Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

ĐỨC GIÁO HOÀNG KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI THIÊN CHÚA GIÁO BỊ BÁCH HẠI... TRONG LÚC ĐÀN ÁP TÔN GIÁO TIẾP TỤC DIỄN RA TẠI VIỆT NAM...










                                  SỰ THẬT - CÔNG LÝ - TÌNH YÊU





Do Minh Tuyen

Trong lúc Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi mọi người cầu nguyện cho người Thiên Chúa giáo tại khắp nơi trên thế giới... là nạn nhân của kỳ thị, cáo buộc bất công và bạo lực... thì đàn áp Tôn giáo nhắm vào người Thiên Chúa giáo tại Việt Nam tiếp tục diễn ra... trong đó, một số các Tín đồ Tin Lành thuộc Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão tại tỉnh Gia Lai bị buộc phải giải tán không cho tập trung cầu nguyện và bị công an đe dọa sẽ bị bắt giữ nếu tụ tập cầu nguyện trong ngày lễ Giáng Sinh...!!! Bên cạnh đó, một Tín đồ Công giáo khác là thanh niên người dân tộc thiểu số J'rai cũng thuộc tỉnh Gia lai đã bị một vị Bí thư xã đánh đập một cách hết sức dã man khi anh giúp vị Linh Mục mang chăn mền phân phát cho các trẻ em mồ côi tại vùng sâu vùng xa trong huyện.

Đúng như lời nhận định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô... các cuộc truy bức người Thiên Chúa giáo thường xảy ra tại các quốc gia mà quyền Tự do Tôn giáo "Không được bảo đảm, hoặc không được bảo đảm đầy đủ"... và cũng xảy ra tại các quốc gia mà quyền Tự do Tôn giáo chỉ được tôn trọng trên giấy... như tại Việt Nam hiện nay, một quốc gia cộng sản cai trị người dân bởi những con người vô thần chủ trương đàn áp Tôn giáo bằng bạo lực... mà hiện tại và trong quá khứ đã chứng minh hết sức rõ ràng qua các vụ đàn áp nghiêm trọng đối với các giáo dân Công giáo như tại : Giáo điểm Truyền giáo Con Cuông tỉnh Nghệ an, giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh, Nhà thờ Thái Hà, Hà nội... và đối với các Tín đồ của Hội Thánh Tin Lành như tại : Hội Thánh Trưởng Lão, Hội Thánh Chuồng Bò, và Hội Thánh Tin Lành Menonite...

Trên đây chỉ là một số sự kiện nổi bật điển hình cho sự đàn áp dã man của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người Thiên Chúa giáo. Bên cạnh đó, một số Tôn giáo bạn như : Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài trong nhiều năm qua cũng liên tục bị sách nhiễu và đàn áp một cách hết sức tàn tệ... thể hiện rõ nét và phản ảnh hết sức trung thực bức tranh toàn cảnh về Tự do Tôn giáo tại Việt Nam. Sau khi Việt Nam tự nguyện ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tra tấn, và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách... cũng như chính thức khoác lên mình chiếc áo Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam lẫn Cộng đồng Quốc tế vẫn luôn kỳ vọng rằng, với vai trò và trách nhiệm của một quốc gia thành viên trong lĩnh vực nhân quyền... thì tình trạng nhân quyền tệ hại của quốc gia cộng sản này sẽ được cải thiện hoặc ít ra cũng giảm thiểu các vụ đàn áp Tôn giáo. Tuy nhiên, các sự kiện xảy ra ngày hôm nay tiếp tục cho thấy quyền Tự do Tôn giáo của người dân Việt Nam vẫn chỉ được tôn trọng và đảm bảo trên giấy tờ mà thôi.





Bản Tin


TÔN GIÁO - 
Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Mười Hai 2013

Giáo hoàng kêu gọi cầu nguyện cho người Thiên chúa giáo bị bách hại

Giáo hoàng Phanxicô  trong đọc kinh truyền tin Angelus tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, ngày  26/12/ 2013.
Giáo hoàng Phanxicô trong đọc kinh truyền tin Angelus tại quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 26/12/ 2013.
REUTERS/Tony Gentile

Thanh Phương
Trong buổi đọc kinh truyền tin Angelus sau ngày lễ Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô hôm nay, 26/12/2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi cầu nguyện cho những tín đồ Thiên chúa giáo là nạn nhân của kỳ thị, cáo buộc bất công và bạo lực trên khắp thế giới.

Đã nhiều lần, Giáo hoàng Phanxicô lên án những hành động truy bức và kỳ thị người Thiên chúa giáo. Theo các nghiên cứu được công bố gần đây, người Thiên Chúa Giáo đủ mọi tín ngưỡng : Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo... là những tín đồ bị truy bức nhiều nhất thế giới, nhất là tại các nước Hồi giáo, do sự bành trướng của chủ nghĩa Hồi giáo toàn thống. Tại Ấn Độ, người Thiên chúa giáo cũng thường là nạn nhân của bạo lực và kỳ thị từ phía những người Ấn độ giáo cực đoan.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng những vụ truy bức người Thiên chúa giáo thường xảy ra tại những quốc gia mà quyền tự do tôn giáo « không được bảo đảm hoặc không được bảo đảm đầy đủ », nhưng cũng xảy ra tại những quốc gia mà trên giấy tờ tự do tôn giáo và nhân quyền được tôn trọng, nhưng trên thực tế, những tín đồ Thiên chúa giáo cũng gặp nhiều trở ngại và kỳ thị. Giáo hoàng Phanxicô cho rằng số nạn nhân Thiên chúa giáo bị bách ngày nay nhiều hơn cả thời kỳ sơ khai của Giáo hội.
TAGS: GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - QUỐC TẾ - THEO DÒNG THỜI SỰ - TÔN GIÁO

Bản Tin

Giáo dân Gia Lai bị cấm cầu nguyện trong ngày Giáng Sinh

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-12-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9294303-305.jpg
Một người bán hàng rong khi ngang khu bán hàng Giáng Sinh ở Hà Nội hôm 18/12/2013
AFP photo

Hôm 23 vừa qua, một điểm nhóm của Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão ở tỉnh Gia Lai đã  bị công an giải tán với khuyến cáo sẽ bắt giữ nếu tụ tập cầu nguyện trong ngày lễ Giáng Sinh.
Nói chuyện với Thanh Trúc, thầy  truyền đạo Rơlân Diuck, từng bị bắt giữ nhiều lần, cho biết dù Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão được công nhận tư cách  pháp nhân từ 2008 nhưng vẫn tiếp tục bị cấm nhóm cho đến lúc này:
Từ năm 2008, cùng với một số giáo phái Tin Lành khác trong nước, Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão cũng được nhà nước Việt Nam cấp tư cách pháp nhân, có nghĩa là được phép sinh hoạt thờ phượng một cách hợp pháp. Mục sư Lê Văn Ngọc, Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão trong Nam, xác nhận:
Đã có tư cách pháp nhân, đã hoạt động, đã có một đại hội đầu tiên cách đây 4 năm rồi..
Tuy nhiên vào hôm thứ Hai 23, hai ngày trước lễ Giáng Sinh, điểm nhóm của các tín đồ người J’rai trong Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão ở huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, bị công an xã và công an huyện giải tán khi đang nhóm họp để cầu nguyện. Nhà truyền đạo của nhóm, thầy Rơlân Diuck, cho biết đây chỉ là một buổi nhóm nhỏ mà thôi:
Điểm nhóm có 4 hộ là 22 tín đồ, công an đòi đánh không cho thờ phượng Chúa đông người, nói là nhà nước không cho phép. Tụ họp tại gia  một gia đình thì cho.
Theo thông lệ, người J’rai thuộc Giáo Hội Tin Lành Trưởng Lão thường họp nhau lại để cầu nguyện ngày thứ Tư và thứ Sáu trong tuần. Buổi nhóm quan trọng nhất của các tín đồ trong Giáo Hội này là mỗi Chúa Nhật đầu tháng.
Thế nhưng đến lúc này, vẫn lời thầy truyền đạo Rơlân Diuck, những lần nhóm họp để cầu nguyện dù ít hay đông người đều bị công an dòm ngó và cấm cản. Tại buổi nhóm cầu nguyện ngày 23, hai tín đồ người J’rai bị bắt đến chiều mới được thả mà không ai hiểu lý do vì sao.
Thầy truyền đạo Rơ lân Diuck kể lại:
Là khi đó ông có nói với công an rằng ông có đăng ký xin phép ở xã rồi và việc của ông là chỉ biết thờ phượng Chúa thôi.
Thế nhưng công an không chấp nhận lời giải thích của ông Rơlân Diuck mà còn bảo với ông rằng nhóm như vậy là trái phép, mỗi lần muốn họp thì phải làm tờ trình lên xã và huyện trước.
Tưởng cần  biết  bản thân ông Rơlân Diuck từng bị các cơ quan công quyền ở Đức Cơ bắt giữ nhiều lần:
Tám lần, Mặt Trận ở xã một lần, chủ tịch thì cũng một lần, Phòng Nội Vụ hai lần, công an hình sự một lần…
Khi bị bắt, ông kể tiếp, là ông bị họ áp lực buộc phải bỏ đạo:
Họ nói là nhà nước không cho phép theo Tin Lành Mỹ Việt, nói là Tin Lành Trưởng Lão không có nguồn gốc, cứ nói là mình trái phép. Tôi nói là mình tin Chúa thôi, Tin Lành Trưởng Lão không bao giờ bị cái gì ở trong làng, chỉ gọi là đi làm kinh tế để nuôi vợ nuôi con và thờ phượng Chúa thôi.
Sự kiện cùng một Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão mà điểm này thì được nhóm trong lúc điểm khác ở địa  phương khác lại bị cấm khiến các  tín đồ trong đạo rất thắc mắc.
Còn nhớ hồi tháng Mười Một năm ngoái, hai nhóm Tin Lành Trưởng Lão ở trong Nam bị công an địa phương yêu cầu giải tán. Nhóm thứ nhất ở huyện Tân Biên, tỉnh tây Ninh, do mục sư Nguyễn Văn Ngọc trực tiếp hướng dẫn:
Khi chúng tôi đang nhóm thờ phượng Chúa thì chính quyền địa phương tới. Họ biểu hiện thái độ nạt nộ làm giáo hữu sợ hãi, sau đó họ mời chúng tôi ra xã hạch hỏi một số điều và lập biên bản.
- Mục sư Nguyễn Văn Ngọc 
Khi chúng tôi đang nhóm thờ phượng Chúa thì chính quyền địa phương tới. Họ biểu hiện thái độ nạt nộ làm giáo hữu sợ hãi, sau đó họ mời chúng tôi ra xã hạch hỏi một số điều và lập biên bản. Việc này trước đó cũng đã xảy ra một lần.
Mặc dù tôi cố gắng giải thích với các tín hữu của tôi là nhà nước có chủ trương rõ ràng không cấm đoán tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng rõ ràng việc làm đó của các anh em ở địa phương ngay trước mắt nên tín đồ cũ tôi không thể hiểu.
Điểm nhóm thứ hai của người dân tộc ở huyện Chư Puh, tỉnh Gia Lai, cũng bị lực lượng chức năng đến yêu cầu giải tán. Thầy truyền đạo Siu Bê kể lại:
Đúng, họ không cho nhóm. An ninh huyện kêu hai thầy xuống dưới đó, xuống làm việc họ cũng không cho phép nhóm. Ở đây nhóm từ 2011 và được 200 người rồi.
Trong khi hai điểm nhóm của những người theo Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão vừa nói gặp vấn đề với chính quyền, thì những người cùng hội thánh với họ ở xã Phi Liêng, Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, lại được nhóm họp mà không gặp trở ngại gì như lời người phụ trách là mục sư Ka Kéo:
Chúa cho bên anh em chính quyền họ cũng để mọi việc Nhà Chúa yên thỏa, không có gì xảy ra…
Nhắc lại những chuyện này, mục sư Lê Văn Ngọc nhận định từ những trở ngại nơi này, thuận lợi nơi kia trong thời điểm tháng Mười Một năm ngoái cho đến tháng Mười Hai năm nay,  mà mới nhất là điểm nhóm ở Đức Cơ, khiến rất nhiều tín đồ trong Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão đâm ra hoang mang và sợ hãi:
Họ cứ nghĩ nhà nước cấm đoán, đàn áp tôn giáo. Mặc dù tôi cố gắng giải thích là nhà nước có chủ trương không cấm đoán tín ngưỡng nhưng tín đồ của tôi không thể hiểu vì trình độ của họ không cao nên họ đâm ra sợ hãi.
Ông nói ông thực sự lo ngại vì e rằng sự bất nhất trong thi hành giữa cấp trên với cấp dưới như thế sẽ  gây anh hưởng đến uy tín của chính phủ và gây tổn thương đối với các tín đồ Tin Lành.
Ngoài Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão, hai giáo phái khác ở trong nước cũng thường xuyên bị sách nhiễu là Hội Thánh Chuồng Bò và Hội Thánh Tin Lành Mennonite.
Bản Tin

Một hình thức khác của đàn áp tôn giáo

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-12-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Linh mục Trần Sĩ Tín ở Nhơn Hòa, Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
Linh mục Trần Sĩ Tín ở Nhơn Hòa, Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
Files photos
Trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua linh mục Trần Sĩ Tín có quyên góp được một số chăn mền để giúp cho trẻ mộ côi tại Tây nguyên. Do già yếu ngài nhờ một số giáo dân mang số quà này đi phát nhưng lại bị chính quyền địa phương ngăn chặn, sách nhiều và thậm chí đánh đập một thanh niên công giáo người J’rai khiến anh phải nhập viện.
Tinh thần bác ái của các tôn giáo luôn là những lời dạy đầu tiên cho tín đồ và thực thi tinh thần ấy vừa là niềm tin cũng vừa là ý chí tiến gần tới thượng đế hơn qua những công việc cụ thể giúp đỡ người nghèo, chia sẻ thực phẩm quần áo với kẻ thiếu ăn, thiếu mặc. Thăm viếng người già nua kể cả an ủi người trong chốn lao tù. Những hành động bác ái làm cho xã hội gần nhau hơn và trong ý nghĩa nào đó xã hội sẽ bớt được điều ác, điều xấu khi con người hướng tới việc thiện nhiều hơn.
Ngăn cản tôn giáo làm từ thiện?
Giáng sinh là cơ hội để người công giáo thực hiện tinh thần bác ái. Trong tinh thần đó, mặc dù là một động đoàn bé nhỏ tại Nhơn Hòa, Chư Pưh, tỉnh Gia Lai linh mục Trần Sĩ Tín cũng quyến góp được một số chăn mền để giúp trẻ mồ côi tại vùng sâu vùng xa trong huyện.
Số chăn mền ít ỏi này được các thanh niên công giáo người J’rai giúp linh mục Tín mang phân phát cho các cháu trước ngày Giáng Sinh. Thế nhưng một trong những thanh niên ấy là anh Kpuih Bơp, thường trú tại Plei Chep, Ayun đã bị ông Bí thư xã Ayun là Nguyễn Văn Đạt vô cớ đánh đập khiến anh phải nhập viện vì nội thương.
Anh Kpuih Bơp cho chúng tôi biết như sau:
-Họ không cho phát nó đánh. Nó là người Kinh bí thư đánh. Nó bắt cởi áo nó kéo xuống đất nó đánh không biết tại sao nữa đau lắm. Nó nói không cho phát.
Họ không cho phát (chăn, mền) nó đánh. Nó là người Kinh bí thư đánh. Nó bắt cởi áo nó kéo xuống đất nó đánh không biết tại sao nữa đau lắm. Nó nói không cho phát
Anh Kpuih Bơp
Theo lời anh Kpuih Bơp viết tờ tường trình gởi cho linh mục Tín thì vào ngày 17 tháng 12 vừa qua sau khi nhận chăn mền anh đã tới Plei Hoăk thì bị công an thôn ngăn không cho phân phát. Anh Kpuih Bơp về nhà một người bạn ở làng H’rông thì bị ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt dẫn nhiều người tới đây tìm đánh anh.
Không những đánh đập anh Kpuih Bơp ông Đạt với tư cách bí thư xã còn ra lệnh cho công an nhận nước anh Kpuih Bơp bất kể trời mùa đông giá buốt. Cũng may cho anh là nhân viên theo ông Đạt đều là người J’rai nên họ không tuân lệnh ông để tra tấn đồng bào của mình.
Linh mục Trần Sĩ Tín giải thích rõ hơn về vụ việc xảy ra đối với anh Kpuih Bơp:
-Anh Bớp nói rằng tôi nhờ anh ấy đem chăn mền cho các bé mồ côi trong những ngày lạnh giá trên Tây nguyên này rồi thì ông Đạt ông ấy ngăn chặn.

Linh mục Trần Sĩ Tín chụp với các bé Jrai trước nhà nguyện tỉnh Gia Lai năm 1969. Files photos

Linh mục Trần Sĩ Tín chụp với các bé Jrai trước nhà nguyện tỉnh Gia Lai năm 1969. Files photos


Ngăn chặn xong thì thôi, sau đó anh ấy đem về không phát nữa. Anh ấy lên nhà một người bạn nói chuyện thôi và trong khi hai người đang nói chuyện với nhau thì ông kia ông ấy tới lôi anh ấy từ trên nhà sàn, tóm áo lôi xuống đất đánh đập túi bụi, dẫm lên người anh ấy khi anh bị ngã xuống đất. Ông này chẳng nói chẳng rằng gì cả theo mình thấy ông ấy tức vì anh Bớp đi phân phát chăn mển nhưng lúc ấy anh ta chỉ giữ khoảng 6 cái chăn thôi nhưng ông Đạt ông ấy không muốn mặc dù anh này chưa đem đi phát nhưng lại đánh anh ấy như vậy.
Ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt đã kéo anh Kpuih Bơp từ trên nhà sàn xuống đất và thẳng tay đánh đập anh mà không đưa ra một lý do nào ngoại trừ việc không cho anh mang chăn mền cho trẻ mồ côi. Cha Tín thuật lại hành động đánh đấm này của ông Đạt đối với anh Kpuih Bơp:
-Đánh vào màng tang vào bụng vào ngực vào ức anh này sau đó phải về nhà nằm hai ngày. Đau lắm anh ấy đau lắm và anh ấy nói là không thở được nữa. Anh ấy đau lâu ngày ở chỗ bụng, ngực phải nằm nhà thương mấy ngày. Tôi nghĩ rằng một trong lý do ông này đánh anh Bớp vì anh ấy theo đạo.
Ông này chẳng nói chẳng rằng gì cả theo mình thấy ông ấy tức vì anh Bớp đi phân phát chăn mển nhưng lúc ấy anh ta chỉ giữ khoảng 6 cái chăn thôi nhưng ông Đạt ông ấy không muốn mặc dù anh này chưa đem đi phát nhưng lại đánh anh ấy như vậy
Linh mục Trần Sĩ Tín
Khi chúng tôi hỏi anh  có giấy tờ chứng minh của nhà thương việc anh bị đánh hay không anh Kpuih Bơp cho biết:
-Không biết đâu, không có. Bác sĩ nói về thì về thôi trong ngực đau lắm chườm nươc đá.
Linh mục Trần Sĩ Tín kể lại những sai trái mà ngài thường gặp tại vùng cao. Càng xa thành phố bao nhiêu thì tự do tôn giáo càng bị đàn áp bấy nhiêu, linh mục Tín kể:
-Tôi là linh mục đồng thời là hạt trưởng. Những người nhờ giúp đỡ những người nghèo thì tôi đi hết các làng, các vùng. Cái xã này gọi là xã Ayun là một xã trong huyện ChưSê của tỉnh Gia Lai. Tôi có thể đi bất cứ chỗ nào. Bây giờ tôi già rồi không còn đi nữa tôi hay nhờ anh em họ đi giùm.
Chỗ xã Ayun này thì không được tự do gì. Xã Ayun này thuộc vùng sâu vùng xa thì công giáo là một vấn đề bị họ cấm rồi vì vậy khi nào đụng tới vấn đề tôn giáo thì họ lồng lên như thế. Không thể nói đến tôn giáo trong cái xã này. Ai có ý theo đạo thì sẽ bị trù dập, khai trừ. Chỗ đó ngay chính tôi với tư cách linh mục khi vào đó cũng không được và lý do là họ nói rằng cái xã này không có đạo.
Chỗ xã Ayun này thì không được tự do gì. Xã Ayun này thuộc vùng sâu vùng xa thì công giáo là một vấn đề bị họ cấm rồi vì vậy khi nào đụng tới vấn đề tôn giáo thì họ lồng lên như thế
Linh mục Trần Sĩ Tín
Không những cấm việc hành đạo, nhiều địa phương còn tự ý cấm đoán luôn những công tác thiện nguyện của người dân. Lý do địa phương đưa ra thường không thuyết phục được ai như lời linh mục Tín kể:
-Họ bảo nhà nước không thiếu gì trong kho đó đầy tất cả áo quần chăn mền! Ông Đạt ông ấy nói là nhà nước không thiếu. Khi chúng tôi hỏi tại sao không phát cho dân đi thì ông ấy làm thinh.
Nhìn lại tất cả sự việc mà anh Kpuih Bơp và linh mục Trần Sĩ Tín kể người ta thấy một điều rõ rệt đó là ở những nơi mà quốc tế không thể nào để mắt tới sẽ không bao giờ hiện hữu quyền tự do tôn giáo. Chính quyền trong khi luôn lớn tiếng tuyên truyền về điều này thì ông Bí thư Nguyễn Văn Đạt ra sức đập phá tất cả mọi điều hay ho nhất của trung ương dàn dựng.
Giáo dân nói chung và đồng bào sắc tộc J’rai theo công giáo tại Ayun nói riêng nghĩ rằng ông Nguyễn Văn Đạt chỉ là một Bí thư cấp xã đã có quyền sinh sát, xem thường một chính sách lớn của nhà nước như thế, vậy thì quyền hạn của các cấp cao hơn sẽ to đến mức nào?




>>>   Click vào xem trang tiếng Anh  -  Click here to view page in English

>>>   Click vào xem trang song ngữ  -  Click here to view bilingual page



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét