Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

BÁO CÁO VIÊN LIÊN HIỆP QUỐC NÓI VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM... TRONG LÚC CÔNG AN VIỆT NAM HÀNH XỬ THÔ BẠO VÀ CHÀ ĐẠP QUYỀN CON NGƯỜI NGAY TRONG NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10-12-2013









                            SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen

Nhân quyền tại Việt Nam vẫn luôn là đề tài tạo nên sự chú ý rộng rãi trong dư luận và thu hút sự quan tâm sâu sắc từ Cộng đồng Quốc tế... đặc biệt ngay cả sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chà đạp nhân quyền, xem thường pháp luật và Công pháp Quốc tế dường như đã trở thành thông lệ của quốc gia cộng sản độc tài toàn trị đầy tai tiếng này... ngay cả sau khi trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc... và là một thói quen vô cùng tệ hại đã thấm sâu trong tư tưởng của những người mang danh là đại diện cho Nhà nước thi hành pháp luật tại Việt Nam.

Bắt giữ người một cách tùy tiện không cần lý do, không cần tuân thủ các quy định của pháp luật... đó chính là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội Việt Nam bấy lâu nay... tưởng chừng như sẽ được loại bỏ hay ít ra cũng sẽ bị hạn chế ở mức độ nào đó trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Việt Nam hiện nay. Thế nhưng sự việc diễn tiến đã không nằm ngoài sự suy đoán của mọi người... khi Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn chứng nào tật nấy... vẫn ngông cuồng tự đại hành xử một cách thô bạo và tùy tiện bất chấp luật pháp... bất chấp lý lẽ và bất chấp cả lương tâm đạo đức con người... mà những vụ việc xảy ra ngày hôm nay 10-12-2013, ngay trong ngày Quốc tế Nhân quyền là những bằng chứng rõ ràng cụ thể nhất.

Đến bao giờ thì Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mới thật sự chấm dứt không còn ngồi trên pháp luật...? và đến bao giờ người dân Việt Nam mới thật sự không còn chứng kiến cảnh hành xử thô bạo và bắt bớ giam cầm trái pháp luật của các nhân viên thừa hành pháp luật tại Việt Nam...? Luật pháp Quốc gia, Hiến pháp Nhà nước và ngay cả Công pháp Quốc tế dường như chẳng có chút giá trị nào trong mắt Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam... ngay cả sau khi quốc gia cộng sản này ngồi chễm chệ trên chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc...!!! chẳng lẽ ngay cả đến Cộng đồng Quốc tế cũng bất lực trước hành vi ngạo mạn và ngang ngược của quốc gia thành viên mình ...? và đồng bào Việt Nam... chẳng lẽ mãi mãi chấp nhận số phận khổ đau và cuộc sống đầy nước mắt... mà không có bất kỳ động thái hay nổ lực nào nhằm thay đổi hoặc chấm dứt những điều nghịch lý nói trên của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam...?




Bản Tin
















Công an gây khó khăn cho buổi họp của Phụ nữ nhân quyền


VRNs (10.12.2013) – Sài Gòn – Lúc 08:30 vừa qua, công an an ninh mật vụ và những người khác nhân danh chính quyền xông vào chùa Giác Hoa làm việc với thầy trụ trì.
Cô Huỳnh Thục Vy, một thành viên trong Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền cho biết hiện nay an ninh đang bao vây chùa Giác Hoa.
Đây là hình “chính quyền nhân dân” vi phạm nhân quyền ngày Nhân quyền thế giới – 10.12.2013
1312105
1312104
Ngày hôm qua, trên báo Quân đội nhân dân, ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tương – Bộ trưởng ngoại giao VN tự hào: “Ngày 12-11 vừa qua, tại Trụ sở LHQ ở Niu Y-oóc (Hoa Kỳ), Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu kín để bầu các quốc gia thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ ba năm 2014-2016 với sự tham gia của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ. Việt Nam đạt 184/193 phiếu ủng hộ, trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước mới trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền gồm 47 thành viên đại diện cho các khu vực”.
Ông còn cho biết: “Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ năm 2006 nêu, các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về quyền con người, hợp tác đầy đủ và có khả năng đóng góp vào công việc của Hội đồng Nhân quyền”.
Không biết nay mai khi các nước chất vấn về chuyện này, và những chuyện vi phạm nhân quyền đang và sẽ xảy ra trong ngày hôm nay là: “Chủ trương của đảng là nhất quán, còn chuyện sai xót là của địa phương” không?










Bản Tin









Tố cáo hành vi côn đồ, vu khống, bắt người trái pháp luật của Công an Đà Nẵng


VRNs (10.12.2013) - 
TỐ CÁO HÀNH VI CÔN ĐỒ, VU KHỐNG, BẮT NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT CỦA CẢNH SÁT HÌNH SỰ CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Quoc
Nguyễn Đức Quốc
Anh
Lê Anh Hùng

Kính gửi 
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Các Chính phủ dân chủ tự do khắp hoàn vũ
- Các Cơ quan, Tổ chức nhân quyền quốc tế

Người tố cáo: NGUYỄN ĐỨC QUỐC
Địa chỉ: thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT.Huế
Điện thoại: 0905-607003 – Số nhà riêng: 0543.873723
Skype: Đức Quốc Nguyễn
Tố cáo trước Công luận toàn cầu và đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước về hành vi côn đồ, vu khống, bắt người trái pháp luật của Cảnh sát hình sự Công an Cộng sản Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng ngày 07 và 08-12-2013.
Nội dung sự việc:
Vào tối ngày 07-12-2013, lúc 22h45 phút, tôi cùng vợ chồng anh Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, trú tại thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, đến thuê phòng số 203 và 202 Nhà nghỉ Hồng Ngọc, đường Nguyễn Huy Tự, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Anh Hùng là người đã rất nhiều lần lên tiếng tố cáo những vi phạm tầy trời của lãnh đạo cao cấp Cộng sản Việt Nam.
Sau khi nhận phòng tại Nhà nghỉ được 15 phút, có hơn 20 kẻ lạ mặt bất ngờ đạp tung cửa phòng của tôi (đang khi tôi cầu nguyện), và phòng của hai bạn tôi (đang khi họ chuẩn bị ngủ). Tất cả bọn đều mặc thường phục.
Sau khi bắt chúng tôi ngồi yên, họ liền tự xưng là công an Thành phố Đà Nẵng, nhưng thái độ rất côn đồ, đầy vẻ uy hiếp và bắt đầu lục soát kiểm tra cách thô bạo.
Tôi nói với họ: “Các anh là công an, đại diện pháp luật, tại sao vào phòng tôi không gõ cửa? Các anh đã không mang sắc phục, lại còn đạp tung cửa xông vào, rõ ràng có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác và có biểu hiện uy hiếp cướp giựt… Các anh kiểm tra phòng của chúng tôi tại sao không có mặt của chủ nhà nghỉ cũng như sự đồng ý của chúng tôi trước, giữa lúc chúng tôi đang nghỉ ngơi?”
Nghe thế, bọn họ liền gọi chủ nhà nghỉ và một người mang sắc phục công an lên. Tôi nói tiếp: “Nếu thực sự các anh là công an thì chúng tôi đây cũng là công dân, các anh cần phải tôn trọng chứ?” Nhưng họ đã bắt chúng tôi phải im lặng. Có một tên cắt tóc kiểu đầu đinh (sau này tôi biết tên là Dũng) và nhiều tên khác xông vào định đánh tôi và cô Phương Anh.
Sau đó họ thu giữ hành lý, bắt chúng tôi xuống phòng lễ tân và lục soát khắp cả thân thể ba người chúng tôi với lý do vu khống: mang theo hàng lậu !?! Lát sau, họ yêu cầu chúng tôi phải lên xe về đồn công an quận Liên Chiểu “để làm việc”. Hùng, Anh và tôi không đồng ý: “Chúng tôi yêu cầu các anh muốn “làm việc” với chúng tôi thì phải “làm việc” tại nhà nghỉ, vì chúng tôi là công dân tự do, hợp pháp, thuê nhà nghỉ có giấy tờ đăng ký hẳn hoi. Các anh phải làm đúng những gì pháp luật qui định. Hơn nữa, tự xưng là công an, các anh phải chứng minh điều này bằng cách cho chúng tôi xem giấy tờ trước khi làm việc”. Chẳng những không đồng ý, họ còn nạt nộ cả ba chúng tôi và đối với cô Phương Anh thì có hành vi rất lỗ mãng. Sau một hồi tranh cãi, tôi nói: “Chúng tôi sẽ hợp tác với các anh với điều kiện các anh phải lập biên bản có chủ nhà nghỉ chứng kiến, vì chủ nhà nghỉ có trách nhiệm với khách thuê phòng”.
Nghe thế, bọn họ rút ra một tờ giấy, nói là để ghi những gì tạm giữ của chúng tôi. Sau khi kiểm tra tất cả các tài sản của tôi, họ thu giữ : 01 máy ảnh hiệu Nikon D90 kèm ống kính, 01 máy thu âm, 01 Điện thoại cầm tay, 01 tài liệu “14 điều cam kết mà Việt Nam đã ký tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc”, 01 tài liệu “Công ước chống tra tấn của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc”, 01 tài liệu “Nhật ký làm việc với phòng PA 61 công an thành phố Đà Nẵng (Nguyễn Văn Thạnh)”, 01 xe gắn máy và giấy tờ tùy thân (CMND). Họ cũng thu giữ của anh Hùng và chị Anh 01 máy laptop hiệu Dell, 02 điện thoại cầm tay, 31 cuốn “Cẩm nang Thực thi Quyền Con người”, 01 xe gắn máy và giấy CMND của anh Hùng.
Trong khi họ làm biên bản thu giữ tài sản, tôi lấy máy ảnh để ghi hình việc làm của họ, thì tên Dũng và hai tên khác xông vào giật máy ảnh, bắt để tại bàn. Cả máy thu âm tôi đang mở chế độ thu cũng bị họ tắt đi rồi xóa dữ liệu trong đó. Các điện thoại cũng không cho chúng tôi rờ đến, sợ chúng tôi liên lạc với người nhà.
Viết xong, họ đọc cho chúng tôi nghe. Sau đó anh Hùng yêu cầu cho xem nội dung biên bản. Họ không đồng ý. Ngược lại tên Dũng còn lớn tiếng nói: “Các anh đã nghe rõ chưa?” Tôi trả lời: “Chúng tôi đã nghe các anh đọc, nhưng chúng tôi chưa được đọc nội dung những gì các anh viết về tài sản bị tước đoạt của chúng tôi thì làm sao chúng tôi ký được chứ? Đề nghị các anh cho xem và lập thành hai bản, mỗi bên cất giữ một bản”. Nhưng tên Dũng vẫn cứ lớn tiếng nhắc lại nhiều lần câu hỏi hồi nãy: “Các anh đã nghe rõ chưa?”, và tôi vẫn trả lời y như cũ. Tên Dũng lại trâng tráo: “Các anh không có quyền đọc nội dung biên bản, cứ ký vào là xong!”. Tôi nói: “Các anh giữ tài sản của chúng tôi rồi viết biên bản mà không cho chúng tôi xem nội dung, như vậy các anh đã vi phạm pháp luật. Còn chúng tôi chỉ đòi hỏi quyền lợi của chúng tôi theo như pháp luật qui định. Yêu cầu các anh niêm phong tất cả tài sản của chúng tôi mà các anh đang tạm giữ”. Nhưng bọn họ vẫn một mực từ chối cách vô lý.
Tôi đành phải nói tiếp: “Các anh tự xưng mình là Công an, yêu cầu các anh tôn trọng pháp luật. Là người thi hành pháp luật, các anh phải tôn trọng pháp luật cách gương mẫu. Nếu cứ ép chúng tôi như thế này thì bắt buộc chúng tôi phải nghĩ các anh là côn đồ đội lốt công an”. Tên Dũng lại lớn tiếng với tôi: “Anh có lỗ tai không? Tôi hỏi các anh đã nghe rõ chưa?” Tôi không trả lời mà chỉ hỏi lại: “Anh có phải là con người không? Tại sao tôi nói mà anh không hiểu? Chỉ có loài khỉ mới không hiểu tiếng nói của con người!”… Sau đó tên Dũng ra lệnh cho chủ nhà nghỉ phải ký làm chứng vào biên bản. Tôi lại nói với hắn: “Anh không được ép họ ký khi họ chưa được xem nội dung bản văn”. Hắn nghênh ngang trả lời: “Chúng tôi có quyền, cấm các anh không được chỉ bảo cho chủ nhà nghỉ”.
Rốt cục tên Dũng ra lệnh cho hơn 20 kẻ trong bọn bắt ba người chúng tôi lên xe công an đang đậu trước cửa nhà nghỉ. Tôi yêu cầu họ để chúng tôi tự đi bằng xe của mình, không thì họ phải chở chúng tôi bằng xe máy của chúng tôi. Bốn tên liền chụp lấy tay tôi và tước chìa khóa. Họ tống tôi và vợ chồng anh Hùng lên chiếc xe bảy chỗ của họ, trên đó đã có năm công an ngồi sẵn, rồi rồ máy chở chúng tôi đi. Khi xe đang chạy, anh Hùng nói với những người trên xe: “Các anh nên nhìn hoàn cảnh của đất nước trong thời kỳ khó khăn này mà cứu nguy cho Dân tộc! Các anh thấy hiện nay tham nhũng tràn lan, lãnh thổ đất nước đang mất dần do bị ngoại bang xâm chiếm! Các anh nên nghĩ lại mà hành động để cho Đất nước thoát khỏi nghèo nàn! Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ lãnh thổ cho Tổ quốc”. Không thấy ai trả lời gì…
Họ đưa chúng tôi đến đồng công an phường Hòa Minh, nhốt mỗi người một phòng. Tôi yêu cầu họ mở cửa vì tôi không phải là tội phạm, nhưng họ khóa hẳn lại. Hơn một giờ sau, có hai người mặc thường phục vào làm việc với tôi, đề nghị tôi khai rõ lý lịch. Tôi nói với hai kẻ lạ mặt này: “Xin lỗi, tôi không biết các anh là ai. Các anh vui lòng tự giới thiệu!” Họ nói: “Chúng tôi là công an…”. Tôi lại hỏi: “Nếu các anh là công an sao không mặc sắc phục để làm việc?” Một trong hai người lớn tiếng nói với tôi: “Anh có biết bây giờ là mấy giờ không mà bắt chúng tôi mặc sắc phục?” Tôi trả lời: “Tôi không bắt mà tôi đề nghị là công an khi làm việc với công dân phải mang sắc phục, có biển tên, số hiệu và cấp bậc đầy đủ”. Rồi hỏi họ: “Xin anh cho biết bây giờ là mấy giờ, vì điện thoại của tôi đã bị những người lạ mặt trong nhóm các anh thu giữ”. Họ trả lời là 1g35 phút. Tôi nói: “Các anh biết khuya như vậy rồi mà còn bắt tôi vô cớ và hành tôi phải khai với các anh, trong khi tôi không làm gì sai trái. Các anh có biết là tôi cũng quá mệt không?”
Họ gọi một công an mang sắc phục vào, có tên trên biển là Mai Trọng Đức. Tôi nói: “Anh Đức à, tôi sẽ làm việc với anh còn hai người này tôi không biết họ là ai, xin anh mời họ ra khỏi chỗ này”. Viên công an giới thiệu: “Đây một là Hoàng Đình Tâm và một là Đoàn Văn Trường, cả hai đều là công an, anh cứ khai với họ”. Tôi không đồng ý và nói: “Theo nguyên tắc, tôi không bao giờ làm việc với những người lạ mặt tôi chưa hề gặp. Đề nghị anh thông báo với họ ra ngoài, để tôi hợp tác làm việc với anh”. Hai người đó đi ra ngoài rồi quay trở lại đưa cho viên công an tên Đức một tờ giấy có đề “Sơ yếu lý lịch” để tôi điền vào mọi chi tiết. Tôi trả lời: “Tôi không bao giờ khai lý lịch với các anh! Nếu các anh muốn làm việc thì tôi sẽ khai với các anh chỉ những gì liên quan chỗ ở và công việc của tôi, còn lý lịch đầy đủ của tôi, tôi không khai, vì tôi không phải tội phạm hay đi xin với các anh việc làm. Các anh là những điều tra viên ngành công an, hãy cứ sưu tra lý lich của tôi tại địa phương tôi cư trú”.
Tên Dũng ở ngoài đi vào lớn tiếng hăm dọa: “Bây giờ anh có khai không? Chúng tôi yêu cầu anh khai rõ lý lịch với chúng tôi, phần anh không được yêu cầu chúng tôi bất cứ một điều gì”. Bức xúc trước những lời nói và thái độ lỗ mãng của tên Dũng vốn đã nhiều lần ăn nói bất lịch sự, vô văn hóa và coi thường pháp luật, tôi đốp lại: “Nếu các anh làm việc thì đề nghị chúng ta cùng nhau làm việc trên tinh thần thượng tôn pháp luật, các anh ép tôi thì tôi sẽ không trả lời và giữ quyền im lặng. Còn nếu các anh cưỡng bức tôi, tôi sẽ tố cáo các anh… Các anh nên biết tôi là người Công giáo, rất ghét sự dối trá, vu khống, hồ đồ… Tôi cũng nói cho các anh biết: tôi không sợ tù cũng chẳng sợ chết. Đừng hòng bắt nạt, ép buộc tôi. Tôi chỉ tôn trọng một điều là sự thật”. Nghe thế, tên Dũng lủi ra, còn viên công an tên Đức đưa cho tôi một tờ giấy và yêu cầu tôi viết nội dung theo ý của bọn họ. Tôi phản ứng ngay, trả giấy viết lại mà nói: “Nếu theo ý các anh thì các anh cứ tự viết, tự khai và tự làm việc. Tôi thấy các anh là những kẻ đang sống ngoài vòng pháp luật rồi đó”…
Sau đó họ lại đưa giấy cho tôi lần nữa và buộc tôi ghi rõ quan hệ như thế nào với vợ chồng anh Hùng. Không đồng ý đề nghị của họ, tôi nói: “Thông báo cho các anh biết: tôi chỉ viết những gì diễn ra khi tôi ở tại nhà nghỉ, những hành động sai trái của các anh từ đó cho đến bây giờ thôi, còn chuyện quan hệ của chúng tôi là chuyện riêng tư, các anh không được xen vào, vì chúng tôi là những công dân tự do, có quyền riêng tư bí mật của chúng tôi. Các anh không nên quan tâm đến mối quan hệ giữa chúng tôi. Còn nếu thấy chúng tôi có tội thì các anh cứ bắt, cứ bỏ tù như đã từng tùy tiện bắt giam và bỏ tù nhiều người”…
Cuối cùng họ cũng phải đồng ý, và tôi đã viết tất cả những gì họ đã làm: bắt bớ và giam giữ ba người chúng tôi từ lúc 23g ngày 07-12-2013 một cách vô cớ và vô luật. Viết xong, tôi giao cho họ, cái tay tên Hoàng Đình Tâm viết lại nội dung của tôi vào Biên bản lấy lời khai. Đến 4g30 ngày 08-12-2013, “buổi làm việc” mới kết thúc. Tôi hỏi họ: “Các anh thấy tôi có tội gì, hãy trả lời cho tôi nghe”. Một người khoảng chừng 55-57 tuổi, mặc thường phục (tự giới thiệu tên Anh và được những công an phường Hòa Minh gọi là Sếp) trả lời với tôi: “Anh không có tội gì hết!” Tôi nói với ông ta: “Như vậy người của anh đã vu khống và bắt giữ tôi hoàn toàn trái pháp luật. Tôi sẽ tố cáo các anh”. Ông ta trả lời: “Anh không hiểu đâu!” và đi ra ngoài.
Đến 5g sáng 08-12-2013, họ làm việc với chị Phương Anh mới xong, còn với anh Lê Anh Hùng thì đến 5g30. Phía Công an tạm giữ của anh Hùng 01 máy Laptop và hai điện thoại của hai vợ chồng cũng như các tài liệu “Nhân quyền” và “Công ước Chống tra tấn” của chúng tôi

Tôi viết đơn tố cáo này gửi cho công luận hoàn vũ và toàn thể Đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước được biết hành vi vu khống, bắt bớ và giam giữ người trái pháp luật của cảnh sát hình sự công an thành phố Đà Nẵng. Xin thân hữu quốc tế và toàn thể đồng bào cùng chúng tôi cực lực lên án những hành vi sai trái của lực lượng Công an cộng sản Việt Nam tại Thành phố Đà Nẵng. Yêu cầu họ nhanh chóng trả lại tài sản cá nhân cho anh Hùng và những tài liệu hợp pháp cho chúng tôi. Họ phải công khai xin lỗi chúng tôi về những hành vi sai trái của họ.
Một điều khôi hài lố bịch là công an lại ngang nhiên làm những trò côn đồ vô luật này trong chính Ngày Nhân quyền Quốc tế, và ngay sau khi nhà nước Việt Nam ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền, ký Công ước chống tra tấn của LHQ và đặt ra “Ngày Pháp luật Việt Nam”.

Thừa Thiên-Huế ngày 09-12-2013
Người tố cáo
Nguyễn Đức Quốc


Bản Tin



Báo cáo viên LHQ nói về nhân quyền Việt Nam

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Genève
2013-12-09

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn hoá
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn hoá
Courtesy UN.org
Ỷ Lan : Thưa bà Farida Shaheed, là Báo viên LHQ về Quyền Văn hóa, bà vừa từ Việt Nam trở về sau chuyến đi 12 ngày khảo sát quyển văn hóa có được nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng hay không. Xin bà cho biết những thành phần dân chúng nào được bà tiếp xúc qua chuyến viếng thăm này ?
Farida Shaheed : Tôi đã gặp gỡ rộng rãi những người thuộc phía chính quyền, từ cấp bộ trưởng đến cấp địa phương. Tôi gặp những viên chức trong lĩnh vực văn hóa , giáo dục, dân tộc thiểu số và vụ tôn giáo, những thành viên Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp các Nghệ sĩ, cũng như Ban Tuyên vận Đảng Cộng sản.
Về phía xã hội dân sự, chúng tôi đã gặp gỡ một số các nhà nghiên cứu và Viện Nghiên cứu, nghệ sĩ, các nhân viên phụ trách Viện Bảo tàng, nhà văn, nghệ sĩ hội họa, điện ảnh, thi sĩ  - rất nhiều vị thuộc các lĩnh vực diễn đạt nghệ thuật. Tôi cũng đến thăm vùng núi Sapa và gặp gỡ với giới kỹ nghệ du lịch ở đây hay các nơi khác. Văn hóa Việt Nam rất đa dạng, tôi còn muốn thăm nhiều nơi nữa, nhưng tiếc rằng không đủ thời giờ.
Ỷ Lan : Có nhiều Báo cáo viên LHQ khác, tôi nghĩ tới bà Gay McDougal, đặc nhiệm về Dân tộc Ít người, thì than phiền bà không được gặp gỡ ai khác ngoài vòng các nhân viên nhà nước khi bà đi Việt Nam khảo sát. Bà có cảm thấy sự hạn chế này không ? Bà có được tự do gặp gỡ với xã hội dân sự và những ai tỏ lời phê phán chính quyền ?
Farida Shaheed : Với tôi, thật là quan trọng để tiếp xúc với xã hội dân sự và các nhóm hay các nhà hoạt động độc lập, vì qua họ mà ta có thể tiếp cận những người khác, để học hỏi thêm nhiều chuyện. Cho nên mọi Báo cáo viên LHQ đều tìm cách tiếp cận với xã hội dân sự độc lập, ngoài lịch trình do nhà nước ấn định. Chúng tôi có một lịch trình làm việc chính thức thiết lập chung với chính quyền trước khi tới Việt Nam. Nhưng ngoài lịch trình chính thức, chúng tôi tự xếp đặt cho mình các cuộc tiếp cận với xã hội dân sự, và gặp gỡ theo thì giờ chúng tôi quy định. Nhờ vậy đã có những người gặp chúng tôi, ăn nói thoải mái về hiện tình họ đang sống.
Đã có sự cởi mở theo như lời những người tôi gặp gỡ, và các xã hội dân sự hay các văn nghệ sĩ cũng đồng ý, không gian này đã lớn hơn trước. Đây là điều tích cực, nhưng chưa đủ. Hiện đang có nhu cầu mở rộng không gian cho việc tranh luận và tham gia đối thoại
bà Farida Shaheed
Ỷ Lan : Bà có thể cho biết tên những tổ chức xã hội dân sự hay người bà gặp gỡ ?
Farida Shaheed : Tôi không thể cung cấp tên họ ở đây. Ngay cả bản Phúc trình của tôi sẽ đệ trình LHQ vào tháng 3 năm tới, tôi cũng không nêu tên tuổi họ, để bảo vệ an ninh cho những ai đã cung cấp cho chúng tôi những tin nhạy cảm
Ỷ Lan : Tại cuộc họp báo ở Hà Nội, bà đã nói lên nhu cầu “mở thêm không gian cho người dân tự bộc lộ quan điểm họ” hay “bảo đảm tự do biểu đạt nghệ thuật và tự do học thuật ở mức cao hơn”. Điều gì đã đưa bà tới nhận định như thế ?
Farida Shaheed : Tôi nghĩ người ta phải công nhận rằng Việt Nam đã thực hiện tốt và khác thường cho sự phát triển kinh tế. Nhưng đồng lúc, vì môi trường kinh tế quá sống động, đang nẩy sinh ước muốn thâm sâu trong lòng người dân, trong xã hội dân sự, giới học thuật cũng như giới doanh thương, là được tham gia và nói lên ý kiến họ cho tương lai đất nước. Tôi nghĩ rằng đã có sự cởi mở theo như lời những người tôi gặp gỡ, và các xã hội dân sự hay các văn nghệ sĩ cũng đồng ý, không gian này đã lớn hơn trước. Đây là điều tích cực, nhưng chưa đủ. Hiện đang có nhu cầu mở rộng không gian cho việc tranh luận và tham gia đối thoại. Ngay cả trong vấn đề phát triển kinh tế. Tôi nghĩ rằng tiến trình phát triển cần thiết phải kéo theo tranh luận và đối thoại với quần chúng là đối tượng của sự phát triển, nhờ vậy họ mới có tiếng nói cho tương lai của họ. Tôi cũng nghĩ rằng Việt Nam nên nhìn lại những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc phát triền kinh tế quá nhanh, những tác động có hại cho quần chúng, cho văn hóa và đời sống của họ. Kể cả du lịch. Tuy quần chúng được hưởng lợi từ các cuộc du lịch văn hóa, nhưng bản thân khối quần chúng kế thừa văn hóa ấy chỉ bị lợi dụng cho sự phát triển du lịch mà thôi.
Một vấn đề khác mà tôi quan tâm là môn dạy lịch sử. Tôi được một số giáo viên cho biết rằng tại Việt Nam chỉ có một giáo trình duy nhất về môn sử. Tôi thường khuyến nghị rằng tất cả các quốc gia nên có vài cuốn sách dạy sử để cho các giáo viên có khả thêm tư liệu truyện đạt một cách đa dạng hầu tránh cho học sinh, sinh viên cách hiểu một chiều. Mục đích tối hậu của người dạy sử là dạy cho học trò tinh thần phê phán, biết cách phân tích toàn diện các sự cố và hiện tượng.
Ỷ Lan : Còn vấn đề văn học nghệ thuật thì sao thưa bà ?
Farida Shaheed: Cũng như thế trong lĩnh vực nghệ thuật và học thuật, tôi nghĩ là có khuyết điểm trong việc định nghĩa các ranh giới. Hiện có Hiến Pháp với các quyền tự do ngôn luận và lập hội, nhưng các Viện Nghiên cứu, hay nghệ sĩ không biết làm sao trước ngã ba đường vì luật pháp chẳng hề quy định phải trái. Như thế thì những tự do trong Hiến Pháp cần định nghĩa lại để cho các điều luật không áp dụng tùy tiện và quần chúng thấy rõ hơn không gian tự do họ được phép. Có thể nói đang có một chút “xin cho” hiện nay. Không gian có thoáng hơn, nhưng không gian ấy nẩy sinh sự căng thẳng cho những ai thúc đẩy hay tìm cách biểu tỏ ý kiến họ. Tôi cho rằng những trừng phạt áp đặt lên giới nghệ sĩ chỉ vì họ biểu tỏ ý kiến của họ, là quá đáng. Giới này không xúi giục bạo động hay phản chống, họ chỉ biểu tỏ quan điểm họ mà thôi. Lẽ ra họ phải được quyền sáng tạo mà không bị trừng phạt.
Tôi cho rằng những trừng phạt áp đặt lên giới nghệ sĩ chỉ vì họ biểu tỏ ý kiến của họ, là quá đáng. Giới này không xúi giục bạo động hay phản chống, họ chỉ biểu tỏ quan điểm họ mà thôi
Bà Farida Shaheed
Ỷ Lan : Bà có nhắc chuyện một số nghệ sĩ bị bắt giam, sách nhiễu, hay hăm dọa vì những tác phẩm sáng tạo của họ, đúng thế không thưa bà ?
Farida Shaheed : Đúng thế, tôi đã nói thẳng với nhà cầm quyền việc tôi đã gặp những nghệ sĩ và được họ cho biết họ bị theo dõi, bị sách nhiễu, nhận nhiều cú điện thoại vô danh hăm dọa, và có số người còn bị tấn công thân thể. Họ tin rằng đó là hậu quả của sự biểu tỏ ý kiến họ. Đặc biệt là vì không có những điều luật minh bạch được viết ra quy định các giới hạn không được vượt qua. Ngay tại tòa án cũng không hề minh định những luật lệ định nghĩa rõ ràng cái gì là phạm tội, cái gì là quyền biểu tỏ chính đáng.
Ỷ Lan : Một điều khác mà bà nhận định là không có các nhà xuất bản tư nhân và độc lập với nhà nước?
Farida Shaheed : Theo tôi hiểu thì có một hệ thống in ấn, xuất bản, nhưng không có nhà xuất bản độc lập. Đây là điều đáng quan ngại, vì nó cho thấy rằng ai đó muốn xuất bản những công trình không thông qua kiểm duyệt của nhà nước thì đành phải xuất bản lậu thôi, và làm như thế sẽ bị trừng phạt. Có nhiều nhà văn phải gửi tác phẩm họ ra in ở nước ngoài. Điều này đóng sập không gian tự do ngôn luận và biểu tỏ ý kiến.
Ỷ Lan : Lúc nào thì bà cho công bố bản phúc trình và bà chờ đợi kết quả ra sao thưa bà ?
Farida Shaheed: Tôi sẽ công bố bản Phúc trình của tôi tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào khóa họp tháng 3 năm 2014. Tôi hy vọng rằng phúc trình này sẽ giúp đỡ cho nhân dân trong nước và các xã hội dân sự, đồng thời thúc đẩy chính quyền Việt Nam chuyển biến trên những vấn đề mà chúng tôi nhận dạng.
Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Farida Shaheed.
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét