao bạo lực Nhà Nước và khuyến khích bạo lực. Ứng xử bạo lực của Nhà nước đối với công dân là hình mẫu để cho hình thành một xã hội bạo lực. Và xã hội hiện nay mà chúng tôi đang sống là một xã hội bạo lực. Người ta giết nhau, người ta đánh nhau; tức ‘mạnh được, yếu thua’ chứ không còn pháp luật, không còn đạo lý, không còn một giá trị con người gì cả…
Cái tính người không còn nữa.
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng, năm nay đã 70 tuổi, bày tỏ mong muốn được sống yên ổn để có thể suy nghĩ góp phần cho cuộc sống đất nước được tốt đẹp hơn.
Chị Trần thị Nga thì cho rằng bản thân chị cũng như những người công khai lên tiếng đòi hỏi quyền con người, đấu tranh chống những bất công xã hội hiện nay đã vượt qua được nổi sợ hãi, thì những lần mà an ninh, công an ra tay bắt bớ, đánh đập, trấn áp; những người như chị lại càng mạnh mẽ thêm lên trong chí hướng của bản thân.

Tin, bài liên quan




Bản Tin


Lực lượng vũ trang cần trung thành với ai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-09-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg380740.jpg
Lực lượng vũ trang Việt Nam
 AFP photo

Khẩu hiệu "Trung với Nước - Hiếu với Dân" của ông Hồ Chí Minh liên tục được dùng để giáo dục các chiến sĩ trong lực lượng võ trang trong hàng chục năm qua. Song đến bây giờ, khẩu hiệu đó bị sửa thành "Trung với Đảng - Hiếu với Dân”.
Lực lượng vũ trang (LLVT) là lực lượng chiến đấu của nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của quốc gia, chống ngoại xâm. Công an, cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ pháp luật.
Ông Hồ Chí Minh đã tặng cho Quân đội Nhân dân Việt nam khẩu hiệu truyền thống “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng” và cũng tặng cho lực lượng Công An Nhân dân khẩu hiệu "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Gần đây, 20 tướng lĩnh cao cấp của các LLVT đã có thư kiến nghị với Lãnh đạo Nhà nước, trong đó nêu lên yêu cầu: “Lực lượng vũ trang mang tên Nhân dân phải luôn luôn vì Nhân dân, nên không được huy động Quân đội và Công an vào bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân. Vì vậy, để bảo vệ uy tín của Quân đội là lực lượng có nhiệm vụ hiến định “quốc phòng”, tức là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa…”
Bình luận về vấn đề này, Nhà báo Võ Văn Tạo, một cựu học viên trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây (Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn) cho biết: theo lịch sử của trường, ngày 26.5.1946, ông Hồ Chí Minh đã trao tặng lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Trung với Nước, Hiếu với Dân” nhân dịp đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên của trường tại Sơn Tây.
Từ Nha trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nói:
“Lúc học chính trị trong LLVT chúng tôi thuộc câu đầu tiên nằm lòng là “Quân đội ta từ Nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”, bên cạnh đó còn có câu “Quân lệnh như sơn”. Chúng tôi thảo luận và trả lời Chính trị viên nói rằng “Chúng ta từ nhân dân mà ra, do đó không bao giờ được phép bắn vào dân”. Nói như thế để thấy việc sử dụng quân đội đàn áp hay nổ sung vào dân là hoàn toàn trái với bản chất ban đầu của Quân đội”
Song những năm gần đây, quan điểm về LLVT của Đảng CSVN đã thay đổi, khác hẳn với quan điểm của ông Hồ Chí Minh. Cụ thể là khẩu hiệu đó đã bị biến thành "Trung với Đảng, hiếu với dân"  và “Công An Nhân dân còn Đảng còn mình”
Bình luận về sự thay đổi quan điểm này của Đảng CSVN, Thiếu tá Nông Hoàng Thắng ở Cục chính trị Quân khu 1 cho rằng: nếu xem xét kỹ về lịch sử, người cẩn trọng sẽ thấy lời căn dặn “Trung với Nước, Hiếu với Dân” của ông Hồ Chí Minh ra đời vào thời điểm tháng 5-1946. Khi ấy tình hình đất nước rất phức tạp, khiến ông Hồ Chí Minh phải nói tránh việc trung với Đảng thành ra trung với nước.
Thiếu tá Nông Hoàng Thắng nói:
“Trước vô vàn khó khăn và để tập hợp khối đoàn kết toàn dân, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến với sự có mặt của đại diện nhiều thành phần, đảng phái, hơn nữa về danh nghĩa Ðảng ta đã tuyên bố tự giải tán; nhưng thực tế là Ðảng rút vào hoạt động bí mật. Ðây là lý do để Bác Hồ không nhắc tới Ðảng trong lời dặn đó. Theo tôi việc hiện nay Đảng sửa các khẩu hiệu là trung với Đảng là việc cần thiết và phù hợp với nhiệm vụ chính trị của giai đoạn cách mạng hiện nay.”
Trả lời thắc mắc cho rằng, trước kia cùng nhạc hiệu chương trình phát thanh Quân đội Nhân dân phát trên đài TNVN, vẫn được phát thanh viên đọc: "Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Song bây giờ đã được đổi thành “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”.
Nhà báo Võ Văn Tạo nói:
“Đúng, hồi đó là phát thanh viên luôn đọc là “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”… và câu đó là lấy từ trong lá cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hiệu trưởng danh dự đầu tiên của trường đã tặng cho trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Theo tôi đây là sự phản bội, sự lợi dụng làm chệnh mục tiêu của cách mạng ban đầu đi, để phục vụ cho lợi ích của cá nhân. Người ta lợi dụng Đảng, các chóp bu lợi ích lợi dụng 3-4 triệu Đảng viên làm bình phong che chắn cho quyền lợi của họ thôi”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cho rằng LLVT phải trung thành với Tổ quốc VN chứ không thể trung thành với một Đảng, điều này đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo ông trước đây Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quân đội phải trung với nước, hiếu với dân.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói:
"Thế thì vứt Nước đi đâu mà bảo phải trung thành với Đảng CS là thế nào? Tôi là Đảng viên tôi cũng không tán thành ý kiến đó, bởi vì Nước còn thì Đảng còn, Nước mất thì Đảng không còn. Do vậy phải trung thành với Tổ quốc VN tôi cho là vừa chính xác, vừa đúng với  tư tưởng Hồ Chí Minh. Gọi quân đội là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra. Cho nên phải trung với nước, hiếu với dân là đúng rồi. Chứ không ai nói là quân đội đảng Cộng sản."
Hiến pháp Việt Nam Sửa đổi năm 2013 mới nhất cũng ghi rõ “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết suy nghĩ của mình:
“Theo tôi đấy là sự láo xược, sự bậy bạ và sự lừa dối khi cho rằng đây là ý kiến của toàn dân. Đó còn là chưa kể đến họ đã tuyên bố thu thập được 27 triệu ý kiến, thử hỏi họ có bộ máy nào để đọc 27 triệu ý kiến mà họ tổng hợp và trong thời gian bao nhiêu năm. Cái đó là điều hết sức bậy bạ, dân không muốn như thế nhưng họ bảo dân muốn. Tôi cho đó là cuộc bức cung toàn dân ”
Đảng phái chỉ là tập hợp của những người có chung một lý tưởng, không đại diện cho lợi ích của tổ quốc và tuyệt đại đa số dân chúng. Lực lượng vũ trang không phải trung thành với bất kỳ đảng phái chính trị nào, mà trung với nước, hiếu với dân là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.




Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

TRONG LÚC CÁC TƯỚNG TÁ QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN KÊU GỌI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC DỪNG NGAY VIỆC DÙNG CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI ĐÀN ÁP DÂN... THÌ CÔNG AN VIỆT NAM TIẾP TỤC XEM THƯỜNG VÀ CHÀ ĐẠP PHÁP LUẬT ...?









                              SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Việc trung dụng các lực lượng quân đội, công an và côn đồ đàn áp người dân cưỡng chế đất đai trái pháp luật... xử dụng vũ lực trấn áp và cản trở người dân xuống đường thể hiện lòng yêu nước phản đối hành vi gây hấn và xâm lược của Trung quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua... hành hung, tra tấn và đánh đập hết sức dã man các tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước... các Nhà hoạt động Tôn giáo và đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam... là những hành vi xúc phạm nhân phẩm... vi phạm quyền con người ... thách thức pháp luật... và chà đạp lên cả lương tâm đạo đức con người... những hành vi xấu xa không thể chấp nhận nói trên... hiện đang phổ biến và lan tràn trong cộng đồng xã hội Việt Nam ngày hôm nay...



Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc kêu gọi các vị lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam hãy dừng ngay việc dùng các lực lượng công an và quân đội để đàn áp người dân từ 20 sỹ quan tướng tá quân đội và công an vừa qua. Trong suốt nhiều năm qua, do lợi ích to lớn nhận được từ lĩnh vực đất đai đã khiến cho hiện tượng tham nhũng lan tràn trong bộ máy chính quyền các cấp... từ địa phương đến Trung ương... từ các cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp cao cho đến đảng viên các cấp toa rập nhau cưỡng chế trái pháp luật đối với tài sản đất đai hợp pháp của người dân nhằm trục lợi cho bản thân... bất chấp vi phạm pháp luật... và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người ... dẫn đến sự căm phẫn âm ỉ trong lòng người dân. Bên cạnh đó, lối hành xử vô đạo đức và quá dã man từ ngành công an Việt Nam, nơi vốn được xem là lá chắn hữu hiệu của chế độ... đã khiến người dân ngày một thêm bất nhẫn. Hình ảnh cả nhóm công an, dân phòng và côn đồ lăm le dùi cui roi điện trên tay tấn công hết sức thô bạo và dã man người dân khi họ trong tay không một tấc sắt bao gồm cả người già, phụ nữ và trẻ em... là những hình ảnh phản cảm, đau lòng và xót xa ... mà có lẽ người dân Việt Nam suốt đời này sẽ không bao giờ quên được.



Tình trạng đau lòng này không thể tiếp tục kéo dài... không thể tiếp tục tồn tại. Người dân Việt Nam nói chung, và đồng bào Việt Nam yêu nước, yêu mến Tự do Dân chủ và Nhân quyền nói riêng không thể tiếp tục bị chà đạp... không thể tiếp tục bị hành xử một cách oan ức bất công một cách vô tội vạ như thế. Quyền con người phải được tôn trọng... công lý phải được thực thi đúng theo tinh thần luật pháp và hiến pháp của Nhà nước... cũng như trong các quy định được thể hiện trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp quốc... mà lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam đã tham gia và ký kết. Các vị lãnh đạo đảng và Nhà nước... các vị lãnh đạo chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng đoàn thể bao gồm quân đội và công an không thể tiếp tục ngồi trên pháp luật... không thể tiếp tục làm lá chắn một cách mù quáng cho chế độ cộng sản bất nhân hiện nay... mà ngay cả quên đi tình con người và tình yêu đồng loại... không thể chỉ vì một chút quyền lợi hay lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho các hành vi sai trái... hoặc nhẫn tâm quay lưng lại với người dân... với đồng bào ruột thịt của mình. Hãy cùng với các sỹ quan tướng tá quân đội và công an... hãy cùng với tiếng kêu khóc của người dân trong xã hội đầy áp bức bất công hiện tại.. và hãy vì một đất nước Việt Nam thật sự Tự do Dân chủ và công bằng mà cùng nhau lên tiếng... cùng nhau hành động bằng mọi cách để bạo lực, áp bức và bất công trong xã hội... không còn chốn để dung thân... không còn chỗ đứng trong xã hội... và nhất là sẽ không còn cơ hội để sống sót và tồn tại như ngày hôm nay.





Bản Tin















Cưỡng chế, bắt người trái phép của công an Tân Bình, sáng 05.09


VRNs (06.09.2014) – Sài Gòn – Sáng ngày 05.09.2014, vào lúc 7 h 20, cô Huỳnh Phương Ngọc vừa mở cửa đi làm thì bị hai công an mặc sắc phục chặn lại trước nhà, tại địa chỉ 305/16 Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình. Ngay sau đó, lập tức các nhân viên an ninh và dân phòng xô cửa xông vào và không cho đóng cửa lại.
Lúc đó, chỉ có cô Ngọc và cô Nguyệt đang đứng trước cửa, đã yêu cầu các viên công an này xuất trình lệnh khám nhà nhưng họ đã từ chối. Họ đòi khám xét nhà và kiểm tra nhân khẩu.
Trước yêu cầu phi lý của cơ quan công an, hai phụ nữ đã phản đối gay gắt hành động kiểm tra trái pháp luật và coi thường quyền tự do của công dân. Tuy nhiên, mọi sự phản kháng của hai phụ nữ đều vô hiệu.
14090500
Cùng thời điểm đó, bên ngoài căn nhà, lực lượng dân phòng, an ninh mặc thường phục, và công an mặc sắc phục đứng vây kín các lối vào nhà.
Khoảng  15 phút sau, công an yêu cầu làm việc trực tiếp với tôi – Huỳnh Trọng Hiếu – về việc điều tra nhân khẩu đang tạm trú. Tôi từ chối làm việc và yêu cầu nhân viên công an đi ra khỏi nhà. Hai bên tranh cãi to tiếng, họ yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ tùy thân nhưng tôi từ chối.
Cũng xin nói thêm, tôi đã nhiều lần làm bản khai nhân khẩu và mang trực tiếp đến trụ sở công an phường 14, nhưng tại đây, họ nhiều lần không giải quyết và viện đủ mọi lý do để không xác nhận vào bản khai của tôi. Theo sau đó, là các đợt kiểm tra diễn ra liên tục vào ban đêm. Tôi cũng đã thông báo sự vụ này với nhiều cơ quan truyền thông để mọi người nhận thấy những hành vi không chính đáng của cơ quan công an phường 14 quận Tân Bình.
Khoảng 20 phút sau, bảy, tám viên công an mặc sắc phục xông vào yêu cầu tất cả chúng tôi đến trụ sở công an để làm việc, nhưng chúng tôi không chấp hành vì cách hành xử phi pháp của họ. Chúng tôi khẳng định mình là một công dân tự do nên muốn bắt thì phải có lệnh của Viện Kiểm sát.
Ngay lúc đó, một viên công an hét lên: “Nếu không về thì sẽ bị cưỡng chế về đồn”. Vừa dứt lời, viên công an này tóm lấy vai tôi rồi lên gối thúc mạnh vào lưng khiến tôi nằm dài xuống đất. Vừa ngã xuống thì bốn  công an sắc phục khác xông vào đè tôi xuống đất, kẹp cả chân tay và ghì chặt cổ khiến tôi không thở được.
Có một người mặc thường phục mà tôi biết đó là nhân viên an ninh ra lệnh: “đưa nó đi”. Vậy là bốn viên công an tóm lấy hai tay, hai chân tôi kéo trệt đi trên con hẻm và ném tôi lên xe đã đợi sẵn, trước sự chứng kiến của rất đông người đi đường.
Hai  trong số bốn nhân viên công an nhanh chóng nhảy lên xe khống chế tôi một cách thô bạo, một tên an ninh thường phục xông vào đòi đánh tôi, miệng chửi rủa và liên tục đe dọa sẽ giết tôi. Tên an ninh này tôi đã gặp ở đồn công an quận 1 khi bị bắt vào đây vì tham gia biều tình chống Tầu cộng và chính hắn đã dọa giết tôi trước mặt rất nhiều công an khác. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ khuôn mặt đằng đằng sát khí của tên này.
Đầu tôi bị đè chặt vào thành xe được một lúc thì tôi nghe tiếng ú ớ, ngoái nhìn ra thì thấy cô Phương Ngọc đang bị một tên công an khác bịt mồm, bóp cổ, bẻ ngoặt đầu sang một bên rồi tống vào thùng xe.
Hai người chúng tôi bị đưa đi. Tôi nghe Ngọc kể lại rằng vợ và con trai nhỏ của tôi đang giằng co với công an, một nữ công an dùng áo khoác siết cổ vợ tôi là Nguyễn Thị Ánh Ngân lôi đi và khiến con trai tôi là bé Côn Bằng bị rơi ra ngoài. Phương Ngọc khóc trong tức tưởi.
Hai chúng tôi bị đưa đến đồn công an phường 14, họ bắt chúng tôi ngồi trên ghế và không được đi lại, xung quanh có rất nhiều công an đứng canh giữ. Khoảng 15 phút sau, công an áp tải vợ tôi vào đồn, còn bé Côn Bằng – con trai tôi, tám tháng tuổi, được một phụ nữ lạ mặt bồng vào. Cùng vào với vợ tôi là cô Nguyệt, một dân oan kỳ cựu, người cùng ở chung một căn nhà với chúng tôi, một người mà theo tôi biết, đã có nhiều hoạt động để bảo vệ nhân quyền. Sau khi về đến nhà, tôi mới biết rằng, cô cũng bị kẹp cổ lôi lên xe khi còn đang mặc bộ váy ngủ.
Vợ tôi yêu cầu trả con lại để cô ây cho thằng bé bú sữa vì từ sáng đến giờ thằng bé chưa ăn gì nhưng họ không cho, họ tách vợ chồng tôi ra khỏi thằng bé.
Chúng tôi la hét phản đối, vợ tôi thực sự mất bình tĩnh, cô ấy đạp mọi thứ xung quanh, vồ vập để giành lại con nhưng họ khống chế chúng tôi, họ đưa tôi vào một phòng riêng, họ nói khi tôi vào đó thì họ sẽ trả thằng bé lại cho mẹ nó.
Họ không trao thằng bé cho mẹ nó và đã mua sữa cho thằng bé bú. Tôi không biết họ đã cho bé uống loại sữa gì. Trong lúc cãi nhau, một nữ công an đòi tát vào mặt thằng bé trước mặt tất cả mọi người đang bị câu lưu trong đồn và nhiều công an khác.
Tôi bị cô lập trong một căn phòng trên lầu 1, chờ đợi gần 20 phút, tôi được lệnh chuyển đến đồn công an quận Tân Bình, nhân viên công an gọi tôi ra và họ cầm tay tôi lôi vào xe chở đi. Tất cả những người bị cưỡng chế về phường 14 đều bị tập kết về công an quận Tân Bình.
Vào trong đồn, tôi gặp Bùi Thị Nhung, cũng là một thành viên đang tạm trú chung tại ngôi nhà số 305/16 Trường Chinh. Cô Nhung cũng bị công an cưỡng chế về đây khi trên người còn đang mặc đồ ngủ.
Chúng tôi bị giữ tại đồn công an quận Tân Bình, mỗi người bị tách ra để làm việc tại một phòng riêng và không ai được rời khỏi phòng mà không được sự đồng ý của nhân viên công an canh giữ. Mỗi lần đi vệ sinh, có một người theo dõi sát chúng tôi.
Điều đặc biệt lưu ý khi chúng tôi bị tạm giữ ở đây là khi làm việc với một tên công an với thái độ rất lưu manh tên Võ Thanh Sơn. Tên công an này luôn miệng chửi thề và thóa mạ chúng tôi khiến cho buổi làm việc trở nên căng thẳng.
Xin nói thêm, sáng ngày 05.09, diễn ra buổi họp mặt các tổ chức Xã hội Dân sự để thảo luận về vấn đề nhân quyền tại nhà thờ Kỳ Đồng, Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn.
Đã bốn ngày liên tiếp, an ninh liên tục theo dõi mọi hoạt động của chúng tôi và tôi khẳng định rằng hành động theo dõi là việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phải được chấm dứt ngay lập tức.
Chúng tôi, những người đang là nạn nhân trực tiếp từ các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn, lên tiếng phản đối cách hành xử thô bạo của chính quyền Việt Nam đối với công dân, cũng là lời kêu gọi các cơ quan nhân quyền quốc tế lên án những hành động dã man, đi ngược lại xu hướng của nhân loại văn minh.
Huỳnh Trọng Hiếu



Bản Tin                                                       


'Lãnh đạo VN cần biết rõ bạn và thù'

Cập nhật: 13:23 GMT - thứ năm, 4 tháng 9, 2014

Kiến nghị nói Việt Nam nên kết bạn với các nước phương Tây từng là cựu thù
Chính quyền Việt Nam phải giải trình cho người dân rõ về những gì mà họ đã ký kết với Trung Quốc tại Hội nghị Thành Đô cách nay hơn 20 năm, một số vị tướng tá về hưu trong quân đội và công an Việt Nam vừa lên tiếng.
Đây là một trong bốn điểm mà 20 vị tướng tá ký tên vào bản kiến nghị đề ngày 2/9 gửi đến Chủ nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
Trao đổi với BBC, Đại tá Bùi Văn Bồng, người từng là cán bộ cao cấp trong báo Quân đội nhân dân, đã xác nhận tính xác thực của bản kiến nghị này.
Ông Bồng cũng bình luận về những đồn đoán liên quan tới nội dung thỏa thuận giữa hai bên từ Hội nghị Thành Đô.
“Chủ quyền đất nước là của toàn dân chứ không phải của các nhà lãnh đạo Đảng,” ông nói, “Cho nên với cương vị lãnh đạo Đảng mà quyết định vận mệnh, lãnh thổ quốc gia là sai hoàn toàn.”
“Hội nghị Thành Đô vẫn đang là một tấm màn bí mật,” ông nhận định.
“Từ khi hội nghị Thành Đô xong, hầu như đường lối đổi mới của Đảng xoay chuyển hẳn. Trong 24 năm vai trò của Đảng ngày càng yếu, uy tín kém đi.”
Kiến nghị được đưa ra vào lúc này, theo ông Bồng, là nhân lúc Đảng đang chuẩn bị văn kiện cho Đại hội 12 để đóng góp ý kiến cho Đảng.
Ngoài điểm về Hội nghị Thành Đô, các vị cựu tướng tá còn thúc giục giới lãnh đạo cam kết cho điều họ gọi là "không được dùng quân đội và công an đàn áp nhân dân, ghi nhận thỏa đáng sự hy sinh của các thương binhh liệt sỹ trong cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc, và xác định chính xác bạn và thù."
“Chúng tôi (những người ký kiến nghị) muốn có sự đổi mới trong các lãnh đạo sao cho có dân chủ, có lợi cho dân và đúng với bản chất truyền thống của quân đội và công an,” ông Bồng nói.

‘KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP’


Quân đội Việt Nam phải trung thành với Đảng theo quy định Hiến pháp
Ông giải thích là những vấn đề nêu lên trong các kiến nghị là ‘bức xúc từ lâu lắm rồi’, nhất là việc công an và quân đội được trưng dụng để ‘đàn áp dân’ trong các vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Về kiến nghị xác định rõ ràng bạn thù, ông Bồng nói ông không rõ quân đội Việt Nam hiện nay xác định bạn thù như thế nào nhưng bản thân ông cho rằng ‘Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam vì họ luôn lăm le xâm lược Việt Nam’.
“Pháp với Mỹ là kẻ thù của thời loạn, của hoàn cảnh thế giới nằm trong kế hoạch của các nước tư bản đế quốc một thời,” ông nói thêm.

Hội nghị Thành Đô 1990


Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm Thành Đô, Tứ Xuyên từ ngày 3 đến ngày 4/9 năm 1990, họ cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng cùng đi.
Bản kiến nghị thu hút được 20 chữ ký của các tướng tá về hưu, đứng đầu là Trung tướng Lê Hữu Đức, cựu cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.
Ngoài ra còn có năm vị thiếu tướng quân đội khác cũng tham gia ký tên, bao gồm các ông Trần Minh Đức, cựu phó tư lệnh Hậu cần ở Thừa Thiên-Huế, Huỳnh Đắc Hương, cựu tư lệnh kiêm chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Lê Duy Mật, cựu tư lệnh kiêm phó tham mưu trưởng Quân khu 2, Bùi Văn Quỳ, cựu phó tư lệnh chính trị Bộ đội Tăng-thiết giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu chính ủy Quân khu 4, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.
Đại tá Bồng nói rằng 20 chữ ký này ‘chỉ là sự tập hợp điển hình’ bởi vì các ông ‘không có thời gian kêu gọi vận động mọi người’.
“Trong tâm tư của các cựu chiến binh thì họ ủng hộ đông lắm nhưng khi lên tiếng ủng hộ thì họ sợ sệt thế này thế kia. Có khi bị cho là suy thoái tư tưởng,” ông Bồng nói.
Xem thêm tư liệu không phải của BBC về 'BấmHội nghị Thành Đô 1990'.

THÊM VỀ TIN NÀY