Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

SỰ THẬT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM... ?









                                 SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen



" Tự do Tôn giáo" một quyền tự do căn bản con người hợp pháp chính đáng và thiêng liêng nhất của con người... đã và đang bị chà đạp một cách thô bạo và nghiêm trọng tại Việt Nam. Hàng loạt các báo cáo và sự lên tiếng chỉ trích kịch liệt từ Cộng đồng Quốc tế... đặc biệt là các cáo buộc mạnh mẽ từ Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) trong bản phúc trình về tự do Tôn giáo trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam.... trong đó Ủy hội Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC... thuộc các nước vi phạm tự do Tôn giáo nghiêm trọng và liên tục...



Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn hô hào trước công luận và Cộng đồng Quốc tế về Tự do Tín ngưỡng tại Việt Nam... thế nhưng, trên thực tế hết lần này đến lần khác... và hết Tôn giáo này đến Tôn giáo khác liên tục bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quấy phá, sách nhiễu và đàn áp một cách hết sức dã man thô bạo... và ngày càng trở nên tinh vi hơn và hệ thống hơn nữa. Công an mặc thường phục và ngay cả thành phần côn đồ xã hội đen được tận dụng để trà trộn vào các Tôn giáo phá hoại, gây chia rẽ và thậm chí đe dọa và hành hung các Tín đồ lẫn các vị chức sắc thuộc nhiều Giáo Hội và Tôn giáo khác nhau. Và khi xảy ra các sự việc nghiêm trọng như trường hợp tấn công giáo xứ Mỹ Yên trong suốt thời gian qua.. hoặc như đối với phật tử và các chức sắc của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất... các tín đồ và chức sắc của Hội Thánh Tin Lành Mennonite... Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo..v..v... thì Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẵn sàng bẻ cong pháp luật và chà đạp lên sự thật một cách trơ trẽn và trâng tráo... 



Quyền Tự do Tín ngưỡng, tự do Tôn giáo... không những là quyền tự do căn bản hợp pháp và chính đáng của con người... mà còn là điều thiêng liêng nhất trong cuộc sống của mỗi người chúng ta bao đời nay... không thể chà đạp... không thể cản trở, ngăn cấm và xúc phạm dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào. Không một ai, không một thế lực nào hay chế độ cầm quyền nào có thể vịn vào lý do này hay lý do khác để đàn áp và cản trở quyền tự do căn bản thiêng liêng và hợp pháp nói trên của mọi người chúng ta. Ngoài ý thức trách nhiệm của một công dân và của một tín đồ Tôn giáo trong việc bảo vệ Giáo Hội, mọi người chúng ta còn cần phải hết sức cảnh giác trước mọi âm mưu đê hèn ngày một trở nên tinh vi và hệ thống từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... ngoài việc tiếp tay nhau phổ biến phơi bày các hành vi sai trái của Nhà cầm quyền ra trước công luận và Cộng đồng Quốc tế... chúng ta còn cần phải bằng mọi cách giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trước mọi cuộc tấn công man rợ và thô bạo không còn tính người của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cả tính pháp lý lẫn con người. Hãy cùng nhau hành động vì một đất nước Việt Nam tươi sáng... một đất nước thật sự tự do dân chủ, công bằng và văn minh xã hội một cách đúng nghĩa.





Bản Tin














Chùa Liên Trì trong chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản Việt Nam


VRNs (27.09.2014) – Sài Gòn - Thời gian gần đây, dư luận trong nước, hải ngoại và quốc tế hết sức phẫn nộ trước các cuộc đàn áp nhân quyền được thực thi bởi Hà Nội, đặc biệt là chiến dịch triệt hạ các cở sở tôn giáo không nằm dưới sự quản lý của Đảng.
Chùa Liên Trì là một trong các trọng tâm của chính sách tiêu diệt tôn giáo được chính quyền nổ lực thực hiện dưới danh nghĩa “ thực thi các biện pháp cưỡng chế hành chính”. Thủ đoạn “quy kết” trách nhiệm cho các đơn vị hành chính nhỏ nhất tại địa phương giúp chính quyền Hà Nội có đầy đủ các bằng chứng ngoại phạm trước sự quan sát của quốc tế, giảm thiểu mọi nguy cơ dẫn đến bất lợi trong các cuộc đàm phán với chính giới phương Tây.
Chúng tôi cung cấp chi tiết thông tin về chùa Liên Trì như bằng chứng vi phạm nhân quyền trắng trợn của chính phủ Việt Nam cho công luận am tường.
Chùa Liên Trì tọa lạc trên bán đảo Thủ Thiêm đối diện khu Trung tâm Thành phố, địa chỉ 153 Lương Đình Của, thuộc phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn. Được xây dựng vào những năm 1956 – 1957, do các Phật tử đóng góp để hiến cúng Cố Viện trưởng Viện Hóa đạo Hòa thượng Thích Thiện Hoa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
140927009
Ngôi chùa với diện tích khoảng 800m vuông do Thượng tọa Thích Không Tánh tiếp quản và sử dụng vào năm 1969. Sau năm 1975, Thầy Không Tánh nhiều lần xin phép chính quyền địa phương tu sửa ngôi chùa, phục vụ cho việc cư trú của chư Tăng nhưng bị chính quyền bác bỏ. Vị trú trì thường thổ lộ: “Hồi mới tiếp quản, Liên Trì chỉ nhỏ như mái đình thôi, nhưng sau này, nhờ Phật tử cúng dường nên có chỉnh sửa đôi chút cho khang trang. Sau năm 1975, Thầy muốn tu bổ chánh điện, sửa lại tượng Phật cho trang nghiêm, xây thêm Tăng xá cho Tăng chúng ở nhưng bị chính quyền cản trở, nhiều lần ra quyết định phạt vi phạm hành chính vì xây dựng trái phép”.
Tình hình Phật giáo ở Miền Nam sau năm 1975 bị chính quyền triệt tiêu và lũng đoạn sâu sắc. Dưới chỉ thị của nhà cầm quyền, Ban trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố đã ban hành Công văn chính thức không công nhận sự tồn tại hợp pháp của chùa Liên Trì, không thừa nhận tư cách tu sĩ đối với Tỳ kheo Không Tánh. Đây cũng là thảm trạng chung của các tu sĩ không chấp nhận sự can thiệp của Đảng vào sinh hoạt đạo pháp.
Xin được nói thêm, Thượng tọa Thích Không Tánh – thế danh là Phan Ngọc Ấn, là tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Thống nhất. Năm 1976, ông bị chính quyền Cộng sản Việt Nam kết án 10 năm tù giam vì viết đơn kêu gọi nhà nước Việt Nam không ép buộc tu sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Năm 1987, ông được thả sau khi mãn hạn tù. Đến năm 1992 ông bị chính quyền TP kết án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tham gia các hoạt động khôi phục Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cùng với vị Cố Tăng thống Hòa thượng Thích Huyền Quang.
Tháng 10 năm 1993, ông được trả tự do về sinh hoạt tại chùa Liên Trì. Tháng 11 năm 1994, công an TP ra lệnh bắt giam vị Tỳ kheo này khi ông tham gia cứu trợ nạn nhân lũ lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long cùng với ngài Viện trưởng viện Hóa đạo Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Ngày 14/8/1995 Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án Thầy 5 năm tù giam, với tội danh: Phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.
Sau khi mãn hạn tù, Thầy Thích Không Tánh quay về sống tại Chùa Liên Trì và tiếp tục các hoạt động đòi quyền Tự do Tôn giáo cũng như Nhân quyền cho Việt Nam.
Cuộc đời của vị chân tu hiếm có này gắng liền với sự hy sinh vì đạo pháp và dân tộc được minh chứng qua những năm tháng ngục tù. Chính quyền Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ thủ đoạn, âm mưu nhằm triệt hạ uy tín của Thầy. Kế hoạch sử dụng các nữ nhân viên an ninh quấy rối và vu cáo Ngài đã vấp phải sự phẫn uất của cộng đồng Phật tử và nhiều thành phần dân chúng.
Với các hoạt động tích cực để xây dựng và phát triển đạo pháp, Vị tu sĩ Phật giáo này trở thành mối nguy và là trở lực không nhỏ cho kế hoạch xóa bỏ tôn giáo nói chung và triệt tiêu Phật giáo nói riêng của đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 3/9/2014 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 2, TP HCM là ông Nguyễn Cư ký Quyết Định “phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại Cơ sở thờ tự Chùa Liên Trì trong khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm”.
Bản Quyết Định quy định mức bồi thường thiệt hại cho chùa Liên Trì với mức giá 5 tỷ bốn trăm triệu đồng. Điều bất thường là nội dung của văn bản không nêu ra điều khoản nào về việc hỗ trợ di dời tái định cư sau khi ngôi chùa bị giải tỏa. Với quyết định bất thường trên, Chùa Liên Trì – cơ sở tôn giáo quan trọng của Tăng Đoàn phải đối diện với nguy cơ bị xóa sổ vì không có nơi tái định cư để xây dựng.
Tưởng cũng tốt để nói thêm, khu vực bán đảo này từng là nơi sinh sống của 15 ngàn hộ dân. Tuy nhiên, việc chính quyền quận 2 cưỡng chế giải tỏa không đúng luật khiến cho 11 ngàn hộ dân phải đâm đơn khiếu kiện. Việc di dời mà không bố trí khu tái định cư hoàn toàn trái với thông lệ từ trước đến nay.
Quyết Định di dời do chủ tịch UBND Quận 2 ký sẽ được giao cho các cơ quan: Chánh văn phòng UBND Quận, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, các sở ban ngành cấp Quận và địa phương chịu trách nhiệm giám sát thực hiện.
Ngoài ra, văn bản thu hồi đất thờ tự Chùa Liên Trì được gửi kèm với bản Phụ Lục do Hội đồng bồi thường Khu đô thị mới Thủ Thiêm soạn thảo trong đó có các điều khoản mang tính đe dọa cưỡng hành.
Tình hình hiện nay của chùa Liên Trì, trao đổi với Thầy Thích Không Tánh, chúng tôi được biết:
Thầy Không Tánh với tư cách trú trì của ngôi chùa đã gửi một bản kháng thư yêu cầu UBND quận và UBND TP rút lại Quyết Định giải tỏa chùa Liên Trì. Thầy khẳng định: “ Chúng tôi tuyệt đối không nhận tiền bồi thường. Trong trường hợp Nhà nước Việt Nam muốn xóa sổ, hủy diệt cơ sở tôn giáo Chùa Liên Trì thì hãy gửi Quyết Định cưỡng chế theo đúng trình tự luật pháp để các tôn giáo hiệp thông, cầu nguyện”. “Điều Thầy lo lắng nhất hiện nay, khi chính quyền giải tỏa san lấp mặt bằng rồi, không biết Tượng Phật sẽ đặt ở đâu, các hủ linh cốt không biết bỏ đâu, hàng trăm vong linh không có chỗ nương nấu”.
Tính đến thời điểm này, chính quyền TP chưa có văn bản chính thức để phản hồi kháng thư của Thầy Không Tánh. Theo thông báo trong Phụ Lục của Ủy ban bồi thường, ngày 30/9 sắp tới, chính quyền sẽ tiến hành các biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất.
Chúng tôi thực sự quan ngại trước quyết tâm xóa bỏ Chùa Liên Trì của chính quyền sở tại. Được biết, chùa Liên Trì là nơi diễn ra các cuộc họp của các tổ chức xã hội dân sự trong nước. Thượng tọa Thích Không Tánh thường tổ chức các buổi phát quà tri ân các Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, phát quà cho các bệnh nhân ung bứu, và là nơi nương tựa của nhiều bà con dân oan.
Hiện nay, chỉ còn 3 cơ sở tôn giáo chưa bị thu hồi đó là chùa Liên Trì, Nhà thờ Thủ Thiêm, và nhà thờ Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm. Chúng tôi được biết, chính quyền địa phương đang ra sức loại bỏ các cơ sở tôn giáo này.
Quyết định thu hồi đất đối với chùa Liên Trì – Cơ sở tôn giáo thuộc Tăng Đoàn Phật giáo Thống nhất đã vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ các tổ chức tôn giáo, các Hội doàn dân sự cũng như Phật giáo đồ tại Quốc nội và Hải ngoại.
Trong nước, Hội đồng Liên Tôn ra Tuyên bố phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam triệt hạ chùa Liên Trì. Các chức sắc tôn giáo của 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo, Cao Đài đồng lên tiếng phản đối Quyết Định Vi Hiến của chính quyền.
Đã có nhiều nổ lực trong cuộc vận động lấy chữ ký ủng hộ chùa Liên Trì, và chiến dịch này đang có nhiều tiến triển tích cực.
Những hình ảnh hiện nay về chùa Liên Trì có thể sẽ là những hình ảnh cuối cùng mà chúng ta nhìn thấy. Ngày 30/9 tới đây, nơi đây có thể biến thành một bãi đất hoang tàn, những thứ còn sót lại chỉ là tượng Phật đổ nát, tro cốt vung vãi trong cảnh đìu hiu, các vong linh tảng mát khắp nơi không chỗ nương nhờ. Tiếng chuông chùa từ nay vắng bặt để thay vào đó là các lời xưng tụng Chủ nghĩa Duy vật khoa học. Đời sống tâm linh của cư dân ở đây sẽ mất dần nhường chỗ cho những tranh giật hỗn độn theo lối tư duy vật chất quyết định ý thức.
Tiếp theo sau Liên Trì sẽ là cơ sở tôn giáo nào nữa?
Huỳnh Trọng Hiếu

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CƯỚP PHÁ VÀ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI DÂN... ĐANG NGÀY MỘT LAN TRÀN VÀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY HÔM NAY... ?









                              SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen


"Đất đai là tài sản của toàn dân"... và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân, do dân và vì nhân dân mà phục vụ là thế này đây sao...? Những ngôn từ đầy hoa mỹ tốt đẹp luôn được thể hiện trong các văn bản thực hiện đường lối chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước... nào là quan tâm triệt để đến đời sống nhân dân... nào là xóa bỏ đói nghèo và thực thi công lý, công bằng văn minh xã hội... nào là tập thể cán bộ chiến sĩ Nhà nước quyết tâm học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ chí Minh... trung với nước hiếu với dân...v...v... thế nhưng, xã hội Việt Nam ngày hôm nay lại đầy dẫy những áp bức bất công... đầy dẫy cán bộ đảng viên Nhà nước quan liêu tham nhũng và dẫm đạp lên pháp luật... chà đạp công lý và sự thật... bất kể lương tâm đạo đức con người... điều này được lý giải thế nào... và đạo đức của Chủ tịch Hồ chí Minh mà các đảng viên và tầng lớp lãnh đạo chính quyền các cấp đang ra sức học tập... đang ra sức noi theo... thực tế là như thế nào...?


Di chúc mà Bác để lại cho tầng lớp lãnh đạo kế thừa sau nhiều thập niên giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước là đường lối chính sách thao túng quyền lực... hà hiếp người dân... dẫm đạp pháp luật... chà đạp lương tri đạo đức con người... mà người dân Việt Nam gần đây vẫn thường gọi một cách nôm na là "Hèn với giặc, ác với nhân dân"... đây sao...? chính sách đại đoàn kết dân tộc... đại đoàn kết Tôn giáo mà giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn thường rêu rao trước công luận ...trước Cộng đồng Quốc tế là thế này đây sao...? Quyền con người và các quy phạm pháp luật bao gồm cả luật đất đai chẳng lẽ chỉ là những vật dụng chỉ dùng trang trí cho chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay...? những hình ảnh bi thương và đau lòng của gia đình người dân tộc thiểu số ngày hôm nay dưới đây nói riêng... và đối với số phận của hàng ngàn, hàng chục ngàn và trăm ngàn người dân oan trên cả nước nói chung đã thể hiện điều gì...? và các vị lãnh đạo đảng... lãnh đạo Nhà nước cũng như giới lãnh đạo chính quyền các cấp tại Việt Nam sẽ tiếp tục ngồi trên luật pháp và hiến pháp của Nhà nước đến bao giờ...?


Cải cách ruộng đất đẫm máu tại miền Bắc Việt Nam trong thập niên 1950 đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn người dân vô tội... và những giọt nước mắt sám hối muộn màng sau đó của Chủ tịch Nhà nước cộng sản Hồ chí Minh không biết có nằm trong phần di chúc để lại cho tầng lớp lãnh đạo kế thừa hay không... nhưng những gì đã xảy ra đối với những đồng bào sắc tộc thiểu số ngày hôm nay... cũng như đối với hàng trăm hàng ngàn đồng bào dân oan Việt Nam cả nước trong suốt nhiều năm qua cho thấy lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước cộng sản cũng như giới lãnh đạo chính quyền các cấp hiện nay tại Việt Nam đã và đang bước theo vết xe đổ của giòng lịch sử năm xưa... đã quét tan hoang nhà cửa, đất đai, ruộng vườn và tài sản của người dân... đã và đang làm tan nát biết bao gia đình trong số đó bao gồm cả nhiều thành phần gia đình thương binh liệt sỹ... những người đã từng hy sinh mạng sống hoặc hy sinh từng phần thân thể của mình để phục vụ cho cái gọi là "Lý tưởng cách mạng" của những người cộng sản Việt Nam năm xưa. Bản chất thật sự của chế độ cộng sản cầm quyền tại Việt Nam đã và đang ngày một phơi bày một cách rõ ràng ... tiếc thay vẫn còn một số người chỉ vì chút công danh lợi lộc do đảng ban phát đã nhẫn tâm quay lưng lại với đồng bào phục vụ và tiếp tay với chế độ đàn áp và áp bức người dân. Mong rằng một ngày không xa, tất cả mọi công dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp trong xã hội... sẽ ý thức được rõ ràng và đúng đắn mọi sự việc cũng như trách nhiệm công dân của mình trong việc ngăn chặn mọi tội ác của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.




Bản Tin




Nhà cầm quyền cướp, phá đất và tài sản của ông Thương – người dân tộc Bana


VRNs (25.9.2014) – Sài Gòn  -  “Người ta đi đông lắm, đi nhiều xe lắm, có nhiều công an này, cơ động cũng nhiều nữa, kiểm lâm nữa… Nó mang máy cưa vào cưa hết cây rồi, nó tháo dỡ hết nhà cửa rồi. Nó ngăn cản mọi người, rồi đập phá nhà của tôi”. Ông Thương, người Dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, cho VRNs biết, vào sáng hôm nay ngày 25.09.2014.
Ông Thương qủa quyết: “Không chấp nhận cho chúng nó lấy đất, đất của ông bà để lại sao để nó lấy được.”
Đất của gia đình ông Thương, Người Dân tộc Bana, được ông bà và dân làng khai hoang từ lâu đời, nhưng nhà cầm quyền thị trấn Đắk Đoa lại huy động công an và cảnh sát cơ động đến cưỡng chế đất của ông, với lý do đất được Nhà nước quy hoạch nên không cho xây dựng hay trồng trọt bất cứ cái gì trên mảnh đất này.
Ông Dân, anh rể của ông Thương, cho hay: “Đất của em Thương khoảng 1 hecta do bố mẹ để lại. Trước đó [nhà cầm quyền] đã lấy năm sào để trồng cao su rồi, năm sào còn lại gia đình em Thương dựng nhà và trồng trọt, nhưng nhà nước nói rằng đó là đất của nhà nước đang quy hoạch nên không cho gia đình em Thương ở, Nhà nước muốn lấy hết đất của em Thương luôn. Gia đình cực khổ khó khăn mà còn lại bị [nhà cầm quyền] đàn áp. Ở đó, các nhà khác không có chuyện gì, chỉ có mỗi nhà em Thương bị thôi.”
“Nhà nước nói đây là đất của nhà nước đang quy hoạch, nhưng đúng ra đây là đất của Dân làng từ bao nhiêu đời rồi [đã được khai hoang từ lâu]. Đất của dân làng mà Nhà nước cứ muốn lấn chiếm thôi, không biết Nhà nước làm cái gì mà lại cưỡng chế đất và dỡ hai ngôi nhà của em Thương và em Khoa [em của ông Thương].”
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
Giao đình ông Thương đứng trước căn nhà trên khu đất mà chín quyền muốn cưỡng chế
Giao đình ông Thương đứng trước căn nhà trên khu đất mà chính quyền muốn cưỡng chế
Giờ đình ông Khoa đứng trương ngôi nhà tạm bợ của mình
Giờ đình ông Khoa đứng trương ngôi nhà của gia đình
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó; Có lần gia đình đi rẫy không có ai ở nhà thì họ vào lục lọi đồ đạc, lấy hết quần áo mang đi đốt, còn các cây ở xung quanh nhà bị đốn và cưa hết, sau đó tẩm xăng, đốt.
Theo Luật quy định, đất của người dân khai phá mà nhà cầm quyền muốn quy hoạch đất của họ thì phải có Dự án, phương án giải tỏa, bồi thường, tái định cư cho họ… sau đó mới thực hiện thu hồi đất và giao đất. Luật Đất đai luôn “nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất”. Thế nhưng, nhà cầm quyền thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai – theo những gì ông Thương và gia đình trình bày- đã lấy quyền, ép buộc gia đình ông Thương giao đất, nay tiếp tục cướp, phá đất đai, nhà cửa, tài sản cây trồng… là trái pháp luật. Người dân khi thực hiện quyền bảo vệ đất và tài sản của họ – theo Pháp luật qui định – thì trở thành “lực lượng chống đối, bị kích động bởi các thế lực thù địch….” Chưa kể, hiện nay, chính sách về đất đai, nhà cửa, kinh tế… đối với Người Dân tộc luôn được đề cao, được ưu tiên, nên việc làm của nhà cầm quyền cướp và phá tài sản của gia đình ông Thương, Người Dân Tộc Banna vừa vi phạm pháp luật, vừa phá hoạichính sách đoàn kết, chính sách kinh tế – xã hội đối với Người Dân tộc.
Được biết, rất nhiều người Kinh sinh sống trên con đường nhựa dẫn vào buôn làng H’Lâm và sống gần đất của gia đình ông Thương, nhưng họ vẫn khai hoang đất và xây những ngôi nhà kiên cố mà nhà cầm quyền không có ý kiến gì.
Buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai cách thành phố Pleiku khoảng 17 cây số, đi về hướng Đông Nam.
HT.VRNs

Hình ảnh nhà cầm quyền cướp, phá đất và tài sản của ông Thương – người dân tộc Bana


VRNs (25.9.2014) – Sài Gòn - Như VRNs chúng tôi loan tin, sáng nay 25.9, chính quyền huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã huy động lực công an, cảnh sát cơ động… mang xe ủi đến cướp và tàn phá đất cũng như tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Công an đã dùng dùi cui điện dí ông Thương đến ngất xỉu, đứa con đầu lòng bốn tuổi bị đánh trầy xước, chị của ông Thương bị đánh bầm dập cả người… Đó là cách hành xử của lực lượng công quyền – hàng tháng vẫn lãnh lương từ tiền mô hôi nước mắt của những người dân tộc nghèo khổ này.
Sau đây VRNs xin trưng dẫn một số hình ảnh trong đợt “Nhà cầm quyền cướp, tàn phá đất và tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân Bana”.
Công an, dân phòng kéo đến cưỡng chế nhà ông Thương và ông Khoa thuộc dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Công an, dân phòng kéo đến cưỡng chế nhà ông Thương và ông Khoa thuộc dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Trước đây ông Thương có 1 hecta đất do cha mẹ để lại, chính quyền đã cưỡng chế, lấy 5 sào  trồng cao su. 5 sào còn lại chính quyền muốn lấy nốt
Trước đây ông Thương có 1 hecta đất do cha mẹ để lại, chính quyền đã cưỡng chế, lấy 5 sào trồng cao su, 5 sào còn lại chính quyền muốn lấy nốt
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
DSC01927 - Copy
Hai gia đình người Bana này chỉ có ngôi nhà xập xệ mái che tôn, nhưng họ cũng không được ở yên. Từ nay họ trở thành những người không nhà không cửa
Lực lượng của chính quyền kéo đến cưỡng chế hai ngôi nhà xập xệ lợp nằng tôn
Lực lượng của chính quyền kéo đến cưỡng chế hai ngôi nhà xập xệ lợp nằng tôn
DSC01953
Xe đặc chủng mang đến để sẵn sàng bắt nhốt người đem đi
Xe đặc chủng mang đến để sẵn sàng bắt nhốt người đem đi
Anh Thương và Khoa chỉ biết đứng nhìn ngôi nhà của mình bị chính quyền phá. Gia đình họ từ nay trở thành người không nhà, không cửa
Anh Thương và Khoa chỉ biết đứng nhìn ngôi nhà của mình bị chính quyền phá.
Tình trạng người dân bị mất đất, mất nhà cửa diễn ra trên khắp nước.
Tình trạng người dân bị mất đất, mất nhà cửa diễn ra trên khắp nước.
Nhà nước  luôn nói có những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, nhưng nhìn vào trường hợp này thì thấy chính sách đó như thế nào.
Nhà nước luôn nói có những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, nhưng nhìn vào trường hợp này thì thấy chính sách đó như thế nào.
Ngôi nhà anh Thương và Khoa giờ chỉ còn đám đất trống, một số người trong bản kéo đến phụ giúp xếp mấy miếng tôn còn sót lại
Ngôi nhà anh Thương và Khoa giờ chỉ còn đám đất trống, một số người trong Bản kéo đến phụ giúp xếp mấy miếng tôn còn sót lại
Gia đình anh Thương và Khoa đêm nay không có chỗ ngả lưng.
Gia đình anh Thương và Khoa đêm nay không có chỗ ngả lưng.
Ảnh. VRNs Gia Lai





Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

LỐI THOÁT NÀO CHO NGƯỜI DÂN OAN VIỆT NAM ... VÀ CHO CẢ CÁC GIỚI CHỨC LÃNH ĐẠO CỘNG SẢN CẦM QUYỀN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM ...?










                               SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU






Do Minh Tuyen



Nghị trình trong phiên họp thứ 17 của Ủy Ban Pháp luật Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/09/2014, hoặc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc chủ trì hôm 19/09/2014 vừa qua tại Sài gòn... một lần nữa lại đề cập đến tình trạng dân oan tập trung khiếu kiện đông người và dai dẳng... cho thấy vấn nạn đau lòng của người dân oan tại Việt Nam kéo dài nói trên không có lối thoát và gia tăng trong tình trạng quan ngại đáng báo động. Nguyên nhân tại sao... và lối thoát nào khả dĩ có thể chấp nhận được cho người dân oan lẫn giới chức cộng sản cầm quyền tại Việt Nam ngày hôm nay ...?



Trước hết, sai lầm cùng với các sai phạm nghiêm trọng từ phía Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kể từ chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu vào thập niên 1950 tại miền Bắc Việt Nam do chính Chủ tịch Nhà nước cộng sản Việt Nam Hồ chí Minh ký, ban hành và thực hiện... rồi liên tục cho đến ngày hôm nay vẫn thực sự chưa được giới lãnh đạo đảng và lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam nhìn nhận một cách trung thực và thiện chí... mặc dầu chính bản thân ông Hồ chí Minh đã từng phải rơi lệ... và Trung ương đảng thời bấy giờ đã phải thừa nhận sai lầm, và hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của họ trong chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu người dân vô tội nói trên. Tuy nhiên, một phần do lợi ích có được liên quan đến lĩnh vực đất đai... phần khác do bởi chính chính sách và đường lối cai trị độc tài độc đoán và chuyên quyền của chế độ cộng sản cầm quyền hiện nay cho phép các vị lãnh đạo đảng, lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo chính quyền các cấp được quyền ngồi trên luật pháp và cả hiến pháp của Nhà nước... dẫn đến các hành vi cưỡng chế chiếm đoạt đất đai hợp pháp của người dân một cách sai trái và trái pháp luật... ngày một lan tràn khắp mọi nơi.



 Lối thoát nào cho người dân oan tại Việt Nam... là sự quan ngại và quan tâm sâu sắc không chỉ đối với người dân Việt Nam trong và ngoài nước... mà còn là sự quan ngại sâu sắc của cả người trong cuộc lẫn Cộng đồng Quốc tế. Việc đầu tiên cần phải thực hiện để khả dĩ có thể khiến người dân oan cả nước có thể chấp nhận được ngõ hầu giải quyết tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng bấy lâu nay đó là thiện chí thật sự từ phía lãnh đạo chính quyền các cấp. Thiện chí mà chúng ta đề cập nói trên chính là sự thật các vụ việc phải được các cấp chính quyền nhìn nhận một cách trung thực và chân tình đối thoại với người dân... chân thành lắng nghe ý kiến và nguyện vọng thiết thực chính đáng của người dân... chứ không phải quay lưng hay xử dụng vũ lực hà hiếp áp bức người dân như ở hiện tại và bấy lâu nay trong quá khứ. Để làm được điều này, thì cần phải ngay lập tức chấm dứt ngay hiện tượng lãnh đạo chính quyền các cấp ngồi trên luật pháp, ngồi trên hiến pháp và bẻ cong pháp luật. Ông Bà ta ngày trước vẫn thường hay nói rằng "con giun xéo lắm cũng oằn"... điều này ám chỉ rằng ngay cả người trung thực nhất... người hiền lành nhất nhưng nếu cứ mãi bị ức hiếp cũng có ngày sẽ trỗi dậy phản kháng... và đó chính là điều mà giới lãnh đạo đảng và Nhà nước cần phải tiên liệu, cần phải nghĩ đến... để có cách hành xử thích hợp và phù hợp, ngõ hầu tạo lối thoát khả dĩ có thể chấp nhận được cho người dân oan Việt Nam... cũng như cho cả giới lãnh đạo Nhà nước cộng sản Việt Nam ngày hôm nay... Xin đừng để phải rớt những giọt nước mắt muộn màng... như cố Chủ tịch Nhà nước cộng sản Hồ chí Minh năm xưa đã từng... trong chiến dịch cải cách ruộng đất sai lầm và đẫm máu người dân vô tội tại miền Bắc Việt Nam ...





Bản Tin





Quan điểm của chính quyền về khiếu kiện đất đai

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-09-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8584638.jpg
Nông dân lên Hà Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012
 AFP photo

Tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng lại được các cấp chính quyền Hà Nội đề cập đến trong tuần qua tại hội nghị trực tuyến hôm ngày 19 tháng 9 của chính phủ do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cũng như tại phiên họp thứ 17 Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội một hôm trước đó tại Sài Gòn.
Có những điểm nào đáng chú ý qua những cuộc họp như thế về vấn đề liên quan đến nhiều người dân khắp cả nước bị thu hồi đất đai phải khiếu kiện bấy lâu nay?
Ý kiến các cấp chính quyền
‘Khiếu kiện, khiếu nại đông người là do bị lợi dụng, xúi giục.’ ‘Việc công dân đi khiếu kiện thường xuyên nhận được viện trợ 200 kilogram gạo, mỳ tôm từ một hội do các cá nhân thành lập từ năm 2013 để những công dân này tiếp tục lưu trú tại Hà Nội.’’ Và khi các công dân này ốm đau thì đựợc đưa đi bệnh viện và hỗ trợ bằng tiền mặt’.
Đó là những điểm trong báo cáo chính phủ được tờ Tuổi Trẻ trích dẫn trong bài viết đăng tải hồi ngày 18 tháng 9 về phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp Luật, Quốc hội Việt Nam. Tại phiên họp các đại biểu có ý kiến về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của chính phủ trong năm 2014.
Theo các vị trong Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì các đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, cũng như sự chống đối mang tính quyết liệt của người dân cho thấy phản ứng của họ đối với hoạt động kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân trong quản lý Nhà nước cũng như trong công tác khiếu nại, tố cáo.
Dân oan phản bác
Đối với những kết luận trong báo cáo của chính phủ mà báo chí loan tải như vừa nêu, những người tham gia khiếu kiện lâu nay như anh Trịnh Bá Phương tại phường Dương Nội, quận Hà Đông cho rằng kết luận như thế là không chính xác.
Anh Trịnh Bá Phương xác định việc người dân tại phường Dương Nội suốt mấy năm qua phải đi khiếu kiện là vì cơ quan chức năng làm sai luật, không thực thi đầy đủ mọi qui trình khi tiến hành thu hồi đất của người dân và không thực thi quyết định của cấp trên. Anh phát biểu:
Trong thời gian qua từ năm 2008, người dân chúng tôi bắt đầu khiếu kiện, làm đơn tập thể gồm 356 hộ dân kiên quyết đến cùng giữ lại tư liệu sản xuất. Từ ngày đó đến nay không hề có ai xúi giục, kích động bà con phải đi ‘thế nọ’, phải đi ‘thế kia’.
Xuất phát từ chỗ mất tư liệu sản xuất, nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Sau khi bị chính quyền thu hồi đất, nhân dân kiên quyết sẽ phải đi khiếu kiện để đòi lại tư liệu sản xuất của nhân dân.
ttxva.net-400.jpg
Một vụ khiếu kiện đất đai đông người ở Hà Nội. Courtesy of ttxva.net
Ngay tại Dương Nội, họ đã không thực hiện theo đúng qui trình, thủ tục thu hồi đất. Họ không thực hiện điều 56,57, Nghị Định số 84. Có rất nhiều sai phạm.
Đã có quyết định của Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 313 thể hiện rằng nhân dân không thể chuyển đổi được nghề nghiệp. Trong quyết định đó họ cũng thừa nhận trong những năm qua chỉ chuyển đổi nghề nghiệp cho đúng 26 người dân.
Trong kết luận số 1078 của Thanh Tra Chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ kết luận không thể chuyển đổi được nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Họ dẫn chứng ra là lứa tuổi của nhân dân không đồng đều, dân không có bằng cấp, chỉ có thể bám vào ruộng đất mà thôi. Căn cứ theo kết luận của thanh tra chính phủ và quyết định số 313, nhân dân chúng tôi đang bị chính quyền thu hồi đất trái phép.
Là những người nông dân mất tư liệu sản xuất, không được giải quyết những oan sai nên những người dân như anh Trịnh Bá Phương không còn nguồn sống nào khác và phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người hảo tâm. Anh cho biết:
Người dân đã mất hết tư liệu sản xuất, không còn nguồn để sống, không còn đất để trồng ra cây lúa nên nhân dân Dương Nội phải đi xin cứu đói nhiều năm. Xin cứu đói đến các cơ quan công quyền, khi đến Bộ Công an họ nói họ không có kho gạo; đến Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam họ cho được 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc. Sự trợ giúp của chính quyền đến nay, chúng tôi chỉ nhận được đúng 2 thùng mỳ tôm và 1 thùng nước lọc.
Nếu không nhận được sự trợ giúp của các nhà hảo tâm, chắc chắn đã có người chết đói rồi.
Có rất nhiều người như bà Oanh, ông Liễu ở Bộ Nông nghiệp nói rằng nghĩa cử tương thân tương ái, yêu thương đồng bào và chia xẻ đó còn phải tuyên dương, trao bằng khen. Đó cũng chính là truyền thống của người Việt Nam, nên người dân nhận được sự trợ giúp đó.
Bất cứ hành vi ngăn cản nhận sự trợ giúp gạo để người dân duy trì cuộc sống và cả viện phí khi đi viện là không đặt truyền thống của người Việt Nam lên hàng đầu và không có tâm.
Tổ chức dân sự bất đồng
Những người vì lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người dân oan phải từ các tỉnh- thành về Hà Nội ăn chực nằm chờ tại các cơ quan Trung ương mong trường hợp của họ được giải quyết đã bỏ công, góp sức giúp cho những đối tượng đó, tỏ ra không bằng lòng khi việc làm của họ bị đưa vào báo cáo chính phủ như thế.
Anh Lã Việt Dũng từ Hà Nội lên tiếng:
Thật ra chúng tôi cũng hơi bất ngờ với bài báo như vậy. Trong bài báo còn có thông tin chính phủ báo báo với quốc hội vấn đề như vậy. Không biết đơn vị nào của chính phủ mà lại nói rằng khiếu kiện lâu là có xúi giục và từ năm 2013 có những nhóm như chúng tôi do hỗ trợ gạo, hỗ trợ tiền cho dân oan ăn uống và đi bệnh viện thì dân oan mới ở lại khiếu kiện lâu dài. Chúng tôi bất bình về thông tin như vậy, bởi vì nguyên nhân sâu xa là vấn đề đất của họ.
Một người cũng công khai lên tiếng kêu gọi ủng hộ cho những người dân oan phải sống lay lắt ở Hà Nội hay Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, cũng tỏ ta bức xúc khi hay tin việc làm của bản thân bị nêu ra trong báo cáo của chính phủ:
Khi nghe như vậy, tôi thấy người ta ‘chụp mũ’ cho công việc của những người thực hiện. Những tổ chức hay cá nhân nào làm để giúp cho người ta với mục đích gì, tôi không biết. Riêng bản thân tôi, tôi là những chương trình đó vì nhân đạo. Tôi thấy bà con của mình, những người nông dân, những dân oan mất hết tư liệu sản xuất, họ cùng đường, kiệt quệ khi theo đuổi khiếu kiện về đất đai. Rõ ràng, người ta là những người bị liên lụy, mất quyền lợi cá nhân do những sai lầm của chính sách đất đai.
Tôi giúp họ trên tinh thần nhân đạo cùng là người Việt Nam, thấy người dân khỗ thì mình làm gì được thì làm.
Văn phòng chính phủ hay cơ quan chính phủ về đất đai mà nói như thế, tôi phản đối!
Thống kê trong báo cáo vừa nêu của chính phủ cho thấy trong năm nay số lượt đoàn đông người đến các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và Sài Gòn tăng hơn 12% so với năm ngoái.
Báo cáo này nêu rõ có những đoàn gồm vài trăm người và thái độ của những người khiếu kiện được ghi nhận là bức xúc, và gay gắt. Vấn đề khiếu nại tố táo chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với tỷ lệ hơn 68%.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền của tỉnh Lâm Đồng, thuộc Ủy ban Pháp Luật Quốc hội được trích dẫn nói rằng có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông, đến khi bị giải tỏa thu hồi thì Nhà nước đền bù có 2 triệu đồng. Nguyên văn lời ông này được trích dẫn ‘Đền bù như thế thì bố ai chịu được”.